1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Văn học - Ngôn ngữ học >

2 Phân loại theo từ loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (879.94 KB, 117 trang )


trường hợp có hình thức của cả động từ và tính từ như: hả hê, sốt sắng, hăm

hở, hí hửng…; 42 trường hợp có hình thức của cả danh từ và động từ như: thù

hằn, mơ ước, hãnh diện, ước ao, hiềm thù,…; 4 trường hợp có hình thức của

cả tính từ và danh từ như: hạnh phúc, hy vọng, cảm tình, ước mộng. Chính vì

sự nhập nhằng này, để xác định được từ loại của những từ thuộc các trường

hợp trên, chúng tôi dựa vào khả năng kết hợp, chức năng ngữ pháp và ngữ

cảnh cụ thể. Kết quả thu được như sau:

2.2.1 Danh từ - ngữ danh từ

Khảo sát các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, chúng tôi

thống kê được 20 danh từ, xuất hiện ở 175 ngữ cảnh và 94 ngữ danh từ, xuất

hiện ở 197 ngữ cảnh.

Những danh từ chỉ tình cảm, thái độ được dùng trong các sáng tác của

Nguyễn Quang Sáng là: cảm tình, thích thú, hạnh phúc, mơ ước, thiện cảm,

hy vọng…

Ngữ đoạn danh từ chỉ tình cảm, thái độ được cấu tạo bằng cách ghép vị

từ với các danh từ khái quát, danh từ đơn vị hoặc số từ như: nỗi, niềm, cái,

những, cơn, vẻ, mối…Đây là dạng điển hình của ngữ đoạn danh từ chỉ cảm

xúc, thái độ trong tiếng Việt. Ví dụ: niềm vui, niềm hạnh phúc, nỗi buồn, cái

đau đớn, cơn giận, mối thù… Số lượng này có khoảng 94 đơn vị với số lần sử

dụng là 197 lần, chủ yếu là sử dụng trong tiểu thuyết, nhiều nhất là tiểu thuyết

Đất lửa. Các tác phẩm còn lại tuy có sử dụng nhưng số lượng không nhiều.

Trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng có những trường hợp

tác giả sử dụng các ngữ danh từ, ngữ động từ, ngữ tính từ để diễn đạt cho thái

độ, tình cảm của nhân vật. Trường hợp này khá đặc biệt, dù không diễn tả trực

tiếp nhưng người đọc vẫn cảm nhận được tâm lý của nhân vật. Đó là việc tác

giả dùng những từ chỉ sự thay đổi hoặc những phản ứng về mặt sinh học

chuyển sang chỉ cảm xúc của con người. Cách dùng này gợi ấn tượng rất



58



mạnh đối với người đọc. Chẳng hạn như: giận đến lộn cả ruột gan; thương

đến đứt ruột, đứt gan; ruột gan thắt lại; tim nhói đau; ứa nước mắt; mặt tái

xanh, môi tím ngắt; đỏ mặt tía tai; đôi mắt nóng ran; tim phập phồng; bủn

rủn cả tay chân…Vấn đề này chúng tôi sẽ nói rõ hơn ở phần sau.

Các danh từ và ngữ danh từ ngoài chức năng định danh còn có vai trò

miêu tả, nhận xét, đánh giá thái độ, tình cảm của nhân vật cũng như hoàn

cảnh gắn liền với nhân vật.

