1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 105 trang )


lai, họ cũng là những người trẻ tuổi có nhiều cống hiến và sáng tạo trong công cuộc

đổi mới chất lượng giáo dục.

Ưu tiên những người có bằng tiến sĩ tham gia giảng dạy hoặc làm cán bộ quản

lý theo đúng năng lực và sở trường.

Có chính sách tiếp nhận những giảng viên đã nghỉ hưu ở các trường công lập

còn khả năng tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học về cộng tác.

Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

Đào tạo và bồi dưỡng tại chỗ: tiếp tục bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho đội

ngũ giảng viên hiện tại bằng các chương trình học ngắn hạn tại trường để bổ sung các

nghiệp vụ còn thiếu phục vụ công tác; tăng cường trình độ ngoại ngữ, tin học và

nghiệp vụ sư phạm.

Cử và khuyến khích giảng viên tham gia các chương trình đào tạo cao học và

nghiên cứu sinh: yêu cầu bắt buộc đối với những giảng viên sau 3 năm giảng dạy phải

hoàn thành cao học hoặc nghiên cứu sinh; hàng năm có kế hoạch tu nghiệp, thực tập

sinh, nghiên cứu sinh, tham quan kiến tập trong và ngoài nước để vừa nâng cao chuyên

môn vừa có kinh nghiệm thực tế đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sinh viên.

Có chính sách ưu tiên và tạo điều kiện cho giảng viên tiếp tục học để nâng cao

trình độ bằng cách hỗ trợ thời gian, học phí, tài liệu, hoặc giờ nghĩa vụ …để khuyến

khích tinh thần học tập và yên tâm học tập của giảng viên. Một đội ngũ giảng viên trẻ,

năng động, nhiệt tình và có trình độ chuyên môn cao sẽ luôn là sự hài lòng bậc nhất

của sinh viên.

Tạo điều kiện và yêu cầu các giảng viên tham gia các khóa đào tạo, tập huấn,

hội thảo, hợp tác, trao đổi quốc tế…nhằm nâng cao phương pháp giảng dạy, nghiệp vụ

chuyên môn và tiếp cận các nội dung mới trong nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên cơ

hữu cũng như thỉnh giảng.

Tổ chức sinh hoạt định kỳ trong tổ chuyên môn, nhóm chuyên ngành để nắm

tình hình giảng dạy đồng thời có biện pháp khắc phục kịp thời những vấn đề phát sinh

nếu có.

Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm giảng dạy từng chuyên ngành qua từng năm

học.



65



5.1.1.4 Kết quả kỳ vọng

Chất lượng giảng dạy tăng. Sinh viên được đào tạo trong một môi trường

chuyên nghiệp, chất lượng sẽ nâng cao tối đa sự hài lòng.

Khơi dậy được sự nhiệt tình và tinh thần học hỏi và cầu tiến của giảng viên

trong toàn trường khi được tạo điều kiện cho việc học tập và nâng cao kiến thức.

Đồng thời, tạo điều kiện cho trường hoàn thành đúng tiêu chuẩn của Bộ về số lượng

lẫn chất lượng đội ngũ giảng viên.

5.1.2 Nâng cao Phương diện phi học thuật

5.1.2.1 Mục tiêu của nhóm giải pháp

Nhân viên trường có thái độ chuyên nghiệp hơn khi phục vụ sinh viên, tăng

cường kỷ cương, kỷ luật trong công tác phục vụ giúp cho sinh viên hoàn thành nghĩa

vụ học tập.

Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế của đội ngũ nhân viên từng bước

được nâng cao để đáp ứng nhu cầu học tập ngày cao của sinh viên.

5.1.2.2 Nội dung của nhóm giải pháp

Tiếp tục duy trì những điểm sinh viên hài lòng trong các yếu tố về phương diện

phi học thuật. (Các điểm làm sinh viên hài lòng xem mục 4.4.3.2)

Khắc phục những vấn đề làm sinh viên chưa hài lòng

Cố vấn học tập quan tâm nhiều hơn nữa đến sinh viên của mình, khuyến khích

nhưng sinh viên thụ động tham gia phong trào đoàn thể, giúp cho sinh viên tự tin hơn

trong giao tiếp

Đào tạo và bồi dưỡng tại chỗ: tiếp tục bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho đội

nhân viên bằng các chương trình học ngắn hạn tại trường để bổ sung các nghiệp vụ

còn thiếu phục vụ công tác; tăng cường trình độ ngoại ngữ, tin học và nghiệp vụ sư

phạm.

