Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.75 KB, 111 trang )
16
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
Nguồn vốn thường xuyên
= Giá trị tổng tài sản của -
của DN
Nợ ngắn hạn
doanh nghiệp
Trên cơ sở xác định nguồn vốn thường xuyên của DN, ta còn có thể xác
định nguồn VLĐ thường xuyên của DN.
-
Nguồn VLĐ thường xuyên: là nguồn vốn ổn định và có tính chất dài hạn để
hình thành hay tài trợ cho TSLĐ thường xuyên cần thiết trong hoạt động kinh
doanh của DN (có thể là một phần hay toàn bộ TSLĐ thường xuyên tùy thuộc
vào khả năng tài chính của DN).
Nguồn VLĐ thường xuyên của DN tại một thời điểm được xác định
theo công thức:
Nguồn VLĐ
thường xuyên
= Tổng nguồn vốn - Giá trị còn lại của TSCĐ và
thường xuyên
TS dài hạn khác
Hoặc:
Nguồn VLĐ
= Tài sản lưu động
-
Nợ ngắn hạn
thường xuyên
Ta có thể xem xét rõ hơn nguồn VLĐ thường xuyên qua sơ đồ sau:
Nguồn vốn
thường
xuyên của
SV: Nguyễn Thu Nga
DN
Lớp: CQ48/11.13
17
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
Nguồn VLĐ thường xuyên sẽ tạo ra một mức độ an toàn cho DN trong
kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính của DN được đảm bảo vững chắc
hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, sử dụng nguồn VLĐ thường xuyên
để đảm bảo cho việc hình thành TSLĐ thì DN phải trả chi phí cao hơn cho
việc sử dụng vốn. Do vậy, đòi hỏi người quản lý DN phải xem xét tình hình
thực tế của DN để có quyết định phù hợp trong việc tổ chức vốn.
Cách phân loại này giúp nhà quản trị DN xem xét huy động các nguồn
vốn phù hợp với thời gian sử dụng các yếu tố cần thiết cho quá trình kinh
doanh, đồng thời xác định nhu cầu vốn để có chính sách tổ chức và sử dụng
vốn một cách hợp lý.
1.1.3.3.
Dựa vào phạm vi huy động vốn
Nguồn vốn bên trong: Là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu tư từ
chính hoạt động của bản thân DN tạo ra. Nguồn vốn bên trong thể hiện khả
năng tự tài trợ của DN.
Nguồn vốn huy động bên trong có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát
triển của DN. Tuy nhiên, thông thường nguồn vốn bên trong không đủ đáp ứng
nhu cầu vốn cho đầu tư, nhất là đối với các DN đang trong quá trình tăng trưởng.
Điều đó đòi hỏi các DN phải tìm kiếm nguồn vốn từ bên ngoài DN.
Nguồn vốn từ bên ngoài:
SV: Nguyễn Thu Nga
Lớp: CQ48/11.13
18
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
Việc huy động vốn từ bên ngoài của DN để tăng thêm nguồn tài chính
cho hoạt động kinh doanh là vấn đề hết sức quan trọng đối với một DN. Cùng
với sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã làm nảy sinh nhiều hình thức và
phương pháp mới cho phép DN huy động vốn từ bên ngoài.
Việc huy động vốn từ bên ngoài sẽ làm khuếch đại lợi nhuận sau thuế
cho DN nếu như DN làm ăn có hiệu quả và lợi nhuận trên vốn kinh doanh lớn
hơn chi phí sử dụng vốn; ngược lại sẽ có thể làm cho DN lâm vào tình trạng
khó khăn về tài chính.
Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu của việc quản trị vốn kinh doanh của doanhnghiệp
Quản trị vốn kinh doanh là việc lựa chọn, đưa ra và tổ chức thực hiện các
1.2.
quyết định liên quan tới VKD trong DN sao cho đạt được mục tiêu hoạt động
của DN. Quản trị VKD bao gồm quản trị vốn lưu động và quản trị vốn cố
định, trong đó, quản trị vốn cố định là các quyết định về đầu tư TSCĐ, quyết
định về chính sách khấu hao…, còn quản trị vốn lưu động là các quyết định
về đầu tư vào TSLĐ, quyết định về chính sách tồn quỹ, chính sách dự trữ
HTK, chính sách tín dụng với khách hàng…
Cũng như các mảng quản trị khác trong quản trị tài chính DN, quản trị VKD
cũng hướng tới mục tiêu tối đa hóa hiệu quả hoạt động của DN và giá trị DN.
