1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Văn học - Ngôn ngữ học >

3 Sự kết hợp từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (879.94 KB, 117 trang )


hoạt động ngữ pháp của từ trong câu cụ thể, ta có thể xác định được đặc điểm

ý nghĩa ngữ pháp của từ. [8, tr.198]

Khi kết hợp các từ với nhau để tạo nên cụm từ và câu thì giữa chúng

hình thành các mối quan hệ ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp. Vì vậy, khi kết hợp

các từ lại với nhau ta cần thiết lập được quan hệ ý nghĩa hợp lý và quan hệ

ngữ pháp chuẩn của tiếng Việt. [8 , tr.192]

Muốn kết hợp được với nhau, các từ cần phải có sự tương hợp về ý

nghĩa. Sự tương hợp này có thể ở mức độ rất chặt chẽ, lúc đó gần như mỗi từ

chỉ có khả năng kết hợp với một từ duy nhất trong vốn từ vựng chung của

ngôn ngữ. Nếu kết hợp với các từ khác thì giữa chúng không thể hình thành

quan hệ ý nghĩa hoặc quan hệ ý nghĩa không thể chấp nhận được về mặt logic.

Tức là có những từ sử dụng được cho đối tượng này nhưng không thể sử dụng

cho đối tượng khác.

Chẳng hạn: Từ “cười” chỉ có thể kết hợp phía sau từ “miệng” mà không

thể kết hợp với các bộ phận khác trên cơ thể người như: mắt, mũi, tai, tay,

chân…và từ “cườ”i cũng không thể kết hợp với các từ chỉ sự vật khác như:

chó, mèo, xe, bút, sách…

Những từ có khả năng kết hợp hạn chế như vậy là những từ có nghĩa rất

cụ thể, xác định. Nghĩa của từ càng cụ thể, càng xác định thì sự kết hợp với

các từ khác càng hạn chế. Lý giải cho hiện tượng này, Đỗ Việt Hùng cho rằng

chính đặc trưng vị trí của nét nghĩa được hiện thực hoá đã quy định hoạt động

ngữ pháp của từ.

Ví dụ:

Sủa: (hoạt động) (phát ra âm thanh) (của chó)

Hót: (hoạt động) (phát ra âm thanh) (của chim)

Hí: (hoạt động) (phát ra âm thanh) (của ngựa)



13



Qua ví dụ trên ta thấy chính nét nghĩa cuối cùng đã quy định sự kết hợp

của các từ đang nói đến với những từ khác. Đó là lý do giải thích tại sao từ

“sủa , hót” và “hí” không thể kết hợp với bất kỳ từ nào mà cần phải kết hợp

một cách hợp lý và chính xác.

Ở đây chúng tôi không kể đến trường hợp cách kết hợp từ của các tác giả

trong các tác phẩm văn chương hay cách kết hợp từ có chủ ý trong giao tiếp

hàng ngày. Ví dụ như:

Hắn sủa lên mấy tiếng rồi phóng xe đi

Vợ tôi hót cả ngày…

Sự tương hợp về ngữ nghĩa giữa các từ dựa trên mối quan hệ giữa các sự

vật, các đối tượng hay hoạt động, trạng thái, tính chất mà từ gọi tên. Cho nên

khi các từ kết hợp với nhau không phản ánh đúng mối quan hệ thì sự kết hợp

đó là sai và không thể chấp nhận.

Ví dụ:

Trung Quốc hiên ngang đặt giàn khoan Hải Dương 981 lên vùng lãnh

thổ đặc quyền kinh tế của Việt Nam

Sở dĩ sự kết hợp trên là không thể chấp nhận vì theo Từ điển tiếng Việt

do Hoàng Phê chủ biên thì hiên ngang có nghĩa là: đường hoàng, tự tin, không

chịu cúi đầu khuất phục trước những sự đe doạ. Mặt khác, với nội dung của

câu, việc dùng từ hiên ngang cho Trung Quốc là hoàn toàn không hợp lý.

