1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Văn học - Ngôn ngữ học >

Cũng như trường hợp từ chỉ cảm xúc được dùng chỉ giọng nói, trường hợp từ chỉ cảm xúc được dùng chỉ cho mặt cũng có cơ chế tương tự. Đó là ghép (mặt) + (từ chỉ cảm xúc). Chúng tôi thu thập được một số trường hợp sau:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (879.94 KB, 117 trang )


- mắt hy vọng

- cặp mắt tò mò

Theo cách nói, cách nghĩ của người Việt Nam, “đôi mắt là cửa sổ tâm

hồn”. Điều này có nghĩa là thông qua ánh mắt, chúng ta có thể thấy được thế

giới nội tâm của con người với những cảm xúc khác nhau. Do đó, trong các

sáng tác của mình, Nguyễn Quang Sáng rất chú ý đến việc diễn tả đôi mắt của

nhân vật. Ông sử dụng từ (mắt) + (từ chỉ cảm xúc) để diễn tả một cách sinh

động hơn, hình ảnh hơn trạng thái cảm xúc của nhân vật mà mình khai thác.

2.5.5 Từ ngữ chỉ trọng lượng được dùng để chỉ cảm xúc con người

Một số từ ngữ bản thân chúng lúc đầu không được dùng để chỉ cảm xúc

con người nhưng trong quá trình sử dụng, chúng được chuyển trường nghĩa.

Chúng tôi trích dẫn một số trường hợp tiêu biểu sau:

- Đầu tôi bỗng nặng như đá và mặt nóng ran

(Ông Năm Hạng, tr.30)

- Trong đời tôi có lẽ chưa có giây phút nào nặng nề bằng lúc ấy

(Chị Nhung, tr. 140)

- Nàng thấy nhẹ nhàng được đôi chút

(Đất lửa, tr. 347)

- Câu chuyện người lớn, dù không hiểu được bao nhiêu, tô vẫn thấy

nặng nề

(Dòng sông thơ ấu, tr. 689)

- Bấy giờ được trầm mình dưới dòng nước mát lạnh, vừa chơi vừa bắt cá

với ông tôi bỗng thấy nhẹ nhàng

(Dòng sông thơ ấu, tr. 690)

- …lồng ngực cô căng lên phập phồng, môi run run và cái hơi thở của cô

nữa, hơi thở hồi hộp nặng nề

(Linh Đa, tr. 216)



76



- Tôi đứng đó, ngực thấy nặng như có một bàn tay nhọn móng đang cấu

xé trong tôi

(Cái áo thằng hình rơm, tr.775)

- Nghĩ đến đây, lòng lão vừa nhẹ nhưng cũng vừa se thắt lại

(Đất lửa, tr. 375)

- Nghe má nói, ngực tôi thấy nặng, thương má quá đi

(Cái áo thằng hình rơm, tr. 798)

Qua các ngữ liệu trên, chúng tôi nhận thấy những từ chỉ trọng lượng

được chuyển sang chỉ tâm trạng, trạng thái, cảm xúc của con người. Sự

chuyển trường nghĩa này xuất phát từ việc trong quá trình sử dụng, chúng ta

có nhu cầu diễn tả cảm xúc một cách khái quát hơn, không cần đến những từ

ngữ chỉ tình cảm cụ thể như: buồn, vui…mà chỉ nhấn mạnh sắc thái tích cực

hay tiêu cực, khó chịu hay dễ chịu.

2.6 Màu sắc văn hoá thể hiện qua cảm xúc nhân vật trong tác phẩm

của Nguyễn Quang Sáng

Văn hoá tạo nên đặc trưng cho mỗi dân tộc và vì thế mà văn hoá cũng có

tác động khá lớn đến ngôn ngữ của dân tộc đó. Văn hoá thể hiện nếp sống,

nếp nghĩ, quan điểm của con người. Khi văn hoá trở thành cái cố hữu thì nó sẽ

ăn sâu và phản chiếu vào ngôn ngữ. Bởi vì ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp

và giao tiếp chịu ảnh hưởng bởi văn hoá. Từ mối quan hệ đó, ta có thể khẳng

định rằng ngôn ngữ của một dân tộc sẽ mang màu sắc văn hoá của dân tộc đó.

Quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá là quan hệ một chiều vì ngôn ngữ

phản ánh hiện thực, còn văn hoá là một thành tố không tách rời khỏi hiện thực

mà con người tác động đến ngôn ngữ đơn giản là sự phản ánh văn hoá.

