1. Trang chủ >
  2. Giáo án - Bài giảng >
  3. Sinh học >

Biến dạng của lá có ý nghĩa gì?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.45 MB, 57 trang )


Kế hoạch bài học môn Sinh học 6

dạng của lá

+ Em có nhận xét gì về đặc điểm hình thái của các lá biến dạng

so với các lá bình thường ?

+ Những đặc điểm biến dạng đó có tác dụng gì đối với cây ?

5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:

5.1. Tổng kết:

1/ Sự biến dạng của lá có ý nghĩa gì ? Vì sao lá của một số loại cây xương rồng

biến thành gai ?

Đáp: - Lá của một số cây đã biến đổi hình thái thích hợp với chức năng khác ở những

điều kiện sống khác nhau

- Làm giảm sự thoát hơi nước

2/ Có những loại lá biến dạng phổ biến nào ? Chức năng của mỗi loại là gì ?

Đáp

- Lá biến thành gai: Giảm sự thoát hơi nước

- Tua cuốn - tay móc: Giúp cây leo lên

- Lá vảy:Che chở cho chồi của thân rễ

- Lá dự trữ: Chứa chất dự trữ cho cây

- Lá bắt mồi: Bắt và tiêu hóa mồi.

5.2Hướng dẫn học tập

* Đối với bài học ở tiết học này:

- Học bài, trả lời câu hỏi SGK

- Vẽ hình sgk/84

* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:

- Chuẩn bị : “ Bài tập”

+ Xem lại các bài tập từ tiết 21 – 28 ở vở bài tập

6. PHỤ LỤC:



Tiết 29:



BÀI TẬP ( SỬA MỘT SỐ BT TRONG VỞ

Trang:HỌC

115 6 - NXBGD: 2006

BT SINH



Kế hoạch bài học môn Sinh học 6

Tuần dạy: 15

ND: 30/11/2015

1. MỤC TIÊU

1.1) Kiến thức

- HS biết:

+ Hệ thống hoá kiến thức đã học ở chương lá về: đặc điểm bên ngoài , cấu tạo

trong phiến lá , quang hợp, hô hấp,biến dạng của lá

- HS hiểu:

+ Sữa chữa một số bài tập trong vở bài tập sinh 6

1.2) Kỹ năng

- HS thực hiện được:

- Rèn kỹ năng tổng hợp kiến thức,

- HS thực hiện thành thạo:

sử dụng các thao tác tư duy

1.3) Thái độ

- Thói quen: Thực hiện nhóm nhỏ

- Tính cách: Giáo dục hs yêu thiên nhiên

2. NỘI DUNG HỌC TẬP:

Nội dung kiến thức chương 4

3.CHUẨN BỊ

3.1: GV: Vở bài tập sinh học 6

3.2:HS: Xem lại một số câu hỏi trọng tâm

4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:

4.2/ Kiểm tra miệng:

1/ Sự biến dạng của lá có ý nghĩa gì? Vì sao lá của một số loại cây xương rồng

biến thành gai?

2/ Có những loại lá biến dạng phổ biến nào ? Chức năng mỗi loại là gì ?

4.3/ Tiến trình bài học:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

Giới thiệu :

GV yêu cầu hs xem lại tất cả các câu

hỏi ở vở bài tập sinh 6 của chương lá

HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi

* BT 3* /38

* BT 3* /38

? Những đặc điểm nào chứng tỏ lá rất

đa dạng?

- Phiến lá có nhiều hình dạngvà kích thước khác

GV cho hs quan sát tranh 19.1  nhau, có nhiều kiểu gân lá, có loại lá đơn, lá kép

19.4/61,62 SGK

* BT4* /40

* BT4* /40

? Vì sao ở rất nhiều loại lá, mặt trên

- Vì các tế bào thịt lá ở phía trên có nhiều lục lạp

có màu sẫm hơn mặt dưới ? Hãy tìm ví

hơn

dụ về vài loại lá có màu ở hai mặt

- Ví dụ về những loại lá có màu không khác

không khác nhau, cách mọc của những

lá đó có gì khác với cách mọc của đa số nhau: Lá ngô, lá mía, lá lúa

Trang: 116



Kế hoạch bài học môn Sinh học 6

các loại lá ?



