1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Văn học - Ngôn ngữ học >

3 Phân loại theo ngữ nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (879.94 KB, 117 trang )


quan điểm của của chủ thể chứa nó và với mọi người thì được gọi là tiêu cực.

Trường hợp trung hoà là khi trạng thái, cảm xúc đó không hoàn toàn phù hợp

với nguyện vọng nhưng cũng không gây sự khó chịu đối với đối tượng.

2.3.1 Từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ tích cực

Khảo sát các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Quang Sáng chúng tôi thu

được 1068 lượt từ ngữ chỉ cảm xúc, thái độ tích cực, chiếm 22,5%.

Những từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ tích cực thuộc về những tiểu nhóm

cơ bản sau:

Nhóm vui gồm những từ ngữ chỉ biểu thị trạng thái tâm lý, tình cảm

thích thú, hài lòng, đúng nguyện vọng của chủ thể chứa cảm xúc đối với sự

vật, sự việc, hiện tượng được nói đến. Cụ thể là các từ sau:

vui, vui vẻ, vui sướng, vui thích, hí hửng, hớn hở, mừng, mừng rỡ, mừng

quýnh, phấn khởi, rộn rực, sung sướng, ….

Nhóm thoả mãn gồm những từ ngữ biểu thị trạng thái tâm lý, tình cảm

hài lòng, không có yêu cầu và đòi hỏi nào khác. Ví dụ:

hài lòng, bằng lòng, vừa lòng, vừa ý, thoả mãn, hả hê, hả dạ, …

Nhóm yêu gồm những từ ngữ biểu thị trạng thái tâm lý, tình cảm dễ chịu

khi tiếp xúc với một đối tượng nào đó, muốn gần gũi và thường sẵn sàng vì

đối tượng đó mà hết lòng. Ví dụ:

yêu, yêu thương, yêu thích, yêu mến, yêu quý, mến, quý,…

Nhóm tự hào gồm những từ ngữ biểu thị trạng thái tâm lý, tình cảm hài

lòng, hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có. Ví dụ:

tự hào, kiêu hãnh, hãnh diện, đắc chí, …

Nhóm trọng gồm những từ ngữ biểu thị trạng thái tâm lý đánh giá cao

đối tượng. Ví dụ:

trọng, nể. nể trọng, kính trọng, trân trọng, thán phục, thành kính,…

Nhóm thích gồm những từ ngữ biểu thị trạng thái tâm lý, cảm giác bằng

lòng, dễ chịu mỗi khi tiếp xúc với đối tượng nào hoặc làm việc gì, khiến

muốn tiếp xúc hoạc làm việc với đối tượng đó mỗi khi có dịp. Ví dụ:



66



ưa, ham, thích, thích thú, mê, …

Nhóm nhớ gồm những từ ngữ biểu thị trạng thái tâm lý nghĩ đến đối

tượng với tình cảm tha thiết muốn được gặp, được thấy đối tượng hoặc trạng

thái hồi tưởng lại những chuyện đã xảy ra được khắc sâu trong trí nhớ. Ví dụ:

nhớ, nhớ nhung, tưởng nhớ, mong nhớ, nỗi nhớ, …

Nhóm tin gồm những từ ngữ biểu thị trạng thái tâm lý cho là đúng sự thật,

cho là thành thật, đặt hoàn toàn hy vọng vào người hay việc nào đó. Ví dụ:

tin, tin tưởng, tin cậy, tin tưởng, …

Đây là những tiểu nhóm từ ngữ tiêu biểu phân loại theo ý nghĩa biểu thị

tình cảm, thái độ tích cực mà chúng tôi thống kê được trong các sáng tác của

Nguyễn Quang Sáng dựa vào các tiêu chí phân loại. Mặc dù các từ ngữ này

đều biểu thị ý nghĩa tình cảm tích cực nhưng mỗi tiểu nhóm chúng tôi nêu

trên đều có một sắc thái nghĩa đặc thù và các từ ngữ trong cùng một tiểu

nhóm lại có những nét khu biệt với các từ khác trong nhóm. Sự khu biệt đó có

thể thể hiện ở mức độ, ngữ cảnh và đối tượng sử dụng. Điều đó phục vụ đắc

lực cho việc thể hiện những tình cảm đa dạng, phong phú, đặc sắc và vô cùng

tinh tế của đời sống nội tâm con người. Nhờ đó, chúng ta bắt gặp cảm xúc

giằng xé của nhân vật Hằng trong tiểu thuyết “Đất lửa” khi yêu một người

ngoại đạo, sự ngây thơ nhưng cũng đầy sâu sắc của bé Thu trong truyện ngắn

“Chiếc lược ngà”, nỗi lòng của người mẹ thời chiến khi có những đứa con

trước tình huống nguy hiểm trong “Người đàn bà Tháp Mười”…Nguyễn

Quang Sáng đã diễn tả rất thành công tâm trạng nhân vật với những cảm xúc

rất đời thường.

