1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Công nghệ - Môi trường >

Tro xỉ than làm giảm công suất đốt cháy, tăng chi phí xử lý,..Tro xỉ có thể dùng để sản xuất xi măng, làm bê tông trọng lượng nhẹ, vật liệu xây dựng, làm đường, chất cải tạo đất sẽ làm giảm khối lượng tro xỉ than tồn đọng góp phần bảo vệ môi trường.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (616.6 KB, 88 trang )


Tác hại của chất thải nguy hại: Chúng ta có thể bị phơi nhiễm (qua tiếp xúc trực

tiếp, đường hô hấp hoặc đường tiêu hoá) với những chất độc trong khi sử dụng. CTNH

khi thải vào cống rãnh mà chưa được xử lý sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. Khi thải bỏ

chung với rác sinh hoạt, các chất thải có thể làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của công

nhân vệ sinh, hoặc chúng có thể diễn ra các phản ứng hoá học trong xe chở rác hoặc

trong lòng bãi rác.

Các loại chất thải nguy hại cũng sẽ được thu gom, bảo quản và xử lý theo đúng

quy định về chất thải nguy hại.

3.2.2. Nguồn tác động không liên quan đến chất thải

3.2.2.1. Tiếng ồn và rung động

* Nguồn phát sinh

Trong quá trình hoạt động sản xuất tiếng ồn phát sinh do các hoạt động sau:

+ Hoạt động của các máy móc, thiết bị làm việc trong xưởng sản xuất;

+ Trong các công đoạn của quá trình sản xuất như: Bốc dỡ nguyên vật liệu, lò

luyện, đóng gói sản phẩm,...

+ Tiếng ồn phát ra từ các phương tiện tham gia vận chuyển nguyên, vật liệu ,

sản phẩm ra vào nhà máy;

+ Ngoài ra tiếng ồn còn phát sinh do quá trình chạy máy phát điện khi mất điện

(không thường xuyên).



* Phạm vi ảnh hưởng

Tiếng ồn truyền ra môi trường xung quanh được xác định theo mô hình truyền

âm từ nguồn ồn sinh ra và tắt dần theo khoảng cách, giảm đi qua vật cản cũng như

cần kể đến ảnh hưởng nhiễu xạ của công trình và kết cấu xung quanh. Theo Hướng

dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án công trình giao thông của Bộ

Khoa học – Công nghệ và Môi trường - Cục Môi trường, 1999 thì mức độ lan truyền

tiếng ồn được xác định như sau:

Mức ồn ở khoảng cách r2 sẽ giảm hơn mức ồn ở điểm có khoảng cách r1 là:

- Đối với nguồn điểm:

L = 20xlg (r2/r1)1+a

- Đối với nguồn đường:

L = 10xlg (r2/r1)1+a

Trong đó:

L: Độ giảm tiếng ồn (dBA).

Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành”

- 58 -



r1: Khoảng cách cách nguồn ồn (r1 thường bằng 1m đối với tiếng ồn từ máy

móc, thiết bị công nghiệp (nguồn điểm) và bằng 7,5m đối với nguồn ồn là dòng xe

giao thông (nguồn đường))

r2: Khoảng cách cách r1

a: Hệ số kể đến ảnh hưởng hấp thụ tiếng ồn của địa hình mặt đất, đối với mặt

đất trồng cỏ a = 0,1, đối với mặt đất trống trải không có cây a = 0, đối với mặt

đường nhựa và bê tông a = - 0,1.

+ Với tiếng ồn phát ra từ nguồn điểm là các máy móc thiết bị phục vụ sản xuất

( các thiết bị nhà máy lựa chọn đều có tiếng ồn nhỏ hơn 85 dBA), hệ số a là - 0,1 thì:

Với khoảng cách là 100 m thì cường độ âm thanh giảm một khoảng giá trị là:

L = 20xlg (r2/r1)1+a = 20xlg(100/1)0,9 = 36 dBA

Khi đó cường độ âm thanh còn lại là: 85 - 36 = 49 dBA

Vậy, phạm vi ảnh hưởng do tiếng ồn của các máy móc, thiết bị khi hoạt động có

bán kính khoảng 100 m. Với khoảng cách này khu vực xung quanh hầu như không bị

ảnh hưởng do tiếng ồn.

+ Với tiếng ồn phát ra từ nguồn đường:

- Mức độ tiếng ồn của luồng xe bằng mức ồn của xe đặc trưng cộng với gia

số mức của luồng xe.

