1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Kế toán >

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN MAY BẮC NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.93 MB, 157 trang )


Học viện Tài chính



Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý



CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

QUẢN TRỊ



Giám đốc

Phòng

Hành chính



Phòng

sản xuất



Phòng



Phòng



Phòng



kinh



xuất nhập



Phòng



kỹ



Kế toán



doanh



khẩu



thuật



Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo:

Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý của công ty:

-Chủ tịch hội đồng quản trị:đóng vai trò quản lý chung về tình hình sử

dụng vốn của công ty. Quyết định phương hướng, nhiệm vụ đầu tư của công ty,

phương án phân phối lợi nhuận, chia cổ tức và sử dụng các quỹ của công ty.

- Giám đốc: là người chịu trách nhiệm chung về toàn bộ quá trình sản xuất

kinh doanh của công ty, điều hành mọi hoạt động chung của công ty và chịu

trách nhiệm trước HĐQT về quyền và nhiệm vụ được giao.

Giám đốc có quyền và nhiệm vụ sau:

+ Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt đồng hàng ngày

của công ty.

+ Tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị.



Lê Tân



61



Học viện Tài chính



+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty

.

+ Kiến nghị phương án bố trí cơ

cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty.

+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm cách thức các chức danh quản lý trong công ty

trừ các chức danh do hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

+ Quyết định lương, phụ cấp đối với người lao động trong công ty, kể cả

cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của giám đốc.

- Phòng kế toán: chịu trách nhiệm xử lý chứng từ và các nghiệp vụ về kế

toán, cung cấp số liệu về sản xuất kinh doanh và số liệu kế toán khác cho các đối

tượng trong và ngoài doanh nghiệp.

- Phòng hành chính:có trách nhiệm tổ chức, sắp xếp lao động, theo dõi,

lưu trữ hồ sơ, tài liệu của công ty, giải quyết các chế độ chính sách cho người

lao động.

- Phòng kỹ thuật: tiến hành tính hóa đơn giá sản phẩm để làm cơ sở ký kết

với khách hàng, may sản phẩm mẫu để đưa xuống dây chuyền sản xuất hàng loạt,

tạo sơ đồ để tổ cắt có dụng cụ để có thể cắt theo đúng yêu cầu. Sau khi sản phẩm

hoàn thành, phòng kỹ thuật có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi

xuất hàng cho khách hàng, phát hiện những sai hỏng để kịp thời khắc phục.

- Phòng xuất nhập khẩu: thực hiện việc giao dịch với khách hàng về số

lượng sản phẩm, mẫu mã, chủng loại, việc giao nhận nguyên vật liệu cũng như

thành phẩm sau khi hoàn thành, thỏa thuận về các loại chi phí có thể phát sinh

trong quá trình sản xuất sản phẩm, mua bán các loại nguyên, phụ liệu mà khách

hàng nhờ đặt hộ trong nước, từ đó ra kế hoạch cho sản xuất sao cho kịp tiến độ

giao hàng.

- Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ thực hiện các giao dịch mua bán hàng

hóa nội địa. Trực tiếp chỉ đạo công tác bán hàng tại kho hàng và phân công chở

hàng đi đến các đại lý. Báo cáo, tư vấn cho giám đốc về các vấn đề liên quan

đến thu mua và tiêu thụ hàng hóa của công ty.

- Phòng sản xuất: Gồm có:

Lê Tân



62



Học viện Tài chính



+ Trưởng phòng sản xuất: chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của

các phân xưởng sản xuất trong công ty, báo cáo kết quả sản xuất lên cấp trên.

+ 02 phó phòng sản xuất: chịu trách nhiệm quản lý một số phân xưởng

trong khu sản xuất. Triển khai công việc tới các phân xưởng, giám sát và điều

hành hoạt động của các phân xưởng mà mình quản lý, báo cáo kết quả sản xuất

của phân xưởng lên Giám đốc.

+ 04 tổ trưởng: chịu trách nhiệm triển khai kế hoạch sản xuất cụ thể tới các thành

viên trong tổ, giám sát, thống kê sản lượng của tổ, thành viên trong tổ, sắp xếp lao

động trong tổ vào các khâu hợp lý, báo cáo kết quả của tổ lên phó phòng

* Chức năng, nhiệm vụ:

- Chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà

nước. Tuân thủ các điều kiện ghi trên Hợp đồng kinh tế và các văn bản có hiệu

lực pháp lý mà công ty đã ký kết.

- Đáp ứng nhu cầu về các mặt hàng tiêu dùng của xã hội, đồng thời nắm bắt

nhu cầu thị trường và khả năng của Công ty để thực hiện kinh doanh có hiệu quả.

