1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Văn học - Ngôn ngữ học >

1 Một số quan niệm về từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (879.94 KB, 117 trang )


nhưng để đi đến một định nghĩa thoả đáng về từ thì đa số các nhà nghiên cứu

vẫn cảm thấy khó khăn.

Có nhiều lý do dẫn đến việc khó có thể tìm một định nghĩa về từ có tính

chất phổ quát cho tất cả các ngôn ngữ. Trước hết là tính chất thoạt nhìn không

thể thầy ngay được của từ đã khiến cho việc nhận diện từ thật sự gặp rất nhiều

khó khăn. Việc nhận diện từ khó khăn kéo theo việc định nghĩa về từ cũng

không thể đi đến thống nhất. Lý do thứ hai, từ vựng là một hệ thống lớn và

phức tạp. Mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới bắt buộc phải có tên gọi ngắn

gọn, cố định, mang tính quy ước chung của cộng đồng. Chúng đã trở thành

đơn vị tinh thần được nhận thức và được sử dụng trong giao tiếp và tư duy.

Bên cạnh đó, từ trong mỗi ngôn ngữ sẽ khác nhau về loại hình, nguồn gốc,

đặc trưng nên việc đưa ra một định nghĩa sẽ không dễ dàng.

Theo Nguyễn Thiện Giáp, hiện nay có trên 300 định nghĩa về từ nhưng

không có định nghĩa nào phản ánh bao quát hết được bản chất của từ trong

mỗi ngôn ngữ.

Từ điển do Asher chủ biên đã định nghĩa: “Từ là một trong hai đơn vị cơ

bản của ngữ pháp kết hợp với nhau để tạo nên các cụm từ, mệnh đề hay tiểu

câu và câu, đôi khi từ được phân biệt như là câu nhỏ nhất có thể có”.

Còn từ điển do W.Bright chủ biên đã cho rằng: “Từ là một đơn vị để tạo

nên các biểu thức trong ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết…Ở một bậc (level)

trừu tượng hơn thì từ là một đơn vị ngữ pháp do các hình vị tạo thành (có thể

tối thiểu là một hình vị) và hành chức (functioning) để tạo nên các cụm từ,

tiểu câu và câu”.

Nguyễn Kim Thản đưa ra một định nghĩa về từ như sau: “Từ là đơn vị cơ

bản của ngôn ngữ, có thể tách ra khỏi các đơn vị khác của lời nói để vận dụng

một cách độc lập và là một khối hoàn chỉnh về ngữ âm, về nghĩa (từ vựng

hoặc ngữ pháp) và chức năng ngữ pháp”.



7



Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “Từ tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất,

có ý nghĩa, dùng để tạo nên câu nói, nó có hình thức của một âm tiết, một chữ

viết rời”. [11, tr 69]

Trước tình hình có nhiều quan niệm khác nhau về từ như vậy thì việc

đưa ra một định nghĩa về từ cho chính xác và thống nhất là rất khó. Mặt khác

các quan niệm khác nhau về từ trên đây xét ở góc độ nào đó đều đúng bởi thật

sự là chúng đều xuất phát từ những sự kiện quan sát được trong nhiều ngôn

ngữ thuộc về các loại hình khác nhau.

Ở đây chúng tôi không tranh luận đến vấn đề định nghĩa nào về từ là

chính xác và phù hợp nhất. Để phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu trong luận

văn này, chúng tôi dựa vào định nghĩa về từ của Đỗ Hữu Châu như sau: Từ

của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến về hình thức ngữ

âm theo các quan hệ hình thái học (như quan hệ về số và giống…) và cú pháp

trong câu, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu

cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, sẵn có đối với

mỗi thành viên của xã hội Việt Nam, lớn nhất trong hệ thống tiếng Việt và

nhỏ nhất để tạo câu.

1.2 Nghĩa của từ

Nghĩa của từ thuộc về bình diện tinh thần nên là một khái niệm khó có

được định nghĩa chính xác. Xung quanh vấn đề nghĩa của từ, có nhiều khái

niệm được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ nước ngoài và trong nước đưa ra.