- Gia số mức ồn của luồng xe phụ thuộc vào:

+ Số lượng xe chạy trong 1 giờ (Ni), Ni = 3

+ Khoảng cách đặc trưng từ luồng xe đến điểm đo ở cạnh đường có độ cao từ

1,5 - 2m (r1), r1= 7,5m

+ Tốc độ dòng xe (Si), tốc độ xe đi trên khu vực nhà máy = 10 km/h

+ Thời gian T = 1

Gia số mức ồn được xác định theo công thức sau:

A = 10log (Nir1/SiT) = 10 log(3.7,5/10.1) = 3,52

Giả sử tiếng ồn phát ra từ xe đặc trưng là 70 dBA thì mức độ tiếng ồn của

luồng xe tối đa đo tại vị trí cách điểm phát tiếng ồn 7,5m là 73,52 dBA.

Mức ồn giảm theo khoảng cách thực tế tính từ nguồn ồn được xác định như sau:

Với khoảng cách là 100m thì cường độ âm thanh giảm một khoảng giá trị là:

L = 10.lg (r2/r1)1+a = 10.lg(100/7,5)0,9 = 10,1 dBA

Khi đó cường độ âm thanh còn lại là: 73,52 – 10,1 = 63,42 dBA

Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành”

- 59 -



Với khoảng cách là 500 m thì cường độ âm thanh giảm một khoảng giá trị là:

L = 10.lg (r2/r1)1+a = 10.lg(500/7,5)0,9 = 16,4 dBA

Khi đó cường độ âm thanh còn lại là:73,52– 16,4 = 57,12 dBA

Vậy khi dự án đi vào hoạt động mức độ ồn do phương tiện giao thông gây ra là

63,42 dBA và 57,12 dBA vẫn thấp hơn so với giới hạn cho phép (TCVN

5949:1998, mức giới hạn cho phép 75 dBA).

*Mức độ tác động

Theo thống kê của Bộ Y tế và Viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao

động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thì tiếng ồn gây ảnh hưởng xấu đến hầu

hết tất cả các bộ phận cơ thể của con người.

Tiếng ồn là nguồn gây ô nhiễm khá quan trọng trong hoạt động sản xuất của các

nhà máy nói chung. Tiếng ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép sẽ gây các ảnh hưởng xấu

đến môi trường mà trước tiên là đến sức khỏe công nhân trực tiếp sản xuất như mất ngủ,

mệt mỏi, gây tâm lý khó chịu, giảm năng suất lao động. Tiếp xúc với tiếng ồn có cường

độ cao trong thời gian dài sẽ làm cho thính lực giảm sút, dẫn tới bệnh điếc nghề nghiệp.

Tác động của rung động phụ thuộc vào hình thức tác động lên cơ thể con người

là rung động chung hay rung động cục bộ. Rung động chung sẽ gây ra dao động cho

toàn bộ cơ thể còn rung động cục bộ chỉ làm cho từng bộ phận của cơ thể dao động.

Tuy nhiên rung động cục bộ cũng ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể ngoài

bộ phận bị dao động. Hệ thống thần kinh và hệ thống tim mạch là những bộ phận nhạy

cảm nhất đối với rung động. Bệnh khớp xương cũng liên quan đến rung động. Khi

đồng thời chịu tác động của cả tiếng ồn và rung động thì các tác động đến cơ thể con

người càng lớn.

Quá trình sản xuất của dự án sẽ phát sinh rung động do sự va đập của các bộ

phận cơ học của máy, truyền xuống sàn và lan truyền trong kết cấu đất nền. Tuy vậy,

do các rung động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm của công ty nên các

máy móc đã được tính toán thiết kế sao cho các rung động là nhỏ nhất, không gây ảnh

hưởng xấu đến sản phẩm.

Do nhà máy nằm trong Khu công nghiệp nên mức độ tác động tiếng ồn đến

dân cư xung quanh khu vực dự án được đánh giá ở mức không đáng kể và chỉ giới

hạn trong phạm vi nhà máy.

3.2.2.2. Nhiệt độ

Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành”

- 60 -



Nhiệt độ thoát ra từ các lò nung chảy, lò chưng hơi, lò luyện tác động đến môi

trường xung quanh thông qua khả năng khuếch tán nhiệt và chênh lệch nhiệt độ của

môi trường không khí. Hầu như nhiệt độ các lò khi làm việc thường dao động từ 5001.200oC. Do vậy nhiệt độ môi trường tại các phân xưởng là rất cao. Điều này gây tác

hại không nhỏ đến chất lượng môi trường làm việc của công nhân mà còn gây ảnh

hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của công nhân làm việc trong môi trường đó.