- Kinh doanh các mặt hàng đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý. Chịu trách

nhiệm trước pháp luật và khách hàng về hàng hóa công ty cung cấp.

- Góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương, thực hiện quy

định của Nhà nước về quyền của người lao động.

- Báo cáo về tình hình hoạt động của công ty theo quy định của các cơ

quan có thẩm quyền. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế và nghĩa vụ tài chính

khác theo quy định của Nhà nước.

*Ngành nghề kinh doanh:

Ngành nghề kinh doanh theo giấy đăng kí kinh doanh của công ty bao

gồm: Sản xuất gia công hàng may mặc, thêu; đào tạo công nhân may công

nghiệp; kinh doanh hàng may mặc, nguyên phụ liệu ngành may, thêu; kinh

doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê; dịch vụ nhà đất; kinh doanh

vận tải hàng hóa bằng ô tô;



Lê Tân



63



Học viện Tài chính



Trong đó hoạt động cơ bản, chủ yếu của công ty là sản xuất hàng may

mặc. Công ty nhận nguyên phụ liệu của các đối tác chuyển về theo từng mã

hàng trên từng đơn đặt hàng đã ký kết, sau đó tiến hành sản xuất sản phẩm

ngành may mặc theo mẫu của khách hàng trên cơ sở dây truyền sản xuất và lực

lượng nhân công của mình. Sau khi hoàn thành thì làm thủ tục xuất hàng trả cho

khách hàng theo kế hoạch giao hàng giữa hai bên. Doanh thu của công ty từ hoạt

động gia công hàng may mặc là tiền công cho từng sản phẩm mà khách hàng

phải trả cho công ty. Bên cạnh đó, công ty còn có hoạt động cho thuê nhà

xưởng, văn phòng làm việc, nhận ủy thác xuất khẩu cũng tạo ra một phần doanh

thu hàng năm cho công ty.

Công ty sản xuất các mặt hàng theo đơn đặt hàng gia công, mẫu mã của

khách hàng với các sản phẩm chủ yếu là: áo jacket, quần thể thao, đồ bơi…

Chủng loại sản phẩm tương đối đa dạng, công ty luôn có một bộ phận thống kê

ở mỗi phân xưởng để theo dõi, phản ánh từng loại mẫu mã, màu sắc, kích cỡ…

của từng mã sản phẩm. Mặt khác, sản phẩm công ty sản xuất ra phải đảm bảo

các yêu cầu của khách hàng về sản phẩm do đó công ty luôn phải có một bộ

phận may mẫu trước khi đưa xuống sản xuất hàng loạt.

2.1.3. Tổ chức công tác kế toán và cơ chế tài chính của công ty

2.1.3.1. Tổ chức công tác kế toán tại công ty Cổ phần may Bắc Ninh

Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung, toàn

bộ công tác kế toán được thực hiện tập trung tại Phòng Kế toán từ khâu ghi chép

ban đầu đến khâu tổng hợp lập báo cáo kiểm tra. Mô hình tổ chức bộ máy kế

toán được minh họa qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán



Lê Tân



64



Học viện Tài chính



Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo:

Quan hệ đối chiếu:

o Kế toán trưởng:Chịu trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ công



tác tài chính, kế toán ở Công ty, trực tiếp xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm

và giúp Giám đốc công ty nắm được tình hình kế hoạch tài chính, trực tiếp phối

hợp với trưởng và phó phòng kế toán, đảm bảo an toàn về vốn, chịu trách nhiệm

trước giám đốc và trước pháp luật về việc thực hiện đúng chế độ chính sách kế

toán của Nhà nước.

o Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ ghi sổ tổng hợp, đối chiếu số liệu tổng hợp với



số liệu chi tiết, xác định kết quả kinh doanh và lập Báo cáo tài chính của Công

ty.

o Các kế toán viên: Phụ trách từng phần hành kế toán cụ thể được giao, thu thập



chứng từ phát sinh hằng ngày đề nhập số liệu tính toán, ghi chép các nghiệp vụ

kinh tế phát sinh và các tài khoản liên quan, chịu sự quản lý trực tiếp của kế toán

trưởng.



Lê Tân



65



Học viện Tài chính



2.1.3.2. Hình thức sổ kế toán áp dụng ở công ty

Căn cứ vào số lượng tài khoản sử dụng cũng như quy mô, đặc điểm hoạt

động của công ty. Hình thức kế toán được sử dụng là hình thức kế toán "Nhật ký

chung".

Chứng từ ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung được biểu hiện qua

sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.3: Quy trình kế toán theo hình thức nhất ký chung



Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp

chứng từ kế toán cùng loại đó được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác

định tài khoản ghi nợ, tài khoản ghi có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các

bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.

Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập

vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Lê Tân



66



Học viện Tài chính



Cuối tháng(hoặc bất kỳ thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các

thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu

tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác,

trung thực theo thông tin đó được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm

tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau đó in ra giấy.

Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra

giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế

toán ghi bằng tay.

Vậy, trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính được

thể hiện theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.4: Quy trình nhập liệu và xuất dữ liệu từ phần mềm kế toán



Chứng từ

kế toán



Sổ kế toán

Phần mềm

kế toán

Báo cáo tài

chính, báo

cáo kế toán

quản trị



Bảng tổng

hợp chứng

từ kế toán

: Nhập liệu hàng ngày

: In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm

: Đối chiếu, kiểm tra

2.1.3.3. Chính sách, chế độ kế toán áp dụng



Công ty đang áp dụng Chế độ kế toán áp dụng: QĐ 15/2006/QĐ-BTC

ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC.

- Niên độ kế toán: Năm tài chính 01/01/N – 31/12/N

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: đồng Việt Nam (VNĐ)

Lê Tân



67



Học viện Tài chính



- Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp: Kê khai thường xuyên, tính

giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền tháng.

- Tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

- Kế toán khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.

- Hệ thống chứng từ tài khoản công ty sử dụng: Theo quy đinh của BTC,

có sử dụng tài khoản chi tiết theo yêu cầu và phù hợp với đặc điểm của công ty.`

2.1.3.4 Phần mềm kế toán sử dụng tại đơn vị

Công ty lựa chọn sử dụng phần mềm Misa -SME Express version 7.9 với

nhiều ưu điểm vượt trội so với các phần mềm kế toán hiện nay đặc biệt là khả

năng tùy biến theo nhiều hình thức doanh nghiệp, nghiệp vụ và tính bảo mật

cao.

o



Phầm mềm kế toán này có các tiện ích như sau:



- Kế toán không cần thực hiện các thao tác tổng hợp số liệu mỗi khi hết

tháng. Tránh được tình trạng sai lệch số liệu trong báo cáo nếu sơ xuất không

tổng hợp lại số liệu sau khi sửa chứng từ.

- Thiết lập sẵn các nghiệp vụ tự động định khoản

- Theo dõi kinh phí theo nhiều chương trình nhiều loại tài khoản trên cùng

một cơ sở dữ liệu.

- Tự động hạch toán các bút toán ghi đồng thời rất thuận lợi và tiết kiệm

thời gian phù hợp cho các đơn vị hoạt động theo mô hình dịch vụ hoặc xây lắp.

Tự động hạch toán bút toán quyết toán số dư đầu năm hoặc số dự kết

chuyển cuối năm.

- Thao tác nhập liệu nhanh nhờ chức năng sao chép: Có thể sao chép

chứng từ trên cùng giao diện nhập liệu hoặc trên các giao diện nhập liệu khác

nhau trong cùng tháng hoặc sang tháng hạch toán.

- Cho phép nhập liệu từ Excel.

- Thông kê chứng từ kế toán theo nhiều tiêu thức.

- Số liệu được lưu trữ trên nhiều tập tin giúp chương trình có khả năng

truy xuất nhanh hơn khi lên báo cáo.

Lê Tân



68



Học viện Tài chính



- Cho phép chuyển đổi một cách linh hoạt các màn hình nhập liệu khi

đang nhập chứng từ, cho phép xem báo cáo khi đang nhập liệu.

- Cho phép xem báo cáo khi đang nhập liệu hoặc ngược lại nhập liệu khi

đang xem báo cáo.

- Lưu vết chứng từ từ khi lập, sửa chữa hoặc hủy bỏ giúp người quản lý

theo dõi tính đúng đắn và xác thực của từng nghiệp vụ kinh tế.

- Lập các báo cáo tài chính và thuế theo các quyết định và thông tư mới

nhất của bộ tài chính.

o







Các chức năng của phần mềm Misa -SME Express version 7.9:

- Quản trị hệ thống

- Kế toán tổng hợp

- Kế toán vốn bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi, tiền vay)

- Kế toán bán hàng và công nợ phải thu

- Kế toán mua hàng và công nợ phải trả

- Kế toán vật tư, hàng hóa

- Kế toán tính giá thành sản xuất

- Kế toán hàng tồn kho

- Kế toán tài sản cố định

- Kế toán công cụ dụng cụ

Quản trị người dùng:

Quản trị người dùng là tổ chức phân công trách nhiệm công việc được

quyền thực hiện và khai thác thông tin cho các nhân viên. Việc thực hiện phân

quyền giúp kế toán trưởng có thể kiểm tra, quy trách nhiệm cho các nhiên viên

nhập liệu và đảm bảo tính bảo mật an toàn dữ liệu. Về quản trị người dùng ở

công ty được tiến hành đồng bộ, toàn bộ hệ thống máy tính của các nhân viên

được cung cấp mã riêng cho từng người sử dụng, thực hiện chế độ phân quyền







đối với từng nhân viên kế toán.

