1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Công nghệ - Môi trường >

CHƯƠNG IV. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (616.6 KB, 88 trang )


nhiên có thể hạn chế được tối đa sự phát tán của chúng vào môi trường;

- Sử dụng bạt che phủ phía trên cho các xe vận chuyển vật liệu xây dựng để hạn

chế nguyên vật liệu rơi vãi;

- Ưu tiên chọn nguồn cung cấp nguyên vật liệu gần khu vực dự án để giảm

quãng đường vận chuyển, giảm công tác bảo quản nhằm giảm thiểu tối đa bụi và các

chất thải phát sinh cũng như giảm nguy cơ xảy ra các sự cố;

- Hạn chế tích trữ nguyên vật liệu xây dựng trong khi thi công xây dựng công trình;

- Khi tập kết nguyên vật liệu xây dựng tại công trường xây dựng thì phải được

che đậy bằng bạt cẩn thận tránh tác động của mưa nắng và gió nhằm giảm thiểu khả

năng phát tán bụi;

- Thành lập tổ vệ sinh gồm 2 người để thu gom phế liệu xây dựng, dọn dẹp vệ

sinh hằng ngày nhằm hạn chế tối đa lượng bụi trong khu vực dự án;

- Trồng và chăm sóc cây xanh trong các khu vực hành lang xung quanh nhà máy;

- Trang bị quần áo bảo hộ lao động và khẩu trang cho công nhân làm việc tại các

công đoạn này để hạn chế ô nhiễm không khí.

 Tiếng ồn

- Sử dụng xe, máy có chất lượng tốt để đảm bảo về tiêu chuẩn tiếng ồn theo TCVN

5949:1998 - Âm học - Tiếng ồn khu vực công nghiệp và dân cư - mức tối đa cho phép (<

75 dBA);

- Đối với các máy móc có mức ồn cao như máy phát điện, máy nén khí, máy

trộn bê tông, máy đầm, máy nâng…thì lắp đặt các thiết bị giảm âm. Trong trường hợp

không thể giảm nguồn ồn thì bảo vệ công nhân làm việc ở môi trường ồn bằng cách sử

dụng các dụng cụ chống ồn cá nhân như nút tai và bao tai;

- Lựa chọn đơn vị thi công có thiết bị và phương tiện thi công cơ giới hiện đại

có kỹ thuật cao để hạn chế tiếng ồn;

- Các phương tiện vận chuyển hạn chế dùng còi trong khu dân cư và trong khu

vực dự án;

- Đưa ra lịch trình thi công hợp lý, tăng số ca làm việc trong ngày làm giảm mật

độ các loại phương tiện thi công trong cùng một thời điểm.

4.1.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước

Mục tiêu chính của các biện pháp giảm thiểu tác động đến chất lượng nước xung

quanh khu vực xây dựng Dự án là:

Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành”

- 66 -



- Phòng chống ô nhiễm nguồn nước ngầm;

- Giảm thiểu các tác động đến nguồn nước mặt.

Các biện pháp:

 Dầu mỡ

Các phương tiện thi công, vận chuyển đến thời kỳ bảo dưỡng cần đưa đến các

xưởng sửa chữa cơ khí, gara để sửa chữa và thay thế. Không tiến hành sửa chữa, thay

dầu mỡ trên khu vực công trường nhằm hạn chế tới mức thấp nhất sự rơi vãi của các

loại dầu, mỡ máy có chứa thành phần độc hại ra môi trường. Trong trường hợp bất khả

kháng các loại dầu máy thải được thu gom vào một thùng thu gom (ví dụ như đặt một

thùng phi dung tích 200 lít đặt tại vị trí nhất định và có thể tái tận dụng dầu để tráng

côpha chống dính khi xây dựng các công trình).

 Đối với nước mưa chảy tràn

Để hạn chế sự ứ đọng nước mưa gây ngập úng cục bộ tại khu vực, giảm thiểu

khả năng nước mưa mang theo các chất ô nhiễm trên mặt đất gây tác động tiêu cực

cho nguồn tiếp nhận, dự án đưa ra các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu như sau:

- Hạn chế tối đa nước chảy tràn qua khu vực bằng hệ thống mương rãnh. Đào các

rãnh thoát nước tạm thời xung quanh khu vực xây dựng dự án, thiết kế các hố ga lắng

cặn nước mưa tại các điểm cuối của rãnh thu gom và thoát nước trước khi thải ra hệ

thống thoát nước chung của KCN.