Trong trường hợp này, cần thay từ “hiên ngang” bằng từ “ngang nhiên” thì

mới phản ánh đúng, khách quan vấn đề.

Với sự phân tích trên, có thể khẳng định rằng sự kết hợp từ có quan hệ

chặt chẽ với sự lựa chọn từ: nếu lựa chọn từ đúng thì sự kết hợp từ được chấp

nhận, nếu chọn không đúng thì kết hợp sai. Tuy nhiên từ trong ngôn ngữ có

thể có nhiều nghĩa, và nghĩa của từ còn có sự chuyển hoá ngay trong quá trình

giao tiếp. Như chúng ta đã khẳng định nghĩa của từ luôn được xét ở hai trạng



14



thái là từ ở trạng thái tĩnh (bình diện hệ thống) và từ ở trạng thái động (hoạt

động). Do đó, có nhiều trường hợp nếu xét theo nghĩa gốc và tách rời khỏi

hoàn cảnh giao tiếp thì sự kết hợp từ đó là sai. Nhưng nếu xét theo nghĩa

chuyển hoá hay đặt trong hoàn cảnh diễn ra giao tiếp thì sự kết hợp đó là có

thể chấp nhận được.

Ví dụ:

Anh ấy tốn bao nhiêu tiền để chạy việc mà vẫn không được

Cậu cưa cô ấy lâu thế mà cô ấy không đổ à?

Nếu chỉ xét nghĩa của từ chạy và cưa ở trạng thái tĩnh thì ta có các định

nghĩa sau:

Chạy: (hoạt động) (người hoặc động vật) (di chuyển thân thể bằng

những bước nhanh)

Cƣa (1): (dụng cụ) (dùng để xẻ, cắt gỗ, kim loại và vật liệu cứng khác)

(lưỡi bằng thép mỏng, có nhiều răng sắc nhọn)

Cƣa (2): (hoạt động) (tác động vào sự vật) (chia sự vật thành nhiều phần)

Dựa vào nghĩa của từ ở trạng thái tĩnh thì sự kết hợp trên hoàn toàn

không thể chấp nhận được. Nhưng khi xét từ ở bình diện hoạt động, tức từ

trong quá trình sử dụng và chuyển nghĩa thì ta thấy các trường hợp trên

nghiễm nhiên được cộng đồng chấp nhận.

Từ những phân tích trên ta có thể thấy rằng: Sự kết hợp giữa các từ là

dựa trên cơ sở sự tương hợp về nghĩa của các từ và trên cơ sở mối quan hệ

trong thực tế giữa các đối tượng, hoạt động, tính chất…mà từ biểu thị. Do đó,

muốn kết hợp đúng cần có sự lựa chọn các từ thích hợp. Đồng thời, một sự

kết hợp đúng còn phụ thuộc vào sự hiện thực hoá nghĩa của từ (nghĩa nào

trong số các nghĩa của từ nhiều nghĩa được hiện thực hoá trong hoạt động

giao tiếp) và sự chuyển hoá nghĩa của từ (nghĩa chuyển hoá có thể thích hợp

với sự kết hợp mà nghĩa gốc lại không thích hợp)



15



1.4 Nét nghĩa

Vì nét nghĩa không được thể hiện ra bằng vỏ vật chất của từ, chúng được

phân xuất một cách gián tiếp trên cơ sở đối chiếu nghĩa của các từ khác nhau

nên quan niệm về nét nghĩa và cách xác định nét nghĩa chưa có sự thống nhất

giữa các nhà nghiên cứu.

V.G. Gak cho rằng: “Mỗi nét nghĩa là một sự thể hiện trong nhận thức

người bản ngữ những đặc điểm khác nhau tồn tại khách quan cho sự vật hoặc

được môi trường ngôn ngữ gán cho nó, và do đó, nó là khách quan với người

dùng”. Tuy nhiên, sự vật tồn tại với nhiều đặc điểm khác nhau. Vậy, đặc điểm

nào là nét nghĩa, đặc điểm nào không phải là nét nghĩa? Chẳng hạn tính chất

chuyển hoá thành hơi của nước ở một nhiệt độ nhất định có phải là nét nghĩa

của từ nước hay không? Định nghĩa về nét nghĩa của V.G. Gak khó có thể trả

lời được những câu hỏi như vậy.