BẢNG THỐNG KÊ NGỮ DANH TỪ TRONG CÁC SÁNG TÁC

CỦA NGUYỄN QUANG SÁNG

Ngữ danh từ



STT



Số lần xuất hiện



1



Cái đau đớn



3



2



Cái nhói đau



1



3



Cái thích thú



1



4



Cái tình



1



5



Cái tình nghĩa



1



6



Cái tức giận



1



07



Cái vẻ buồn



1



8



Cái vui



1



9



Cơn đau đớn



1



10



Cơn giận



4



11



Cơn nóng



3



12



Cơn tức tối



1



13



Cuộc vui



2



14



Lòng mến phục



1



15



Lòng mong nhớ



2



16



Lòng thương tiếc



1



59



17



Mối căm thù



5



18



Mối cựu thù



1



19



Mối lo sợ



3



20



Mối thù



4



21



Một đau đớn



1



22



Một niềm vui



1



23



Nét đau đớn



1



24



Nguồn vui



1



25



Những bực dọc



1



26



Niềm hạnh phúc



2



27



Niềm hy vọng



3



28



Niềm kiêu hãnh



2



29



Niềm mơ ước



1



30



Niềm tin



5



31



Niềm vinh hạnh



1



32



Niềm vui



10



33



Niềm vui sướng



1



34



Niềm xúc động



4



35



Nỗi ân hận



1



36



Nỗi bực



1



37



Nỗi bùi ngùi



2



38



Nỗi buồn



18



39



Nỗi buồn khổ



1



40



Nỗi buồn nản



1



41



Nỗi cô đơn



2



42



Nỗi đau



2



60



43



Nỗi đau đớn



11



44



Nõi đau khổ



6



45



Nỗi đau xót



1



46



Nỗi giận



1



47



Nỗi hối hận



1



48



Nỗi khổ



1



49



Nỗi khổ tâm



1



50



Nỗi lo



1



51



Nỗi lo lắng



1



52



Nỗi mừng



1



53



Nỗi nhớ



2



54



Nỗi nhục nhã



1



55



Nỗi thất vọng



1



56



Nỗi u sầu



1



57



Nỗi ưu phiền



1



58



Nỗi vui mừng



1



59



Nỗi xúc động



2



60



Sự bất bình



1



61



Sự bực bội



1



62



Sự chán chường



1



63



Sự lo lắng



1



64



Sự vui mừng



1



65



Sự xúc động



1



66



Tấm lòngyêuthương



1



67



Thú vui



1



68



Tin mừng



2



61



69



Tin vui



4



70



Tình thương yêu



1



71



Tính tò mò



3



72



Vẻ bực dọc



2



73



Vẻ buồn



1



74



Vẻ căm hờn



1



75



Vẻ chán chường



1



76



Vẻ cợt nhã



2



77



Vẻ đau khổ



2



78



Vẻ hài lòng



2



79



Vẻ hãnh diện



2



80



Vẻ hốt hoảng



1



81



Vẻ khiêm nhường



1



82



Vẻ kinh ngạc



2



83



Vẻ lo âu



2



84



Vẻ lo lắng



1



85



Vẻ ngạc nhiên



3



86



Vẻ sợ sệt



3



87



Vẻ suy tư



1



88



Vẻ thân ái



3



89



Vẻ thích thú



3



90



Vẻ tò mò



2



91



Vẻ trân trọng



2



92



Vẻ tự hào



6



93



Vẻ ưu tư



1



94



Vẻ xúc động



2



62



2.2.2 Động từ - ngữ động từ

Qua thống kê, chúng tôi tìm được 106 đơn vị từ vựng chỉ tình cảm, thái

độ là động từ trong các sáng tác của Nguyễn Quang Sáng mà chúng tôi khảo

sát. Số lượng này chiếm tỉ lệ 23 %. Tỉ lệ này không cao.

Trong sáng tác của mình, Nguyễn Quang Sáng đã sử dụng những từ ngữ

chỉ cảm xúc, thái độ là động từ như: ghen, ghét, ganh tỵ, lo lắng, hả hê, hối

lỗi, mê mẩn, mong, mong mỏi, mong nhớ, mong muốn, tự tin, nổi giận, kính

phục, chần chừ, hoảng hốt…

Về ngữ động từ, chúng tôi nhận thấy có 2 dạng cơ bản sau:

Dạng thứ nhất: là những ngữ đoạn mang tính lâm thời trong câu. Đó là

trường hợp động từ kết hợp với các từ khác để cụ thể hoá mức độ, tính chất

của tình cảm được nói đến của nhân vật như: cứ day dứt [tr. 21], thù nhơ oán

chạ [tr. 19], khấp khởi mừng [tr. 23], giận quá [tr. 37], chợt nhớ [tr. 46], bỗng

phập phồng [tr. 47], đầy tự hào [tr. 51], phập phồng lo sợ [tr. 367]… Số

lượng đơn vị này chiếm đa số trong các tác phẩm.

Dạng thứ 2: là những ngữ động từ cố định mang tính thành ngữ. Chúng

được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp của người Việt, mang đậm văn hoá và

tri nhận của người Việt Nam. Cụ thể như: đỏ mặt tía tai, đứt ruột đứt gan,

buồn thúi ruột, ngượng chín người, đau nhói ruột gan, ruột thắt gan bào, ruột

gan như cháy, bán tín bán nghi, ruột gan như lửa đốt, giận tím mặt, đau cắt

từng đoạn ruột,…Số lượng này xuất hiện không nhiều và chúng thường diễn

tả tình cảm tiêu cực của nhân vật.