5.1.2.3 Một số giải pháp khác

Đề xuất số lượng sinh viên quản lý của cố vấn học tập ít hơn hơn, hiện nay cố

vấn học tập quản lý 200SV, đề xuất cố vấn học tập quản lý khoảng 120-150 để có thể

quan tâm sâu hơn nữa đến từng sinh viên.

Hoàn thành các qui trình giải quyết học vụ và cung cấp cho sinh viên để sinh

viên không phải gặp khó khăn .

66



Tổ chức sinh hoạt định kỳ trong nhóm quản lý để chia sẻ kinh nghiệm, cảnh báo

học tập cho những sinh viên có tình trạng học tập yếu, kém, đồng thời có biện pháp

khắc phục khịp thời những vấn đề phát sinh nếu có.

5.1.2.4 Kết quả kỳ vọng

Chất lượng hỗ trợ từ nhân viên cao lên. Sinh viên cảm thấy hài lòng khi cần giải

quyết vấn đề hay cần sự giúp đỡ của nhân viên, giáo vụ trong trường.

Khơi dậy sự nhiệt tình, tinh thần học hỏi cầu tiến của nhân viên trong toàn trường khi

được tham gia học tập và nâng cao kiến thức.

5.1.3 Hoàn thiện chương trình đào tạo và tăng khả năng có việc làm sau tốt

nghiệp của sinh viên

5.1.3.1 Mục tiêu nhóm giải pháp

Nhằm giúp sinh viên tiếp thu mang tính hệ thống, và có khả năng liên thông với

các trường đại học trong nước và trên thế giới, có khả năng áp dụng hiệu quả tri thức

tiếp thu trong thực tiễn. Tăng khả năng có việc làm phù hợp sau tốt nghiệp của sinh

viên.

5.1.3.2 Nội dung của nhóm giải pháp

Tiếp tục duy trì những điểm sinh viên hài lòng trong các yếu tố về chương trình

đào tạo và khả năng tìm việc làm sau tốt nghiệp (Các điểm làm sinh viên hài lòng xem

mục 4.4.3.3)

Khắc phục các vấn đề làm sinh viên không hài lòng

Linh hoạt trong thiết kế chương trình đào tạo, phù hợp với yêu cầu của sự phát

triển kinh tế, xã hội đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động; mặt khác phải đáp ứng

được nhu cầu của người học.

Tài liệu học tập, giáo trình cần biên soạn, chỉnh lý hay biên dịch thường xuyên

từ các giáo trình đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới.

Cần mở ra nhiều cầu nối, cơ hội tiếp xúc giữa doanh nghiệp và sinh viên như

những chương trình hội thảo, giao lưu, tư vấn việc làm…để sinh viên nhận thấy rằng

chương trình đào tạo của trường gắn liền với nhu cầu của xã hội, là hành trang cho

sinh viên trong công tác chuyên môn sau này.

Tăng cường xây dựng chặt chẽ với các cơ sở tuyển dụng lao động, các doanh

nghiệp lớn, các cơ sở kiến tập, thực tập cho sinh viên.

67



Tăng cường quảng bá hình ảnh của mình rộng rãi hơn. Sử dụng các phương tiện

truyền thông để giới thiệu quảng bá CBV. Xây dựng cổng thông tin CBV, cải tiến nội

dung trang Web, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong việc hỗ trợ quảng bá

và tạo hình ảnh của CBV trước công chúng và các tổ chức trong và ngoài nước.

5.1.3.3 Một số giải pháp khác

Định kỳ rà soát hệ thống các học phần trong khung chương trình đào tạo để từ

đó có sự điều chỉnh, bổ sung kịp thời các học phần đáp ứng những đòi hỏi do nhu cầu

thực tiễn đặt ra dựa trên cơ sở tham khảo các chương trình tiên tiến, dựa trên ý kiến

phản hồi từ các nhà tuyển dụng lao động, sinh viên tốt nghiệp, các doanh nghiệp và tổ

chức hiệp hội nghề nghiệp.