Khi bàn về nét nghĩa, Hoàng Phê cho rằng nét nghĩa là những yếu tố ngữ

nghĩa chung cho nghĩa của các từ thuộc cùng một nhóm từ hoặc riêng cho

nghĩa của một từ, đối lập với nghĩa của những từ khác trong cùng một nhóm.

Nét nghĩa được diễn đạt bằng từ (hoặc tổ hợp từ). Bản thân mỗi nét nghĩa lại

cũng có thể coi như là nghĩa và cũng có thể phân tích thành những nét nghĩa.

Sự phân tích có thể tiếp tục cho đến khi đạt đến những yếu tố ngữ nghĩa cơ

bản, không còn có thể phân tích được nữa (gọi là những nghĩa vị). Tuy nhiên

tác giả cũng lưu ý rằng: Đó là nói trên lý thuyết chứ trong thực tế, sự phân

tích này vô cùng khó khăn, phức tạp.

Đỗ Hữu Châu trong các công trình nghiên cứu về từ vựng – ngữ nghĩa

tiếng Việt cho rằng: “Chỉ những thuộc tính nào tạo nên sự đồng nhất và đối lập

về mặt ngữ nghĩa giữa các từ thì thuộc tính đó mới trở thành nét nghĩa trong cấu

trúc nghĩa biểu niệm. Do đó, để phát hiện ra nét nghĩa, cần phải tìm ra những nét

nghĩa chung, đồng nhất trong nhiều từ rồi lại đối lập những từ có nét nghĩa



16



chung đó với nhau để tìm ra những nét nghĩa cụ thể hơn, cứ như vậy cho đến khi

chúng ta gặp những nét nghĩa chỉ có riêng trong một từ”. [2, tr. 117]

Quan niệm của Đỗ Hữu Châu rõ hơn so với quan niệm của V. G. Gak.

Nhờ đó, chúng ta có thể dễ dàng tìm được những nét nghĩa của từ.

Theo Đỗ Việt Hùng, ngôn ngữ là một hệ thống phức tạp. Một trong

những đặc điểm thể hiện sự phức tạp của ngôn ngữ là tính phân đoạn hai bậc.

Kết quả phân đoạn ở bậc một cho các đơn vị có tính hai mặt (vừa có mặt hình

thức, vừa có mặt nội dung), phân đoạn tiếp theo ở bậc hai cho kết quả là các

đơn vị một mặt (hoặc chỉ có mặt hình thức, hoặc chỉ có mặt nội dung).

Từ quan niệm của Đỗ Hữu Châu, Đỗ Việt Hùng đã so sánh các nét nghĩa

trong cấu trúc nghĩa của một từ với mô hình phân loại nghĩa từ vựng trong

một ngôn ngữ theo chủ đề và đi đến định nghĩa về nét nghĩa. Theo đó, giữa

cấu trúc các nét nghĩa trong một từ và mô hình phân loại từ vựng thành các

nhóm từ vựng – ngữ nghĩa có một sự tương ứng rõ rệt.

Để một từ có thể thuộc một nhóm nào đó, nó phải có đặc điểm mà dựa

vào đó, ta có thể xếp nó vào nhóm đó. Đặc điểm này chính là nét nghĩa trong

cấu trúc nghĩa biểu niệm của từ.

Như vậy, nét nghĩa có thể được định nghĩa là những phần nghĩa thể hiện

thuộc tính sự vật mà từ biểu thị, dựa vào đó mà từ có thể thuộc vào một trong

các nhóm từ vựng – ngữ nghĩa được phân chia theo chủ đề.