Trong số những động từ được dùng trong các tác phẩm của Nguyễn

Quang Sáng, ông đặc biệt sử dụng nhiều lần các từ: nhớ (271 lần), tin (112

lần), yêu (139 lần). Điều này cho thấy nhân vật mà nhà văn xây dựng có

đời sống nội tâm gắn liền với những hoài niệm, kỷ niệm trong quá khứ.

Với họ, cuộc sống dù bị chiến tranh chi phối nhưng niềm tin và tình yêu



63



vẫn là những yếu tố quan trọng trong cuộc sống, quyết định mối quan hệ

giữa người với người.

2.2.3 Tính từ - ngữ tính từ

Theo thống kê, chúng tôi thu được 351 đơn vị từ vựng chỉ cảm xúc, thái độ

là tính từ và ngữ tính từ, chiếm tỉ lệ 76,1 %. Các đơn vị này có đặc điểm sau:

Tính từ chiếm đa số, những tính từ được sử dụng nhiều là: băn khoăn,

buồn, buồn rầu, đau, đau đớn, đau khổ, vui, vui sướng, gượng, sợ, mừng, hối

hận, bình tĩnh, lạnh lùng, buồn hiu, buồn bã, bực dọc, bâng khuâng, bực bội,

bỡ ngỡ, buồn tênh, bồi hồi, cay đắng, chua xót…

Tính từ được sử dụng trong các sáng tác của Nguyễn Quang Sáng chủ

yếu là các từ ghép và từ láy. Ví dụ như các từ ghép: cay đắng, chua xót,

hoang mang, khách sáo, kinh ngạc, nóng lòng, …Tính từ là từ láy chiếm đa

số như: phập phồng, ngượng ngùng, niềm nở, ngao ngán, ngài ngại, khuây

khoả, lạnh lùng, khoan khoái, hững hờ, hồi hộp…Chỉ có một số lượng ít tính

từ là từ đơn như: buồn, khoái, nản, chán, ngại, đau, rối, sợ, thẹn, tủi, tức,

ức…Xét về tỉ lệ thì 26 % tính từ chỉ cảm xúc, thái độ là từ đơn, 33 % là từ

ghép và 41 % là từ láy. Như vậy, số lượng tính từ chỉ cảm xúc trong sáng tác

của Nguyễn Quang Sáng nhiều nhất vẫn là từ láy.

Ngữ tính từ chỉ cảm xúc trong các tác phẩm mà chúng tôi khảo sát chiếm

một số lượng khá ít. Chủ yếu là dạng kết hợp tương đối ổn định giữa hai từ

đơn như: lạnh người, ngẩn người, nổi điên, nổi nóng, nổi quạu, nôn nóng,

nóng lòng, rùng mình, rung động, sốt ruột, sốt sắng, vừa lòng, yên lòng…

Trường hợp ngữ tính từ có số lượng từ lớn hơn hai có 23 trường hợp: lo

nơm nớp, nơm nớp lo sợ, buồn đờ đẫn, đỏ mặt tía tai, mặt tái xanh, môi tím

ngắt, tim thót lại, bán tín bán nghi, lòng se thắt, mặt xanh như tàu lá chuối,

ruột thắt gan bào, đứt ruột đứt gan, buồn đến đứt ruột, má đỏ bừng, đỏ ngầu

như mắt cá chày, đầu nặng như đá, mặt nóng ran, rờn rợn nổi gai, xé cả ruột



64



gan, mất hết hồn vía, môi tím bầm, giận lộn ruột gan, ruột gan như cháy,

sống để bụng chết mang theo. Trong đó có 7 trường hợp là ngữ cố định.

Một số trường hợp ngữ tính từ được kết hợp bằng cách kết hợp một động

từ với từ đáng ở trước như: đáng ghét, đáng yêu, đáng thương…

Như vậy, trong các sáng tác của Nguyễn Quang Sáng, số lượng tính từ

và ngữ tính từ chỉ tình cảm, thái độ xuất hiện khá nhiều. Các từ này có tác

dụng rất lớn trong việc giúp tác giả chuyển tải những tâm tư, tình cảm, cảm

xúc phức tạp, đa chiều của nhân vật. Đồng thời, trong một số trường hợp, ta

có thể thấy được sự đấu tranh trong chính tư tưởng của nhân vật khi rơi vào

những tình huống mà bản thân không thể làm chủ được cảm xúc của mình.