Tổ chức mã hóa đối tượng:

Ngay từ khi phần mềm được đưa vào sử dụng, kế toán viên phải khai báo

tham số hệ thống. Tuy nhiên trong quá trình làm kế toán hoàn toàn có thể khai



o



báo lại phù hợp với chính sách, chế độ của nhà nước

Giao diện cơ bản phần mềm kế toán MiSa:

Các số liệu về khách hàng, nhà cung cấp, vật tư hàng hóa đề được công ty

May Bắc Ninh cập nhật mỗi khi phát sinh số liệu mới, các nghiệp vụ mới đều

Lê Tân



69



Học viện Tài chính



được nhập liệu trong tab nghiệp vụ, trong mỗi nhóm nghiệp vụ đều được chia

nhỏ ra các nghiệp vụ chi tiết bên trong.

Hình 2.1: Giao diện PMKT



Hàng ngày, cuối tháng, quý, năm. Kế toán viên vào trong tab báo cáo để

xuất báo cáo chi tiết về doanh thu bán hàng, chi tiết số dư tồn kho hoặc các loại

báo cáo khác tùy theo công việc. Phần mềm kế toán sẽ tự động xuất ra dựa theo

số liệu nhập vào phần nghiệp vụ.

Hình 2.2: Giao diện PMKT



2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ

KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BẮC NINH

2.2.1. Thực trạng kế toán doanh thu bán hàng tại công ty

Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là các mẫu áo phông, kaki,

quần vải ngắn hoặc dài. Công ty chuyên phân phối, bán sỉ, lẻ cho thị trường

Lê Tân



70



Học viện Tài chính



trong nước mà chủ yếu là khu vực Hà Nội, Bắc Ninh và một số tỉnh lân cận như

Hưng Yên, Bắc Giang, Hải Dương, Lạng Sơn.

Công ty có sản xuất một số lượng hàng may mặc theo mẫu sẵn có và nhận

gia công hàng may mặc. Đối với trường hợp nhận gia công hàng may mặc, đầu

tiên khách hàng chuyển sản phảm mẫu về cho công ty, công ty tiến hành may

mẫu sản phẩm, chuyển cho khách hàng kiểm tra, đồng thời tính toán chi phí để

sản xuất sản phẩm làm căn cứ đưa ra đơn giá gia công ký kết trong hợp đồng gia

công, sau đó tiến hành ký kết hợp đồng với khách hàng về tên sản phẩm, số

lượng, đơn giá, đóng gói, giao hàng, thanh toán… và nhận nguyên, phụ liệu do

khách hàng gửi về theo đơn hàng đã ký kết. Sau khi sản xuất sản phẩm, công ty

tiến hành làm thủ tục xuất hàng trả cho khách hàng theo các điều kiện đã ký kết

trong hợp đồng. Tùy theo điều kiện trong hợp đồng giữa công ty và khách hàng

về các chi phí phát sinh trong khâu xuất hàng là công ty chịu hay khách hàng

chịu để kê, thanh toán các khoản chi phí cho nhà cung cấp và làm thủ tục đòi

tiền khách hàng. Thứ nữa, tùy theo điều khoản thanh toán trong hợp đồng đã ký

kết giữa công ty và khách hàng, độ thân tín trong mối quan hệ làm ăn với từng

khách hàng mà khách hàng có thể thanh toán trước cho công ty hoặc thanh toán

sau khi công ty giao một phần số hàng hoặc toàn bộ số hàng theo hợp đồng hoặc

phụ lục hợp đồng.

Căn cứ vào số lượng hàng được coi là tiêu thụ trong tháng để ghi nhận

doanh thu, các chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ

chức quản lý mà công ty xác định được kết quả kinh doanh trong tháng.

Trong quý 1, quý 2 năm nay thì công ty đang áp dụng các phương thức

bán hàng chủ yếu như sau:

- Hình thức bán buôn trực tiếp qua kho: Theo hình thức này thì căn cứ vào

những điều khoản ghi trong hợp đồng hoặc qua điện thoại, qua mạng mà khách

hàng đến kho nhận hàng. Hàng được coi là bán khi khách hàng đã nhận hàng và

ký xác nhận trên hóa đơn bán hàng.

- Hình thức bán buôn vận chuyển thẳng trực tiếp: Do có những khách

hàng ở xa và ở gần nhà cung cấp cho nên công ty áp dụng phương thức bán

Lê Tân



71



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (157 trang)

×