2.3.2 Từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ tiêu cực

Số lượng từ ngữ chỉ tình cảm thái độ tiêu cực mà chúng tôi khảo sát

được trong các sáng tác của Nguyễn Quang Sáng là 1861 lượt/ 4755 lượt,

chiếm 39,1% . Nếu xét theo miền từ loại, số lượng từ tiêu cực tập trung nhiều

nhất ở từ loại động từ (1354/1861 lượt, chiếm 72,7% tổng số từ tiêu cực trong



67



các tác phẩm; tính từ xuất hiện 475 lượt/1861 lượt , chiếm 25,5%).

Nhìn vào số liệu thống kê ta thấy tỷ lệ từ ngữ tiêu cực gấp 1,74 lần từ

ngữ tích cực. Số từ ngữ tiêu cực là động từ hoặc có trung tâm là động từ gấp

1,6 lần số từ ngữ tiêu cực thuộc các từ loại khác.

Các từ ngữ biểu thị tình cảm tiêu cực thường thuộc về các nhóm cơ bản sau:

- Nhóm buồn gồm những từ chỉ trạng thái tình cảm tiêu cực, không thích

thú, phản ứng trước những điều, những việc không được như ý : buồn, nỗi

buồn, buồn bã, buồn buồn, buồn phiền, buồn bực, rầu rĩ, ngán ngẩm, u uất, u

buồn, u sầu, sầu...

- Nhóm ghét gồm những từ chỉ trạng thái tình cảm tiêu cực, có phản ứng

khó chịu, không hài lòng trước đối tượng ở mức độ cao: ghét, thù, hận, hận

thù, căm thù, căm ghét,oán, oán thù, oán ghét..

- Nhóm giận gồm những từ ngữ chỉ trạng thái tình cảm tiêu cực, cảm

thấy không bằng lòng và bực bội với những đối tượng hoặc sự việc, sự kiện

trái với ý mình: giận, tức, bực, bực bội, tức giận, giận dỗi, hờn giận, uất ức,

uất giận, phẫn uất, phẫn nộ, bức bối, uất hận, cáu kỉnh, hậm hực, bực dọc,

bực tức, giân hờn, giận dữ...

- Nhóm khinh gồm những từ ngữ biểu thị thái độ tiêu cực, không đánh

giá cao, cho là không có giá trị hoặc không đáng quan tâm, tôn trọng: khinh,

khinh bỉ, khinh thường, khinh rẻ, rẻ rúng, coi thường, khinh người, ...

- Nhóm lo sợ gồm những từ ngữ chỉ tâm trạng bận tâm, không yên lòng

về điều gì đó, cảm thấy nguy hiểm hay cho rằng nguy hiểm và không hay cho

mình: lo, lo lắng, lo sợ, nỗi lo, hoảng hốt, hốt hoảng, bàng hoàng, thấp thỏm,

hoảng sợ, sốt ruột, nơm nớp, run sợ, kinh tởm, khiếp, khiếp đảm...

- Nhóm đau khổ gồm những từ ngữ chỉ trạng thái tình cảm tiêu cực, khó

chịu, bị tổn thương về tinh thần: đau, đau đớn, đau buồn, đau thương, đau



68



khổ, xót xa, xót ruột, nhói đau, nỗi đau đớn, cay đắng...

- Nhóm hối hận gồM những từ ngữ biểu thị tâm lí lấy làm tiếc và cảm

thấy đau lòng về điều mình đã làm, đã gây ra cho bản thân hoặc người khác:

day dứt, dằn vặt...

- Nhóm nghi ngờ gồm những từ ngữ biểu thị tâm lí không tin tưởng, cho

là không đúng, không tin vào ai đó hoặc khả năng nào đó: nghi, nghi ngờ,

nghi kị, ngờ vực,không tin...

- Nhóm xấu hổ gồm những từ ngữ biểu thị trạng thái tâm lí ngượng

ngùng, e thẹn khi thấy mình có lỗi hoặc kém cỏi trước người khác: xấu hổ,

thẹn, ngượng ngùng, ngượng, hổ thẹn...