Nhiệt độ cao tại nơi ở và làm việc của cán bộ, công nhân viên gây tác hại nhất

định đến sức khoẻ. Ở Việt Nam, điều kiện khí hậu nóng ẩm kèm theo nhiệt độ cao dễ

xuất hiện những tai biến nguy hiểm cho con ngươì khi tiếp xúc như rối loạn điều hoà

nhiệt, say nắng, say nóng, mất nước, mất muối...

Trong cơ thể con người, sự chống đỡ với nhiệt chủ yếu bằng cách mất nhiệt qua

da khi tiếp xúc với không khí mát. Nếu nhiệt độ bên ngoài gần bằng nhiệt độ cơ thể

con người, sự mất nhiệt bằng bức xạ và đối lưu giảm thì cơ thể sẽ chống đỡ bằng cách

ra mồ hôi và xung huyết ngoại biên. Sự dãn mạch ngoại biên có thể làm tụt huyết áp,

thiếu máu não...

Khi ra mồ hôi nhiều sẽ gây khát dữ dội, nếu uống nhiều nước mà không thêm

muối sẽ gây giảm clo trong huyết tương. Lượng muối mất đi có thể lên rất cao tới 1520 gam trong 24 giờ, nếu không được điều trị bù đắp sẽ gây các tai biến do giảm Cl

như nhức đầu, mệt mỏi, nôn và đặc biệt là co rút cơ ngoài ý muốn hoặc gây các cơn

kích thích não (cãi cọ, nổi nóng không có lý do). Làm việc trong môi trường có nhiệt

độ cao thì tỷ lệ mắc các bệnh sẽ cao hơn bình thường như bệnh tiêu hoá chiếm 15% so

với 7,5%, bệnh ngoài da 6,3% so với 1,6%...

Để làm hạn chế tác động của nhiệt độ đến sức khoẻ của công nhân cũng như tác

động đến môi trường nhà xưởng khu sản xuất, công ty đã trang bị đầy đủ trang thiết bị

bảo hộ lao động chống nóng đảm bảo, nhà xưởng được xây dựng thiết kế mái 2 tầng

thông gió, hút gió tự nhiên.

3.2.2.3. An toàn lao động và sức khoẻ, bệnh nghề nghiệp

Đối với vấn đề an toàn lao động như: Vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá, lắp đặt

thiết bị máy móc, sử dụng thiết bị điện, sử dụng hoá chất… đều là những nguồn có

khả năng gây tác động lớn đến giá trị tài sản, tính mạng con người và môi trường.



Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành”

- 61 -



Đối với sức khoẻ, bệnh nghề nghiệp: Là vấn đề đáng được quan tâm vì nó có

thể ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, hình ảnh của doanh nghiệp đối với cộng đồng và

đối tác.

3.2.2.4. Môi trường kinh tế- xã hội

 Tác động tích cực

- Đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như sự phát triển chung của tỉnh;

- Đóng góp cho ngân sách Nhà nước thông qua các loại thuế;

- Tạo công ăn việc làm với thu nhập ổn định cho khoảng 300 lao động, góp

phần nâng cao đời sống của người dân;

- Sự phát triển của Công ty sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của khu vực

này, đồng thời kéo theo các điều kiện văn hóa tinh thần cũng được cải thiện trong mỗi

người dân.

 Tác động tíêu cực

- Làm thay đổi điều kiện sinh hoạt của người dân khu vực dự án;

- Thay đổi cơ cấu sử dụng đất;

- Tăng dân số cơ học;

- Trật tự trị an khu vực có thể bị ảnh hưởng;

- Tăng mật độ giao thông dẫn đến tăng nguy cơ tai nạn.

3.3. DỰ BÁO RỦI RO, SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

Khả năng gây sự cố môi trường của dự án này là sự cố về cháy nổ, tai nạn lao

động và sự cố với hệ thống xử lý nước thải.

3.3.1. Dự báo sự cố cháy nổ

Các nguyên nhân dẫn đến cháy nổ có thể do:

- Vứt bừa tàn thuốc hay những nguồn lửa khác vào khu vực chứa nguyên vật

liệu, nhiên liệu dễ cháy;

- Sự cố về các thiết bị điện: dây trần, dây điện, động cơ, quạt.... bị quá tải trong

quá trình vận hành, phát sinh nhiệt và dẫn đến cháy.

- Sự cố sét đánh vào mùa mưa bão.



