1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Sư phạm >

CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC PHẦN HIĐROCACBON – HOÁ HỌC 11 NÂNG CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 142 trang )


- Rèn luyện khả năng suy luận, khái quát hóa trong học tập.

Chương 6 : Hiđrocacbon không no

Biết:

- Cấu trúc electron của liên kết đôi, liên kết ba và liên kết đôi liên

hợp.

- Đồng phân, danh pháp và tính chất của anken, ankađien và ankin.

- Phương pháp điều chế và ứng dụng của anken, ankađien và ankin.

- Khái niệm về tecpen.

Kiến thức



Hiểu:

- Nguyên nhân tính không no của các HĐC không no là do trong

phân tử có liên kết π kém bền, dễ bị phá vỡ để hình thành các liên

kết σ bền.

- HĐC không no có đồng phân mạch cacbon, ngoài ra còn có đồng

phân vị trí liên kết đôi, liên kết ba.

- Quy tắc cộng Mac-côp-nhi-côp.

- Viết PTHH minh họa tính chất hóa học của anken, ankađien và



Kĩ năng



Giáo



dục



tình



cảm,



thái độ



ankin. Giải thích khả năng phản ứng của các HĐC không no.

- Lựa chọn sản phẩm chính trong các phản ứng cộng theo quy tắc

Mac-côp-nhi-côp.

HĐC không no và sản phẩm trùng hợp HĐC không no có nhiều ứng

dụng trong đời sống và sản xuất. GV giúp HS thấy được tầm quan

trọng của việc nghiên cứu HĐC không no từ đó tạo hứng thú học tập,

tìm tòi sáng tạo.



Chương 7 : Hiđrocacbon thơm. Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên

Kiến thức



Biết:

- Cấu trúc, đồng phân, danh pháp và ứng dụng của HĐC thơm.

- Tính chất của benzen, ankylbenzen, stiren và naphtalen.

- Phản ứng thế và quy tắc thế ở nhân benzen.



34



- Thành phần, tính chất và tầm quan trọng của dầu mỏ, khí thiên

nhiên và than mỏ.

- Chưng cất dầu mỏ, chế biến dầu mỏ bằng phương pháp hóa học.

Chưng khô than mỏ.

Hiểu:

- Cấu trúc nhân benzen quyết định tính chất “thơm” của các HĐC

thơm.

- Quy tắc thế ở vòng benzen cho biết hướng và khả năng phản ứng



Kĩ năng



thế vào vòng benzen.

- Viết các PTHH chứng minh tính chất của các HĐC thơm.



- Giải thích một số hiện tượng thí nghiệm.

Giáo dục Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước, ý thức tiết kiệm

tình cảm, nguồn nhiên liệu, tinh thần ham học hỏi chiếm lĩnh tri thức khoa học

thái độ



phục vụ tổ quốc.



2.1.2. Cấu trúc nội dung phần hiđrocacbon – Hóa học 11 nâng cao

Phần hiđrocacbon – Hóa học 11 nâng cao được phân bổ vào học kì 2, bao gồm

3 chương, bắt đầu từ chương 5 cho đến hết chương 7. Cụ thể:

Chương



Nội dung



Chương 5: Hiđrocacbon no * Ankan

Bài 33: Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp

Bài 34: Cấu trúc phân tử và tính chất vật lí

Bài 35: Tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng

* Xicloankan

Bài



36:



Xicloankan



(chỉ



nghiên



cứu



về



monoxicloankan, phần đồng phân giới hạn ở đồng

phân cấu tạo. Phần tư liệu có giới thiệu thêm về

polixicloankan).

* Luyện tập và thực hành

Bài 37: Luyện tập ankan và xicloankan



35



Bài 38: Thực hành (Phân tích định tính. Điều chế và

tính chất của metan)

Chương 6: Hiđrocacbon * Anken

Bài 39: Danh pháp, cấu trúc và đồng phân

không no

Bài 40: Tính chất, điều chế và ứng dụng

* Ankađien

Bài 41: Ankađien (trọng tâm ankađien liên hợp: buta1,3-đien và isopren)

* Tecpen

Bài 42: Tecpen (dừng lại ở mức độ giới thiệu khái

niệm về tecpen)

* Ankin

Bài 43: Ankin

* Luyện tập và thực hành

Bài 44: Luyện tập hiđrocacbon không no

Bài 45: Thực hành tính chất hóa học của HĐC không

no

Chương 6: Hiđrocacbon * Benzen và ankylbenzen (đồng đẳng)

thơm. Nguồn hiđrocacbon Bài 46: Benzen và ankylbenzen

thiên nhiên



* Stiren và naphtalen

Bài 47: Stiren và naphtalen

* Nguồn hiđrocacbon trong thiên nhiên

Bài 48: Nguồn hiđrocacbon trong thiên nhiên (dầu

mỏ, khí mỏ dầu, khí thiên nhiên, than mỏ)