- Những lá này thường mọc theo chiều gần như

GV cho HS quan sát 1 số loại lá: Lá thẳng đứng, cả hai mặt lá nhận được ánh sáng mặt

trời như nhau

mít, lá bưởi, lá lúa, lá ngô, lá mía…

* BT2/41:

* BT2/41:

? Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể - Vì trong quá trình chế tạo tinh bột, cây rong đã

kính người ta thường thả thêm vào bể nhả khí oxi hoà tan vào nước của bể, tạo điều kiện

cho cá thở tốt hơn

các loại rong?

GV cho hs quan sát hình 21.2/69 sgk

* BT số 3/ 42

? Thân non có màu xanh có than gia

quang hợp được không ? Vì sao?

? Cây không có lá hoặc lá rụng sớm

( xương rồng, cành giao ) thì chức năng

quang hợp của cây do bộ phận nào đảm

nhận ?

* BT số 4sgk/79

? Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “

Một hòn đất nỏ bằng một giỏ phân” ?

*BT số 5/sgk/79:

? Vì sao hô hấp và quang hợp trái

ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt

chẽ với nhau?

GV cho HS viết sơ đồ tóm tắt của 2

quá trình lên bảng)



* BT số 3/ 42

- Những thân non có màu xanh có tham gia quang

hợp vì trong tế bào của nó cũng có lục lạp chứa

diệp lục

- Do thân cây hoặc cành cây đảm nhận , vì thân,

cành của những cây này thường cũng có lục lạp

* BT số 4sgk/79

- Nếu đất được phơi khô sẽ thoáng khí, tạo đk

cho rễ hô hấp tốt, hút được nhiều nước và muối

khoáng cung cấp cho cây , ví như được bón thêm

phân .

*BT số 5/sgk/79:

- Vì sản phẩm của quang hợp là nguyên liệu của

hô hấp và ngược lại. Hai quá trình này cần cónhau:

Hô hấp cần chất hữu cơ do qhợp chế tạo, qhợpvà

mọi hoạt động sống của cây lại cần năng lượng do

hô hấp sản ra . Cây không thể sống được nếu thiếu

1 trong 2 quá trình đó

* BT số 6/ 46:



* BT số 6/ 46:

? Để xác định một cây xanh chủ yếu

thải ra khí cacbonic trong quá trình hô

- Làm thí nhgiệm trong buồng tối

hấp thì cần làm thí nghiệm trong đk

nào?

GV cho hs quan sát hình23.1/77sgk của

nhóm Lan và Hải gọi hs thiết kế lại thí

nghiệm trên tranh.

* BT số 5*/49:

* BT số 5*/49:

+ Hiện tương nào trong số các hiện

tượng : quang hợp mạnh, sự hút nước,

sự hô hấp, sự ứ giọt ở cây xanh có thể

xảy ra trong tất cả 4 đk : Nắng, rải rác

- Hiện tương sự hô hấp

có mây, đầy mây, mưa?

5.TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:

5.1.Tổng kết:

- Củng cố lại một số câu hỏi khó

- BT số 2/41 VBT; BT số 5/ SGK/79; BT số 5/49VBT.

5.2/ Hướng dẫn học tập

Trang: 117



Kế hoạch bài học môn Sinh học 6

* Đối với bài học ở tiết học này:

- Làm lại các câu hỏi bài tập

* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:

- Chuẩn bị : “ Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên”

+ Quan sát và mang đến lớp : đoạn rau má, củ khoai lang, lá thuốc bỏng để nơi ẩm

? Hãy kể tên một số cây khác có khả năng sinh sản bằng thân bò, sinh sản bằng lá mà

em biết?

6. PHỤ LỤC:



CHƯƠNG V: SINH SẢN SINH DƯỠNG

Trang: 118



Kế hoạch bài học môn Sinh học 6

* MỤC TIÊU CHƯƠNG:

1. Kiến thức:

- Phát biểu được sinh sản sinh dưỡng là sự hình thành cá thể mới từ một phần cơ

quan( rễ, thân, lá )

- Phân biệt được sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và sinh sản sinh dưỡng do con

người.

