Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.51 MB, 107 trang )
• Sự bám vào các tế bào khác và chất nền ngoại bào
kiểm soát sự định hướng của mỗi cấu trúc nội
bào. Sự tạo ra và ngắt rời các chỗ bám và sự tạo
mẫu của chất nền điều khiển con đường các tế
bào di chuyển trong cơ thể, hướng dẫn chúng
trong tăng trưởng, phát triển cơ thể và tự hồi
phục. Như vậy, bộ máy của các mối nối tế bào, các
cơ chế cố kết tế bào và chất nền ngoại bào có ý
nghĩa then chốt đối với mỗi diện mạo tổ chức,
chức năng, và biến động các cấu trúc đa bào.
•
Các tế bào có thể kết hợp hàng triệu, hàng tỉ
chúng lại với nhau để hình thành cấu trúc to lớn,
chắc chắn và ổn định như con voi hay cây cổ thụ
cao trăm mét. Các sinh vật đa bào kích thước lớn
như vậy thể hiện một kỳ công kiến trúc đáng kinh
ngạc nhất, mà trong chiến lược xây dựng căn bản
có sự tham gia của ECM và các gắn kết tế bào-tế
bào (cell-cell adhesions) nối chúng lại với nhau.
• Hơn thế nữa, các cơ chế này còn giúp các
tế bào chống lại các tác động căng thẳng
(stresses) có thể được truyền xuyên cấu
trúc đa bào.
• Một là, nhờ sức bền của chất nền ngoại
bào, một mạng lưới phức tạp của các
protein và các mạch polysaccharide mà tế
bào tiết ra. Hai là, nhờ vào sức bền của
khung sườn bên trong tế bào và vào các
gắn kết nối các khung sườn của các tế bào
kế cận với nhau. Các mô thực vật có riêng
sức bền đến các vách tế bào bao quanh mỗi
tế bào. Trong các tế bào động vật, cả hai
loại cấu trúc được sử dụng, nhưng mức độ
tùy loại mô.
IV. SỰ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT
ĐI VÀO VÀ RA KHỎI TẾ BÀO
• Tế bào là một hệ thống hở thường xuyên
phải thu nhận năng lượng và vật liệu từ
môi trường bên ngoài cho các hoạt động
sống liên tục của mình. Chức năng quan
trọng hàng đầu của màng tế bào là điều
hoà sự qua lại của các chất giữa trong và
ngoài tế bào. Nó là vật cản có chọn lọc và
định hướng thực hiện chức năng chuyên
biệt đó. Sự qua lại các chất thực hiện bằng
các cách chủ yếu :
• - Sự vận chuyển thụ động gồm quá trình
như khuếch tán, thẩm thấu; qua trung gian
các protein gồm kênh protein (channel) và
transporter (protein vận chuyển). Hai quá
trình sau được là thụ động, vì tuy nhờ các
protein nhưng các phân tử di chuyển theo
hướng từ chỗ nồng độ cao về phía thấp.
• - Sự vận chuyển tích cực đòi hỏi cung cấp
năng lượng để các phân tử di chuyển
ngược thang nồng độ : từ thấp lên cao.
1. Khả năng một số chất qua lại màng tế bào
2. Sự khuếch tán và thẩm thấu (osmosis)
• Khuếch tán là hiện tượng các phân tử của
một chất di chuyển từ vùng có nồng độ cao
hơn đến chỗ có nồng độ thấp hơn của chất
đó. Hiện tượng khuếch tán xảy ra khi các
chất ở trạng thái lỏng hoặc khí. Quá trình
khuếch tán xảy ra một cách tự động và
nhiều chất di chuyển vào và ra khỏi tế bào
chỉ nhờ khuếch tán đơn giản. Tốc độ
khuếch tán phụ thuộc kích thước, hình
dạng của phân tử, vào điện tích của chúng
và nhiệt độ.
Sự thẩm thấu (osmosis)
• Màng tế bào là vật cản duy trì trật tự hóa học trong tế
bào; sự qua lại màng cần năng lượng tự do. Màng
thấm có chọn lọc hay bán thấm khi các phân tử chất
này qua được mà phân tử khác thì không .
• Sự di chuyển của một dung môi ((nước) qua màng
thấm chọn lọc từ chỗ có nồng độ chất cao hơn gọi là
sự thẩm thấu (osmosis). Nước sẽ di chuyển từ chỗ
nồng độ thấm thấu thấp vào chỗ có nồng độ cao
hơn. Nồng độ thẩm thấu phụ thuộc tổng các phần tử
hoà tan trong một đơn vị thể tích. Nước di chuyển
qua màng bán thấm về phía có nồng độ dung dịch
cao hơn do áp suất thẩm thấu. Màng sinh học có tính
bán thấm nên sự di chuyển nước qua nó cũng theo
qui luật thẩm thấu.
• Khuếch tán và thẩm thấu rất căn bản cho sự sống
của tế bào.
Dung dịch đẳng trương
Dung dịch ưu trương
Dung dịch nhược trương