Theo đó, từ lưu giữ trong nghĩa của mình những thông tin về các nhóm

từ vựng – ngữ nghĩa ở các cấp độ khác nhau mà nó thuộc vào. Trong đó,

thông tin về mỗi nhóm là một nét nghĩa. Lý tưởng nhất là số lượng nét nghĩa

trong cấu trúc nghĩa biểu niệm của một từ bằng đúng số nhóm từ vựng – ngữ

nghĩa mà nó thuộc vào [13 ,tr. 66]. Mỗi nét nghĩa sẽ phản ánh một đặc trưng

nhất định của sự vật, hiện tượng trong thế giới được gọi tên và đồng thời mỗi



17



nét nghĩa luôn chiếm một vị trí nhất định trong cấu trúc lời giải nghĩa. Theo

đó, nét nghĩa sẽ có hai đặc trưng là đặc trưng bản chất và đặc trưng vị trí.

Chẳng hạn khi xét từ “máy bay”, ta sẽ có định nghĩa như sau:

Máy bay là phương tiện vận tải hay chiến đấu, bay trên không nhờ động cơ.

Với định nghĩa trên ta thấy một số tính chất, đặc điểm của máy bay được

phân biệt so với các sự vật khác. Ta có thể thấy rõ đặc trưng này khi so sánh

với định nghĩa “xe đạp” như sau:

Xe đạp là xe người đi, có hai hoặc ba bánh, tay lái nối với bánh trước,

dùng sức người đạp cho quay bánh (hoặc hai bánh) sau.

Ngoài đặc trưng bản chất, nét nghĩa còn có đặc trưng vị trí. Mỗi nét

nghĩa phải chiếm một vị trí xác định trong cấu trúc nghĩa biểu niệm của từ.

Trật tự của các nét nghĩa thay đổi có thể làm thay đổi nghĩa của từ. Vị trí của

nét nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu niệm quy định giá trị, tính chất của nét

nghĩa. Nét nghĩa càng cao thì giá trị hệ thống càng lớn, nét nghĩa càng thấp

thì giá trị chức năng càng cao.

1.5 Trƣờng nghĩa

1.5.1 Một số quan niệm về trường nghĩa

Theo “Nhập môn ngôn ngữ học”, từ vựng là tập hợp các từ và đơn vị

tương đương với từ của một ngôn ngữ. Song, từ vựng không phải là một tập

hợp ngẫu nhiên các đơn vị này. Từ vựng là một hệ thống. Do đó, giữa các đơn

vị của hệ thống từ vựng tồn tại những mối quan hệ nhất định. Một trong

những mối quan hệ cơ bản giữa các đơn vị từ vựng là quan hệ về nghĩa. Các

đơn vị từ vựng đồng nhất với nhau về nghĩa tập hợp thành trường nghĩa.

Hoạt động giao tiếp của con người gồm hai quá trình cơ bản là quá trình

tạo lập (sản sinh) và quá trình tiếp nhận (lĩnh hội) diễn ngôn. Để tạp lập diễn

ngôn, người giao tiếp phải biết huy động vốn từ ngữ có liên quan đến hiện

thực được nói tới, trên cơ sở đó, lựa chọn các từ ngữ phản ánh chính xác nhất



18



nội dung cần diễn đạt. Qúa trình huy động từ ngữ để tạo lập diễn ngôn chính

là quá trình xác lập trường nghĩa.

Trong cuốn “Ngữ nghĩa học từ bình diện hệ thống đến hoạt động”, Đỗ

Việt Hùng đã trình bày rõ các quan niệm khác nhau của các nhà Ngôn ngữ

học nước ngoài và trong nước.

Ju. X. Xtepanov là một trong những tác giả người Nga quan tâm đến mối

quan hệ ngữ nghĩa giữa các đơn vị trong từ vựng. Ông cho rằng trong vốn từ

của một ngôn ngữ có các kiểu nhóm từ có quan hệ chặt lỏng khác nhau, như

loạt đồng nghĩa, loạt trái nghĩa; các nhóm nội dung như nhóm từ tính cách,

nhóm các động từ chuyển động của người…là biểu hiện của một hiện tượng

gọi là trường từ vựng hay trường ngữ nghĩa.

