1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Kế toán >

Sơ đồ 1.4: Trình tự kế toán thu nhập khác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.93 MB, 157 trang )


Học viện Tài chính



(*) Tổ chức sổ kế toán

Sổ kế toán bao gồm có sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết tài khoản 711.



1.3. KẾ TOÁN CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP

1.3.1. Kế toán giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng hóa là toàn bộ các chi phí liên quan đến quá trình bán hàng,

gồm có trị giá vốn của hàng xuất kho để bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý

doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa bán ra trong kỳ. Việc xác định chính xác

giá vốn hàng hóa là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh.

Phương pháp xác định giá vốn thực tế hàng xuất bán:

- Đối với doanh nghiệp sản xuất: Giá vốn của hàng xuất kho để bán hoặc

thành phẩm hoàn thành không nhập kho đưa bán ngay chính là giá thành sản

xuất thực tế của thành phẩm xuất kho hoặc giá thành sản xuất thực tế của thành

phẩm hoàn thành.

- Đối với doanh nghiệp thương mại: Trị giá vốn của hàng hóa xuất kho để

bản bao gồm: Trị giá mua thực tế của hàng xuất kho để bán và ci phí mua hàng

phân bổ cho số hàng đã bán.

Trị giá vốn hàng của hàng bán được xác định bằng một trong các phương

pháp tính trị giá vốn hàng xuất kho: Phương pháp đích danh, phương pháp bình

quân gia quyền, phương pháp nhập trước xuất trước và phương pháp nhập sau

xuất trước.

1.3.1.1. Các phương pháp xác định trị giá vốn hàng hóa





Phương pháp đích danh

Theo phương pháp này, giá vốn của hàng xuất bán là giá thành sản xuất

thực tế của lô hàng xuất bán. Muốn áp dụng được phương pháp này đòi hỏi

doanh nghiệp phải quản lý theo dõi thành phẩm tồn kho theo từng lô hàng cả về

mặt hiện vật và giá trị.







Phương pháp bình quân gia quyền



Lê Tân



28



Học viện Tài chính



Theo phương pháp này, giá vốn của hàng bán được tính căn cứ vào số

lượng thành phẩm xuất kho được xác định đã tiêu thu và đơn giá bình quân gia

quyền của thành phẩm xuất kho.:

Trị giá vốn của

hàng xuất bán

Đơn giá

bình quân



Số lượng thành phẩm xuất



=



kho được xác định tiêu thụ



Trị giá thực tế thành phẩm

tồn kho đầu kỳ



+



x



Đơn giá bình quân



Trị giá thực tế thành phẩm

nhập kho trong kỳ



cố định



Số lượng tồn kho đầu kỳ +

Số lượng nhập trong kỳ

=

Đơn giá bình quân này được xác định cho từng loại thành phẩm. Phương



pháp này đơn giản, dễ sử dụng, dễ theo dõi và có thể áp dụng đối với mọi doanh

nghiệp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp có khối lượng thành phẩm mỗi lần nhập

xuất lớn.





Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)

Phương pháp này giả định rằng thành phẩm nào nhập kho trước sẽ được

xuất bán trước và lấy giá thành sản xuất thực tế của lần nhập đó là giá của thành

phẩm xuất bán. Như vậy, giá vốn của hàng xuất bán được tính theo giá thành sản

xuất thực tế của những lô thành phẩm nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu

kỳ, và trị giá thành phẩm tồn kho được tính theo giá thành của những lo nhập

kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.







Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO)

Phương pháp này giả định rằng thành phẩm nào nhập kho sau sẽ được

xuất bán trước và lấy giá thành sản xuất thực tế của lần nhập đó là giá của thành

phẩm xuất bán. Theo phương pháp này thì giá vốn của hàng xuất bán được tính

theo giá trị của những lô thành phẩm nhập sau cùng hoặc gần sau cùng, và trị giá

thành phẩm tồn kho được tính theo giá thành sản phẩm nhập kho đầu kỳ hoặc

gần đầu kỳ còn tồn kho.