- Thường xuyên nạo vét mương rãnh xung quanh khu vực dự án.

- Thường xuyên thu gom lượng đất đá và các sản phẩm, chất bẩn rơi vãi tránh bị

cuốn trôi theo nước mưa.

- Không tập trung các loại nguyên vật liệu gần, cạnh các tuyến thoát nước để

phòng ngừa xô đất, cát, vật liệu xây dựng vào đường thoát nước thải khi có mưa.



- Quá trình thi công đến đâu gọn đến đấy, không dàn trải trên toàn bộ diện

tích nhằm hạn chế lượng nước mưa kéo theo chất bẩn nhất là mùa mưa

 Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt của công nhân thi công trên công trường: với số công nhân

thi công là 30 người, lượng nước thải phát sinh hàng ngày là 2,4 m3/ngày. Với thời

gian thi công xây dựng khoảng 4 tháng, để hạn chế những tác động của lượng nước

thải này đến môi trường, tại khu lán trại của công nhân, chủ dự án sẽ lặp đặt 2 nhà vệ

sinh và nhà tắm di động. Xây dựng các công trình vệ sinh với nước thải được xử lý

qua bể tự hoại dung tích 10 m3, với thời gian lưu là gần 48 giờ, phần lớn các chất hữu

Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành”

- 67 -



cơ được phân huỷ, vi sinh bị tiêu diệt và hạn chế mức độ ô nhiễm của nguồn nước.

Khi đầy bồn chứa chất thải sinh hoạt, BQL sẽ thuê đơn vị hút hầm cầu vận chuyển đến

nơi xử lý đảm bảo chất lượng đầu ra.

Chủ dự án sẽ bổ sung chế phẩm vi sinh EM để làm tăng khả năng phân hủy và

giảm mùi từ khu nhà vệ sinh di động, khoảng 2 tháng/lần.

4.1.3. Đối với chất thải rắn

- Thực hiện tốt phân loại chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn xây dựng trong giai

đoạn thi công xây dựng. Hạn chế đến mức tối đa các phế thải phát sinh trong thi công.

- Đối với các loại rác như bao ximăng, đồ bảo hộ, cót ép, gỗ, đầu mẩu sắt thép,

que hàn được thu gom vào vị trí quy định trên hiện trường để tái sử dụng hoặc bán lại

cho các doanh nghiệp chuyên kinh doanh phế thải.

- Nguyên vật liệu xây dựng: Ô tô vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng phải

được che phủ tránh làm rơi vãi nguyên vật liệu ra môi trường làm ảnh hưởng đến môi

trường và gây lãng phí nguyên vật liệu.

- Đối với rác thải sinh hoạt của công nhân: đặc trưng rác khá đơn giản chủ yếu là

rác thực phẩm, một phần nhỏ plastic, giấy, tro, than. Rác loại này được thu gom vào vị

trí quy định và đưa đi xử lý hợp vệ sinh. Đối với các phế thải có thể tái sử dụng hoặc

tái chế nên tận dụng hay thu gom riêng để đem xử lý.

- Đối với chất thải nguy hại là giẻ lau máy nhiễm dầu và một số chất độc hại

khác sẽ được thu gom riêng và chứa vào thùng phy có nắp đậy kín, để định kỳ thuê các

đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo quy chế chất thải nguy hại của Nghị định số

59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/ 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.

- Xây dựng nội quy vệ sinh tại các lán trại, tuyên truyền giáo dục công nhân có ý

thức gìn giữ vệ sinh và bảo vệ môi trường chung.



4.2. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU TRONG GIAI ĐOẠN NHÀ

MÁY ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG

4.2.1. Khống chế ô nhiễm do bụi và khí thải

* Đối với bụi, khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển

Như đã trình bày chương 3, bụi phát sinh từ quá trình nhập nguyên liệu, xuất

sản phẩm và quá trình lưu thông các phương tiện trong nhà máy. Tuy nhiên lượng bụi

Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành”

- 68 -



phát sinh không lớn. Để giảm thiểu tác động của nguồn thải này công ty sẽ tiến hành

một số biện pháp sau:

- Thành lập tổ vệ sinh gồm 4 người để dọn dẹp vệ sinh hằng ngày nhằm hạn chế

tối đa lượng bụi trong khu vực nhà máy.

- Giao cho tổ bảo vệ giám sát thời gian đi lại của các phương tiện ra vào nhà

máy, bốc dỡ hàng hóa, nguyên vật liệu.

