Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 54 trang )
• Chống oxy hoá, có tác dụng chống các bệnh tim mạch ở những người không hút
thuốc (Nghiên cứu của Manfed Engger do Folr (chương trình nghiên cứu về
dinh dưỡng DSM )).
• Giải độc, bảo vệ gan, đặc biệt là chống ung thư gan, ung thư vú, ung thư cổ tử
cung có nguy cơ cao ở phụ nữ độ tuổi 30- 45.
• Lycopen có tác dụng cực kỳ quan trọng đối với sắc đẹp. Giúp quá trình chuyển
hoá chất trong tế bào làm đẹp da, tóc, tăng sức đề kháng cho da, chống lão hoá
da.
Nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên quan nghịch giữa nồng độ beta Caroten,
vitamin E trong máu với nguy cơ ung thư phổi, dạ dày, tuyến tiền liệt, đại tràng :
Nghiên cứu
Cơ quan
Về nguy cơ ung thư
- β - Caroten thấp trong
Wald và CS 1998
Nomura và CS 1985
máu có nguy cơ ung thư
Phổi
phổi cao
-Vitamin E làm giảm
ung thư phổi
Young và CS 1997
Eichholzer và CS 1996
- Bổ sung vitamin E, C và
Phổi
beta Caroten có tác dụng
giảm nguy cơ ung thư phổi
- Nguy cơ ung thư tỷ lệ
Chen và CS 1992
Dạ dày
nghịch với nồng độ β Caroten vitamin C có tác
dụng bảo vệ dạ dày
- Tăng ở nhóm β- Caroten
thấp, bổ sung β - Caroten
Stampfer và CS 1997
Tiền liệt tuyến
làm giảm nguy cơ ung thư.
Tăng ở nhóm vitamin E
máu thông.
- Bổ sung vitamin E làm
Bostick và CS 1993
Đại tràng
giảm ung thư đại tràng
Từ những nghiên cứ trên ta thấy Carotenoid làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử
vong, ở một số ung thư và tim mạch, phòng ngừa và làm chậm khỏi phát bệnh đục thuỷ
tinh thể và thái hoá võng mạc tuổi già.
1.4 Các phương pháp chiết tách hợp chất thiên nhiên
Các hợp chất thiên nhiên khi mới được tách thường ở đươi dạng không tinh
khiết, vì vậy muốn nghiên cứu, phân tích chúng thì trước tiên phải tách chúng thành
từng chất riêng biệt ở dạng tương đối tinh khiết.
1.4.1 Phương pháp hoà tan trong dung môi hữu cơ
Phương pháp hoà tan trong dung môi hữu cơ được dùng để tách và tinh chế các
chất hữu cơ rắn, dựa trên nguyên tắc là các chất khác nhau có độ hoà tan khác nhau
trong cùng một dung môi. Dung môi thích hợp để lựa chọn thường là dung
môi trong đó có độ hoà tan của chất rắn cần tinh chế thay đổi nhiều theo nhiệt độ. Bằng
cách tạo dung dịch bão hoà ở nhiệt độ cao (thường là nhiệt độ sôi của dung môi), các
tạp chất sẽ ở lại trong dung dịch. Bằng cách kết tinh lại một số lần trong cùng một dung
môi, hoặc trong các dung môi khác nhau, người ta có thể thu được tinh thể chất cần
tinh chế ở dạng khá tinh khiết. Cũng có khi người ta dùng một dung môi có độ hoà tan
với tạp chất nhiều hơn để loại tạp chất ra khỏi chất rắn cần tinh chế.
Dung môi thường là nước, ancol etylic, ancol metylic, axeton, axit axetic băng,
ete, ben zen, cloroform, etyl axetat, n- hexan, ete dầu hoả… hoặc đôi khi là hỗn hợp
giữa chúng.
Khi cần tách hai hay nhiều chất chứa trong hỗn hợp với những lượng tương
đương nhau, người ta dùng phương pháp kết tinh phân đoạn.