Tăng cường hợp tác quốc tế, tiếp cận chương trình đào tạo của nước ngoài

Lựa chọn, xây dựng quan hệ hợp tác quốc tế với các cơ sở đào tạo ở các trường

có những chuyên ngành đào tạo phù hợp với CBV.

Tạo điều kiện để sinh viên có điều kiện được trao đổi, học tập trực tiếp với các

chuyên gia sang làm việc tại CBV.

Phối hợp tổ chức hội nghị, hội thảo… có sự tham gia của các chuyên gia quốc

tế trong các lĩnh vực chuyên môn phù hợp để sinh viên có cơ hội tiếp cận những định

hướng, kết quả nghiên cứu mới .. trên thế giới, mở rộng nguồn thông tin mang tính

thời sự trong lĩnh vực chuyên môn đào tạo.

5.1.3.4 Kết quả kỳ vọng

Giúp cho sinh viên hài lòng nhiều hơn với nhà trường.

Nắm bắt kiểm tra được các chương trình đào tạo một cách định kỳ và thường

xuyên từ đó có thể có những thay thế và chỉnh sữa kịp thời, đáp ứng được nhu cầu đào

tạo thực tế và mong muốn của người học cũng như nhu cầu tuyển dụng của xã hội.

Hình ảnh của CBV được biết rộng rãi trong công chúng và các tổ chức trong và ngoài

nước.

Sinh viên CBV có khả năng có được công việc phù hợp với mức lương cao sau khi

tốt nghiệp.



68



5.1.4 Tăng khả năng tiếp cận

5.1.4.1 Mục tiêu của nhóm giải pháp

Sinh viên dể dàng tiếp cận, dễ liên lạc với giảng viên hay nhân viên. Lịch trực

của giảng viên và trợ giảng được bố trí thuận tiện cho sinh viên. Sinh viên dễ dàng

đóng góp ý kiến hay gửi yêu cầu đến các bộ phận liên quan.

5.1.4.2 Nội dung của nhóm giải pháp có liên quan

Tiếp tục duy trì những điểm sinh viên hài lòng trong các yếu tố về tiếp cận (Các

điểm làm sinh viên hài lòng xem mục 4.4.3.4)

Khắc phục những vấn đề làm sinh viên không hài lòng

Vào đầu mỗi học kỳ, các thư ký khoa nhắc nhở giảng viên tạo thói quen thường xuyên

kiểm tra hộp thư điện tử CBV, it nhất 1 ngày/ 1 lần và trả lời thư cho sinh viên.

Cung cấp số điện thoại của giảng viên và thời gian mà giảng viên có thể nghe máy.

Thư ký khoa sắp xếp lịch trợ giảng sao cho thuận tiện cho sinh viên.

5.1.4.4 Kết quả kỳ vọng

Giảng viên và nhân viên làm việc tốt hơn, hỗ trợ sinh viên tốt hơn. Đồng thời,

góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo và sự hài lòng của sinh viên.

5.1.5 Tăng cường sự hỗ trợ của nhà trường đối với sinh viên

5.1.5.1 Mục tiêu của nhóm giải pháp

Làm cho sự hỗ trợ của nhà trường tốt hơn trong quá trình phục vụ sinh viên. Sự hỗ trợ

theo hướng nghiên cứu của đề tài bao gồm: Quy mô lớp nhò, cơ sở vật chất, trang thiết

bị đào tạo, các dịch vụ như: bãi xe, căn tin, …

5.1.5.2 Nội dung của nhóm giải pháp

Tiếp tục duy trì những điểm sinh viên hài lòng trong các yếu tố về tiếp cận (Các

điểm làm sinh viên hài lòng xem mục 4.4.3.5)

Khắc phục các vấn đề làm sinh viên không hài lòng

- Sắp xếp và bố trí giờ học hợp lý hơn: Bộ phận đào tạo phải sắp xếp lịch học

các lớp học phần sao cho sinh viên có thể đăng ký học tập trung vào buổi sáng hoặc

buổi chiều để sinh viên có điều kiện học thêm ngoài khóa hoặc đi làm thêm.

