1. Trang chủ >
  2. Khoa Học Tự Nhiên >
  3. Sinh học >

Dung dịch đẳng trương Dung dịch ưu trương Dung dịch nhược trương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.51 MB, 107 trang )


• Nếu tế bào rơi vào môi trường có nồng độ

thẩm thấu cao hơn, được gọi là dung dịch

ưu trương (hypertonic), nước trong tế bào

sẽ đi ra ngoài làm tế bào co lại. Trong dung

dịch nhược trương (hypotonic), có nồng độ

thẩm thấu thấp hơn tế bào, nước sẽ vào

trong tế bào làm căng ra. Dung dịch đẳng

trương (isotonic) có nồng độ thẩm thấu

bằng với nồng độ tế bào thì tế bào không

biến dạng. Ví dụ, hồng cầu của máu trong

các dung dịch có áp suất thẩm thấu khác

nhau sẽ có các biến dạng tương ứng (hình

4.14). Môi trường sống của nhiều tế bào,

nhất là dịch cơ thể, thường đẳng trương.



3. Sự vận chuyển qua trung gian các

protein tải

• Do bên trong có tính kỵ nước, lớp đôi lipid của

các màng tế bào ngăn cản sự đi qua của hầu hết

các chất phân cực. Chức năng vật cản đó cho

phép tế bào duy trì các nồng độ chất tan trong bào

tương của chúng khác với trong dịch ngoại bào và

trong các ngăn kín nội bào. Tuy nhiên, để thu lợi

từ vật cản đó, các tế bào đã tiến hóa tạo những

con đường chuyển các phân tử đặc hiệu tan-trong

nước và các ion xuyên qua màng của chúng để

nội tiêu hóa (ingest) các chất dinh dưỡng căn bản,

bài tiết phế thải trao đổi chất, và điều hòa các

nồng độ ion nội bào.



• Các tế bào đã sử dụng các protein xuyên

màng được chuyên hóa cho sự vận

chuyển các ion vô cơ và các phân tử nhỏ

tan trong nước đi xuyên qua lớp đôi lipid

màng. Tầm quan trọng của sự vận chuyển

màng được thể hiện ở số lượng lớn các

gen mã hóa cho các protein vận chuyển,

mà chúng đạt đến 15 – 30% của các

protein màng ở tất cả các sinh vật. Một số

tế bào có vú chuyên biệt dành đến 2/3

tổng tiêu thụ năng lượng trao đổi chất cho

các quá trình vận chuyển màng.



Sơ đồ mô tả các nguyên tắc chung của sự vận chuyển qua màng.

Để vận chuyển các chất phân cực (glucose, amino acid) xuyên

tấm lipid 2 lớp, các transporter (protein tải) hay mang (carrier) gắn

với chúng và tải xuyên màng. Sự vận chuyển qua trung gian này,

là sự vận chuyển qua trung gian protein tải (carrier-mediated

transport). Hai nhóm chủ yếu các protein màng làm trung gian :



• – Các transporter di chuyển các phân tử đặc hiệu

xuyên các màng và chúng có thể tích cực hay thụ

động. Một transporter thay đổi giữa hai cấu hình,

sao cho điểm gắn chất tan được sử dụng liên tiếp

ở một phía lớp đôi và sau đó ở phía khác.

• – Các kênh (channels) tạo thành khe hẹp ưa nước

(hydrophilic) cho sự di chuyển thụ động, mà qua

đó chất tan có thể khuếch tán, trước tiên là các

ion vô cơ nhỏ. Dòng chất tan đi qua các protein

kênh thì luôn thụ động.

• Cả hai tạo ra các con đường protein liên tục xuyên

lớp đôi lipid. Các nhân tố giúp cho các chất qua

màng như các kênh và transporter (bơm) được gọi

chung là permease (chất cho phép).



a. Sự khuếch tán có chọn lọc hay giảm

kháng (faciliated diffusion) .

.Sự vận chuyển thụ động làm giảm

thang nồng độ điện-hóa xảy ra tự phát,

hoặc do sự khuếch tán đơn giản qua lớp

đôi lipid hay khuếch tán giảm kháng qua

các kênh hay các transporter thụ động.

Trường hợp đơn giản nhất là khi có sự

chênh lệch nồng độ của chất bên ngoài

và bên trong tế bào, màng cho chất

khuếch tán về phía có nồng độ thấp

hơn. Các kênh của màng là những

permease đơn giản nhất chúng mở cho

các chất đi qua một cách chọn lọc

nhưng thụ động : từ nồng độ cao về

phía thấp.



b. Sự vận chuyển tích cực

• Ngược lại với sự vận chuyển thụ động, sự vận

chuyển tích cực (active transport) đòi hỏi đầu vào

của năng lượng trao đổi chất và luôn nhờ trung

gian transporter thu năng lượng để bơm các chất

hòa tan ngược thang nồng độ điện-hóa. Do vậy,

các transporter còn gọi là các bơm (pumps).

Thang nồng độ điện-hóa kết hợp điện thế màng có

thể hoạt động bổ sung làm gia tăng lực đẩy lên ion

xuyên màng hoặc có thể tác động ngược cái này

với cái kia. Trong vận chuyển tích cực, hoạt tính

bơm của transporter là một chiều vì nó gắn chặt

với nguồn năng lượng trao đổi chất, như thủy giải

ATP, ánh sáng hay thang nồng độ ion



Sự vận chuyển tích cực nhờ ATP bơm các

chất ngược thang nồng độ



• Quá trình transporter chuyển các phân tử nhỏ tan

xuyên lớp đôi lipid giống phản ứng enzyme-cơ

chất, và ở nhiều chỗ transporter thể hiện giống

các enzyme. Tuy nhiên, ngược với các phản ứng

enzyme-cơ chất thông thường, transporter không

biến đổi chất tan được chuyển mà thay vào đó

phóng thích nó không tích điện về phía khác của

màng. Mỗi kiểu transporter có một hay nhiều hơn

các điểm gắn đặc hiệu cơ chất tan của nó. Nó

chuyển chất tan xuyên lớp đôi lipid bằng các biến

đổi cấu hình không gian thuận nghịch để phô ra

theo cách trái ngược nhau điểm gắn-chất tan đầu

tiên ở một phía của màng và sau đó ở phía kia.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.ppt) (107 trang)

×