2.1.3. Cấu trúc logic phần hiđrocacbon – Hóa học 11 nâng cao

Mở đầu là loại HĐC có cấu tạo đơn giản nhất (phân tử chỉ gồm các liên kết

xích ma) là HĐC no, gồm ankan và xicloankan. Ankan được nghiên cứu chi tiết từ

đặc điểm cấu trúc phân tử (sự hình thành liên kết, cấu trúc không gian) làm cơ sở dự

đoán một số tính chất vật lí, tính chất hóa học đặc trưng; qua đó đề xuất các ứng



36



dụng và cách điều chế ankan. HS được củng cố các khái niệm về đồng đẳng, đồng

phân, hình thành kĩ năng dự đoán các loại đồng phân của phân tử, viết đồng phân.

Với xicloankan (trọng tâm là monoxicloankan), phần đồng phân chỉ dừng lại

ở đồng phân cấu tạo (vì HS chưa học về anken). Đặc biệt HS thấy được sự giống và

khác nhau về đặc điểm cấu tạo phân tử giữa monoxicloankan so với ankan; từ đó dự

đoán tính chất hóa học của monoxicloankan: phản ứng thế - quy tắc thế, các

monoxicloankan (vòng 3, 4 cạnh) có phản ứng cộng mở vòng.

Sau phần HĐC no, HS nghiên cứu về HĐC không no (anken, ankađien,

tecpen, ankin). Từ sự khác biệt cơ bản về đặc điểm cấu trúc phân tử giữa anken với

ankan, HS hiểu vì sao ngoài đồng phân mạch cacbon, nhiều anken còn có thêm

đồng phân vị trí liên kết bội, đồng phân hình học; tính chất hóa học đặc trưng của

các anken và HĐC không no nói chung là phản ứng cộng, trùng hợp, oxi hóa không

hoàn toàn. HS cũng bước đầu làm quen với quy tắc cộng Mac-cop-nhi-cop. Đối với

ankađien, ankin do số lượng liên kết π nhiều hơn anken nên có nhiều hướng tạo sản

phẩm hơn, tùy thuộc điều kiện phản ứng (nhiệt độ, xúc tác).

Với HĐC thơm, từ đặc điểm cấu tạo phân tử, HS hiểu vì sao các HĐC thơm

có thể có thêm đồng phân về vị trí tương đối giữa các nhóm nguyên tử quanh vòng

thơm; tính chất hóa học đặc trưng của các HĐC thơm là phản ứng thế vào nhân

thơm (chứ không phải phản ứng cộng mở vòng), biết quy tắc thế nhân thơm, hiểu vì

sao vòng thơm có liên kết đôi nhưng không bị oxi hóa bởi dung dịch thuốc tím ở

điều kiện thường (như anken), phản ứng chỉ xảy ra ở nhánh của các HĐC thơm khi

đun nóng.

Nghiên cứu về stiren và naphtalen, mối quan hệ giữa cấu tạo với tính chất hóa

học thể hiện rất rõ ràng. Từ đặc điểm cấu tạo phân tử stiren và naphtalen, kết hợp

với những kiến thức về tính chất hóa học của HĐC không no, thơm; HS hoàn toàn

có thể dự đoán được các tính chất hóa học của stiren và naphtalen.

Sau khi hoàn thiện việc nghiên cứu về các loại HĐC, HS tìm hiểu thêm về

các nguồn HĐC trong thiên nhiên (dầu mỏ, than mỏ, khí thiên nhiên, khí mỏ dầu).



37



HS ý thức được trách nhiệm trong việc bảo vệ và sử dụng tiết kiệm những nguồn

HĐC trong thiên nhiên.

Có thể nói, hệ thống kiến thức phần HĐC trong chương trình Hóa học hữu

cơ 11 nâng cao được cấu trúc theo logic chặt chẽ mang tính kế thừa và phát triển,

đảm bảo tính sư phạm và phù hợp với khả năng nhận thức của HS. Đây cũng chính

là cơ sở cho việc lựa chọn PPDH phù hợp của GV với mỗi bài lên lớp.

2.1.4. Một số đặc điểm cần lưu ý khi dạy học phần hiđrocacbon – Hóa học 11

nâng cao [28]

Với vị trí và ý nghĩa của phần HĐC trong chương trình hóa học hữu cơ ở

trường phổ thông, khi giảng dạy phần này ta cần chú ý một số điểm về phương pháp

giảng dạy như sau:



 Sử dụng triệt để các phương tiện trực quan, thí nghiệm hóa học, dùng chúng

là nguồn kiến thức để tổ chức cho HS tìm tòi, khám phá.



 Sử dụng phối hợp các PPDH tích cực để tổ chức hoạt động nhận thức cho

HS, bắt đầu từ sự phân tích đặc điểm cấu trúc phân tử, dự đoán tính chất

đặc trưng, xác nhận dự đoán đúng, nhận xét và kết luận về tính chất của

các loại HĐC.



