1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Kế toán >

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BẮC NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.93 MB, 157 trang )


Học viện Tài chính



3.2.1. Hoàn thiện hệ thống chứng từ

Hệ thống chứng từ là cơ sở quan trọng đầu tiên chứng minh các nghiệp vụ

kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành. Chứng từ chính là cơ sở cho việc nhập

số liệu vào máy tính và ghi sổ kế toán.

Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC hệ thống chứng từ kế toán gồm 2

loại:

- Hệ thống chứng từ kế toán bắt buộc là những chứng từ kế toán phản ánh

mối quan hệ kinh tế giữa các pháp nhân do Nhà nước quy định thống nhất về

mẫu mã, quy cách, chỉ tiêu và phương pháp lập.

- Hệ thống chứng từ kế toán có tính chất hướng dẫn chủ yếu là các chứng

từ sử dụng trong nội bộ công ty. Đối với những chứng từ này, Nhà nước chỉ

hướng dẫn những chỉ tiêu cơ bản, các công ty phải căn cứ vào điều kiện, đặc

điểm cụ thể để thay đổi các chỉ tiêu cho phù hợp.

Để đảm bảo cho hoạt động bán hàng, xác định kết quả kinh doanh được

thể hiện đầy đủ nhất trong các báo cáo đồng thời làm cơ sở xác động phương

hướng hoạt động. Mặt khác công ty có quy mô ở mức vừa phải nên rất thích hợp

hoàn thiện hệ thống chứng từ, sổ kế toán vừa phục vụ cho kế toán tài chính vừa

phục vụ cho kế toán quản trị.

Công ty phải đảm bảo các yếu tố sau: Phân định rõ ràng và hợp lý giữa

các bộ phận kế toán. Bộ phận kế toán phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý

của cơ quan chủ quản, các cấp quản lý, các đối tượng bên ngoài có liên quan,

thực hiện đúng các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán hiện hành.

Mặt khác, để không làm xáo trộn cơ cấu tổ chức của phòng, kế toán

trưởng có thể phân công công việc cụ thể như sau:

Kế toán thanh toán:

+ Kế toán tài chính: Ghi chép kế toán tổng hợp và chi tiết tình hình hiện

có và sự biến động các khoản phải thu, phải trả, đồng thời cung cấp số liệu cần

thiết để lập các chỉ tiêu liên quan đến báo cáo tài chính.

Lê Tân



133



Học viện Tài chính



+ Kế toán quản trị: Lập kế hoạch về vay vốn, tình hình thanh toán, theo

dõi chi tiết từng nguồn vốn, khoản nợ tùy theo yêu cầu quản lý, cung cấp số liệu

cho việc lập báo cáo kế toán quản trị về tình hình thanh toán các khoản phải thu,

phải trả

Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh:

+ Kế toán tài chính: Ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết về sản phẩm, hàng

hóa, dịch vụ tiêu thụ; doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, chi phí bán hàng,

chi phí quản lý doanh nghiệp, xác định kết quả, cung cấp số liệu để lập BCTC.

+ Kế toán quản trị: Theo dõi chi tiết doanh thu, chi phí, kết quả của từng

loại hình sản xuất kinh doanh, lập báo cáo về doanh thu, lập dự toán và phân

tích tình hình thực hiện dự toán doanh thu chi phí bán hàng, chi phí quản lý

doanh nghiệp và kết quả.

Đồng thời các chứng từ, sổ chi tiết, sổ cái kế toán tài chính cũng được bộ

phận quản trị sử dụng, nếu không thể sử dụng được thì mới lập các chứng từ

theo một quy chuẩn nhằm hoàn thiện hệ thống chứng từ kế toán nội bộ phục vụ

cho kế toán quản trị.



3.2.2 Hoàn thiện hệ thống tài khoản

Thứ nhất, về việc theo dõi, ghi nhận doanh thu tiền điện, nước của người

lao động. Kế toán cần phải tôn trọng nguyên tắc phù hợp, đảm bảo doanh thu

của tháng nào được hạch toán vào tháng đấy.

