1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Văn học - Ngôn ngữ học >

TRƯỜNG TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA THUỘC NHÓM TỪ PHI ĐỊNH DANH CHỈ CẢM XÚC, THÁI ĐỘ TRONG CÁC SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN QUANG SÁNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (879.94 KB, 117 trang )


Thán từ không nguyên dạng (hay thán từ vay mượn) là những từ có ý

nghĩa từ vựng rõ được mượn dùng một mình hoặc dùng ghép với thán từ

nguyên dạng để bày tỏ sự cảm thán và tình cảm. Chúng ta thường gặp những

từ ngữ như: trời, trời ơi, trời phật ơi, cha mẹ ơi, làng nước ơi, tội nghiệp, khổ

thân nó, gớm, gớm chưa, chết, hoan hô, hoan nghênh, muôn năm,...

Ví dụ:

- Chết, có khi anh ấy quên cuộc hẹn rồi.

- Gớm, tôi chẳng thiết tha gì cái chức đó.

- Trời ơi, làm gì mà giờ mới tới chứ.

3.1.2.3 Từ gọi – đáp

Từ gọi đáp là từ dùng để thu hút chú ý của người khác hay đáp lại lời gọi

của người khác. Từ gọi – đáp không phản ánh tình cảm trực tiếp nhưng vẫn

gián tiếp diễn đạt được tình cảm khi người nói chọn dùng chúng.

Những từ dùng để gọi thường gặp: hỡi, cùng, ơi, ới, bớ, này, nè, ê,...

Ví dụ:

- Hỡi đồng bào cả nước!

- Anh ơi.

- Ê lại đây.

Những từ dùng để đáp thường gặp: vâng, ừ, dạ, hử, ơi,...

Ví dụ:

- Dạ mẹ gọi con ạ.

- Vâng, tôi sẽ làm.

- Hử, cậu vừa nói gì vậy.

3.1.3 Vị trí

Ứng với từng loại thán từ sẽ có những vị trí xuất hiện khác nhau

trong câu. Đối với thán từ gần nguyên dạng, chúng thường giữ vị trí ở đầu

câu. Ví dụ:



96



- Ôi, cuối cùng tôi đã hoàn thành luận văn này.

- Á, chân tôi đau quá.

- Ái chà, nhìn tô phở ngon quá.

Một số trường hợp thán từ tách riêng thành một câu và đi kèm với dấu

chấm than. Ví dụ:

- A ! Anh ấy đến rồi này.

- Ối! Sao bây giờ anh vẫn chưa dậy.

- Eo ôi! Cái giếng này nhìn sâu quá.

Đối với thán từ không nguyên dạng, đại đa số chúng giữ vị trí đầu câu.

Ví dụ:

- Trời ơi, con với chả cái.

- Gớm, cậu mà cũng đi vay tiền à.

- Chết chƣa, sao giờ cậu mới làm bài tập.

Đối với từ gọi – đáp, chúng thường đứng đầu hoặc cuối câu. Ví dụ:

- Hỡi các thanh niên xung phong, hãy tiến về phía trước.

- Vâng! Chúng tôi sẽ chiến đấu hết mình.

- Này em, đừng quên làm bài tập nhé.

- Vâng ạ!

- Mẹ ơi, con về rồi này.

- Ừ, về rồi hả con.

Như vậy, dựa vào từng ngữ cảnh mà thán từ giữ những vị trí khác nhau.

Bản thân thán từ không có nghĩa cụ thể nhưng khi kết hợp với câu hoặc các

thành phần câu, chúng tạo nên sắc thái ý nghĩa cho câu.

3.2 Gía trị biểu đạt của trƣờng từ vựng – ngữ nghĩa thuộc nhóm từ

phi định danh trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng

Ngoài các từ ngữ, các đơn vị ngôn ngữ thuộc trường nghĩa cảm xúc, thái

độ của con người thì chúng tôi còn thống kê được một số lượng không nhỏ



97



thán từ. Xuất phát từ đặc điểm của thán từ là cảm xúc của chính chủ thể phát

ngôn, chúng tôi nhận thấy thán từ xuất hiện nhiều trong các lời thoại giữa các

nhân vật. Rất ít trường hợp thán từ là phát ngôn của người dẫn chuyện.