- Nhóm chán gồm những từ ngữ biểu thị trạng thái tâm lí, thái độ không

còn thèm muốn, thích thú nữa, có ý muốn tránh vì đã phải tiếp xúc quá lâu với

người hoặc thứ mình không ưa: chán, ngán, ngấy, nản, không ưa, ngán ngẩm, ..

- Nhóm tuyệt vọng gồm những từ ngữ biểu thị trạng thái tâm lí mất hết

mọi hy vọng khi cho rằng không còn khả năng xảy ra sự việc phù hợp với yêu

cầu nguyện vọng của mình: thất vọng, vô vọng, tuyệt vọng, không hy vọng,

không trông đợi...

- Nhóm thương gồm những từ ngữ biểu thị trạng thái tâm lí cảm thấy đau

đớn, xót xa trong lòng trước một cảnh ngộ không may nào đó hoắc cảm thấy

có tình cảm gắn bó và thường tỏ ra quan tâm săn sóc một cách chu đáo: xót,

thương, thương tình, thương tiếc, thương xót, thương yêu, tình thương yêu,

thương hại, thương nhớ...

- Ngoài ra, còn một số lượng từ tiêu cực thuộc về các tiểu nhóm quên,

tức, tiếc...

Mặt khác, cũng giống như nhóm từ tích cực, các từ ngữ nhóm này tuy

đều biểu thị ý nghĩa tình cảm tiêu cực nhưng với sự phân chia thành nhiều

tiểu nhóm, mỗi tiểu nhóm mang một sắc thái nghĩa đặc thù, hơn nữa giữa các



69



từ trong cùng một tiểu nhóm lại có những đặc trưng ngữ nghĩa khu biệt, sự đa

dạng của chúng cũng chính là sự đa dạng của đời sống nội tâm con người. Sự

đa dạng về số lượng các từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ tiêu cực còn thể hiện nét

tinh tế, quan hệ phức tạp trong ngữ nghĩa của tiểu nhóm này.

Mỗi một hiện tượng ngôn ngữ xuất hiện đều có lí do của nó, trong các tác

phẩm của Nguyễn Quang Sáng cũng vậy, sự xuất hiện số lượng lớn của các từ

ngữ chỉ tình cảm, thái độ tiêu cực không phải ngẫu nhiên , nó nằm trong ý đồ của

tác giả: xây dựng nên các hình tượng nhân vật bị đặt trong những mâu thuẫn,

giằng xé, thâm chí có bị rơi vào bi kịch như Hằng, lão Trịnh,…

2.3.3 Từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ trung hoà

Trong tiếng Việt có những từ biểu thị những trạng thái tình cảm lưỡng

tính, trung gian, ý nghĩa tích cực lẫn tiêu cực đan xen với nhau, khó phân biệt

rạch ròi. Nguyễn Ngọc Trâm gọi đây là những từ biểu thị trạng thái tình cảm

không đặc thù.

Khảo sát sáng tác của Nguyễn Quang Sáng, chúng tôi thu được 1826

lượt/4755 từ ngữ biểu thị trạng thái tình cảm không đặc thù, chiếm 38,4%. Số

lượng từ mang nghĩa không đặc thù này tập trung nhiều nhất ở từ loại động từ

(130 đơn vị, chiếm 56,3%), rồi đến tính từ (56 đơn vị, chiếm 24,2%), danh từ

(37 đơn vị, chiếm 16%). Đó là các từ tiêu biểu thuộc các nhóm cơ bản sau:

Nhóm dửng dưng: Tỏ ra hoàn toàn không có cảm xúc gì trước đối tượng

có thể gây cảm xúc. Nhóm này bao gồm các từ : thản nhiên, bình thản, thững

thờ, thờ ơ, hờ hững, lơ là, dửng dưng...

Nhóm ngạc nhiên: lấy làm lạ, hoàn toàn bất ngờ với chủ quan người nói.

Nhóm này gồm các từ : ngạc nhiên, sững sờ, sững người, sửng sốt, ngỡ ngàng...

Nhóm phân vân, gồm những từ chỉ trạng thái tâm lí lưỡng lự, nghĩ ngợi,

chưa biết nên quyết định như thế nào: phân vân, ngại ngần, đắn đo,...



70



Nhóm xúc động biểu hiện những tình cảm pha trộn như : xao xuyến,

rung động, xôn xao, xốn xang, bâng khuâng, băn khoăn, thẫn thờ, xúc cảm,....