Để hướng tới mục tiêu chung thì quản trị VKD có mục tiêu lớn nhất là làm
sao cho từng đồng vốn bỏ ra đầu tư vào tạo ra nhiều giá trị nhất và làm sao
cho đồng vốn đó quay vòng nhanh nhất. Nói cách khác, mục tiêu quản trị
VKD là tối đa hóa hiệu quả và hiệu suất sử dụng VKD.
1.2.2. Nội dung quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.2.1. Tổ chức đảm bảo nguồn vốn kinh doanh
Tổ chức đảm bảo nguồn VKD thực chất là việc tìm nguồn để đáp ứng
nhu cầu VKD. Theo như phần nguồn hình thành VKD ở trên, ta thấy VKD có
thể được hình thành bởi nhiều loại nguồn khác nhau tùy theo cách phân loại,
SV: Nguyễn Thu Nga
Lớp: CQ48/11.13
19
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
ở đây ta sẽ đi xem xét việc tổ chức đảm bảo nguồn VKD dựa vào cách phân
loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn.
Theo đó để hình thành nên VKD, DN có thể lấy từ 2 nguồn: nguồn vốn
thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.
Việc lựa chọn nguồn tài trợ cho VKD cũng chính là DN đang lựa chọn
mô hình tài trợ vốn của mình. Có 3 loại mô hình tài trợ vốn như sau:
Mô hình 1: Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng
nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn
vốn tạm thời:
Hình 1.1: Mô hình tài trợ thứ nhất
Tiền
TSLĐ TT
Nguồn vốn TT
TSLĐ TX
TSCĐ
Nguồn vốn TX
Thời gian
Ưu điểm của mô hình này là:
- Giúp DN hạn chế được rủi ro trong thanh toán, mức độ an toàn cao hơn.
- Giảm bớt được chi phí sử dụng vốn.
Tuy nhiên, mô hình này có những hạn chế nhất định như:
-
Chưa linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn.
DN thường phải duy trì một lượng vốn thường xuyên khá lớn ngay cả khi khó
khăn buộc phải giảm bớt quy mô kinh doanh.
SV: Nguyễn Thu Nga
Lớp: CQ48/11.13
20
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
Mô hình 2: Toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và một phần TSLĐ tạm thời
được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, phần TSLĐ tạm thời còn lại
được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời:
Hình 1.2: Mô hình tài trợ thứ hai:
Tiền
TSLĐ TT
Nguồn vốn TT
TSLĐ TX
TSCĐ
Nguồn vốn TX
Thời gian
Sử dụng mô hình này có ưu điểm sau:
- Tăng cường khả năng thanh toán cho DN, giúp DN an toàn ở mức cao.
Và mô hình này cũng có những hạn chế nhất định như:
-
Đẩy cao chi phí sử dụng vốn của DN khi phải sử dụng phần lớn nguồn vốn
thường xuyên như vay dài hạn và VCSH là nguồn có chi phí sử dụng cao hơn
nguồn tạm thời rất nhiều.
- Gây lãng phí vốn của DN khi mà phải duy trì một lượng vốn thường xuyên
nhất định để tài trợ cho TSLĐ tạm thời trong khi có những thời điểm DN
không phát sinh các nhu cầu về loại tài sản này.
Mô hình 3: Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên được đảm bảo
bằng nguồn vốn thường xuyên, phần TSLĐ thường xuyên còn lại và toàn bộ
TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời:
Hình 1.3: Mô hình tài trợ thứ ba:
Tiền
TSLĐ TT
Nguồn vốn TT
SV: Nguyễn Thu Nga
Lớp: CQ48/11.13
21
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
TSLĐ TX
Nguồn vốn TX
TSCĐ
Thời gian
-
Mô hình thứ ba giúp DN sử dụng vốn một cách linh hoạt, tiết kiệm từ đó giảm
chi phí sử dụng vốn chung của DN vì sử dụng nhiều hơn nguồn vốn tín dụng
ngắn hạn đặc biệt là nguồn vốn ngắn hạn có tính chất chu kỳ.