BẢNG PHÂN LOẠI CÁC TỪ CHỈ TÌNH CẢM, THÁI ĐỘ TRONG

CÁC SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN QUANG SÁNG THEO

TIÊU CHÍ TỪ LOẠI

Danh từ



Động từ



Tính từ



Ngữ danh từ



Ngữ động từ



Ngữ tính từ



SL



TL



SL



TL



SL



114



18,6%



146



23,8%



352



TL

57,5%



2.3 Phân loại theo ngữ nghĩa

Khi phân loại các từ chỉ cảm xúc, thái độ dựa trên tiêu chí ngữ nghĩa,

chúng tôi dựa vào tính tích cực và tiêu cực của từ. Theo đó, chúng có thể

được phân chia làm nhiều tiểu loại nghĩa. Căn cứ vào việc cảm xúc đó tác

động như thế nào đến chủ thể chứa nó mà chúng ta có thể đánh giá đó là từ

chỉ cảm xúc tích cực hay tiêu cực. Tuy nhiên, có một tiểu loại nghĩa ở vị trí

trung gian, chúng tôi gọi đó là từ ngữ chỉ cảm xúc trung hoà. Những trạng

thái tâm lý, tình cảm được đánh giá là tốt, phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng

của con người, làm cho con người cảm thấy hài lòng là tích cực. Ngược lại,

những trạng thái tâm lý, tinh cảm không phù hợp với nguyện vọng, sở thích,



65



quan điểm của của chủ thể chứa nó và với mọi người thì được gọi là tiêu cực.

Trường hợp trung hoà là khi trạng thái, cảm xúc đó không hoàn toàn phù hợp

với nguyện vọng nhưng cũng không gây sự khó chịu đối với đối tượng.

2.3.1 Từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ tích cực

Khảo sát các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Quang Sáng chúng tôi thu

được 1068 lượt từ ngữ chỉ cảm xúc, thái độ tích cực, chiếm 22,5%.

Những từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ tích cực thuộc về những tiểu nhóm

cơ bản sau:

Nhóm vui gồm những từ ngữ chỉ biểu thị trạng thái tâm lý, tình cảm

thích thú, hài lòng, đúng nguyện vọng của chủ thể chứa cảm xúc đối với sự

vật, sự việc, hiện tượng được nói đến. Cụ thể là các từ sau:

vui, vui vẻ, vui sướng, vui thích, hí hửng, hớn hở, mừng, mừng rỡ, mừng

quýnh, phấn khởi, rộn rực, sung sướng, ….

Nhóm thoả mãn gồm những từ ngữ biểu thị trạng thái tâm lý, tình cảm

hài lòng, không có yêu cầu và đòi hỏi nào khác. Ví dụ:

hài lòng, bằng lòng, vừa lòng, vừa ý, thoả mãn, hả hê, hả dạ, …

Nhóm yêu gồm những từ ngữ biểu thị trạng thái tâm lý, tình cảm dễ chịu

khi tiếp xúc với một đối tượng nào đó, muốn gần gũi và thường sẵn sàng vì

đối tượng đó mà hết lòng. Ví dụ:

yêu, yêu thương, yêu thích, yêu mến, yêu quý, mến, quý,…

Nhóm tự hào gồm những từ ngữ biểu thị trạng thái tâm lý, tình cảm hài

lòng, hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có. Ví dụ:

tự hào, kiêu hãnh, hãnh diện, đắc chí, …

Nhóm trọng gồm những từ ngữ biểu thị trạng thái tâm lý đánh giá cao

đối tượng. Ví dụ:

trọng, nể. nể trọng, kính trọng, trân trọng, thán phục, thành kính,…

Nhóm thích gồm những từ ngữ biểu thị trạng thái tâm lý, cảm giác bằng

lòng, dễ chịu mỗi khi tiếp xúc với đối tượng nào hoặc làm việc gì, khiến

muốn tiếp xúc hoạc làm việc với đối tượng đó mỗi khi có dịp. Ví dụ:



66



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

×