- Trình bày được những ứng dụng trong thực tế của hình thức sinh sản do con

người tiến hành. Phân biệt hình thức giâm, chiết, ghép, nhân giống trong ống

nghiệm.

2. Kĩ năng:

- Biết cách giâm, chiết, ghép.

3. Thái độ:

Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ thực vật

Tiết 30:

Tuần dạy:15

ND: 01/12/2015



SINH SẢN SINH DƯỠNG TỰ NHIÊN.



1. MỤC TIÊU

1.1) Kiến thức

- HS biết:

+ Phát biểu được sinh sản sinh dưỡng là sự hình thành cá thể mới từ một phần cơ

quan sinh dưỡng ( rễ, thân, lá )

+ Tìm được một số ví dụ về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.

- HS hiểu:

+ Hiểu được các biện pháp tiêu diệt cỏ dại hại cây trồng và giải thích cơ sở khoa

học của những biện pháp đó.

1.2) Kỹ năng

- HS thực hiện được: Một số mẫu vật thật

- HS thực hiện thành thạo:

Rèn kỹ năng quan sát ,so sánh, phân tích mẫu nhận biết kiến thức từ mẫu .

1.3) Thái độ

- Thói quen: Yêu thích bộ môn

- Tính cách: Giáo dục ý thức bảo vệ TV

2. NỘI DUNG HỌC TẬP: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây

3.CHUẨN BỊ:

3.1:GV: Tranh vẽ H26.4

Mẫu vật : Rau má , gừng , nghệ có mầm , cỏ gấu , khoai lang có chồi , lá bỏng

3.2:HS: - Sưu tầm vật mẫu theo nhóm.

- Ôn lại kiến thức về biến dạng của thân, rễ .

4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:

4.2/ Kiểm tra miệng:

1) ? Vì sao hô hấp và quang hợp trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với

nhau?( 7 đ)

Trang: 119



Kế hoạch bài học môn Sinh học 6

2) ? Hãy kể tên một số cây khác có khả năng sinh sản bằng thân bò, sinh sản bằng

lá mà em biết? ( 3đ )

Đáp án:

1) Vì sản phẩm của quang hợp là nguyên liệu của hô hấp và ngược lại. Hai quá

trình này cần cónhau: Hô hấp cần chất hữu cơ do qhợp chế tạo, qhợpvà mọi hoạt

động sống của cây lại cần năng lượng do hô hấp sản ra . Cây không thể sống được

nếu thiếu 1 trong 2 quá trình đó

2) Cây sinh sản bằng thân bò: Rau má, dâu tây đất

Cây sinh sản bằng lá: lá thuốc bỏng, cây thu hải đường, cây trường sinh

4.3/ Tiến trình bài học:

HOẠT ĐỘNG 1 : 20 Phút

1. Sự tạo thành cây mới từ rễ thân lá ở một số cây có hoa.

(1) Mục tiêu:

• Kiến thức:

+ Sự tạo thành cây mới từ rễ thân lá ở một số cây có hoa.

• Kĩ năng: Quan sát, so sánh

(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:

• Phương pháp: Quan sát, so sánh

• Phương tiện dạy học: Bảng phụ

(3) Các bước hoạt động:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung bài học

Bước 1: Sự tạo thành cây mới từ rễ thân lá ở một số cây có

1. Sự tạo thành cây

hoa.

mới từ rễ thân lá ở

Bước 2:

một số cây có hoa.

GV cho hs quan sát từng vật mẫu kết hợp 4 hình sgk/47. Sau đó

thảo luận nhóm trả lời 4 câu hỏi sgk

Có 4 hình thức:

- Sinh sản bằng thân bò.

VD: cây rau má, dâu tây

- Sinh sản bằng thân rễ.

VD: gừng, hoàng tinh

- Sinh sản bằng rễ củ.

VD khoai lang, khoai

tây

- Sinh sản bằng lá.

VD: lá sống đời



- Cây rau má khi bò trên đất ẩm tại mỗi mấu có hiện tựơng gì?

HS: Mọc la, rễ phụ

Trang: 120



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

×