-
Hạn chế khi sử dụng mô hình này là DN đối mặt với nguy cơ rủi ro cao và
không đảm bảo khả năng thanh toán do đó đòi hỏi DN cần có sự năng động
trong việc tổ chức nguồn vốn.
1.2.2.2.
Phân bổ vốn kinh doanh
Phân bổ vốn kinh doanh là việc phân chia vốn kinh doanh theo một cơ
cấu phù hợp, như đã trình bày ở trên theo đặc điểm luân chuyển vốn thì VKD
được phân chia gồm VCĐ và VLĐ. Kết quả của việc phân bổ VKD được thể
hiện qua tỷ trọng của các loại vốn trên tổng VKD. Tùy thuộc vào đặc điểm
ngành nghề kinh doanh và đặc điểm luân chuyển của từng loại vốn mà tỷ
trọng của VCĐ và tỷ trọng VLĐ giữa các DN có sự khác nhau mà bản thân tỷ
trọng của hai loại vốn cũng khác nhau.
Việc phân bổ VKD là hết sức cần thiết vì có phân bổ vốn hợp lý thì
hoạt động mới đạt hiệu quả cao, tiết kiệm tối đa được từng đồng vốn bỏ vào
sản xuất kinh doanh, giúp DN đạt được mục tiêu đề ra là tối đa hóa giá trị của
từng đồng vốn đã bỏ ra. Ngược lại, nếu phân bổ vốn không hợp lý, có bộ phận
vốn dư thừa sẽ gây lãng phí, không phát huy được tác dụng, có bộ phận vốn
lại thiếu hụt gây khó khăn, kìm hãm hoạt động sản xuất kinh doanh của DN,
đồng thời ảnh hưởng đến các chủ thể kinh tế có liên quan đến DN (chủ nợ,
SV: Nguyễn Thu Nga
Lớp: CQ48/11.13
22
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
người lao động,..). Vì vậy, việc phân tích, nghiên cứu để đưa ra một cơ cấu
vốn hợp lý là tất yếu đối với các DN.
1.2.2.3. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
a. Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
Nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết là số vốn lưu động tối thiểu cần
thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN được tiến
hành bình thường, liên tục. Dưới mức này sản xuất kinh doanh của DN sẽ khó
khăn, đình trệ nhưng nếu trên mức cần thiết gây ứ đọng vốn, lãng phí và kém
hiệu quả. Nhu cầu VLĐ thường được xác định theo công thức:
Nhu cầu vốn
lưu động
+ Hàng tồn
=
kho
+ Nợ phải
+
thu
_ Nợ phải trả
- nhà cung cấp
Để xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết cho DN có thể sử
dụng các phương pháp khác nhau. Tùy theo đặc điểm kinh doanh và điều kiện
cụ thể của DN trong từng thời kỳ mà có thể lựa chọn phương án thích hợp.