A.I.Smirniski quan niệm: Nghĩa của từ là sự phản ánh hiển nhiên của sự

vật, hiện tượng hay quan hệ trong ý thức (hay là sự cấu tạo tâm lý tương tự về

tính chất hình thành trên sự phản ánh những yếu tố riêng lẻ của thực tế) nằm

trong cấu trúc của từ với tư cách là mặt bên trong của từ.

Trong ngôn ngữ học hiện đại, quan điểm coi nghĩa của từ là chính cái sự

vật, hiện tượng… mà từ biểu thị đã bị phản bác. P.H. Nowell – Smith đã chỉ



8



ra: “Nói rằng từ có ý nghĩa không phải chính là nói từ biểu thị một cái gì đó,

còn nói ý nghĩa là gì thì không phải là nói nó biểu thị cái gì”. Còn L.

Wittgenstein khẳng định: “Gọi vật tương ứng với từ là ý nghĩa thì cách dùng

này của từ ý nghĩa mâu thuẫn với các quy tắc ngôn ngữ. Điều này có nghĩa là

lẫn lộn ý nghĩa của tên gọi với cái mang tên gọi; khi nói ngài NN chết thì

người ta có ý nói người mang tên này đã chết chứ không phải ý nghĩa của tên

gọi đã chết. Mặt khác, trong vốn từ của một ngôn ngữ có nhiều kiểu loại từ

khác nhau và nghĩa của chúng cũng khác nhau. Cách định nghĩa về nghĩa của

từ như nêu trên chỉ mới có thể có vẻ phù hợp với các thực từ (chủ yếu gồm

danh từ, động từ và tính từ…) có nghĩa cụ thể. Còn những từ loại khác như:

đại từ (này, kia, ấy, nọ, sao…), cảm từ (ôi, ối, á…), hư từ (nếu, thì, tuy,

nhưng, với…) thì nghĩa của chúng không lọt vào các định nghĩa như thế”.

Quan niệm nghĩa của từ như một quá trình nhận thức thực tại được nhiều

nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tán thành. Tuy nhiên, bên cạnh các yếu tố

liên quan đến nhận thức, các nhà khoa học còn bổ sung các yếu tố liên quan

đến quá trình tâm lý. Hoàng Văn Hoành cho rằng: “Nghĩa của từ không phải

chỉ là hệ quả của quá trình nhận thức mà còn là hệ quả của các quá trình có

tính chất tâm lý xã hội, có tính chất lịch sử nữa”.

Trên thực tế, trong lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ có khá nhiều các định

nghĩa về nghĩa của từ. Khó có thể điểm lại một cách đầy đủ và toàn diện về

nghĩa của từ. Ở luận văn này, chúng tôi tiếp thu định nghĩa: “Nghĩa của từ là

toàn bộ nội dung tinh thần xuất hiện trong suy nghĩ của một người bản ngữ

khi người đó tiếp xúc (tạo lập hoặc lĩnh hội) với một hình thức âm thanh ngôn

ngữ nhất định”..

Nội dung tinh thần rất đa dạng và có nhiều thành phần khác nhau. Trong

nội dung đó có những thành phần chung cho cộng đồng và có những thành

phần mang tính cá nhân, phụ thuộc vào kinh nghiệm sống, kinh nghiệm tiếp

xúc với các sự vật, sự việc, hiện tượng liên quan tới vỏ âm thanh của từ.



9



Chẳng hạn từ lũ, ngoài định nghĩa trong Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê

chủ biên): Nước lũ dâng cao ở vùng nguồn, dồn vào dòng sông trong một thời

gian tương đối ngắn, do mưa hoặc tuyết tan gây ra thì khi nhắc đến lũ, thường

gợi ra những ý nghĩa như: phá huỷ, thiệt hại, chết chóc… Nếu chỉ công nhận

nghĩa của từ thuộc về phần nội dung định nghĩa trong từ điển thì chúng tôi

nghĩa rằng quan niệm như vậy là hẹp và chỉ mới tập trung vào nghĩa của từ

trong hệ thống, tức còn ở trạng thái tĩnh, chưa đi vào sử dụng. Như vậy, bên

cạnh những nội dung ổn định chung cho cả cộng đồng, gắn với nghĩa trong từ

điển thì ta cũng cần chú ý đến những yếu tố nội dung khác liên quan đến kinh

nghiệm của cá nhân hoặc hoàn cảnh lịch sử - xã hội. Trong hoạt động, mỗi

khi chúng ta phát ra từ hoặc lĩnh hội từ trong lời nói của người khác thì từ

luôn mang lại những ý nghĩa khác, không ổn định. Các nhà nghiên cứu đi

trước gọi trường hợp này là nghĩa liên hội của từ.