- Sự cố cháy, nổ tại các đường dẫn khí, dò rỉ khí CO trên đường ống khí.

- Ngoài ra, còn có thể có sự cố nổ lò luyện, lò nung nóng chảy, lò hơi.

Do vậy, Công ty thiết lập hệ thống PCCC tại chỗ, đặt nhiều nơi trong xưởng để

chữa cháy kịp thời nếu hỏa hoạn xảy ra trước khi đội PCCC chuyên nghiệp đến.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành”

- 62 -



Tuy xác suất xảy ra sự cố cháy nổ của dự án không cao nếu nhưng nếu không

có biện pháp phòng chữa cháy nghiêm ngặt thì sẽ gây nguy hiểm lớn.

3.3.2. Dự báo sự cố tai nạn lao động

Các sự cố tai nạn điển hình có thể gặp trong giai đoạn này bao gồm:

- Tai nạn về điện trong giai đoạn sản xuất như: bị điện giật, chập điện và bất cẩn

khi đóng ngắt điện;

- Tai nạn khi bốc dỡ hàng hóa, nguyên vật liệu trong quá trình bốc dỡ nếu có thể

xảy ra sự cố sẽ có thể gây tai nạn nguy hiểm đến tính mạng con người;

- Tai nạn khi vận hành các máy móc, thiết bị trong nhà máy cũng có thể gây ra

tai nạn rất nguy hiểm cho người lao động nếu có những sơ sót khi vận hành.

Tùy thuộc vào sự quan tâm của Công ty và ý thức chấp hành an toàn lao động

của công nhân viên mà tần suất xảy ra tai nạn và mức độ thiệt hại là nhiều hay ít.



3.4. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA ĐÁNH GIÁ

Các nội dung đánh giá tác động môi trường về khí thải, bụi thải, nước thải, chất

thải rắn phát ra từ các hoạt động sửa chữa và hoàn thiện nhà xưởng, hoạt động sản

xuất của dự án là đầy đủ, có cơ sở khoa học và đáng tin cậy vì được đánh giá dựa trên

các căn cứ sau:

- Căn cứ Thông tư 05/2008/TT-BTNMT, báo cáo được bố cục gồm đầy đủ các

chương, mục theo quy định. Nội dung các chương, mục được trình bày rõ ràng, chi tiết

như yêu cầu;

- Các thông tin, số liệu mô tả dự án là số liệu dự kiến, do chủ đầu tư là Công ty

TNHH kim loại màu Trường Thành cung cấp;

- Đánh giá môi trường nền của dự án được phân tích trên cơ sở số liệu quan trắc

thực tế tại khu vực dự án, các vị trí quan trắc được lựa chọn trên cơ sở hướng gió chủ

đạo và các dự án khu vực xung quanh;

- Phương pháp tính toán tải lượng ô nhiễm không khí, nước là phương pháp

được các tổ chức uy tín trên thế giới xây dựng và đề xuất áp dụng. Các phương pháp

này phù hợp để tính toán và dự đoán các tác động do hoạt động của dự án.

Các số liệu tham khảo đều ghi rõ nguồn tham khảo, đảm bảo tính chân thực và

có thể kiểm tra của số liệu.

Tuy nhiên, mức độ tin cậy của mỗi đánh giá không cao những nguyên nhân sau:



Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành”

- 63 -



- Mô hình tính toán được giới hạn bởi các điều kiện biên nghiêm ngặt. Trong đó

các chất ô nhiễm trong môi trường được coi bằng “0”, không tính đến các yếu tố ảnh

hưởng do địa hình khu vực,...

- Các thông số đầu vào (điều kiện khí tượng) đưa vào tính toán là giá trị trung

bình năm do đó kết quả chỉ mang tính trung bình năm. Để có kết quả có mức độ tin

cậy cao sẽ phải tính toán theo từng mùa, hoặc từng tháng. Nhưng việc thực hiện sẽ rất

tăng chi phí về ĐTM và mất nhiều thời gian.

- Nguồn phát thải các chất ô nhiễm được đánh giá độc lập.



Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành”

- 64 -



CHƯƠNG IV.

BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU,

PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

Dự án “Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành” của Công ty

TNHH kim loại màu Trường Thành sẽ có những tác động xấu đến môi trường xung

quanh. Vì vậy việc đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế, giảm thiểu các tác động tiêu

cực đối với môi trường là rất cần thiết.