- Khuyến khích sử dụng xăng dầu đạt tiêu chuẩn, định kỳ bảo dưỡng sửa chữa

các phương tiện vận chuyển.

- Giao tổ vệ sinh trồng và chăm sóc cây xanh trong các khu vực hành lang xung

quanh nhà máy.

- Sử dụng các loại xe vận tải có động cơ đốt trong có hiệu suất cao, tải lượng khí

thải nhỏ và độ ồn thấp.

- Định kỳ bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện vận chuyển.

- Trang bị quần áo bảo hộ lao động và khẩu trang cho công nhân làm việc tại các

công đoạn này.

* Bụi phát sinh trong quá trình sản xuất

- Giao trách nhiệm cho Quản đốc xưởng sản xuất theo dõi và lập kế hoạch bảo

trì, bảo dưỡng thiết bị theo định kỳ để giảm thiểu khả năng xảy ra sự cố thiết bị.

- Lập nội qui bảo hộ lao động để cán bộ, công nhân làm việc luôn trang bị bảo

hộ lao động đầy đủ. Công ty sẽ đầu tư đầy đủ trang thiết bị bảo hộ như quần áo, mắt

kính, găng tay, giầy, khẩu trang bảo hộ cho công nhân viên ngay trước khi dự án đi

vào chạy thử.

Công ty Kim loại màu Trường Thành áp dụng công nghệ xử lý khí thải và bụi

theo phương pháp ướt như sau:



Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành”

- 69 -



Khí

sạch



5

2



2



4

3



1

Khí thải

và bụi



Hình 3. Sơ đồ xử lý bụi, khí thải



Chú thích: 1. Hệ thống chụp hút

2. Hệ thống đường ống dẫn bụi, khí thải và nhiệt

3. Hệ thống quạt hút

4. Hệ thống lọc bụi, xử lý khí thải

5. Hệ thống ống khói.



Hình 4. Hệ thống xử lý bụi và khí thải

Giải thích hệ thống xử lý bụi khí thải và nhiệt của nhà máy:

Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành”

- 70 -



Bụi, khí thải, nhiệt độ phát sinh trong các công đoạn sản xuất được hệ thống

chụp hút đưa đến hệ thống xử lý trung tâm.

Buồng phun được sử dụng để kết hợp lọc sạch bụi và hơi khí độc bằng dung

dịch phun (nước). Người ta đưa dòng khí thải có lẫn bụi và hơi khí độc vào một đầu

buồng phun qua một thiết bị có thể phân đều dòng khí thải theo toàn bộ tiết diện ngang

của buồng. Trong không gian buồng phun có bố trí 1,2 hay 3 giàn mũi phun để phun

dung dịch thành chùm các hạt nước nhỏ ngược chiều dòng khí thải. Hơi khí độc bị

dung dịch hấp thụ qua bề mặt các hạt dung dịch, không khí sạch qua khỏi buồng phun

được dẫn vào Cyclon ướt để thu lại các hạt nước phun. Sau đó khí thải có thể được

thải thẳng vào không khí.

Dung dịch nước phun được thu hồi đưa qua thiết bị lắng cặn và xử lý hóa trước

khi được phun trở lại. Sau một khoảng thời gian làm việc, dung dịch phun được thải

vào hệ thống xử lý nước thải.

Cặn sẽ đượccông ty thu gom và mang đi xử lý như chất thải rắn

Lượng nước phun trung bình trên đơn vị khí thải thường là : μ = 1,2 - 7 kg/kg.

Các vòi phun dung dịch hấp thụ thường là vòi phun góc có lưu lượng 250 l/h với

đường kính lổ phun 2,5 - 3,5 mm. Áp suất dung dịch phun nhỏ nhất là 2,5 kg/cm 2.

Việc thu gom khí, bụi và theo phương án trên có thể nói là hiệu quả, tuy nhiên

vẫn có thể còn một lượng rất nhỏ không được thu gom và phát tán trong môi trường

làm việc. Do đó, cần áp dụng biện pháp thông thoáng nhà xưởng để đảm bảo hạn chế

tối đa ảnh hưởng của chúng tới sức khỏe người lao động.



Hình 5. Bố trí thông thoáng nhà xưởng

Với các giải pháp trên kết hợp với việc trang bị các thiết bị bảo hộ lao động sẽ

đảm bảo tuân thủ các quy định BVMT.



Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành”

- 71 -



4.2.2. Khống chế ô nhiễm nhiệt và các yếu tố vi khí hậu

Để hạn chế ảnh hưởng của nhiệt thừa và cũng để đảm bảo môi trường vi khí hậu

tốt cho công nhân làm việc trong xưởng, Công ty sẽ áp dụng một số biện pháp sau:

- Bố trí cửa thông thoáng gió xung quanh tường xưởng sản xuất;

- Bố trí hệ thống quạt hút ngay trên mái nhà các phân xưởng;

- Bố trí các chụp hút trên trần mái và quạt để hút hơi ẩm, nhiệt thừa, kết hợp với

hút các hơi khí độc hại khác và bụi ra khỏi khu vực sản xuất, tạo điều kiện thông

thoáng cho môi trường làm việc;

- Trang bị đầy đủ các trang phục cần thiết về an toàn lao động để hạn chế tới

mức thấp nhất các tác hại đối với công nhân.

Tóm lại, việc hạn chế ảnh hưởng của nhiệt thừa và cải tạo môi trường vi khí hậu

là một công tác khá quan trọng. Tình trạng xấu của môi trường vi khí hậu không chỉ

ảnh hưởng tới công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm không đạt mà còn ảnh hưởng

tới cường độ lao động của người công nhân sản xuất: điều kiện lao động nóng, bụi, hơi

khí độc hại khắc nghiệt không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới năng

suất lao động của họ. Đối với không khí trong nhà xưởng Công ty cam kết thực đạt

tiêu chuẩn TCVN 5939-2005, TCVN 5940-2005 và tiêu chuẩn theo Quyết định

3733/2002QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002.

4.2.3. Khống chế ô nhiễm ồn

Để giảm tối đa mức ồn trong môi trường sản xuất Công ty áp dụng đồng bộ các

biện pháp sau:

- Khu vực gây ồn lớn được bố trí cách ly với xung quanh ở các vị trí thích hợp;

- Thường xuyên theo dõi và bảo dưỡng máy móc thiết bị để máy luôn hoạt động tốt;

- Kiểm tra sự cân bằng của máy khi lắp đặt, kiểm tra độ mòn chi tiết và thường

kỳ cho mỡ bôi trơn các bộ phận chuyển động để giảm bớt tiếng ồn.



- Lựa chọn các thiết bị có tiếng ồn thấp, lắp thêm các thiết bị giảm thanh cho

các máy móc thiết bị có độ ồn cao.

- Trang bị phương tiện bảo hộ chống ồn cho công nhân làm việc ở những khu

vực có cường độ tiếng ồn cao như xưởng luyện thép và đúc liên tục.

- Trồng cây xanh xung quanh Nhà máy nhằm hấp thụ giảm ồn và giảm bụi,

khí thải phát tán vào môi trường xung quanh. Việc trồng cây xanh ở xung quanh



Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành”

- 72 -



khu Nhà máy sẽ tạo thành hàng rào chắn. Cây xanh không những có tác dụng giảm

tiếng ồn, bụi, khí thải mà còn tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp.

4.2.4. Giảm thiểu tác động từ nước thải

* Đường thu gom và thoát nước:

Trên toàn bộ mặt bằng triển khai thực hiện dự án sẽ xây dựng hệ thống đường

ống thoát nước mặt và hệ thống đường ống thoát nước thải riêng biệt. Hệ thống đường

ống thoát nước thải của Công ty được nối với đường ống thoát nước thải của KCN. Hệ

thống đường ống thoát nước mặt được nối với hệ thống đường ống thoát nước mặt của

KCN.

* Đối với nước mưa:

Do kết cấu hạ tầng của khu công nghiệp tương đối tốt, cốt nền của khu công

nghiệp cao hơn so với xung quanh nên có thể thoát nước tốt. Nhà xưởng của dự án có

hệ thống thoát nước mưa trên mái và chảy vào tuyến cống ngầm. Kết cấu mái che kín

không thấm dột, các loại nguyên liệu, vật tư được để trong các kho có mái kín nên

không thể lẫn vào với nước mưa.

- Lắp đặt các song chắn rác, song chắn rác thường làm bằng kim loại, đặt ở cửa

vào của kênh dẫn sẽ giữ lại các tạp chất thô như giẻ, rác, bao nilon, và các vật thải

khác được giữ lại để tránh tắc cống.

- Bố trí các hố ga trên đường cống thoát nước để các chất bẩn lắng đọng lại.