1.4.2 Các phương pháp chưng cất
1.4.2.1 Chưng cất đơn giản
Trong trường hợp cần tinh chế một chất lỏng, tách nó ra khỏi tạp chất rắn không
bay hơi, ta chỉ cần tiến hành chưng cất thường (chưng cất đơn giản), nghĩa là chuyển
chúng sang pha hơi trong một bình cất có nhánh rồi ngưng tụ hơi của nó bằng ống sinh
hàn vào một bình hứng khác. Thường được áp dụng để tinh chế các chất thô. Trong
hoá hữu cơ, thường được áp dụng đuổi dung môi để tách tinh dầu.
1.4.2.2 Chưng cất phân đoạn
Phương pháp chưng cất phân đoạn dùng để tách hai hay nhiều chất lỏng có nhiệt
độ sôi khác nhau tan lẫn hoàn toàn trong nhau, dựa trên nguyên tắc có sự phân bố khác
nhau về thành phần các cấu tử giữa pha lỏng và pha hơi ở trạng thái cân bằng (ở cùng
nhiệt độ). Như vậy, bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần quá trình bay hơi- ngưng tụ; bay
hơi- ngưng tụ lại…ta dần dần có thể thu được cấu tử A có nhiệt độ sôi thấp hơn ở dạng
gần tinh khiết. Vì vậy người ta dùng phương pháp tinh luyện bằng cách lắp trên bình
chưng cất một cột cao có nhiều đĩa (cột Vigrơ) giúp cho việc tái tạo quá trình bay hơi
ngưng tụ trên. Nhờ vậy chất lỏng A dễ bay hơi dần dần thoát lên trên, ở trạng thái ngày
càng tinh khiết, còn chất lỏng B có nhiệt độ sôi cao hơn, ngưng tụ trở lại bình chưng.
Có thể người ta dùng loại cột lấp đầy các mảnh hoặc ống thuỷ tinh hay các mảnh sứ
thay cho cột Vigrơ và hiệu quả của cột được tính bằng “ số đĩa lý thuyết”.
1.4.2.3 Chưng cất dưới áp suất thấp
Khi cần chưng cất một chất lỏng dễ phân huỷ ở nhiệt độ cao, người ta phải dùng
phương pháp chưng cất dưới áp suất thấp, tức là dùng bơm hút để giảm áp suất trên bề
mặt chất lỏng. Vì chất lỏng sẽ sôi khi áp suất riêng phần đạt đến áp suất khí quyển, nên
bằng cách này người ta có thể giảm được nhiệt độ sôi của nó một cách đáng kể, tránh
được hiện tượng phân huỷ hay cháy nổ. Nhờ phương trình Claparon- Clausius, người
ta có thể tính được sự phụ thuộc của áp suất hơi của một chất vào nhiệt độ. Tuy nhiên,
có thể áp dụng quy luật thực nghiệm gần đúng như sau: Khi áp suất khí quyển trên bề
0
mặt chất lỏng giảm đi một nữa, thì nhiệt độ sôi của nó hạ thấp đi khoảng 15 C.
1.4.2.4 Chưng cất lôi cuốn hơi nước
Ta có thể tinh chế một chất lỏng không hoà tan trong nước bằng phương pháp
chưng cất lôi cuốn hơi nước để hạ điểm sôi của nó. Phương pháp này dựa trên nguyên
tắc:
Khi hai hay nhiều chất lỏng không trộn lẫn với nhau nằm trong một hỗn hợp, áp
suất chung của chúng bằng tổng áp suất riêng phần p1 + p2, nghĩa là nó luôn luôn lớn
hơn áp suất riêng phần của bất kì cấu tử nào. Do đó nhiệt độ sôi của hỗn hợp sẽ thấp
hơn nhiệt độ sôi của cấu tử có nhiệt độ sôi thấp nhất. Tỷ lệ hơi cất sang bình ngưng (về
số mol) sẽ bằng tỷ lệ áp suất hơi riêng phần của chúng ở nhiệt độ sôi của hổn hợp. Nhờ
vậy ta có thể tính toán được lượng nước cần thiết để lôi cuốn hết chất cần tinh chế.