Tuy nhiên, bản thân hiện tượng được gọi là trường như vậy có cách hiểu

khá rộng, tuỳ mỗi tác giả, tuỳ mỗi quan điểm nghiên cứu mà có thể có những

cách xác lập các trường từ vựng khác nhau.

Nhà bác học người Nga M.M. Pokrovxki cho rằng: “Từ và ý nghĩa của

chúng không tồn tại tách rời nhau mà liên kết với nhau trong tư tưởng của

chúng ta và độc lập với ý thức của chúng ta thành những nhóm nhất định. Cơ

sở để tập hợp những nhóm như vậy là sự đồng nhất và trái ngược trực tiếp với

chúng về nghĩa”. Chúng ta đã biết một cách tiên nghiệm rằng các từ như vậy

hoặc giống nhau, hoặc song hành với nhau trong sự biến đổi ý nghĩa và trong

lịch sử của chúng, chúng ảnh hưởng lẫn nhau. Chúng ta cũng biết rằng những

từ này được dùng trong tổ hợp cú pháp giống nhau [Đỗ Hữu Châu (1998), cơ

sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb GD, tr. 243]. Đây là quan niệm vào loại sớm

nhất về trường từ vựng – ngữ nghĩa được nghiên cứu những năm 20 của thế

kỷ XX, bắt nguồn từ những lý thuyết ngôn ngữ học của W. Humboldt và F.

De. Saussure. Sau đó các nhà nghiên cứu khác như G. Ipsen (1924), A. Jolle



19



(1934), W. Porzig (1934)… và đặc biệt là J. Trier (1934) được coi là người đã

mở ra một giai đoạn trong lịch sử ngữ nghĩa học.

J. Trier là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ trường vào ngôn ngữ học.

Song, bản thân Trier không dùng khái niệm trường ngữ nghĩa mà chỉ nói tới

trường khái niệm và trường từ vựng. Theo J. Trier, trường khái niệm là một

hệ thống rộng gồm những khái niệm có quan hệ với nhau, được tổ chức lại

xung quanh một khái niệm trung tâm. Mỗi trường khái niệm được các từ phủ

lên trên, mỗi từ tương ứng với một khái niệm. Ông cho rằng: “Trong ngôn

ngữ, mỗi từ tồn tại trong một trường, giá trị của nó là do quan hệ với các từ

khác trong trường quyết định, rằng trường là những hiện thực ngôn ngữ nằm

giữa từ (riêng lẻ) với toàn bộ từ vựng, trường quan hệ với toàn bộ từ vựng

cũng như quan hệ với trường của mình”. Mặc dù còn có những điểm cần

tranh luận như vấn đề phân biệt giữa ý nghĩa của từ với khái niệm nhưng

những đề xuất của J. Trier thực sự là nền móng quan trọng cho những nghiên

cứu về trường từ vựng – ngữ nghĩa sau này.

L. Weisgerber là một tác giả quan tâm nhiều đến mối quan hệ trường

nghĩa giữa các đơn vị từ vựng. Theo ông, cần phải tính đến các góc nhìn khác

nhau mà tác động giữa chúng sẽ cho kết quả là sự ngôn ngữ hoá một lĩnh vực

nào đó trong cuộc sống.

Các quan niệm của J. Trier và L. Weisgerber đều có những hạn chế nhất

định. Khắc phục những hạn chế dó, W. Porzig đã phân chia trường thành

những nguyên tắc khác. Từ năm 1934, W. Porzig đã đề nghị nguyên tắc liên

tưởng. Theo quan niệm của ông, một từ nào đó xuất hiên thể nào cũng gợi đến

sự tồn tại của những từ khác. Chẳng hạn từ “ăn uống” sẽ gợi đến sự tồn tại

của từ “miệng”, nhưng quan hệ ngược không xảy ra vì miệng không nhất thiết

là phải ăn – uống mà còn thực hiện rất nhiều hoạt động khác như nói,

cười…Dựa trên cơ sở này, từ vựng được chia ra thành các trường nghĩa cơ



20



bản mà hạt nhân của nó bao giờ cũng là động từ hoặc tính từ, tức là chúng

thường làm vị ngữ.