Từ những phân tích trên, chúng tôi quan niệm nghĩa của từ không chỉ ở

phần nội dung ổn định, chung cho cộng đồng (gọi là nghĩa hạt nhân) mà còn

cả những phần nội dung xuất hiện trong suy nghĩ của người sử dụng hoặc

người tiếp nhận (phần nghĩa liên hội). Theo quan niệm này, tồn tại từ điển

giải thích nghĩa của từ chung cho cả cộng đồng giải thích phần nghĩa hạt nhân

của từ, nhưng cũng tồn tại những từ điển của cá nhân mỗi người sử dụng, liên

quan đến nghĩa liên hội của từ.

Việc nắm được và phân tích được ý nghĩa liên hội của từ giúp ta tìm ra

những quan niệm, nhận thức của cộng đồng, của thời đại và của chủ thể sáng

tác. Chẳng hạn hình ảnh trầu cau trong tư duy người Việt tượng trưng cho sự

hoà quyện, gắn bó và đi vào văn hoá Việt với ý nghĩa tình duyên. Chính vì

vậy, ta thấy trong lời ăn tiếng nói hàng ngày và trong văn học, hình ảnh trầu

cau xuất hiện với những ý nghĩa liên quan đến hoàn cảnh giao tiếp, văn hoá

cộng đồng và cả cảm quan nghệ thuật của cá nhân sáng tác:



10



Miếng trầu là đầu câu chuyện

Trầu cau trở thành nét văn hoá giao tiếp, trở thành một nghi thức không

thể thiếu trong sinh hoạt của người Việt:

Có trầu thì giở giầu ra

Trước là đãi bạn, sau ta với mình

Trầu cau thể hiện khát vọng, mong muốn về tình yêu đôi lứa và kết tóc

se duyên:

Anh về cuốc đất trồng cau

Cho em vun ké dây trầu một bên

Chừng nào trầu nọ bén lên

Cau kia sai trái lập nên cửa nhà

Trầu cau trở thành đối tượng để nhân vật nói bóng gió về tình cảm của mình:

Có trầu mà chẳng có cau

Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm

Những ví dụ trên cho ta thấy rằng nghĩa của từ còn phụ thuộc vào nhận

thức của thời đại, văn hoá của dân tộc. Bên cạnh đó, nó còn bị chi phối bởi tư

tưởng của tác giả:

Qủa cau nho nhỏ, miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương mới quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá, bạc như vôi

Nếu như trầu cau trong ca dao là hình ảnh thiêng liêng gắn liền với

phong tục tập quán thì trầu cau trong thơ Hồ Xuân Hương lại trở thành những

sự vật rất đỗi bình thường, thậm chí là tầm thường: “Qủa cau nho nhỏ, miếng

trầu hôi”. Lúc này hình ảnh trầu cau bị chi phối bởi tư tưởng, tính cách đầy

cá tính của Hồ Xuân Hương, tức nó không còn mang nội dung chung cho cả

cộng đồng mà đã in dấu ấn cá nhân tác giả.



11



1.3 Sự kết hợp từ

Ngôn ngữ là phương tiện phục vụ cho hoạt động giao tiếp. Qúa trình

giao tiếp ấy bao gồm cả giao tiếp bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Dù là

nói hay viết thì các từ sẽ không đứng độc lập, riêng rẽ mà phải kết hợp với

nhau để tạo nên các đơn vị ngôn ngữ lớn hơn như: cụm từ, câu.