 Sử dụng triệt để phương pháp so sánh để tìm ra sự giống và khác nhau giữa

các loại HĐC, nguyên nhân của sự giống và khác nhau đó. Đồng thời qua so

sánh còn làm rõ được mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của các chất và

cả mối liên quan giữa các loại HĐC với nhau.



 GV cần đọc thêm sách tham khảo để cập nhật kiến thức, chọn lựa tư liệu bổ

sung làm phong phú bài dạy.



38



2.2. Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phần

hiđrocacbon – Hóa học 11 nâng cao.

2.2.1. Nguyên tắc lựa chọn nội dung và quy trình vận dụng phương pháp dạy học

tích cực (mối quan hệ mục đích - nội dung - phương pháp)

2.2.1.1. Nguyên tắc lựa chọn nội dungphương pháp dạy học tích cực

Để lựa chọn được phương pháp dạy học hiệu quả cho một nội dung hoặc một

bài học nào đó cần xem xét nhiều yếu tố. Một số yếu tố trọng tâm là:

- Căn cứ vào mục tiêu bài học (những kiến thức, kĩ năng, thái độ cần hình

thành).

- Căn cứ vào dạng cụ thể của bài dạy: bài truyền thụ kiến thức lí thuyết mới,

bài thực hành hay bài luyện tập, ôn tập (hoàn thiện kiến thức, kĩ năng).

- Căn cứ vào nội dung, đặc điểm của từng phương pháp (quy trình thực hiện,

điều kiện thực hiện có hiệu quả, ưu điểm và hạn chế)

- Căn cứ điều kiện dạy học: thời gian phân phối cho nội dung dạy, điều kiện

trang thiết bị, nhu cầu, khả năng tự học, năng lực của HS, năng lực tổ chức và quản

lí của GV ...)

Thực tế dạy học cho thấy, khó có thể đem lại hiệu quả cao trong dạy học nếu

một bài học chỉ thực hiện theo một PPDH nào đó. Do đó người GV cần nắm rõ đặc

điểm của từng PPDH, căn cứ vào mục tiêu và điều kiện dạy học cụ thể để phối hợp

một số PPDH khác nhau một cách linh hoạt và phù hợp nhất.

2.2.1.2. Quy trình vận dụng phương pháp dạy học tích cực

Dưới đây chúng tôi xem như quá trình dạy học được thực hiện trong điều kiện

tối ưu (thời gian, điều kiện trang thiết bị, năng lực GV, HS, ...) để đề xuất PPDH

phù hợp.

a) Dạng bài nghiên cứu tài liệu mới hình thành các khái niệm, nguyên lí, quy

tắc...

* Một số phương pháp dạy học đề xuất

- Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

- Dạy học hợp tác theo nhóm



39



- Đàm thoại phát hiện kết hợp kĩ thuật đặt câu hỏi

- Vấn đáp tìm tòi, phát hiện; vấn đáp giải thích, minh họa; vấn đáp tái hiện

* Ví dụ: Dạy học giải quyết vấn đề trong giảng dạy nội dung “Phản ứng cộng nước,

axit vào anken bất đối xứng” – Bài 40: Anken: Tính chất, điều chế và ứng dụng.

1. Mục tiêu

*Kiến thức: HS hiểu vì sao cùng một phản ứng nhưng anken bất đối

xứng tạo số sản phẩm cộng nhiều hơn anken đối xứng. Nội dung quy tắc

cộng Mac-côp-nhi-côp.

* Kĩ năng

- Rèn kĩ năng viết PTHH phản ứng cộng của anken. Gọi tên sản phẩm.

- Xác định sản phẩm chính theo quy tắc Mac-côp-nhi-côp.

- Rèn kĩ năng suy lí, tư duy logic, lập luận, giải thích.

2. Kiến thức liên quan HS đã có

- Phản ứng cộng nước, cộng axit và anken đối xứng

3. Phương pháp dạy học chủ yếu

- Phát hiện và giải quyết vấn đề, đàm thoại phát hiện kết hợp kĩ thuật đặt câu

hỏi.

4. Quy trình dạy HS giải quyết vấn đề

* Phát hiện vấn đề

Bước 1: Tái hiện kiến thức cũ

- GV: yêu cầu HS viết lại PTHH phản ứng cộng H2O, HCl vào etilen. Nêu số

sản phẩm thu được trong mỗi phản ứng và bản chất phản ứng?

- HS:







CH2=CH2 + HCl



CH3-CH2Cl



+ o



CH2=CH2 + H2O



H ,t







CH3-CH2OH



Bản chất là phá vỡ trung tâm phản ứng (liên kết π)

- GV: Vậy phản ứng cộng H2O, HCl vào propilen tạo ra sản phẩm nào?

Bước 2: Tạo tình huống có vấn đề



40



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (142 trang)

×