Việc ghi nhận doanh thu và chi phí cần đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa

doanh thu và chi phí phát sinh, việc ghi nhận một khoản doanh thu đồng thời

phải ghi nhận một khoản chi phí để tạo ra doanh thu đó. Cuối tháng công ty cần

tập hợp các khoản chi phí phát sinh và phát hành hóa đơn đòi tiền, phản ánh vào

doanh thu của tháng đó để đảm bảo phù hợp giữa doanh thu và chi phí.



Lê Tân



134



Học viện Tài chính



Thứ hai, về tiền ăn ca, khấu hao nhà ăn… của Thảo Linh, công ty có thể

xuất hóa đơn vào tháng 12, căn cứ vào hóa đơn kế toán không được hạch toán

vào doanh thu tháng 12 mà phải hạch toán qua tài khoản 3387. Cụ thể:

Nợ TK 131: tổng giá thanh toán

Có TK 3387: giá chưa thuế GTGT

Có TK 33311: thuế GTGT đầu ra

Trước đó hàng tháng, công ty cần phân bổ doanh thu này cho từng tháng,

lập phiếu kế toán phản ánh vào phần mềm theo bút toán:

Nợ TK 3387: doanh thu một tháng

Có TK 5113: doanh thu một tháng

Thứ ba, về tiền công thuê giặt là: Công ty có thể nhận hóa đơn vào bất kỳ

tháng nào trong năm nhưng tại thời điểm nhận hóa đơn hay tại tháng trên hóa

đơn, kế toán không được hạch toán toàn bộ tiền giặt là trên hóa đơn vào tài

khoản giá vốn hàng bán 632 mà phải hạch toán qua tài khoản 142, cụ thể:

Nợ TK 142: giá chưa thuế GTGT

Nợ TK 13311: thuế GTGT đầu vào

Có TK 331: tổng giá thanh toán

Hàng tháng, công ty tiến hàng phân bổ chi phí giặt là tương ứng với lượng

hàng giặt trong tháng, lập phiếu kế toán, phản ánh vào phần mềm theo bút toán:

Nợ TK 632

Có TK 142

Thứ tư, về các khoản chi phí trả hộ khách hàng, kế toán phải kết hợp với

phòng xuất nhập khẩu xác định các chi phí phát sinh liên quan đến khách hàng

nào, cần tập hợp lại để tính toán, phân bổ chi phí cho kịp thời. Công ty không

thể hạch toán khoản chi hộ này là chi phí của doanh nghiệp và phản ánh khoản

tiền thu về là doanh thu vì nếu phản ánh như vậy người đọc sẽ nghĩ rằng công ty

có kinh doanh các dịch vụ về vận chuyển, lưu kho, kiểm hóa, kinh doanh thùng

hòm… mà trong giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty không có.



Lê Tân



135



Học viện Tài chính



Do đó cần tập hợp các khoản chi phí chi hộ theo từng khách hàng, khi

nhận chứng từ về các khoản chi hộ, kế toán không được hạch toán vào tài khoản

chi phí mà phải hạch toán vào tài khoản phải thu khác - 1388, cụ thể:

Nợ TK 1388: giá mua chưa thuế

Nợ TK 13311: thuế GTGT đầu vào

Có TK 111, 112, 331: tổng giá thanh toán

Sau đó khi được xuất invoice đòi tiền khách hàng về các khoản chi hộ,

xuất hóa đơn GTGT kê khai với cơ quan thuế thì kế toán căn cứ vào hóa đơn

GTGT, nhập vào phần mềm theo bút toán:

Nợ TK 131: tổng giá thanh toán

Có TK 1388: giá chưa có thuế GTGT

Có TK 33311: thuế GTGT đầu ra

Thứ năm, đối với khoản nợ phải thu của khách hàng, kế toán tiến hành

phân loại các khoản nợ theo mối quan hệ với từng khách hàng, trên cơ sở đó có

được chính sách chiết khấu thanh toán hợp lý.

+ Đối với những khách hàng có quan hệ giao dịch thường xuyên, thân

thiết, thời hạn chiết khấu thanh toán thường dài hơn từ 45 – 50 ngày;

+ Đối với những khách hàng có quan hệ giao dịch không thường xuyên,

thời hạn chiết khấu thanh toán nên để tầm 15 ngày;

Số tiền chiết khấu thanh toán được trích theo tỷ lệ 1- 1.5% trên tổng giá

thanh toán.

