Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.76 KB, 74 trang )
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng
VMS theo hợp đồng gồm những công ty độc lập, kết hợp với nhau ở các cấp sản xuất
và phân phối khác nhau hợp nhất những chương trình của mình trên cơ sở hợp đồng để đạt
được mức tiết kiệm hay tiêu thụ lớn hơn so với khả năng họ có thể đạt được khi hoạt động
riêng lẻ. VMS theo hợp đồng có ba kiểu: hệ thống liên kết tự nguyện được người bán sỉ bảo
trợ, hợp tác xã của những người bán lẻ, tổ chức đặc quyền.
•
Hệ thống Marketing ngang (HMS):
Là sự sẵn sàng của 2 hay nhiều doanh nghiệp ở cùng 1 cấp hợp lại với nhau để
cùng khai thác một cơ hội marketing mới xuất hiện. Hay theo Adler gọi đó là marketing
cộng sinh.
•
Hệ thống marketing đa kênh:
Là cách thức phân phối, theo đó một doanh nghiệp sử dụng hai hay nhiều kênh
phân phối cho nhóm khách hàng khác nhau.
Bằng các cách bổ sung thêm nhiều kênh phân phối, các doanh nghiệp có thể tăng
được phạm vi bao quát thị trường, giảm chi phí hoạt động của kênh phân phối và gia tăng
khả năng thoả mãn theo ý muốn của khách hàng. Các doanh nghiệp thường bổ xung thêm
kênh phân phối nhằm tiếp cận được một nhóm khách hàng.
1.1.1.4 Cấu trúc kênh phân phối
Các thành viên tham gia vào kênh phân phối với những cách thức liên kết khác
nhau nên hình thành nên cấu trúc kênh khác nhau. Cấu trúc kênh phân phối thường được
xác định qua bốn yếu tố cơ bản là chiều dài, chiều rộng, các trung gian phân phối và mức
độ liên kết kênh.
Chiều dài kênh phân phối
Chiều dài kênh phân phối được xác định bởi số cấp độ trung gian có mặt trong kênh.
Càng có nhiều cấp độ trung gian trong kênh thì kênh phân phối càng dài.
SV: Triệu Bích Ngọc
Lớp:15
48C3
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng
-
Kênh không cấp (A): Là kênh mà nhà sản xuất bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu
-
dung cuối cùng mà không thông qua các trung gian phân phối.
Kênh một cấp (B): Hàng hóa đi từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng thông qua
-
một cần trung gian là nhà bán lẻ.
Kênh hai cấp (C): Nhà sản xuất bán sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua
hai trung gian thương mại là nhà bán buôn và bán lẻ. Kênh này dùng để phân phối hàng
-
hóa trên quy mô thị trường rộng lớn và đạt mục tiêu phân phối của doanh nghiệp.
Kênh nhiều cấp (D): là kênh có nhiều cấp trung gian nằm giữa nhà sản xuất và người tiêu
dùng cuối cùng. Kênh này phù hợp cho các doanh nghiệp có quy mô lớn và muốn hàng
hóa của mình đến với tất cả người tiêu dùng.
Kênh phân phối càng ngắn, càng ít trung gian thì khả năng quản lý kiểm soát kênh càng
chặt chẽ. Một kênh phân phối càng dài, càng nhiều trung gian tuy mức độ kiểm soát kênh
khó khăn hơn những mức độ vươn tới các thị trường mục tiêu về mặt địa lý càng tốt hơn.
1.1.2 Một số lý thuyết cơ sở của quản trị kênh phân phối
Quyết định kênh phân phối là một trong những quyết định kênh khó khăn nhất của
các công ty kinh doanh.Mỗi công ty có quy mô và cấu trúc tổ chức khác nhau sẽ có những
quyết định về việc xác lập và quản trị kênh khác nhau. Do đó, việc lựa chọn loại hình tổ
chức kênh phân phối như thế nào là điều không hề dễ.
Trong nhiều tài liệu của các tác phẩm nổi tiếng cũng đề cập tới vấn đề kênh phân
phối:
Theo lý thuyết của Philip Kotler(năm 2009)
Tại chương 20 củaSách quản trị Marketing. NXB Lao Động, tác giả đã đề cập đến
vấn đề quản lý marketing. Theo tác giả, quản trị kênh phân phối gồm bốn nội dung sau
- Tuyển chọn các thành viên kênh
- Động viên các thành viên kênh
- Đánh giá các thành viên kênh
- Điều chỉnh thành viên kênh
SV: Triệu Bích Ngọc
Lớp:16
48C3
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng
Theo lý thuyết của TS.Trương Đình Chiến (2001).