Nếu như diễn tả cảm xúc theo con người dựa trên vốn từ vựng tồn tại

trong bất kì ngôn ngữ nào thì ta sẽ không thấy được bản sắc của dân tộc đó.

Chẳng hạn như nói về cảm xúc buồn, cả tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp và



77



tiếng Nga đều có từ ngữ để biểu hiện. Song, ngoài những từ ngữ đó, ta còn có

thể bắt gặp những cách diễn tả khác không mang tính quy ước mà nó đã đi

qua nhận thức, tư duy của mỗi dân tộc.

Khảo sát các sáng tác của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, chúng tôi thấy

xuất hiện khá nhiều trường hợp như thế. Có thể kể đến một số ngữ cảnh sau:

- Nghĩ đến con, lòng chị nóng như lửa cháy

(Người đàn bà Tháp Mười, tr. 80)

- Chị lại sốt ruột, lại nóng lòng

(Người đàn bà Tháp Mười, tr. 81)

- Anh đắn đo và lòng se thắt lại

(Đất lửa, tr. 384)

- Ngày xưa, lúc còn trẻ con, đêm đêm, hễ nghe tiếng chày giã gạo là

lòng ông rộn lên

(Đất lửa, tr.390)

- Ông Năm Bầu nhìn cánh đồng, lòng bỗng thắt lại

(Đất lửa, tr. 412)

- Nghĩ đến đây, lòng lão vừa nhẹ nhưng cũng vừa se thắt lại

(Đất lửa, tr. 375)

- Anh đắn đo và lòng se thắt lại

(Đất lửa, tr. 384)

- Lòng lão tuy có se thắt lại nhưng lão vẫn cứ hằng ước ao như thế

(Đất lửa, tr. 471)

- Thôi, tao đang tan nát lòng đây này, đừng có hỏi nữa

(Đất lửa, tr. 411))

- Vết thương trong lòng anh cứ như tấy lên

(Đất lửa, tr. 503)

- Nhìn về phía đám cháy, lửa cũng đang cháy trong lòng họ

(Đất lửa, tr. 524)



78



- Hình ảnh đau đớn của con hiện lên trước mắt ông và hình ảnh ấy như

quằn quại trong lòng ông

(Đất lửa, tr. 543)

Lí giải cho các trường hợp nêu trên và một số trường hợp tương tự,

chúng ta cần dựa trên những quan niệm sơ cổ nhất của con người Việt Nam,

song quan niệm đó phải gắn với một cơ sở nào đó. Trong các ngữ liệu trên,

chúng ta thấy từ lòng được lặp lại nhiều lần. Vậy do đâu người Việt Nam gắn

cảm xúc với từ ngữ này?

Giải thích theo cơ chế sinh học, lòng là bộ phận của cơ quan tiêu hoá, là

nơi chứa đựng thức ăn. Và đối với người Việt Nam, có thực mới vực được

đạo. Điều đó cho thấy người Việt rất coi trọng, đề cao miếng ăn. Con người

sống được cần phải có nhu cầu về ăn uống. Đó là lẽ tất nhiên. Từ quan niệm

trên, người Việt Nam cho rằng lòng cũng là nơi chứa đựng cảm xúc. Đó là lí

do chúng ta thường bắt gặp một số từ ngữ chỉ cảm xúc như: vui lòng, buồn

lòng, vừa lòng, hài lòng, phật lòng,... và cảm xúc của con người Việt Nam

thường gắn liền với lòng như: lòng rộn lên, lòng se lại, nóng lòng, đau lòng...

Tương tự, chúng ta thấy theo văn hoá người Việt Nam, cảm xúc cũng

gắn liền với ruột. Cụ thể là các dẫn chứng sau:

- Tôi nghe như đau cắt từng đoạn ruột

(Tên của đứa con, tr. 241)

- "Khỉ ho cò gáy, buồn thúi ruột "

(Dân chơi, tr. 287)

Ngoài ra, qua thống kê, chúng tôi nhận thấy Nguyễn Quang Sáng thường

lấy bộ phận " gan » để thể hiện những thay đổi về cảm xúc của con người :

- "Trong tiếng gió thì thầm ngoài hiên, nghe cái giọng sầu thảm của

Chiến, ông thấy buồn đến thối cả ruột gan"

(Đất lửa, tr. 403)

- "Nhìn thằng con, ông đau nhói cả ruột gan"



79



(Đất lửa, tr. 409)

- "Nhiều đêm, lão thấy buồn như thắt ruột thắt gan"

(Đất lửa, tr. 502)

- "Dung nhìn tôi, mặt câng câng, cười cười chế giễu tôi, khiến tôi giận

đến lộn cả ruột gan"