Trong “Từ trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt” (1999, Nxb GD), Bùi

Minh Toán cho rằng: “Khi nói hay viết, đối với từ, ngoài việc lựa chọn từ thì

việc kết hợp các từ thành cụm từ và câu là việc thường xuyên cần tiến hành.

Có kết hợp các từ thì mới tạo thành các cụm từ để diễn đạt được các nội dung

cụ thể hơn và cũng phức tạp hơn; đặc biệt là có kết hợp các từ thì mới tạo

được câu – đơn vị mà bắt đầu từ đó ngôn ngữ mới thực hiện được chức năng

thông báo”. [19, tr. 192]

Như chúng ta đã biết tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, khác

với các ngôn ngữ Ấn – Âu. Do đó, đơn vị cơ sở của ngữ pháp là tiếng. Từ

trong tiếng Việt không thể đồng thời xuất hiện mà phải được sắp xếp theo trật

tự tuyến tính, tức có từ đi trước, có từ đi sau. Đối với ngôn ngữ viết, các từ sẽ

được tách biệt bằng các khoảng trống không gian. Đối với ngôn ngữ nói, từ sẽ

được tách biệt bởi thời gian. Ngoài ra, hư từ và ngữ điệu cũng là các phương

tiện để biểu hiện sự kết hợp của từ.

Trong từ có hai loại ý nghĩa lớn là ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp.

Ý nghĩa từ vựng là ý nghĩa của riêng từng từ, ý nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa

mang tính đồng loạt, chung cho nhiều từ. Ý nghĩa ngữ pháp liên quan đến khả

năng kết hợp của từ với những từ khác, cũng như khả năng đảm nhiệm các

chức năng ngữ pháp trong câu.

Tuy có sự phân biệt ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp của từ nhưng

chúng có mối quan hệ rất chặt chẽ. Chỉ có thể biết được khả năng hoạt động

ngữ pháp của từ khi biết được ý nghĩa từ vựng của từ và ngược lại, nhờ vào



12



hoạt động ngữ pháp của từ trong câu cụ thể, ta có thể xác định được đặc điểm

ý nghĩa ngữ pháp của từ. [8, tr.198]

Khi kết hợp các từ với nhau để tạo nên cụm từ và câu thì giữa chúng

hình thành các mối quan hệ ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp. Vì vậy, khi kết hợp

các từ lại với nhau ta cần thiết lập được quan hệ ý nghĩa hợp lý và quan hệ

ngữ pháp chuẩn của tiếng Việt. [8 , tr.192]

Muốn kết hợp được với nhau, các từ cần phải có sự tương hợp về ý

nghĩa. Sự tương hợp này có thể ở mức độ rất chặt chẽ, lúc đó gần như mỗi từ

chỉ có khả năng kết hợp với một từ duy nhất trong vốn từ vựng chung của

ngôn ngữ. Nếu kết hợp với các từ khác thì giữa chúng không thể hình thành

quan hệ ý nghĩa hoặc quan hệ ý nghĩa không thể chấp nhận được về mặt logic.

Tức là có những từ sử dụng được cho đối tượng này nhưng không thể sử dụng

cho đối tượng khác.

Chẳng hạn: Từ “cười” chỉ có thể kết hợp phía sau từ “miệng” mà không

thể kết hợp với các bộ phận khác trên cơ thể người như: mắt, mũi, tai, tay,

chân…và từ “cườ”i cũng không thể kết hợp với các từ chỉ sự vật khác như:

chó, mèo, xe, bút, sách…

Những từ có khả năng kết hợp hạn chế như vậy là những từ có nghĩa rất

cụ thể, xác định. Nghĩa của từ càng cụ thể, càng xác định thì sự kết hợp với

các từ khác càng hạn chế. Lý giải cho hiện tượng này, Đỗ Việt Hùng cho rằng

chính đặc trưng vị trí của nét nghĩa được hiện thực hoá đã quy định hoạt động

ngữ pháp của từ.

Ví dụ:

Sủa: (hoạt động) (phát ra âm thanh) (của chó)

Hót: (hoạt động) (phát ra âm thanh) (của chim)

Hí: (hoạt động) (phát ra âm thanh) (của ngựa)



13



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

×