1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

4 Mô hình nghiên cứu và các giả thiết nghiên cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 105 trang )


(3) HEdPERF là mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ dành cho lĩnh vực giáo

dục đại học.

(4) Các nghiên cứu trước đây (ở mục 2.3) đều có những hạn chế nhất định như

tính đại diện chưa cao, qui mô mẫu mới chỉ đạt giới hạn dưới, tức qui mô mẫu vừa đủ

để sử dụng phân tích dữ liệu nên tác giả sử dụng mô hình đã điều chỉnh của các nghiên

cứu này.

(5) Mô hình nghiên cứu của đề tài được hình thành và trình bày ở hình 2.2. Với

mô hình này, mức độ hài lòng của sinh viên hiện đang học hệ chính quy tại CBV được

đo lường thông qua chất lượng dịch vụ đào tạo của trường.

Phương diện phi học

thuật

Phương diện học thuật



H1 (+)



H2 (+)

Sự hài lòng

của sinh

viên về chất

lượng dịch

vụ đào tạo

tại CBV



H3

Danh tiếng



H4 (+)

Tiếp cận



H5 (+)

Các vấn đề về chương

trình



Hình 2.2:Mô hình nghiên cứu đề xuất để đo lường sự hài lòng của sinh viên về chất

lượng dịch vụ đào tạo của CBV

Nguồn: qua khảo sát và nghiên cứu sơ bộ của tác giả, 2014

- Phương diện phi học thuật: đề cập đến nhiệm vụ của nhân viên CBV, hỗ trợ

sinh viên hoàn thành nghĩa vụ học tập.

- Phương diện học thuật: Đề cập đến trách nhiệm của đội ngũ giảng viên CBV.

- Danh tiếng: nói lên tầm quan trọng của việc xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp

của CBV

- Tiếp cận: đề cập đến những vấn đề như khả năng tiếp cận, dễ liên lạc, tính sẵn

sàng và thuận tiện cho sinh viên.



20



- Các vấn đề về chương trình: nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc cung cấp

chương trình đào tạo ngành/ chuyên ngành đa dạng và uy tín với cấu trúc và đề cương

linh hoạt.

2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu

H1: Phương diện phi học thuật được sinh viên đánh giá tăng hay giảm thì sự hài

lòng của sinh viên sẽ tăng hoặc giảm tương ứng. (H1+)

H2: Phương diện học thuật được sinh viên đánh giá tăng hay giảm thì sự hài lòng

của sinh viên sẽ tăng hoặc giảm tương ứng. (H2+)

H3: Danh tiếng được sinh viên đánh giá tăng hay giảm thì sự hài lòng của sinh

viên sẽ tăng hoặc giảm tương ứng.(H3+)

H4: Tiếp cận được sinh viên đánh giá tăng hay giảm thì sự hài lòng của sinh viên

sẽ tăng hoặc giảm tương ứng.(H4+)

H5: Các vấn đề về chương trình được sinh viên đánh giá tăng hay giảm thì sự hài

lòng của sinh viên sẽ tăng hoặc giảm tương ứng. (H5+)

Tóm tắt chương 2

Chương này trình bày tóm tắt các lý thuyết liên quan đến sự hài lòng của khách

hàng và đưa ra mô hình lý thuyết thể hiện sự tác động của các yếu tố liên quan về dịch

vụ đào tạo của CBV đến sự hài lòng của sinh viên. Cụ thể của các yếu tố là: (1)

Phương diện phi học thuật, (2) Phương diện học thuật, (3) Danh tiếng, (4) Tiếp cận,

(5) Các vấn đề về chương trình. Đồng thời, chương này cũng đưa ra 5 giả thuyết cho

đề tài.



21



CHƯƠNG 3.

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ SƠ LƯỢC ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU



3.1 Thiết kế nghiên cứu

Đề tài có 02 giai đoạn nghiên cứu: nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua

kỹ thuật thảo luận nhóm nhằm điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo

lường các khái niệm nghiên cứu; nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng kỹ thuật

phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi chi tiết nhằm đánh giá các thang đo và

kiểm định mô hình lý thuyết đã đặt ra.

3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ

Mục tiêu của bước nghiên cứu này là điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát

dùng để đo lường các khái niệm đo lường sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng

dịch vụ đào tạo của CBV. Nghiên cứu này được thông qua việc phỏng vấn một số sinh

viên, nhân viên và giảng viên cơ hữu trong trường cao đẳng Bách Việt theo sườn bài

có sẵn (được trình bày ở phụ lục 1)

Dựa trên kết quả buổi thảo luận nhóm, bảng câu hỏi khảo sát sẽ được hình

thành chính thức và đưa vào phỏng vấn. Bảng câu hỏi này trước khi tiến hành khảo sát

trên diện rộng đã tham khảo ý kiến của chuyên gia (Giảng viên hướng dẫn khoa học và

Trưởng phòng ĐBCL tại trường CBV) và phỏng vấn thử 10 sinh viên để kiểm tra ngôn

từ trình bày có phù hợp, rõ ràng, dể hiểu và thống nhất không.

3.1.2 Nghiên cứu chính thức

Mục tiêu của bước nghiên cứu này là kiểm định mô hình lý thuyết đã đặt ra, đo

lường các yếu tố tác động vào sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào

tạo của CBV. Nghiên cứu này được tiến hành tại CBV, đối tượng khảo sát là sinh viên

chính quy. Phương pháp thu thập thông tin được sử dụng trong nghiên cứu này là

phỏng vấn trực tiếp theo dạng một bảng câu hỏi chi tiết (Phụ lục 2).



22



3.1.3 Quy trình nghiên cứu

Xác định mục tiêu

nghiên cứu



Cơ sở lý luận



Xây dựng thang đo

nháp



Thang đo chính thức



Hiệu chỉnh thang

đo



Nghiên cứu định

tính



Nghiên cứu định

lượng



Cronbach’s Alpha



Phân tích nhân tố

(EFA)



Giải pháp và kiến

nghị



Thảo luận kết quả



Phân tích hồi qui

(RA)



Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Thiết kế theo nghiên cứu của tác giả, 2014

3.1.4 Thực hiện nghiên cứu

3.1.4.1 Thiết kế phiếu khảo sát

Sau khi thông qua kết quả thảo luận nhóm, các biến quan sát sẽ được điều chỉnh

và bổ sung cho phù hợp với nghiên cứu. Các biến nghiên cứu được đo lường trên

thang đo Likert, 5 điểm thay đổi từ 1 là “Rất không đồng ý” đến 5 “ Rất đồng ý”.

Ngoài ra, bảng câu hỏi còn sử dụng thêm thang đo biểu danh (Nominal) để xác định

các biến: Giới tính, Hộ khẩu thường trú, Năm học, Ngành đào tạo.

3.1.4.2 Diễn đạt và mã hóa thang đo

Thang đo về chất lượng dịch vụ đào tạo được xây dựng trên cơ sở thang đo

HEdPERF, gồm 37 biến quan sát. Trong đó Phương diện phi học thuật, ký hiệu là

NACA, được đo lường bằng 9 biến quan sát, ký hiệu từ NACA1 đến NACA9; Phương



23



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

×