(Chị xã đội trưởng, tr. 60)

- "Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan của

mọi người, nghe thật xót xa"

(Chiếc lược ngà, tr. 38)

- "Anh thương em ruột thắt gan bào"

(Dòng sông thơ ấu, tr. 593)

Về hiện tượng ngôn ngữ này, cần phải xem xét ở góc độ tư duy và tri

thức của người Việt Nam về chức năng và cơ chế hoạt động của gan. Về mặt

y học, gan là một trong những cơ quan có chức năng đào thải chất độc. Khi

tức giận, cơ thể sẽ tiết ra một loại hoocmon có tác động đến khu thần kinh

trung ương, khiến lượng đường trong máu tăng cao, axit béo phân giải mạnh

làm cho độc tố trong tế bào và gan cao. Với nhận thức trên, người Việt Nam

cho rằng gan cũng là một bộ phận bị cảm xúc của con người chi phối mạnh

mẽ. Đó là lí do chúng ta vẫn thường bắt gặp cách nói: giận bầm gan, giận tím

gan... trong dân gian.

Một trường hợp nữa chúng tôi thấy xuất hiện nhiều trong các sáng tác

của Nguyễn Quang Sáng là ông thường dùng những từ chỉ nhiệt độ để diễn tả

sự thay đổi về mặt cảm xúc, tâm lí của con người. Ví dụ như :

- "Hai con mắt xếch to, rừng rực nhưng buồn rầu"

(Đất lửa, tr. 324)

- "Qua những lời lẽ chí lí và dịu dàng của Năm Bầu, lão Trịnh nghe như

ai rỏ nước xuống lồng ngực nóng rừng rực của mình"

(Đất lửa, tr. 381)



80



- "Vẫn cái đôi mắt sáng và nẩy lửa của Hiếu khiến cho lồng ngực lão

nóng ran lên"

(Đất lửa, tr. 473)

- " …cái thân người nghiêng tràn tới với gương mặt bừng lửa… "

(Đất lửa, tr. 475)

- "Ông thấy nóng cả mặt"

(Đất lửa, tr. 484)

- " …lão nghe như tiếng ai ru cho hồn mình và ngọn lửa hừng hực sẵn

có trong ngực lão tự dưng dìu dịu xuống"

(Đất lửa, tr. 500)

- "Nhìn về đám cháy, lửa cũng đang cháy trong lòng họ"

(Đất lửa, tr. 524)

- "Người họ sôi lên"

- "Nhìn một đám người với ngọn đuốc bốc ngùn ngụt kéo qua nhà, ông

thấy lạnh buốt cả người"

(Đất lửa, tr. 539)

- "Ruột gan anh như cháy bỏng"

(Đất lửa, tr. 540)

- "Tuy không thấy mặt nhau, nhưng tôi yêu cuộc đời ngang trái và đau

khổ của nàng, tôi yêu nàng cháy cả tim gan"

(Cái áo thằng hình rơm, tr. 751)

- "Đầu tôi bỗng nặng như đá và mặt nóng ran"

(Ông Năm Hạng, tr. 30)

- "Nghĩ đến con, lòng chị nóng như lửa cháy mà mặt thì tái lại"

(Người đàn bà Tháp Mười, tr. 80)

- "Từng bầy quạ như những đám tàn đen sau một đám cháy to, bay chấp

chới theo ven sông, kêu lên những tiếng lạnh người"

(Đất lửa, tr. 327)



81



Chúng tôi nhận thấy rằng người Việt Nam có thói quen lấy sự những từ

thuộc trường nghĩa về sự cháy để diễn tả cảm xúc, tâm trạng của con người.

Ví dụ như: sôi, rừng rực, hừng hực, cháy, nóng...

Lí giải cho vấn đề này, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số quan điểm sau:

Thứ nhất, để có sự cháy, cần có nhiệt độ thích hợp. Ta có thể coi nó

giống như việc đã tích luỹ đủ về lượng để tạo nên sự biến đổi về chất. Liên hệ

đến tâm lí con người, chúng ta thấy rằng khi cảm xúc của họ đạt đến một giới

hạn nào đó thì sẽ có bước chuyển biến, nó được ví như khái niệm điểm nút

trong Triết học.

Thứ hai, những từ được ví với cảm xúc con người đều gây một tác động

gây khó chịu đối với chủ thể chứa đựng nó. Chẳng hạn: nóng, lạnh, rực, sôi...