Về hạch toán chiết khấu thanh toán: Khi phát sinh chiết khấu thanh toán,

kế toán sử dụng tài khoản 635 – Chi phí tài chính để hạch toán. Tác dụng, kết

cấu, trình tự hạch toán của tài khoản này như sau:

+ Tác dụng: Tài khoản này để hạch toán chi phí hoạt động tài chính phát

sinh trong kỳ.

+ Kết cấu:

Bên Nợ:

- Chiết khấu thanh toán cho người mua;

Lê Tân



136



Học viện Tài chính



Bên Có:

- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ

để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.

Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ.

+ Hạch toán:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có các TK 131, 111, 112,. . .

Thứ sáu, Việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi được thực hiện vào cuối

niên độ kế toán nhằm ghi nhận bộ phận giá trị dự tính giảm sút với các khoản nợ

phải thu nhưng chưa chắc chắn. Qua đó, phản ánh được giá trị thuần của nợ phải

thu trên báo cáo tài chính. Lập dự phòng nợ phải thu khó đòi là việc quan trọng

trong công việc hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh

doanh của doanh nghiệp. Việc làm này góp phần đảm bảo rủi ro tài chính nằm

trong giới hạn cho phép, có thể kiểm soát được.

Các khoản nợ phải thu khó đòi đảm bảo các điều kiện sau:

+ Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về

số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp

đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.

Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này

phải xử lý như một khoản tổn thất.

+ Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:

Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước

vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.

Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công

ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng ...) đã lâm vào tình trạng

phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các

cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.

Phương pháp lập dự phòng:



Lê Tân



137



Học viện Tài chính



Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn

của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi,

kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó:

+ Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:

30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.

50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.

70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.

100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.

+ Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã

lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ

trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành

án hoặc đã chết ... thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để

trích lập dự phòng.

+ Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp

tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn

cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.

+ Nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư dự phòng nợ phải thu khó,

thì doanh nghiệp không phải trích lập;

+ Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải

thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải trích thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp

phần chênh lệch;

+ Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải

thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí

quản lý doanh nghiệp.

1-



Cuối kỳ kế toán năm, lập dự phòng dự phòng nợ phải thu khó đòi lần đầu

hoặc lập bổ sung nếu số lập năm nay lớn hơn số đã lập năm trước.



Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 139 – Dự phòng nợ phải thu khó đòi



Lê Tân



138



Học viện Tài chính

2-



Cuối kỳ kế toán năm, hoàn nhập dự dự phòng nợ phải thu khó đòi nếu số

lập dự phòng nợ phải thu khó đòi năm nay nhỏ hơn số năm trước đã lập,

hoặc hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi đã xuất bán



Nợ Tk 139 – Dự phòng nợ phải thu khó đòi

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán

Thứ bảy, lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Việc lập dự phòng giảm

giá hàng tồn kho được thực hiện vào cuối niên độ kế toán nhằm ghi nhận bộ

phận giá trị dự tính giảm sút với giá gốc của hàng tồn kho nhưng chưa chắc

chắn. Qua đó, phản ánh được giá trị thuần của hàng tồn kho trên báo cáo tài

chính. Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là việc quan trọng trong công việc

hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của doanh

nghiệp. Việc làm này góp phần đảm bảo rủi ro tài chính nằm trong giới hạn cho

phép, có thể kiểm soát được.

Cuối niên độ kế toán khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn

kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho bằng số

chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho với giá trị thuần có thể thực hiện

được của chúng.

+ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập cho từng thứ, loại hàng hóa

tồn kho vào cuối niên độ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính và được ghi vào

tài khoản 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Mức dự phòng giảm giá này

được sử dụng để điều chỉnh giảm trị giá ghi sổ kế toán của hàng tồn kho trên

bảng cân đối kế toán.

+ Theo quy định của chế độ tài chính hiện hành mức lập các khoản dự

phòng hàng tồn kho không được vượt quá số lợi nhuận phát sinh của doanh

nghiệp (Sau khi đã hoàn nhập các khoản trích lập dự phòng năm trước) với các

điều kiện sau

1-



Khi những hàng hóa tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính có giá trị

thị trường thấp hơn giá trị trên sổ sách kế toán.