Qua thống kê các truyện ngắn và tiểu thuyết nằm trong tuyển tập Nguyễn

Quang Sáng, chúng tôi tìm được 391 lượt thán từ xuất hiện. Trong đó có 44

lượt thán từ gần nguyên dạng, 31 lượt thán từ không nguyên dạng và 316 lượt

thán từ gọi – đáp. Như vậy thán từ là từ gọi – đáp chiếm số lượng chủ yếu

trong các tác phẩm chúng tôi khảo sát. Đặc biệt là trong các tiểu thuyết: “Đất

lửa”, “Dòng sông thơ ấu” và “Cái áo thằng hình rơm”. Kết quả này cũng dễ

dàng giải thích bởi lẽ trong các truyện ngắn, số lời thoại của các nhân vật

không nhiều như trong tiểu thuyết. Hệ thống nhân vật trong các tiểu thuyết có

số lượng lớn và họ cũng được khai thác qua lời thoại rất nhiều.

Thán từ được sử dụng trong các sáng tác của Nguyễn Quang Sáng được

phân loại theo ba dạng sau:

Dạng 1: thán từ gần nguyên dạng. Loại này gồm một số từ như: ôi, ối, a,

á, hả, hừ, hừm, ô, ồ, ừm, hử, chà, ủa...Chúng tôi nhận thấy thán từ loại này

giống tiếng kêu và là phản xạ có điều kiện của con người. Đó có thể là sự bất

ngờ, ngạc nhiên trước một sự việc, đối tượng nào đó. Do đó nó không mang

tính chủ ý mà mang tính tức thời.

Dạng 2: thán từ không nguyên dạng. Loại này gồm các từ: trời, trời ơi,

khổ thiệt, tội nghiệp, khoan...Những từ này được sử dụng như thói quen,

mang tính chất của quán ngữ.

Dạng 3: từ để gọi – đáp. Gồm các từ như: ơi, à, nè, này, kia, thưa, ê...Các

từ này cho chúng ta thấy được một số thông tin về nhân vật giao tiếp như: tuổi

tác, vị thế, quan hệ. Đồng thời, chúng chứa đựng những sắc thái tình cảm

khác nhau.



98



Qua việc dùng thán từ đặt vào câu nói của các nhân vật, Nguyễn Quang

Sáng lại một lần nữa làm rõ hơn cảm xúc, tâm lí của nhân vật. Cảm xúc đó có

khi là sự ngạc nhiên:

- Trời! Thằng Trọng! Cháu đi đâu một tháng trời nay hả?

(Ông Năm Hạng, tr. 27)

Đó là sự bất ngờ, ngạc nhiên đến sửng sốt của ông Năm Hạng khi gặp lại

Trọng sau một thời gian Trọng không xuất hiện. Tác giả đã không cần diễn tả

nhiều bằng các từ ngữ định danh mà chỉ cần đặt thán từ không nguyên dạng ở

đầu câu, người đọc đã có thể thấy được tâm lí bất ngờ của nhân vật.

Trong truyện ngắn Chị xã đội trưởng, khi nhân vật Dung nhìn thấy lá cờ

sau buổi hội nghị, cảm xúc của cô là sự ngạc nhiên pha lẫn sự vui sướng:

- Trời ơi, cờ! Đẹp quá!

(Chị xã đội trưởng, tr. 63)

Cũng có trường hợp thán từ trời không được dùng để diễn tả cảm xúc bất

ngờ mà lại dùng để diễn tả nỗi lo sợ, nỗi đau của nhân vật:

- Trời! Chết hết con tôi rồi!

(Người đàn bà Tháp Mười, tr. 81)

Ở ngữ cảnh này, người mẹ đứng từ xa nhìn về phía nhà mình, nơi ấy có

những đứa con nhỏ đang bị bom đạn dội xuống. Cảm xúc lúc này của nhân

vật qua thán từ trời là sự trộn lẫn giữa sự lo lắng, sự sợ hãi, sự đau đớn khi

những đứa con đang bị bom đạn đe doạ.

Đến với truyện ngắn “Bông cẩm thạch”, Nguyễn Quang Sáng cũng đặt

thán từ trời vào lời thoại của nhân vật nhưng nó lại nhằm mục đích diễn tả

cảm xúc tức giận, thù hận của cô Mì:

- Trời ơi! Vì sau này bà lấy một thằng chồng Việt gian

(Bông cẩm thạch, tr. 100)



99



Trong tiểu thuyết Đất lửa, một lần nữa thán từ trời xuất hiện. Nguyễn Quang

Sáng tập trung thể hiện những mâu thuẫn, giằng xé trong nhân vật lão Trịnh:

- Trời!