Có một số trường hợp tác giả dùng những từ ngữ liên quan đến sự cháy

để nói về cảm xúc, tâm lí con người như: thiêu đốt, lụi tàn, âm ỉ, bùng cháy,

hạ hoả...Chúng tôi nghĩ rằng sự liên hệ này hoàn toàn có lí do. Và lí do đó

liên quan đến nhận thức, tư duy của từng dân tộc.

Với quan niệm về bức tranh ngôn ngữ về thế giới như cách nhìn riêng

đặc thù cho cộng đồng ngôn ngữ, chúng ta hoàn toàn có thể tiếp cận các vấn

đề ngôn ngữ trong mối quan hệ với đặc trưng văn hoá – tư duy cộng đồng.

Với việc dùng những từ, cụm từ chỉ cảm xúc dựa trên nhận thức và tư

duy của dân tộc, Nguyễn Quang Sáng đã thực sự mang đến cho người đọc

những cái nhìn mới mẻ, những góc nhìn kết hợp giữa văn hoá và ngôn ngữ.

Từ đó, chúng ta thấy được mối quan hệ giữa hai yếu tố ấy. Điều đó cũng cho

thấy ngôn ngữ của một dân tộc phát triển và vận động song hành với nhận

thức,tư duy, trí tuệ của dân tộc đó.



82



2.7 Cảm xúc, tâm lí con ngƣời biểu hiện thông qua phản ứng về mặt

sinh học

Một số trường hợp cảm xúc của con người không được biểu hiện một

cách trực tiếp mà nó được biểu hiện thông qua những phản ứng về mặ sinh

học. Tức là khi chứa đựng một cảm xúc nào đó, con người sẽ có sự thay đổi

mà ta hoàn toàn có thể quan sát được. Sự thay đổi đó được biểu hiện ra bên

ngoài, có thể là sự thay đổi sắc mặt, ánh mắt...

Chẳng hạn như khi nói về thái độ ngượng ngùng của nhân vật Năm Cứ,

Nguyễn Quang Sáng viết:

- Đôi má anh đỏ bừng

(Cái áo thằng hình rơm, tr. 807)

- Đầu tôi bỗng nặng như đá và mặt nóng ran

(Ông Năm Hạng, tr. 30)

- Ông Năm Hạng cầm lấy súng. Người tôi rờn rợn nổi gai

(Ông Năm Hạng, tr. 30)

- Nghe câu hỏi đó, cô giao liên không còn giữ được cái vẻ hồn nhiên

nữa, cô đâm ngượng, cô cúi nhìn xuống, đỏ mặt...

(Chị xã đội trưởng, tr. 52)

- Nghĩ đến con, lòng chị nóng như lửa cháy mà mặt thì tái lại. Môi chị

tím bầm, hai tay chị nắm chặt và run lên

(Người đàn bà Tháp Mười, tr. 80)

- Thấy họ dựng pháp trường, ngực lão nhoi nhói đau

(Đất lửa, tr. 327)

- Mọi người đều cười, bác đỏ mặt rồi cũng cười theo

(Dòng sông thơ ấu, tr. 636)

- Suốt từ đó cho đến nay, lâu lâu tôi lại chợt nhớ tiếng kêu của nó, và tôi

thấy rởn óc

(Dòng sông thơ ấu, tr. 563)



83



- Lão bủn rủn cả tay chân

(Đất lửa, tr. 548)

- Nhìn một đám người với ngọn đuốc bốc ngùn ngụt kéo qua nhà, ông

thấy lạnh buốt cả người

(Đất lửa, tr. 539)

- Ông thấy nóng cả mặt

(Đất lửa, tr. 484)

- Phát đau nhói ruột gan và bủn rủn cả người. Đôi mắt anh nóng ran

(Đất lửa, tr. 432)

- Cô lặp lại và vẻ mặt của cô như tái đi rồi đỏ ửng, và cô thở dài

(Linh Đa, tr. 215)

- ...lồng ngực của cô căng lên phập phồng, môi run run và cả cái hơi

thở của cô nữa, hơi thở hồi hộp nặng nề

(Linh Đa, tr. 216)

- Toàn những gương mặt hằn học với những cặp mắt đỏ hoe

(Đất lửa, tr. 346)

- Hai con mắt xếch to, rừng rực nhưng buồn rầu

(Đất lửa, tr. 324)

- Trước mắt chúng tôi, anh trạm trưởng quần đen, áo đen, khăn rằn

quàng cổ. mặt tối sầm

Ngoài những trường hợp trên, chúng tôi còn thống kê được các đơn vị

ngôn ngữ sau: đỏ mặt tía tai, mặt tái xanh, mặt tái lại, môi tím ngắt...