1.3.1.2. Chứng từ và tài khoản kế toán sử dụng







Chứng từ kế toán

Lê Tân



29



Học viện Tài chính



Chứng từ kế toán sử dụng để kế toán giá vốn hàng bán gồm có: phiếu xuất

kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, …







Tài khoản sử dụng

Để theo dõi và phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bán

hàng, kế toán sử dụng các tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán, và một số tài khoản

khác có liên quan như:

TK 155 - Thành phẩm

TK 156 - Hàng hóa

TK 157 - Hàng gửi đi bán

TK 632 được áp dụng cho các doanh nghiệp sử dụng phương pháp kế

khai thường xuyên và các doanh nghiệp sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ

để xác định giá vốn của sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ. Và do có dự khác nhau

giữa 2 phương pháp này cho nên nội dung, kết cấu và trình tự hạch toán của tài

khoản này theo từng phương pháp cũng như sự khác nhau.

- Nội dung: TK này phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ,

bất động sản đầu tư; giá thành sản xuất của sản phẩm bán trong kỳ.

Ngoài ra tài khoản này còn dùng để phản ánh các chi phí liên quan đến

hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: Chi phí khấu hao, chi phí sửa

chữa, chi phí nghiệp vụ cho thuê BĐS đầu tư theo phương thức hoạt động

(trường hợp phát sinh không lớn), chi phí nhượng bán, thanh lý BĐS đầu tư…







Trình tự kế toán:

- Đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai

thường xuyên:



Lê Tân



30



Học viện Tài chính



Sơ đồ 1.5: Trình tự kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường

xuyên



- Đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê

định kỳ:



Lê Tân



31



Học viện Tài chính



Sơ đồ 1.6: Trình tự kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kiểm kê định kỳ



1.3.2. Kế toán chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình

bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ.

Nội dung chi phí bán hàng gồm các yếu tố sau:

- Chi phí nhân viên bán hàng: là toàn bộ các khoản tiền lương phải trả cho

nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản sản phẩm, hàng hóa, vận chuyển

tiêu thụ và các khoản trích theo lương (khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ).



Lê Tân



32



Học viện Tài chính



- Chi phí vật liệu, bao bì: là các khoản chi phí về vật liệu, bao bì để đóng

gói, bảo quản sản phẩm, hàng hóa, vật liệu dùng sửa chữa TSCĐ dùng trong quá

trình bán hàng, nhiên liệu cho vận chuyển sản phẩm hàng hóa.

- Chi phí dụng cụ đồ dung: là chi phí về công cụ, dụng cụ, đồ dùng đo

lường, tính toán, làm việc ở khâu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

- Chi phí khấu hao TSCĐ: để phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm,

hàng hóa và cung cấp dịch vụ như nhà kho, cửa hàng, phương tiện vận chuyển,

bốc dỡ…

- Chi phí bảo hành sản phẩm: là các khoản chi phí bỏ ra để sửa chữa, bảo

hành sản phẩm, hàng hóa trong thời gian bảo hành (riêng chi phí bảo hành công

trình xây lắp được hạch toán vào tài khoản 627).

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài phục

vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ như: chi phí thuê tài

sản, thuê kho, thuê bến bãi, thuê bốc dỡ vận chuyển, tiền hoa hồng đại lý…

- Chi phí bằng tiền khác: là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong

quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ nằm ngoài các chi phí

kể trên như: chi phí tiếp khách, hội nghị khách hàng, chi phí quảng cáo giới

thiệu sản phẩm, hàng hóa…





Tổ chức chứng từ

Tất cả các khoản chi phí bán hàng phát sinh đều phải có chứng từ kế toán

hợp lệ, hợp pháp.Các chứng từ bắt buộc phải lập kịp thời, đúng mẫu quy định và

đầy đủ các yếu tố nhằm đảm bảo tính pháp lý khi ghi sổ kế toán.Việc luân

chuyển chứng từ cần có kế hoạch cụ thể đảm bảo ghi chép đầy đủ kịp thời. Các

chứng từ sử dụng bao gồm:

- Phiếu chi

- Giấy báo ngân hàng

- Bảng sao kê hóa đơn thanh toán dịch vụ mua ngoài

- Bảng tính và phân bổ lương

- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ

Lê Tân



33



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (157 trang)

×