(Đất lửa, tr. 523)

Khác với các trường hợp trên, ở ngữ cảnh này, thán từ đứng một mình và

tạo thành một câu. Do đó, để hiểu được cảm xúc mà nó biểu hiện, người đọc

cần có sự liên hệ, liên kết với các câu trước để thấy được cảm xúc chủ đạo

của nhân vật.

Một số trường hợp tác giả sử dụng thán từ gần nguyên dạng nhằm diễn

tả cảm xúc nhiều cung bậc của nhân vật:

- A! A! Cây súng của má! Cây súng của má hả?

(Người đàn bà Tháp Mười, tr. 82)

Thán từ này gần như là tiếng kêu của cảm xúc vỡ oà. Đó là sự ngạc

nhiên xen lẫn vui sướng, tỏ ra thú vị của đứa bé khi nhìn thấy cây súng của

mẹ. Nguyễn Quang Sáng đã rất tài tình khi nắm bắt được tâm lí trẻ thơ và gán

cho chúng những tình cảm phù hợp với lứa tuổi, ngữ cảnh. Sự tò mò của một

đứa trẻ được bộc lộ qua thán từ “A” là hoàn toàn hợp lí.

Cũng là thán từ “A” nhưng trường hợp sau đây tác giả lại sử dụng với

mục đích diễn tả cảm xúc khác :

- A!...mày muốn theo bọn nó rồi hả?

(Đất lửa, tr. 474)

Khi nhân vật Hiếu – con của lão Trịnh tỏ ra bất bình trước việc cha mình

giết Sáu Sỏi, anh đã nói những lời trách móc cha mình. Thấy sự phản đối của

Hiếu, lão Trịnh đã đáp lại như thế. Thán từ “A” lúc này không còn có tác

dụng diễn tả sự bất ngờ, ngạc nhiên mà đã chuyển sang để diễn tả sự tức giận

có pha sự đe doạ với tư cách một người cha với đứa con.

Trong truyện ngắn “Chị xã đội trưởng” có đoạn tác giả tái hiện lại cảnh

nhân vật Khương định rút súng bắn lính Tây thì bất chợt có tiếng hét lớn:



100



- Khoan! đừng bắn

(Chị xã đội trưởng, tr. 64)

Thán từ khoan trong trường hợp này giữ một vai trò quan trọng. Nó thể

hiện thái độ dứt khoát, không đồng tình của nhân vật. Ngoài ra, thán từ này

còn cho ta thấy rằng hành động này chỉ là tạm thời bị ngừng lại chứ không

phải là không thực hiện.

Bên cạnh thán từ gần nguyên dạng và không nguyên dạng, tác giả còn sử

dụng một số lượng lớn từ gọi – đáp để làm sinh động và tăng thêm sức hấp

dẫn cho tác phẩm. Nếu những câu chuyện chỉ được tái hiện bởi lời của người

dẫn chuyện thì nội dung sẽ rất đơn điệu. Hơn nữa, khi đặt vào nhân vật của

mình những từ gọi – đáp, tác giả sẽ cho người đọc thấy được mối quan hệ

giữa các nhân vật, sắc thái tình cảm thông qua các đối thoại chứa từ cảm thán:

- Nè chú! đem về rừng mới, cũng chưa chắc gì nó được gáy đâu. Có

chuyện gì thì mấy chú hấp rượu nó thôi. Mình đi rồi sợ gì lộ bí mật nữa!

Cháu thả cho nó tự do nghe chú?

(Con gà trống, tr. 124)

Nếu không có thán từ “nè” thì câu nói của nhân vật chỉ đơn thuần là một

yêu cầu. Song, khi đặt vào câu nói thán từ “nè”, nó cho ta thấy mối quan hệ

thân tình, gần gũi giữa hai nhân vật. Đồng thời cho thấy đó dường như là một

lời thỉnh cầu thay vì yêu cầu.

Có những trường hợp người nói sử dụng từ để gọi nhưng không hẳn yêu

cầu đáp lại. Đó là trương hợp sau:

- Hỡi bà con bổn đạo!