- Phối hợp cùng với khoa và tổ bộ môn để xác định học phần nào khó, cần sinh

viên tập trung nhiều. Dựa vào đó nhân viên phòng đào tạo sắp xếp những học phần

này cho phù hợp có thể sắp xếp vào đầu buổi sáng hoặc những tiết đầu của buổi chiều.

69



- Sắp xếp buổi học giáo dục thể chất vào buổi sáng.

- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị

- Cải tiến phòng thực hành:Xây dựng mới phòng thực hành với diện tích rộng

hơn, bố trí máy tính khoa học hơn nhằm tạo khoảng trống để giảng viên có thể dễ

dàng tiếp cận với từng sinh viên.Thay những máy tính cũ, kịp thời sữa chữa máy tính

hư. Đồng thời, thường xuyên cập nhật chương trình, cài đặt chương trình diệt virut.

Lắp đặt máy chiếu và hệ thống âm thanh trong phòng thực hành.

Nâng cấp trang thiết bị hỗ trợ hoạt động đào tạo: kiểm tra và thay máy chiếu

không đảm bảo chất lượng. Cần kiểm tra định kỳ máy chiếu, dây nối hệ thống âm

thanh các phòng học để thay thế và khắc phục kịp thời.

- Nâng cấp và mở rộng hệ thống thư viện của nhà trường:

Bên cạnh những đầu sách hiện có, thư viện cần bổ sung và mua mới thêm một

số bài giảng, giáo trình phục vụ công tác dạy và học. Cập nhật thường xuyên nhiều

đầu sách chuyên ngành có giá trị và các tài liệu tham khảo bao gồm sách, báo, tạp chí

trong nước và nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của giảng viên,

sinh viên.

Không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng tài nguyên tri thức dưới

dạng điện tử.

- Nâng cấp hệ thống mạng. Đồng thời ngăn chặn các trang web không có giá trị

cho học tập như: game…

- Cải thiện bãi giữ xe: yêu cầu có mái che, giảm tiền giữ xe cho sinh viên, đề

nghị lắp đèn giao thông ở cơ sở Lê Đức Thọ.

- Xây dựng hệ thống Feedback về các dịch vụ hỗ trợ như căn tin, gửi xe, ký túc

xá…để sinh viên có thể phản hồi ý kiến nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ này.

5.1.5.4 Kết quả kỳ vọng

Nhóm giải pháp này được thực hiện giúp cho sinh viên hài lòng hơn với nhà

trường, tạo môi trường học tập, giải trí chuyên nghiệp , nâng cao được chất lượng của

bài giảng, phát huy tinh thần tự học của sinh viên.



70



5.2 Kiến nghị

5.2.1 Kiến nghị đối với Nhà nước

Chương trình đào tạo cần giảm bớt thời lượng dành cho phần kiến thức đại

cương để dành nhiều thời gian hơn cho kiến thức chuyên ngành.

Nhà nước cần ban hành Quy chế giảng viên các trường đại học, cao đẳng nhằm

qui định cụ thể các điều kiện, chất lượng đội ngũ giảng viên. Qui định thời gian bắt

buộc đối với những người làm giảng viên phải có trình độ từ thạc sĩ trở lên, khuyến

khích giảng viên có giáo trình, công trình khoa học. Đây sẽ là động lực quan trọng

thúc đẩy đội ngũ giảng viên chủ động nâng cao chất lượng của mình.

Cần có sự quan tâm hơn nữa đến các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập

để kịp thời nắm bắt những phát triển và đổi mới của các trường từ đó định hướng cho

công tác giáo dục đào tạo, vì hiện nay số lượng ngoài công lập ngày càng nhiều.

5.2.2 Đối với nhà trường

Cần hình thành hệ thống chính sách tốt để thu hút, giữ chân và khuyến khích

đội ngũ giảng viên tự đào tạo nâng cao năng lực và chất lượng giảng dạy của mình.

Xem kết quả feedback của sinh viên phản hồi về giảng viên, nhân viên như một

kênh thông tin để tham khảo thêm, không xem đó là tiêu chí đế đánh giá chất lượng

giảng viên và nhân viên.

Đa dạng hóa hơn nữa các loại hình đào tạo như liên thông, liên kết đào tạo

trong và ngoài nước để vừa khai thác hiệu quả cơ sở vật chất hiện có, vừa thay đổi và

phát huy hơn nữa thương hiệu của trường ở các tỉnh thành trong cả nước và hướng tới

các nước lân cận.