Hiện nay có 2 phương pháp chủ yếu như sau:
Phương pháp trực tiếp :
Nhu cầu VLĐ được tính bằng cách xác định trực tiếp nhu vốn cho hàng
tồn kho, các khoản phải thu, khoản phải trả nhà cung cấp và tập hợp lại. Cụ
thể:
Nhu cầu VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất:
-
VHTK=
Trong đó:
VHTK
Mij
Nij
n
m
Nhu cầu vốn hàng tồn kho
Chi phí sử dụng bình quân một ngày của hàng tồn kho i
Số ngày dự trữ của hàng tồn kho i
Số loại hàng tồn kho cần dự trữ
Số khâu (giai đoạn) cần dự trữ hàng tồn kho
SV: Nguyễn Thu Nga
Lớp: CQ48/11.13
23
Luận văn tốt nghiệp
-
Học viện Tài chính
Nhu cầu VLĐ trong khâu sản xuất: bao gồm nhu cầu vốn để hình thành các
sản phẩm dở dang, bán thành phẩm và các khoản chi phí trả trước:
Trong đó:
Nhu cầu VLĐ
sản xuất
Nhu cầu chi
phí trả trước
-
+ Chi phí SX sản phẩm
=
bình quân 1 ngày
= Số dư chi phí trả
=
trước đầu kỳ
Độ dài chu kỳ
SX (ngày)
X
+ Chi phí trả trước
+ phát sinh trong kỳ
+
X
Hệ số SPDD, bán
thành phẩm (%)
Chi phí trả trước
phân bổ trong kỳ
Nhu cầu VLĐ dự trữ trong khâu lưu thông: bao gồm vốn dự trữ thành
phẩm, vốn phải thu, phải trả. Trong đó:
Nhu cầu vốn
thành phẩm
Nhu cầu vốn
nợ phải thu
= Giá thành SX sản phẩm bình
=
quân 1 ngày kỳ kế hoạch
=
=
Nhu cầu vốn nợ phải
trả nhà cung cấp
Doanh thu bán hàng bình
quân 1 ngày
X Số ngày dự trữ
X
thành phẩm
X Kỳ thu tiền trung
x
bình
= Doanh số mua chịu
X Kỳ trả tiền trung bình
= bình quân kỳ kế hoạch x
cho nhà cung cấp
Phương pháp gián tiếp:
- Phương pháp điều chỉnh theo tỷ lệ % nhu cầu VLĐ so với năm báo
cáo: dựa vào thực tế nhu cầu VLĐ năm báo cáo, sau đó điều chỉnh nhu cầu
theo qui mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển VLĐ. Cụ thể:
với t% = x 100%
Trong đó:
VKH: VLĐ năm kế hoạch
VLĐ năm báo cáo
BC:
MKH: Mức luân chuyển VLĐ năm KH
MBC: Mức luân chuyển VLĐ năm BC
SV: Nguyễn Thu Nga
t%:
Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển
KKH:
KBC:
Kỳ luân chuyển VLĐ năm KH
Kỳ luân chuyển VLĐ năm BC
Lớp: CQ48/11.13
24
Luận văn tốt nghiệp
-
Học viện Tài chính
Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân
chuyển vốn năm kế hoạch: theo phương pháp này nhu cầu VLĐ được
xác định theo công thức:
VKH =
Trong đó:
MKH: Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch (doanh thu thuần)
LKH : Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch
- Phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu:
+ Bước 1: Tính số dư bình quân của khoản mục trong BCĐKT kỳ thực hiện.
+ Bước 2: Chọn các khoản mục TSNH và nguồn vốn chiếm dụng trong
BCĐKT chịu sự tác động trực tiếp và có quan hệ chặt chẽ với doanh thu và tính
tỷ lệ phần trăm của các khoản mục đó so với doanh thu thực hiện trong kỳ.
+ Bước 3: Sử dụng tỷ lệ % của các khoản mục trên doanh thu để ước tính
nhu cầu VLĐ tăng thêm cho năm kế hoạch trên cơ sở doanh thu dự kiến
năm kế hoạch:
Nhu cầu
VLĐ tăng thêm
=
Doanh thu
tăng thêm
=
X Tỷ lệ % nhu cầu VLĐ
x
so với doanh thu
Doanh thu tăng thêm = Doanh thu kỳ kế hoạch – Doanh thu kỳ báo cáo
Tỷ lệ % nhu cầu VLĐ
so với doanh thu
=
Tỷ lệ % khoản mục
TSLĐ so với doanh thu
- Tỷ lệ % nguồn vốn chiếm
- dụng so với doanh thu.
+ Bước 4: Dự báo nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động tăng thêm của công
ty và thực hiện điều chỉnh kế hoạch tài chính nhằm đạt được mục tiêu của
công ty.
b. Quản trị vốn bằng tiền
Việc dự trữ VBT là yêu cầu tất yếu với mỗi DN, thường xuất phát từ
các mục đích đó là mục đích giao dịch, mục đích đầu cơ và mục đích dự
SV: Nguyễn Thu Nga
Lớp: CQ48/11.13