- Định kỳ kiểm tra, nạo vét hệ thống thoát nước. Kiểm tra phát hiện hỏng hóc,

mất mát để có kế hoạch sửa chữa, thay thế kịp thời.

- Thực hiện tốt các công tác vệ sinh công cộng để giảm bớt nồng độ các chất

trong nước mưa.

* Đối với nước thải sinh hoạt thông thường:

Nhà vệ sinh của cán bộ công nhân viên được nhà máy xây dựng 2 khu vệ sinh

(vị trí được thể hiện trong bản đồ tổng mặt bằng được đính kèm phần phụ lục) có diện

tích 36 m2.

Toàn bộ các chất thải từ nhà vệ sinh được chứa vào bể phốt đơn. Tại đây, một

phần chất thải bị phân hủy, hòa tan vào trong nước. Quá trình phân hủy các chất thải

cũng được thực hiện một phần tại đây.

Trong bể phốt (bể tự hoại) chung của nhà máy, nước thải sẽ bị các vi sinh vật

lên men yếm khí phân hủy theo các giai đoạn: thủy phân và axit hóa, metan hóa. Bể

Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành”

- 73 -



được thiết kế sao cho nước thải từ bể trước chảy sang bể sau sẽ đồng thời khuấy trộn

lớp bùn hoạt tính chứa vi sinh vật yếm khí để quá trình xử lý nước thải đạt hiệu suất

cao nhất. Sau khi đi qua các bể, nước thải được dần làm sạch. Hiệu quả xử lý của bể

phốt nằm trong khoảng 60 – 70% BOD.



Ngoài ra, một số biện pháp sau đây sẽ được thực hiện:

- Định kỳ (6 tháng/lần) bổ xung chế phẩm vi sinh vào bể tự hoại để nâng cao

hiệu quả làm sạch của công trình.

- Tránh không để rơi vãi dung môi hữu cơ, xăng dầu, xà phòng ... xuống bể tự

hoại. Các chất này làm thay đổi môi trường sống của các vi sinh vật, do đó giảm

hiệu quả xử lý của bể tự hoại.

Sơ đồ bể tự hoại chuyên dùng cho các cơ sở sản xuất công nghiệp như mẫu sau:



Ngăn 1



Ngăn 2



Ngăn 3



Hình 6 . Sơ đồ mẫu bể tự hoại xử lý nước thải sinh hoạt

Bể tự hoại có vai trò đồng thời làm 2 chức năng: lắng và phân huỷ yếm khí cặn

lắng. Cặn lắng được lưu giữ trong bể từ 3 - 6 tháng, dưới tác động của vi sinh vật yếm

khí các chất hữu cơ được phân huỷ thành khí CO 2, CH4 và các chất vô cơ. Bùn lắng

dưới đáy được sử dụng làm phân compost hoặc chuyển đến bãi chôn lấp.

Tổng thể tích bể tự hoại như sau:

Wth = Wn + Wb

Thể tích phần nước: Wn = T1 x Qngđ

T1: thời gian lưu nước trong bể tự hoại, từ 1-3 ngày, chọn 2 ngày.

Q: lưu lượng nước thải trung bình ngày đêm, Q = 10 m 3/ngày

Suy ra: Wn = 2 x 10 = 20 m3

Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành”

- 74 -



Thể tích phần bùn: Wb =



a.N .T2 .C

1000



Trong đó:

- a: Tiêu chuẩn cặn lắng cho một người trong một người trong một ngày,

a = 0,4 – 0,5 lít/ngày đêm. Chọn a = 0,4.

- N: Số công nhân viên của nhà máy, N = 200 người

- T2: Thời gian tích luỹ cặn trong bể tự hoại (thời gian giữa hai lần hút cặn), T2

= 6 – 12 tháng, chọn T2 = 6 tháng (180 ngày).

- C: Hệ số tính đến 20 % cặn được giữ trong bể tự hoại đã bị nhiễm vi khuẩn khi

hút cặn giúp cho quá trình lên men cặn tươi tiếp theo được nhanh chóng và dễ dàng

hơn, C = 1,2.

Suy ra:

Wb = (0,4 x 200 x 180 x 1,2)/1000 = 17 m3

Tổng thể tích bể tự hoại: W = Wn + Wb = 20 + 17 = 37 m3.

* Đối với nước thải nhà bếp

Cho nguồn nước thải này đi qua hệ thống song chắn rác để tách các loại rác thải

nhà ăn như rau, củ, thực phẩm thừa, loại,... rồi đi qua hố ga. Nối hố ga với hệ thống

cống dẫn nước thải chung bằng đường ống dẫn hình rích rắc để dầu mỡ nổi lên trên

không cuốn theo nước thải vào trong cống dẫn nước thải chung.