(Đất lửa, tr. 547)

Không giống như từ dùng để gọi đứng ở cuối câu như “ơi”, thán từ

“hỡi” dùng để gọi nhưng không hẳn là người nghe phải trả lời. Nó là phương

tiện để nhấn mạnh, thu hút sự chú ý. Đồng thời khi tác giả sử dụng từ ấy,



101



người đọc có thể nhận ra mức độ quan trọng của sự việc sắp được nói ra. Nó

mang không khí trang nghiêm và thể hiện uy quyền của người phát ngôn.

Có những lời thoại cho ta thấy được cách giao tiếp suồng sã của người

dân Nam Bộ:

- Ê nhỏ! Ngồi xích lại đây tao kể cho nghe

(Dòng sông thơ ấu, tr. 670)

Thán từ “Ê” có thể có hoặc không có mà không làm thay đổi nội dung của

câu. Song, có nó thì sắc thái tình cảm giữa các nhân vật sẽ rõ ràng hơn. Cụ thể

là trong trường hợp này, người đọc thấy được mối quan hệ giữa hai nhân vật là

quan hệ gần gũi, không khách sáo và vai vế của người nói cao hơn người nghe.

Nhìn chung, trong những tác phẩm chúng tôi khảo sát, Nguyễn Quang

Sáng đã tận dụng triệt để thán từ. Thán từ mà nhà văn sử dụng vừa mang đặc

điểm chung, vừa mang nét riêng. Nét riêng ấy chính là đặc trưng về vùng,

miền. Chẳng hạn như có một số ngữ cảnh tác giả dùng từ đáp là “dà” thay

cho “dạ”. Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa là nghĩa sự việc và nghĩa

tình thái. Nghĩa tình thái cho chúng ta thấy được tình cảm, thái độ, sự đánh

giá, nhận xét của chủ thể phát ngôn với sự việc được nói đến hoặc với chính

người nghe. Thán từ trong các sáng tác của Nguyễn Quang Sáng đã thực sự

phát huy được vai trò của mình, đó là thể hiện cảm xúc, thái độ của nhân vật

với sự việc và nhân vật này với nhân vật kia. Qua đó, tác giả làm nổi bật được

tư tưởng của chính mình gửi gắm qua từng tác phẩm.

3.3 Đặc điểm phong cách ngôn ngữ Nguyễn Quang Sáng

Trong Từ điển tu từ - phong cách- thi pháp học, Nguyễn Thái Hòa định

nghĩa: Phong cách ngôn ngữ là những đặc trưng hoạt động bằng lời nói được

lặp đi lặp lại ở một người nào đó, ở một môi trường ngôn ngữ hay một cộng

đồng nào đó, có khả năng khu biệt với những kiểu ngôn ngữ khác; nói cách

khác, nó là tổng số những dấu hiệu khu biệt của các sự kiện lời nói trong giao



102



tiếp, phản ánh một cấu trúc bên trong và một cơ chế hoạt động ngôn ngữ.

Phong cách ngôn ngữ là sự tổng hợp mọi thủ pháp sử dụng, lựa chọn và kết

hợp các phương tiện thông báo bằng lời.

Theo Hoàng Phê, phong cách được hiểu là hình thể đặc biệt của những

nét ngôn ngữ được coi là đặc trưng cho một văn bản hoặc toàn thể các văn

bản. Phong cách còn được hiểu là hình thể đặc biệt của những nét ngôn ngữ

được coi là co phẩm chất mĩ học, đặc trưng cho một hoặc toàn thể các văn

bản…Phong cách bắt nguồn từ những sự lựa chọn khác nhau của người nói

trước nhiều cách diễn đạt mà ngôn ngữ của nó cung cấp. Phong cách ngôn ngữ

của một nhà văn chính là dấu ấn cá nhân của nhà văn ấy được thể hiện ở việc

lựa chọn và sử dụng ngôn từ để sáng tạo văn học. Mỗi một tác giả có một sở

trường riêng, sở thích riêng trong khả năng sử dụng ngôn từ…làm nên phong

cách ngôn ngữ văn chương riêng của họ, không ai lẫn với ai. Một tác giả lớn

phải là người tạo được cho mình một phong cách ngôn ngữ riêng đặc sắc .