Nâng cao chất lượng đầu vào của sinh viên.

Xây dựng các quy định mang tính kỷ luật để cải thiện sân chơi học thuật cho

sinh viên.

Tóm lại, với những giải pháp đề xuất và kiến nghị, tác giả mong rằng có thể

góp phần giúp cho nhà trường có thể nâng cao hơn nữa sự hài lòng của sinh viên với

chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường. Từ đó sinh viên trở thành một kênh truyền thông

marketing hữu hiệu cho thương hiệu CBV.



71



5.3 Kết luận

Mục tiêu nghiên cứu là đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của

sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo của trường dựa trên việc đo lường mức độ hài

lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo của trường.

Từ những lý thuyết về chất lưọng dịch vụ, chất lượng dịch vụ đào tạo, sự hài

lòng, các mô hình lý thuyết đo lường chất lượng dịch vụ có trên thị trường thế giới,

thành phần của chất lượng dịch vụ đào tạo được khám phá và một mô hình nghiên cứu

được đề xuất cùng với các giả thuyết nghiên cứu được xây dựng.

5.3.1 Kết quả nghiên cứu đạt được

Xây dựng được mô hình các nhân tố chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến

sự hài lòng của sinh viên tại CBV với 5 nhân tố: Phương diện phi học thuật; Phương

diện học thuật; Danh tiếng; Tiếp cận và Các vấn đề về chương trình.

Sau khi tiến hành kiểm tra độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach Alpha và phân

tích nhân tố EFA của thang đo chất lượng dịch vụ đào tạo tại CBV thì thang đo chất

lượng dịch vụ đào tạo được hiệu chỉnh, gồm 5 nhân tố: Phương diện học thuật;

Phương diện phi học thuật; Chương trình đào tạo và khả năng tìm việc làm sau tốt

nghiệp; Tiếp cận; Sự hỗ trợ. Bên cạnh đó, thang đo sự hài lòng của sinh viên cũng đạt

độ tin cậy và độ giá trị cho phép của thang đo. Từ đó, một mô hình đưa ra gồm 5 nhân

tố (Phương diện học thuật; Phương diện phi học thuật; Chương trình đào tạo và khả

năng tìm việc làm sau tốt nghiệp; Tiếp cận; Sự hỗ trợ) tác động đến sự hài lòng của

sinh viên CBV.

Kết quả phân tích hồi qui tuyến tính, cho thấy cả năm nhân tố ảnh hưởng đến sự

hài lòng của sinh viên. Về mức độ ảnh hưởng của năm nhân tố trên đối với sự hài lòng

của sinh viên theo thứ tự: Thứ nhất là Phương diện học thuật; thứ hai là Phương diện

phi học thuật; thứ ba Chương trình đào tạo và khả năng tìm việc làm sau tốt nghiệp;

Thứ tư Tiếp cận và cuối cùng là Sự hỗ trợ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên tương đối hài lòng về chất lượng dịch vụ

đào tạo tại CBV. Vì thế, tác giả đã tìm ra nguyên nhân nào dẫn đến sinh viên hài lòng

và những nguyên nhân khiến cho sinh viên chưa hài lòng. Từ đó, một số giải pháp và

kiến nghị được đề xuất nhằm nâng cao sự hài lòng của sinh viên CBV.



72



5.3.2 Ý nghĩa của nghiên cứu:

Thứ nhất, bài viết giúp cho các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực chất lượng dịch

vụ đào tạo có thể sử dụng điều chỉnh, bổ sung thang đo này cho phù hợp với nghiên

cứu của mình.

Thứ hai, kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa các nhân tố

(Phương diện học thuật; Phương diện phi học thuật; Chương trình đào tạo và khả năng

tìm việc làm sau tốt nghiệp; Tiếp cận; Sự hỗ trợ) và sự hài lòng của sinh viên nên CBV

có thể xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên để đầu tư

phát triển và đưa ra giải pháp phù hợp để làm hài lòng những khách hàng của mình.

Thứ ba, dựa vào kết quả nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng hiện nay của CBV,

tác giả đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao sự hài lòng của sinh viên

về chất lượng dịch vụ đào tạo của trường. Qua đó sẽ góp phần khắc phục được những

điểm không tốt về chất lượng dịch vụ đào tạo đang tồn tại và đồng thời phát huy thế

mạnh vốn có.