Định kỳ hàng ngày hớt các váng dầu nổi lên trên để thu gom theo chất thải sinh

hoạt. Rác thải bị ngăn lại trên song chắn rác được thu gom theo chất thải rắn sinh hoạt.

Nước thải nhà ăn sau khi đã được tách dầu mỡ, rác sẽ được dẫn vào hệ thống xử lý

nước thải chung của khu công nghiệp.

4.2.5. Biện pháp quản lý thu gom, xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại:

+ Rác thải sinh hoạt:

Căn cứ vào lượng chất thải rắn và nguồn phát sinh trình bày tại chương III. Công

ty sẽ trang bị và bố trí một số thùng chứa có nắp tại các nơi phát sinh (nhà ăn, nhà bếp,

văn phòng, trong xưởng sản xuất…) để phân loại và thu gom nguồn thải này:

+ Khu vực văn phòng: Mỗi phòng có 01 thùng loại nhỏ để chứa chất thải rắn văn

phòng.

+ Khu vực nhà ăn: 02 thùng loại to để chứa chất thải rắn phát sinh từ nhà bếp.

+ Khu vực nhà xưởng: 03 thùng loại to được bố trí tại đầu, giữa và cuối xưởng.

+ Các vị trí khác 03 thùng.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành”

- 75 -



Đơn vị ký hợp đồng với cơ sở thu gom rác thải sinh hoạt tại địa phương đến thu

gom vận chuyển đi xử lý theo quy định.

- Giao tổ vệ sinh nhà máy có trách nhiệm thu gom, tập kết nguồn thải này theo

đúng nội qui, qui định về phân loại thu gom và xử lý rác thải do công ty ban hành.

- Đối với bùn thải của bể tự hoại được công ty định kỳ thuê các cơ quan có chức

năng hút và đem đi xử lý.

+ Chất thải rắn sản xuất:

- Chất thải rắn có thể tận dụng được, thì công ty sẽ bố trí các thùng chứa tại các

khu vực phát sinh để thu gom nguồn thải này. Sau đó sẽ quay lại dây chuyền sản xuất

để tái chế.

Dự kiến công ty sẽ bố trí các thùng chứa loại to để thu gom nguồn chất thải này.

Những chất thải rắn không tái chế được, công ty sẽ thu gom và tập kết tại một

khu chứa chất thải, sau đó thuê các đơn vị khác đem đi xử lý thích hợp hoặc bán cho

các đơn vị khác có nhu cầu mua lại như là tro xỉ than. Loại chất thải rắn này có thể làm

bê tông trọng lượng nhẹ, làm xi măng, làm đường,...

Ngoài ra, để giảm thiểu lượng tro xỉ thải ra do quá trình đốt cháy, công ty còn

có các biện pháp để sử dụng năng lượng hiệu quả trong quá trình đốt cháy như: Đập

hoặc nghiền than cho than có kích thước tương đồng khoảng 4 – 6 mm, làm ẩm than

và trộn than đối với những hạt than mịn với than có kích thước lớn hơn để giúp lượng

than cấp lò đồng đều hạn chế được lượng tro xỉ trong quá trình đốt cháy.



+ Biện pháp quản lý và xử lý chất thải nguy hại:

Chất thải rắn sản xuất và chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động

của nhà máy được phân loại thu gom riêng. Tại các vị trí phát sinh chất thải nguy hại

sẽ được đặt các thùng chứa có 2 đến 3 ngăn để tập kết chất thải nguy hại, định kỳ hàng

tuần công ty sẽ cho nhân viên vệ sinh đi thu gom theo từng chủng loại và đem đi tập

kết tại một khu vực riêng biệt chuyên chứa chất thải nguy hại. Các thùng chứa và khu

vực tập kết chất thải nguy hại đều có biển cảnh báo. Cụ thể:

- Bố trí một khu rộng khoảng 20 m 2 là khu vực xa với thiết bị và công nhân làm

việc hàng ngày nhất để tập kết chất thải rắn và chất thải nguy hại. Tại góc này bố trí 02

thùng chứa chất thải nguy hại để chứa Giẻ lau dính dầu mỡ, bóng đèn hỏng, ...



Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Nhà máy sản xuất hàng công nghiệp Trường Thành”

- 76 -



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

×