Với việc dùng những từ, cụm từ miêu tả những phản ứng của cơ thể về

mặt sinh học để diễn tả cảm xúc, tác giả đã khắc hoạ một cách giàu hình ảnh

những cảm xúc, tâm lí của con người. Những cảm xúc ấy hiện lên chân thực

và gần gũi với đời sống. Đồng thời những trang văn của Nguyễn Quang Sáng

cũng trở nên sinh động hơn, nhân vật được miêu tả tỉ mỉ và không gây nhàm

chán đối với người đọc.



84



2.8 Gía trị biểu đạt của từ ngữ định danh chỉ cảm xúc, thái độ trong

các sáng tác của Nguyễn Quang Sáng

Stăng – Đan khẳng định: “ Văn học là tấm gương lớn đi trên đường cái”.

Điều đó cho thấy văn học phản chiếu đời sống thông qua tư tưởng của chủ thể

sáng tác. Các yếu tố như: tính cách, quan niệm của tác giả, hoàn cảnh lịch sử xã hội của thời đại giữ vai trò quan trọng quyết định nội dung cũng như hình

thức của tác phẩm.

Là một nhà văn chôn rau cắt rốn trên đất Nam Bộ, Nguyễn Quang Sáng

đã viết nên những trang văn đậm chất Nam Bộ. Lối sống, quan niệm, suy nghĩ

của con người Nam Bộ dường như in sâu, khắc dấu trong từng câu chữ. Ngay

cả những cảm xúc tinh tế, sâu kín nhất của nhân vật cũng được ông khắc hoạ

một cách chân thực và đậm đà bản sắc vùng miền.

Phần lớn các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đều lấy đề tài

trong cuộc đấu tranh cực kỳ gian khổ của nhân dân Nam Bộ trong công cuộc

gìn giữ quê hương. Vì nghĩa lớn, họ đã chiến đấu như con người cần phải thở.

Những người dân ấp dân lân ấy hao hao những nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ

Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu nhưng họ cũng mang những đặc điểm về

tính cách, số phận trong điều kiện thời đại mới.

Hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ không cho phép con người nghĩ quá nhiều

cho bản thân mình. Trong cuộc chiến khốc liệt, mọi tham vọng của con người

phải lắng xuống để cho lý tưởng ngời lên. Với tư tưởng đó, các nhân vật

Nguyễn Quang Sáng xây dựng mang trong mình những lý tưởng cao cả.

Xa cách và chia li, đó là điều khó tránh khỏi trong các cuộc kháng

chiến. Khai thác đề tài đó, Nguyễn Quang Sáng đã gửi gắm vào nhân vật

những cảm xúc đặc trưng. Đó là thái độ chối bỏ người cha của bé Thu

trong Chiếc lược ngà:



85



- Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm

văng tung toé cả mâm.

(Chiếc lược ngà, tr. 37)

Là cảm giác bất ngờ, đau đớn khi bị con gái xem là người xa lạ của anh Sáu:

- Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt

anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gẫy

(Chiếc lược ngà, tr. 36)

Thái độ hối lỗi, tiếc nuối của Thu trước giờ từ biệt cha:

- Vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày

cau có nữa, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây

thơ của con bé trông rất dễ thương

(Chiếc lược ngà, tr. 38)

Với những từ ngữ diễn tả cảm xúc: sững, đau đớn, buồn rầu, xót xa, ân

hận, khổ tâm, bùi ngùi…, Nguyễn Quang Sáng đã diễn tả thành công nội tâm

nhân vật. Những phản ứng về mặt tình cảm ấy hoàn toàn phù hợp với lứa tuổi,

tâm lý và hoàn cảnh của nhân vật. Qua đó, tác giả đã làm nổi bật tình cha con

trong cuộc kháng chiến ác liệt, khi mà mọi cuộc gặp gỡ và chia ly đều là

những điều con người không thể quyết định.

Trong kháng chiến, toàn dân tộc tham gia vào trận đánh và tập trung vào

lí tưởng chung của cộng động. Song, điều đó không có nghĩa là họ lãng quên

đời sống tinh thần với những tình cảm e ấp. Ở một góc độ nào đó, tình yêu

vẫn là chủ đề được Nguyễn Quang Sáng nhắc đến trong sáng tác của mình, dù

rằng cảm hứng chính vẫn là chiến đấu. Nhắc đến tình yêu trong các tác phẩm

này, tác giả muốn cho chúng ta thấy ý nghĩa cổ vũ, khích lệ của nó.

Nhân vật chị xã đội trưởng được tác giả khai thác với đa dạng cảm xúc.

Đó là sự ngượng ngùng khi nhờ người gửi lá thu cho người yêu:



86



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

×