Ở Việt Nam, Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Những quan hệ về ngữ nghĩa giữa

các từ sẽ hiện ra khi đặt được các từ vào những hệ thống con thích hợp. Nói

cách khác, tính hệ thống về ngữ nghĩa của từ vựng thể hiện qua những tiểu hệ

thống ngữ nghĩa trong lòng từ vựng và quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ riêng lẻ

thể hiện qua quan hệ giữa những tiểu hệ thống ngữ nghĩa chứa chúng [6, tr.

156]. Từ đó, Đỗ Hữu Châu đưa ra định nghĩa về trường từ vựng – ngữ nghĩa

như sau: Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa. Đó là

những từ đồng nhất với nhau về nghĩa [6, tr. 157]

Mối quan tâm về trường từ vựng – ngữ nghĩa và biểu hiện của tính hệ

thống trong từ vựng đã được nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu sau này tiếp tục.

Song, việc nghiên cứu trường từ vựng – ngữ nghĩa đã không còn bị bó hẹp

trong nội bộ hệ thống từ vựng mà đã được mở rộng ra cả lĩnh vực hoạt động

của ngôn ngữ với những biểu hiện đa dạng. Điều này cho thấy các quan hệ

ngữ nghĩa giữa các đơn vị từ vựng đã được quan tâm từ nhiều góc độ khác

nhau, cả từ bình diện hệ thống đến bình diện hoạt động của ngôn ngữ.

1.5.2 Phân loại trường nghĩa

Để chỉ ra tính hệ thống của ngôn ngữ, F. De. Saussure trong “Giáo trình

Ngôn ngữ học đại cương” đã chỉ ra hai mối quan hệ cơ bản giữa các đơn vị đồng

loại của ngôn ngữ, đó là quan hệ ngang (quan hệ hình tuyến, quan hệ tuyến tính,

quan hệ ngữ đoạn) và quan hệ dọc (quan hệ trực tuyến, quan hệ hệ hình). Cũng

dựa trên hai mối quan hệ này, trường từ vựng – ngữ nghĩa cũng được phân loại

thành các trường từ vựng – ngữ nghĩa theo quan hệ ngang (quan hệ tuyến tính)

và trường từ vựng – ngữ nghĩa theo quan hệ dọc (trường nghĩa biểu vật và

trường nghĩa biểu niệm). Bên cạnh hai loại trường nghĩa cơ bản đó, trong ngôn

ngữ còn tồn tại một loại trường nghĩa khá đặc sắc, đó là trường nghĩa liên tưởng.



21



1.5.2.1 Trường nghĩa ngang

Để lập nên trường nghĩa tuyến tính, chúng ta chọn một từ làm gốc rồi

tìm tất cả những từ có thể kết hợp với nó thành những chuỗi tuyến tính (cụm

từ, câu) chấp nhận được trong ngôn ngữ.

Chẳng hạn trường tuyến tính của từ “mắt” là: bồ câu, lươn, bò, lồi, nai,

trợn, liếc, lúng liếng, trừng…Trường tuyến tính của từ “đi” là nhanh, chậm,

tập tễnh, khập khiễng, lên, xuống, ra, vào, giày, dép…

Các từ trong một trường tuyến tính là những từ thường xuất hiện với từ

trung tâm trong các loại ngôn bản. Phân tích ý nghĩa của chúng, ta có thể phát

hiện được những nội dung ngữ nghĩa của các quan hệ cú pháp và tính chất của

các quan hệ đó. [2, tr. 187]