Sự có mặt của số lượng không ít các từ ngữ chỉ tình, cảm thái độ không

đặc thù trong các sáng tác của Nguyễn Quang Sáng cho thấy, cấu trúc nghĩa

của nhóm từ tình cảm vô cùng phức tạp, nội dung mà nó chứa đựng là những

hiện tượng tâm lí - tình cảm với những dao động tâm hồn là vô cùng tinh tế.

Vì thế, ranh giới giữa tích cực và tiêu cực không phải lúc nào cũng đơn giản

và dễ xác định.

Như vậy, từ ngữ chỉ tình cảm, thái độ trong các sáng tác của Nguyễn

Quang Sáng không chỉ chiếm một số lượng lớn mà còn đa dạng về ngữ nghĩa.

Điều này đã cho thấy rằng Nguyễn Quang Sáng đã tận dụng đến mức tối đa

giá trị của nhóm từ chỉ tình cảm trong tiếng Việt để khắc họa những hình

tượng nhân vật điển hình trong những hoàn cảnh điển hình, đem đến thành

công cho các sáng tác. Sau đây là tổng hợp của chúng tôi về kết quả phân loại

nhóm từ này theo tiêu chí ngữ nghĩa.

2.4 Từ ngữ trung tâm của trƣờng nghĩa chỉ thái độ, tình cảm trong

sáng tác của Nguyễn Quang Sáng

Trong số 461 từ ngữ chỉ cảm xúc, thái độ mà chúng tôi thu thập được,

đại đa số từ ngữ được dùng với nghĩa trung tâm, số lượng đó là 393 từ, chiếm

85,2 %. Đây là một số lượng rất lớn.

Loại thứ nhất, bao gồm các từ ngữ: ao ước, hí hửng, hậm hực, ngại

ngùng, khâm phục, lo sợ, hờn giận, phẫn nộ, tức tối, kính trọng, kiêu hãnh, lo

lắng, mãn nguyện, nể, ngạc nhiên, bực dọc, bực tức, ái ngại, hoảng sợ, kiêng

nể, ghe, ghen, ghét, căm ghét, vui, vui vẻ, ganh tị, buồn... Đây hoàn toàn là

những từ chỉ tình cảm chân chính , ngay từ đầu khi xuất hiện trong ngôn ngữ

nó đã mang nghĩa chỉ tình cảm và trong các ngữ cảnh mà nó xuất hiện, nó đều

hiện thực hóa những nét nghĩa trung tâm hay nét nghĩa chính.



71



Loại thứ hai, gồm các từ: đau đớn, đau, đau xốn, giày vò, chua xót,,

chán, ngán, chán chê, cay đắng,, cay cú, ấm áp, nghẹn đắng, chới với,...

Đây là các từ ngữ lúc đầu chúng vốn không có nghĩa chỉ tình cảm nhưng

trong quá trình phát triển của ngôn ngữ, chúng được chuyển nghĩa để chỉ tình

cảm, thái độ. Hiện nay chúng ta biết đến những từ ngữ này với tư cách là từ

ngữ chỉ tình cảm, thái độ.

2.5 Hiện tƣợng chuyển trƣờng nghĩa trong các sáng tác của Nguyễn

Quang Sáng

Như chúng tôi đã nói ở chương 1, trong tiếng Việt, có những trường hợp từ

ngữ thuộc trường nghĩa này được dùng để chỉ cho đối tượng ở một trường nghĩa

khác. Sự phân bố từ ngữ trong những trường hợp này đều hướng đến những mục

đích nhất định. Chủ yếu là phục vụ cho dụng ý nghệ thuật của tác giả.

Qua quá trình khảo sát và thống kê được, chúng tôi thu thập được một số

ngữ cảnh từ ngữ đã được chuyển trường nghĩa. Cụ thể như sau:

2.5.1 Từ diễn tả cảm xúc của con người được dùng cho đối tượng là

sự vật

Ở trang 143, trong truyện ngắn “Tôi thích làm vua”, có câu:

Khi gánh hát về, nước của bốn bề cù lao như cũng nổi sóng vui theo

Trang 152, truyện ngắn “Con khướu sổ lồng”:

Đúng như lời của ông bác, tiếng hót của nó vừa vui vừa xao xuyến

Cũng trong truyện ngắn “Con khướu sổ lồng”, có câu:

Nghe tiếng hót buồn thảm của nó tôi bỗng nghĩ đến những đứa con

bỏ đi hoang

Ở trang 610 có câu:

Và dòng sông như giận ai

Trong tiểu thuyết “Dòng sông thơ ấu”, trang 669, tác giả viết:



72



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

×