Nguyễn Quang Sáng tập trung khai thác đề tài kháng chiến và trong đó

có một số tác phẩm nói nhiều về cuộc đấu tranh tôn giáo, đặc biệt là tiểu

thuyết Đất lửa – một tác phẩm chứa đựng nhiều mâu thuẫn, nhiều đấu tranh

nội tại tâm hồn con người. Song, có một điều không thể thiếu trong các tác

phẩm, đó là tình yêu. Tình yêu trong sáng tác của Nguyễn Quang Sáng muôn

màu muôn vẻ, đơn giản có, phức tạp có.

Nhìn chung văn Nguyễn Quang Sáng không phải là loại văn óng mượt

hay quá trau chuốt, chỉ trừ một số đoạn nhà văn triết lí về con người và cuộc

sống. Chúng tôi lấy ví dụ sau:

Tạo hoá sanh ra con người, nếu tạo hoá muốn ở ác với con người thì cái

ác cũng rất phải chăng. Nếu tạo hoá muốn cho một người nào đó phải câm,

câm, khổ lắm! Để cho người câm ấy đỡ khổ, tạo hoá cho người câm ấy điếc



103



luôn. Đã câm thì phải điếc, bởi vì nếu không nói được mà phairnghe, nghe

mà không nói được thì ức chết thôi

(Quán rượu người câm, tr. 86)

Hoặc:

Đừng thấy dòng sông lặng lẽ mà bảo dòng sông không có sóng. Sóng

đang nổi lên từ dưới đáy, người ta gọi là sóng ngầm

(Quán rượu người câm, tr. 90, 91)

Văn của Nguyễn Quang Sáng bình dị mà trong sáng. Nhiều người nhận

xét: Nguyễn Quang Sáng có biệt tài kể chuyện. Bằng lối văn mộc mạc, anh cứ

thủ thỉ kể hết cuộc tình này đến cuộc tình khác như một người nông dân Nam

Bộ kể chuyện đời xưa. Ấy vậy mà với những trang viết mộc mạc, bình dị ấy,

Nguyễn Quang Sáng đã chạm tới những rung động vi nhiệm của tình yêu.

Qua khảo sát một số tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng, chúng tôi thấy

rằng khi viết về tình yêu, nhà văn đi sâu khai thác tận cùng ngõ ngách tâm tư,

tình cảm của nhân vật, cho dù đó là những cung bậc sâu thẳm nhất trong tâm

hồn. Những cuộc tình trong các tác phẩm của ông như một thứ lửa thử vàng.

Tình yêu được thử thách qua những xung đột gay gắt, huyền hoặc của tôn

giáo và qua thiên nan vạn khổ của bão táp chiến tranh. Nguyễn Quang Sáng

luôn đặt nhân vật của mình trong những giằng xé, mâu thuẫn giữa cái chung và

cái riêng, giữa hi sinh và đấu tranh. Chẳng hạn trong truyện ngắn “Tên của đứa

con”, nhân vật cô Bảy đã có những giây phút đấu tranh với chính bản thân

mình về việc nên chịu tiếng oan để thực nhiệm vụ bí mật hay nên nói rõ việc

Phong (chồng cô) chưa chết để rửa sạch mọi hiểu lầm của những người xung

quanh. Đặc biệt, nhân vật Hằng trong tiểu thuyết “Đất lửa” đã từng ngày sống

trong sự giằng xé, lo sợ, tự hỏi mình nên hay không nên đến với Phát, bỏ đạo

hay bỏ tình yêu...Qua ngòi bút miêu tả nội tâm đầy sắc sảo và chân thực của



104



Nguyễn Quang Sáng, người đọc đã thực sự nắm bắt được những tư tưởng, tình

cảm của nhân vật, đồng thời đó cũng chính là tư tưởng mà tác giả gửi gắm.

Một đặc điểm nữa trong phong cách của Nguyễn Quang Sáng, đó là

thông qua những câu chuyện về chiến tranh, tình yêu, ông ca gợi và làm

nổi bật phẩm chất hào hùng của nhân dân Nam Bộ suốt ba mươi năm đấu

tranh giữ nước.