Lê Tân



139



Học viện Tài chính

2-



Hàng hóa là mặt hàng kinh doanh và thuộc quyền sở hữu của doanh

nghiệp; có chứng từ hóa đơn hợp lý; hợp lệ hoặc các chứng từ khác chứng

minh giá vốn hàng tồn kho.

Các loại hàng tồn kho khi không đủ các điều kiện trên thì không được lập



dự phòng.

+ Công ty phải thành lập hội đồng để thẩm định mức độ giảm giá hàng

hóa tồn kho. Hội đồng do giám đốc thành lập với các thành phần bắt buộc là:

Giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phòng kinh doanh.

+ Phương pháp kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

1-



Cuối kỳ kế toán năm, lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho lần đầu hoặc

lập bổ sung nếu số lập năm nay lớn hơn số đã lập năm trước.



Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

2-



Cuối kỳ kế toán năm, hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nếu số

lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm nay nhỏ hơn số năm trước đã

lập, hoặc hoàn nhập dự phòng của số hàng tồn kho đã xuất bán.



Nợ Tk 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán

Thứ chín, vấn đề công ty chưa theo dõi chi tiết chi phí bán hàng và chi

phí quản lý doanh nghiệp xuống mức tài khoản cấp 3, cấp 4

Công ty có thể xây dựng hệ thống tài khoản cấp 3, 4b để theo dõi chi tiết

hơn các khoản mục phí của 2 tài khoản 6421 " Chi phí bán hàng" và TK 6422 "

Chi phí quản lý doanh nghiệp"

Ví dụ:

Chi phí bán hàng có thể mở thêm

TK 64211 - Chi phí nhân viên

TK 64212 - Chi phí dụng cụ đồ dùng

TK 64213 - Chi phí khấu hao TSCĐ

TK 64214 - Chi phí dịch vụ mua ngoài

TK 64215 - Chi phí bằng tiền khác

Lê Tân



140



Học viện Tài chính



Chi phí quản lý doanh nghiệp có thể mở thêm

TK 64221 - Chi phí nhân viên

TK 64222 - Chi phí dụng cụ đồ dùng

TK 64223 - Chi phí khấu hao TSCĐ

TK 64224 - Chi phí dịch vụ mua ngoài

TK 64225 - Chi phí bằng tiền khác

TK 64226 - Chi phí bằng tiền khác

Công việc này kế toán có thể tiến hành trong phân hệ " Khai báo danh

mục tài khoản"

Công ty cần điều chỉnh chi phí tiền lương tách bạch giữa lương nhân viên

văn phòng và lương nhân viên bán hàng. Lương nhân viên văn phòng cần phải

hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Có như thế bộ phận lãnh đạo mới

có nhận định đúng đắn về cơ cấu nhân sự trong công ty để có thể sử dụng hiệu

quả nguồn nhân lực. Tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận.

Cụ thể là phần lương của các phòng ban tại văn phòng công ty, kế toán sẽ

tiến hành khai báo lại bút toán phân bổ ở tài khoản nợ sẽ là tài khoản 6422.



3.2.3 Hoàn thiện hệ thống sổ kế toán

* Tổ chức hệ thống sổ kế toán:

Theo chế độ kế toán hiện hành, Nhà nước quy định về mẫu sổ kế toán

mang tính chất bắt buộc theo các hình thức kế toán. Tuy nhiên cũng có hướng

dẫn mở các sổ kế toán chi tiết. Việc hoàn thiện sổ kế toán chi tiết trong doanh

nghiệp phải đáp ứng được yêu cầu cụ thể sau:

+ Phải đảm bảo mối quan hệ giữa sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi

tiết, để đảm bảo mối quan hệ cân dối giữa các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp

với số liệu kế toán chi tiết của chỉ tiêu đó, giúp cho nhân viên kế toán các phần

hành có được cái nhìn nhất quán về từng chỉ tiêu, nhanh chóng nhận biết được

những biểu hiện bất thường trong các yếu tố cấu thành của chỉ tiêu, có biện pháp



Lê Tân



141



Học viện Tài chính



thông báo kịp thời cho nhà quản trị ở các cấp. hoặc có diễn giải cụ thể về kết quả

thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp.