Ví dụ: Các từ nằm trong trường tuyến tính của từ “viết” sẽ là các từ chỉ

tính chất như: nhanh, chậm, xấu, đẹp hoặc các từ chỉ sự vật như: bài, thiệp,

nhật ký, báo…, không thể là những từ chỉ nơi chốn. Trái lại, trong trường

tuyến tính của các từ “tại, ở, tới”…thường là những từ chỉ nơi chốn như: Hà

Nội, sân, vườn, trường…

Nói một cách khác, các từ chỉ nơi chốn có quan hệ cú pháp chặt với các

từ chỉ hoạt động dời chỗ, chỉ tư thế nhưng lại có quan hệ cú pháp lỏng với các

động từ chỉ hành động phá vỡ, tạo tác…Các từ có quan hệ cú pháp chặt

thường hiện thực hoá các nét nghĩa trong cấu trúc biểu niệm của từ. Các

trường tuyến tính góp phần làm sáng tỏ những quan hệ có cấu trúc ngữ nghĩa

của từ vựng, phát hiện những đặc điểm nội tại và những đặc điểm hoạt động

của từ. [2, tr.187]

1.5.2.2 Trường nghĩa biểu vật

Trường nghĩa biểu vật là tập hợp các từ ngữ đồng nhất với nhau về nghĩa

biểu vật (về phạm vi biểu vật).

Để xác lập trường nghĩa biểu vật, người ta chọn một danh từ biểu thị sự

vật làm gốc, rồi trên cơ sở đó thu thập các từ ngữ có cùng phạm vi biểu vật với



22



danh từ được chọn làm gốc đó. Các danh từ được chọn làm gốc phải có tính

khái quát cao, gần như là tên gọi của các trường biểu vật như: người, động vật,

thực vật, vật thể, chất liệu…Các danh từ này cũng là tên gọi các nét nghĩa có

tác dụng hạn chế ý nghĩa của từ về mặt biểu vật, là những nét nghĩa cụ thể, thu

hẹp ý nghĩa của từ. Như vậy, chúng ta sẽ đưa một từ và một trường biểu vật

nào đó khi nét nghĩa biểu vật của nó trùng với tên gọi của danh từ trên.

Ví dụ: Chọn từ hoa làm gốc, ta có thể thu thập các từ đồng nhất về phạm

vi biểu vật với hoa như:

- Các loại hoa: hoa hồng, hoa huệ, hoa lay ơn, hoa lan…

- Các bộ phận của hoa: đài, cánh, nhuỵ…

- Tính chất, trạng thái của hoa: nở, tàn, tươi, héo, đẹp, xấu…

- Màu sắc của hoa: đỏ, hồng, vàng, tim tím…

- Mùi của hoa: thơm, ngát, ngào ngạt

- Hình dáng, kích thước của hoa: to, nhỏ…

Tuỳ theo mục đích của việc huy động vốn từ mà ta có thể lựa chọn số

lượng các tiêu chí để xác lập trường nghĩa. Ví dụ: có thể chọn thêm các tiêu

chí liên quan đến trường nghĩa hoa như: cách trồng hoa, chăm sóc hoa…

Có những từ chỉ số trường là 1, có nghĩa là từ đó chỉ có thể nằm trong

một và chỉ một trường mà thôi (các từ: bồng, xách, quắc, trợn…). Đó là

những từ điển hình của trường.

Bên cạnh đó lại có những từ đi vào hầu hết các trường biểu vật có thể có

của một ngôn ngữ như: tốt, xấu, cao, thấp…Các từ có chỉ số trường biểu vật

thấp là những từ bị quy định về biểu vật rất mạnh, trái lại, những từ càng đi

vào nhiều trường thì tính bị quy định về biểu vật càng yếu, ý nghĩa càng khái

quát. Các trường nghĩa khác nhau có thể có một số lượng từ ngữ nhất định

chung nhau. Các trường nghĩa đó được gọi là trường nghĩa giao nhau. Chẳng

hạn: trường nghĩa CHÓ và CHIM là hai trường nghĩa giao nhau vì ngoài các



23



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

×