Nhiều người cầm bút, trong đó có nhà văn Tô Hoài đã nhận xét: Các tác

phẩm của anh rất Nam Bộ. Đúng, dù ở xa hay gần, cái hồn Nam Bộ cứ ẩn

tàng trong tâm thức của anh. Tiếng rì rào của dòng sông Cửu Long, tiếng xào

xạc của cây lá trong mùa gió chướng, tiếng lóc cóc của vó ngựa trên đường

làng cứ âm vang trong tâm trí anh...

Về ngôn ngữ, chúng tôi nhận thấy Nguyễn Quang Sáng ít sử dụng từ địa

phương mà chủ yếu sử dụng từ toàn dân. Song, những từ toàn dân này không

cầu kì, hoa mĩ mà rất gần gũi, bình dị. Nó chứa đựng lời an tiếng nói của nhân

dân. Từ ngữ chỉ cảm xúc, thái độ mà nhà văn sử dụng trong các tác phẩm có

sự kế thừa và đồng thời cũng có sự sáng tạo. Nguyễn Quang Sáng đã mang lại

cái nhìn mang tính dân tộc thông qua hệ thống thành ngữ như: nóng như lửa,

giận lộn ruột gan, thương đứt ruột gan, mặt xanh như tàu lá chuối, buồn thúi

ruột, nóng như lửa đốt, đỏ mặt tía tai, bán tín bán nghi, ruột thắt gan bào, đỏ

ngầu như mắt cá chày, nặng như đá, mất hồn mất vía, ngượng chín người,

sống để bụng, chết mang theo,...Những thành ngữ này mang tính khái quát và

biểu trưng cao, tạo cho trang văn của Nguyễn Quang Sáng giàu hình ảnh, giàu

sức gợi, tinh tế và ấn tượng.

Cách dùng từ trên chúng ta khó có thể bắt gặp ở nền văn học của một

nước khác. Bởi lẽ nó là sự kế thừa những quan niệm, nhận thức, tư duy và văn

hoá của người Việt bao đời.

Văn Nguyễn Quang Sáng thường tạo những bất ngờ thú vị cho người đọc.



105



Tác phẩm của ông giàu kịch tính. Có những câu chuyện người đọc phải ngỡ

ngàng trước những tình tiết làm thay đổi cả diễn biến truyện. Chẳng hạn như

truyện ngắn “Chiếc lược ngà” với sự thay đổi thái độ của nhân vật Thu, với cuộc

gặp gỡ tình cờ mà định mệnh giữa Thu và chú Ba; là mối quan hệ giữa Linh Đa

và Lợi trong truyện ngắn “Linh Đa”; là sự giả vờ câm của ông chủ quán rượu

trong “Quán rượu người câm”; là sự hi sinh của người mẹ trong “Bông cẩm

thạch”; bí mật về đứa con trong “Tên của đứa con”...Với cách viết lôi cuốn, hấp

dẫn, Nguyễn Quang Sáng đã mang đến cho người đọc những bất ngờ đầy thú vị.

Đối với thể loại tiểu thuyết, Nguyễn Quang Sáng không đi theo trật tự

tuyến tính thời gian. Ông khai thác theo dòng cảm xúc của nhân vật, có sự đan

xen giưa quá khứ, hiện tại và tương lai. Đó là một phong cách viết rất hiện đại.

Nó mở ra cho người đọc những suy ngẫm, liên tưởng và vì thế mà người đọc

như được hoà mình, trải lòng mình ra cùng với tâm tư của nhân vật.

Bên cạnh những từ ngữ vốn dĩ là từ chỉ cảm xúc, Nguyễn Quang Sáng

còn phát huy hết giá trị của từ bằng cách tạo cho chúng phạm vi sử dụng rộng

lớn hơn. Đó là các trường hợp sau:

“Lão thấy người như đang rụng dần”

(Đất lửa, tr. 472)

“Hằng thấy chới với và mắt tối sầm lại”

(Đất lửa, tr. 491)

Ngoài ra còn một số từ như: tấy, rợn, sôi, trơ, xon xót, ... Đó đều là

những từ đã được chuyển trường nhằm tạo cách nói độc đáo, mới lạ và hình

tượng hơn.

Một điều đặc biệt mà chúng tôi nhận ra sau khi khảo sát các sáng tác của

Nguyễn Quang Sáng là ông thường xuyên có những đoạn miêu tả dòng sông

Cửu Long. Và cách miêu tả của ông dành cho đối tượng này đậm chất nhân



106



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

×