Trên cơ sở đánh giá chất lượng môi trường khu vực Dự án (chương 2) và dự

báo tác động của Dự án môi trường (chương 3), các biện pháp nhằm bảo vệ môi

trường, giảm thiểu ô nhiễm và các tác động có hại đến môi trường lao động và xung

quanh do hoạt động của Dự án được đề xuất như sau:

4.1. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG

4.1.1. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí và tiếng ồn

Mục tiêu chính của các biện pháp giảm thiểu tác động đến chất lượng không khí

xung quanh khu vực xây dựng Dự án là:

- Giảm thiểu phát thải các tác nhân như bụi, khí SO 2, NOX và VOC vào khí

quyển từ các thiết bị máy móc xây dựng và phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng

phục vụ công tác xây dựng.

- Giảm thiểu các tác động tiếng ồn đến khu vực xung quanh.

 Bụi và khí thải

- Tạo hàng rào che chắn bụi tại công trường xây dựng;

- Chỉ sử dụng các phương tiện đã đăng kiểm đạt tiêu chuẩn theo luật định

(TCVN 5947: 1996);

- Định kỳ sửa chữa, bảo dưỡng đối với các phương tiện vận tải, máy móc, thiết

bị phục vụ dự án;

- Sử dụng loại nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh < 0,35% cho các động cơ của

các phương tiện, thiết bị vận chuyển, lắp đặt;

- Hạn chế tốc độ (trong khu vực nhà máy 5km/h) nhằm hạn chế cuốn bụi và

đảm bảo an toàn giao thông;

- Duy trì phun nước thường xuyên vào các vị trí xây dựng, nơi tập kết vật liệu và

đường giao thông: Tần suất tưới nước trung bình 04 lần/ngày (đối với mùa khô) và 02

lần/ngày (đối với mùa mưa). Giải pháp này không thể xử lý hoàn toàn các loại bụi, tuy

Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành”

- 65 -



nhiên có thể hạn chế được tối đa sự phát tán của chúng vào môi trường;

- Sử dụng bạt che phủ phía trên cho các xe vận chuyển vật liệu xây dựng để hạn

chế nguyên vật liệu rơi vãi;

- Ưu tiên chọn nguồn cung cấp nguyên vật liệu gần khu vực dự án để giảm

quãng đường vận chuyển, giảm công tác bảo quản nhằm giảm thiểu tối đa bụi và các

chất thải phát sinh cũng như giảm nguy cơ xảy ra các sự cố;

- Hạn chế tích trữ nguyên vật liệu xây dựng trong khi thi công xây dựng công trình;

- Khi tập kết nguyên vật liệu xây dựng tại công trường xây dựng thì phải được

che đậy bằng bạt cẩn thận tránh tác động của mưa nắng và gió nhằm giảm thiểu khả

năng phát tán bụi;

- Thành lập tổ vệ sinh gồm 2 người để thu gom phế liệu xây dựng, dọn dẹp vệ

sinh hằng ngày nhằm hạn chế tối đa lượng bụi trong khu vực dự án;

- Trồng và chăm sóc cây xanh trong các khu vực hành lang xung quanh nhà máy;

- Trang bị quần áo bảo hộ lao động và khẩu trang cho công nhân làm việc tại các

công đoạn này để hạn chế ô nhiễm không khí.

 Tiếng ồn

- Sử dụng xe, máy có chất lượng tốt để đảm bảo về tiêu chuẩn tiếng ồn theo TCVN

5949:1998 - Âm học - Tiếng ồn khu vực công nghiệp và dân cư - mức tối đa cho phép (<

75 dBA);

- Đối với các máy móc có mức ồn cao như máy phát điện, máy nén khí, máy

trộn bê tông, máy đầm, máy nâng…thì lắp đặt các thiết bị giảm âm. Trong trường hợp

không thể giảm nguồn ồn thì bảo vệ công nhân làm việc ở môi trường ồn bằng cách sử

dụng các dụng cụ chống ồn cá nhân như nút tai và bao tai;

- Lựa chọn đơn vị thi công có thiết bị và phương tiện thi công cơ giới hiện đại

có kỹ thuật cao để hạn chế tiếng ồn;

- Các phương tiện vận chuyển hạn chế dùng còi trong khu dân cư và trong khu

vực dự án;

- Đưa ra lịch trình thi công hợp lý, tăng số ca làm việc trong ngày làm giảm mật

độ các loại phương tiện thi công trong cùng một thời điểm.

4.1.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước

Mục tiêu chính của các biện pháp giảm thiểu tác động đến chất lượng nước xung

quanh khu vực xây dựng Dự án là:

Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành”

- 66 -



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

×