+ Đảm bảo mối quan hệ kiểm tra, đối chiếu số liệu nhằm đảm bảo tính

chính xác trong quá trình hệ thống hóa thông tin, đảm bảo độ tin cậy cho số liệu

kế toán.

+ Nội dung sổ chi tiết bán hàng và xác định kết quả phải phản ánh được

chi tiết doanh thu, kết quả theo yêu cầu cung cấp thông tin về doanh thu và kết

quả, đảm bảo sự tương thích về đối tượng cần theo dõi chi tiết doanh thu với chi

phí để xác định kết quả chi tiết theo yêu cầu của doanh nghiệp.

3.2.4. Hoàn thiện hệ thống báo cáo

* Tổ chức hệ thống báo cáo KTQT:

Để giúp các nhà quản trị thực hiện chức năng kiểm soát, các kế toán viên

KTQT sử dụng các số liệu chi tiết về chi phí, doanh thu, kết quả thực hiện trên

các sổ kế toán liên quan để soạn thảo các báo cáo thực hiện.

Trong đa số các báo cáo thực hiện, KTQT nên vừa trình bày các thông tin

thực hiện, vừa trình bày thông tin về dự toán (kế hoạch) tương ứng để đảm bảo

so sánh những kết quả thực tế đạt được với dự toán, liệt kê tất cả những sự khác

biệt giữa thực hiện với dự toán để giúp cho các nhà QTDN đánh giá tình hình

thực hiện kế hoạch (dự toán). Việc hoàn thiện các báo cáo KTQT cần đảm bảo

yêu cầu:

- Các thông tin trên báo cáo phải được phân thành các chỉ tiêu phù hợp

với các tiêu chuẩn đánh giá thông tin trong mỗi thình huống quyết định khác

nhau.

- Các chỉ tiêu trong báo cáo phải có quan hệ chặt chẽ, logic với nhau.

- Các số liệu thực tế, dự toán, định mức hoặc các mục tiêu định trước

trong báo cáo phải so sánh được với nhau để giúp các nhà QTDN sử dụng thông

tin thực hiện chức năng kiểm soát các hoạt động.

Lê Tân



142



Học viện Tài chính



- Hình thức kết cấu các báo cáo cần đa dạng, linh hoạt, tùy thuộc vào tiêu

chuẩn đánh giá thông tin trong mỗi báo cáo phục vụ cho từng tình huống cụ thể.

- Các chỉ tiêu trong báo cáo thực hiện nên được phân bổ theo loại sản

phẩm, mặt hàng, hoặc theo khu vực, thời gian, bộ phận.

- Thông tin về chi phí trong các báo cáo KTQT, đặc biệt là báo cáo kết

quả cần phải phân biệt chi phí thành biến phí và định phí.

3.3 ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KẾ

TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

3.3.1. Về phía Nhà nước

Cần hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực, nghiên

cứu, triển khai, phát triển công tác kế toán, không nên ràng buộc và can thiệp

quá sâu vào công tác kế toán bằng chính sách kế toán hay những quy định trong

hệ thống kế toán doanh nghiệp mà chỉ dừng lại ở sự công bố khái niệm, lý luận

tổng quát

3.3.2. Về phía doanh nghiệp

Trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, bán hàng vừa là

điều kiện cho sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp vừa là phương tiện để doanh

nghiệp đạt được mục đích kinh doanh tạo ra lợi nhuận. Do đó việc hoàn thiện kế

toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh là một đòi hỏi cấp thiết luôn được

đặt ra đối với các nhà quản lý doanh nghiệp. Chỉ như vậy kế toán mới có thể

thực hiện hết vai trò của mình trong việc phản ánh, giám sát chặt chẽ về tài sản,

tiền vốn của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp và cung

cấp thông tin chính xác, kịp thời để lãnh đạo doanh nghiệp có được các quyết

định đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành kinh doanh có hiệu quả.

Về căn bản, tổ chức công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

của công ty đã đáp ứng được nhu cầu của lãnh đạo công ty, phù hợp với điều

kiện thực tế của công ty. Tuy nhiên, bên cạnh đó công ty phải đảm bảo một số

Lê Tân



143



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (157 trang)

×