Tác giả của cuốn sách “ Quản trị kênh Marketing kênh phân phối: Lý thuyếtThực tiễn”( ĐHKTQD)- NXB Thống Kê.Tác giả đã tiếp cận kênh phân phối dựa trên mối
tương quan giữa kênh phân phối với các biến số trong Marketing –Mix : gồm nghiên cứu
các thành viên kênh, hành vi và môi trường hoạt động của các hệ kênh phân phối, Các
chiến lược kênh, ứng dụng Marketing hỗn hợp trong quản lý kênh, trong đó có các mảng:
Vấn đề sản phẩm, giá, hoạt động xúc tiến qua kênh thương mại…
Tác giả đã dành cả chương 3 nói về tổ chức kênh: Gồm 5 nội dung:
1.Nội dung của hoạt động tổ chức kênh Marketing
2.Xác định cấu trúc kênh
3.Lựa chọn kiểu ( Mô hình) tổ chức
4.Lựa chọn thành viên kênh
5.Đánh giá kênh đã thành viên
Như vậy, các tác giả đã đưa ra các quan điểm về quản trị kênh phân phối trên các
góc độ khác nhau. Các quan điểm đưa ra có một số sự khác biệt về nội dung của việc tổ
chức kênh. Theo quan điểm của tác giả TS. Trương Đình Chiến- NXB Thống Kê 2001
chưa bao quát nghiên cứu được sâu về vấn đề quản trị marketing, nội dung quản trị kênh
phân phối còn lan man.Theo quan điểm của em thấy quan điểm của Philip Kotler- Sách
quản trị Marketing thì đã chỉ ra khá đầy đủ các nội dung của quản trị kênh phân phối. Do
đó, khóa luận của em được làm trên cơ sở lý luận của các tác giả Philip Kotler- Sách
quản trị Marketing
1.2 Phân tích nội dung quản trị kênh phân phối
Các quyết định về quản trị kênh phân phối của công ty kinh doanh:
1.2.1 Xác định mục tiêu và nhận dạng thành viên kênh
SV: Triệu Bích Ngọc
Lớp:17
48C3
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng
Thiết kế hệ thống kênh phân phối là nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu và ước
muốn của thị trường mục tiêu. Do vậy nhà quản lý cần xem xét các biến số của thị trường
một cách cẩn thận, từ đó có những quyết định sáng suốt. Có hàng loạt những yếu tố ảnh
hưởng đến kênh phân phối:
- Thứ nhất là: Sự ảnh hưởng của yếu tố địa lý thị trường. Mọi hoạt động phân phối đều
gắn với một khu vực thị trường nhất định. Các dữ liệu thông tin về một số khu vực địa lý:
tỉnh, thành phố, nông thôn, miền núi… là cơ sở để các nhà quản lý phân chia vùng thị
trường. Có những khó khăn về thị trường mà buộc các nhà doanh nghiệp không thể xây
dựng được hệ thống kênh phân phối do chi phí quá lớn, công tác vận chuyển phức tạp..
Nhà quản lý phải nhanh nhạy nắm bắt được những vấn đề này vì nó có liên quan mật thiết
đến việc thiết kế kênh.
- Thứ hai là: Sự ảnh hưởng của kích cỡ thị trường. Ở đây chúng ta đề cập đến số lượng
người mua và mua tiềm năng trên khu vực thị trường xác định.
- Thứ ba là: sự ảnh hưởng của mật độ thị trường đến việc thiết kế kênh. Đó là khối lượng
khách hàng và khách hàng tiềm năng trên một đơn vị địa lý. Khi mật độ thị trường là lớn
thì điều kiện tốt cho việc vận chuyển hàng hoá và lượng tồn kho sẽ thấp. Ngược lại, nếu
mật độ thị trường nhỏ thì hàng hoá sẽ được vận chuyển ít hơn và lượng tồn kho sẽ nhiều
hơn.
1.2.2 Quyết định lựa chọn thành viên kênh
Quyết định đầu tiên trong các quyết định về kênh của công ty là lựa chọn thành viên
kênh. Thông thường, khi lựa chọn các thành viên kênh, công ty phải chú ý đến các
điểm sau:
- Các hình thức trung gian hiện có trên thị trường.
SV: Triệu Bích Ngọc
Lớp:18
48C3