Cuối cùng nghiên cứu này cung cấp một tài liệu tham khảo cho những học viên

làm luận văn cao học, hoặc nghiên cứu khoa học với những đề tài tương tự, đo lường

sự hài lòng trong những lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là trong những quốc gia có nền

giáo dục tương đồng.

5.4 Hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu này chỉ được tiến hành tại một trường cao

đẳng ngoài công lập, là một trường có quy mô không lớn, nên tính khái quát của đề tài

không cao. Không thể ứng dụng cho hệ thống các trường đại học, cao đẳng khác.

- Đối tượng khảo sát là tập trung vào sinh viên cao đẳng hệ chính quy, chưa tập

trung vào những sinh viên đã ra trường, học sinh trung cấp và tác giả chọn mẫu theo

hướng thuận tiện nên mức độ xác thực của đề tài chưa cao.

- Nghiên cứu chỉ tập trung đo lường sự hài lòng của sinh viên trong quá trình

cung cấp dịch vụ đào tạo tại trường mà chưa quan tâm đến những nhân tố khác có thể

tác động đến quá trình đó như chất lượng đầu vào, chất lượng đầu ra… nên không thể

bao quát được toàn bộ chất lượng dịch vụ đào tạo.

- Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian tương đối ngắn, mỗi thời điểm

khác nhau các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khác nhau nên giá trị

73



thống kê là không thể hoàn toàn chính xác. Mặt khác, hạn chế về hiểu biết và khả năng

của tác giả cũng là điều đáng quan tâm.

- Tất cả những hạn chế trên sẽ là tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo. Như

vậy, những nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu; có thể khảo sát

mẫu rộng hơn, lựa chọn mẫu phân tầng, có thể thực hiện nghiên cứu thường xuyên,

định kỳ trong một khoảng thời gian dài.

Tóm tắt chương 5

Trên cơ sở về kết quả đo lường mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất

lượng dịch vụ đào tạo hiện nay, tác giả đã đề xuất ra năm nhóm giải pháp nhằm nâng

cao sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường.

Đồng thời tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần cải thiện chất

lượng dịch vụ đào tạo cũng như là việc nâng cao sự hài lòng của sinh viên đối với chất

lượng dịch vụ đào tạo hiện nay tại CBV.

Kết luận được đưa ra kết quả nghiên cứu đạt được, ý nghĩa của nghiên cứu, xác

định những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo.



74



TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu bằng Tiếng Việt

1. Bộ giáo dục và đào tạo. Một số định nghĩa dùng trong giáo dục quốc dân

. (Ngày truy cập 10 tháng 11

T

3



T

3



năm 2014).

2. Bùi Nguyên Hùng và Nguyễn Thúy Quỳnh Loan, 2010. Quản lý chất lượng.

Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Tp.HCM.

3. Bùi Thị Kim Dung, 2010. Ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ đào tạo đến sự

hài lòng của sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đại học Đà Lạt. Luận văn

thạc sĩ. Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Hoàng Trọng và Chu Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với

SPSS, tập 1 và 2. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức.

5. Lưu Thiên Tú, 2009. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên

trường Đại học công nghệ Sài Gòn. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học kinh tế Tp Hồ

Chí Minh

6. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh. Hồ Chí

Minh: Nhà xuất bản Lao Động Xã hội.

7. Nguyễn Minh Đường, 1998. Vấn đề bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực

trong điều kiện mới. Đề tài cấp bộ mã số KX 07.

8. Nguyễn Thị Hiền Lương, 2011. Kiểm định chất lượng giáo dục đại học một số

vấn đề cần trao đổi. . [Ngày truy cập: 15

tháng 01 năm 2015]

9. Nguyễn Văn Tuấn, 2007. Phương pháp ước tính mẫu cho một nghiên cứu y

học [pdf]. .

T

3



T

3



10. Tạ Thị Kiều An, Ngô Thị Ánh, Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Hoàng Kiệt, Đinh

Phượng Vương, 2010. Quản lý chất lượng trong các tổ chức. Hồ Chí Minh: Nhà xuất

bản thống kê.



75



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

×