Sau khi đã dùng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước, thường ta phải chiết
tách các chất cần tinh chế ra khỏi nước bằng một dung môi thích hợp, rồi lại tiến hành
chưng cất phân đoạn để tách dung môi. Cuối cùng chưng cất lấy tinh khiết bằng bình
chưng cất có gắn nhiệt kế dưới áp suất thấp, với sự kiểm tra nhiệt độ của chất cần tinh
chế.
1.4.3 Phương pháp chiết
1.4.3.1 Giới thiệu chung
Chiết là dùng dung môi thích hợp có khả năng hoà tan chất đang cần tách và
tinh chế để tách chất đó ra khỏi môi trường rắn hoặc lỏng khác. Thường người ta dùng
một dung môi sôi thấp và ít tan trong nước (vì các chất hữu cơ cần tinh chế thường ít
tan trong nước), chất đó sẽ chuyển phần lớn lên dung môi và ta có thể dùng phểu để
tách riêng dung dịch thu được ra khỏi nước.
Bằng cách lặp đi lặp lại việc chiết một số lần, ta có thể tách hoàn toàn chất cần
tinh chế vào dung môi đã chọn, sau đó cất loại dung môi và cất lấy chất tinh khiết ở
nhiệt độ và áp suất thích hợp.
Người ta cũng thường chiết một chất từ hổn hợp rắn bằng một dung môi hoặc
hoặc hỗn hợp dung môi với một dụng cụ chuyên dùng đặc biệt gọi là bình chiết
Soxhlet. Dung môi được đun nóng, cho bay hơi liên tục chảy vào bình chứa hổn hợp
cần chiết tách (thường gói trong giấy lọc), nó sẽ hoà tan chất rắn cần tinh chế và nhờ
một ống xiphông, dung dịch chảy xuống bình cầu bên dưới, dung môi nguyên chất lại
tiếp tục được cất lên. Phương pháp này tiết kiệm được dung môi và hiệu quả tương đối
cao.
1.4.3.2 Chiết soxhlet
Nguyên tắc :
Chiết soxhlet là một kiểu chiết liên tục đặc biệt thực hiện nhờ một trang bị riêng
của nó. Kiểu chiết này cũng như kiểu chiết lỏng- lỏng nên về bản chất của sự chiết vẫn
là định luật phân bố chất trong hai pha không trộn vào nhau. Song ở đây pha mẫu là ở
trạng thái lỏng, bột, hoặc dạng mảnh hoặc dạng lá. Còn dung môi chiết (chất hữu cơ) là
dạng lỏng.
Ví dụ chiết lấy dầu melton từ lá cây bạc hà bằng dung môi hữu cơ n- hexan hay
benzen. Chiết các thuốc trừ sâu hoặc bảo vệ thực vật trong mẫu rau quả, mẫu đất bằng
n- hexan. Vì thế đây là kiểu chiết của hệ chiết có thể là cả đồng thể và dị thể, mà chất
phân tích nằm trong mẫu rắn, bột, lá, sợi…
Các trang thiết bị và ví dụ:
Hình 1.4: Bộ chiết soxhlet
Trang thiết bị của kỹ thuật chiết soxhlet là hai loại:
1. Hệ soxhlet thường và đơn giản.
2. Hệ soxhlet tự động (Auto- soxhlet)
Cách chiết theo hệ (1) là đơn giản vận hành bằng tay, còn cách (2) là vận hành
một cách tự động. Kỹ thuật này chủ yếu sử dụng để chiết tách chất hữu cơ nằm trong
pha rắn hay bột hay mảnh nhỏ, hay các vật liệu khô (lá cây), vì thế nên nó là hệ chiết dị
thể.
Ví dụ: Chiết soxhlet thường lấy một số hoá chất bảo vệ thực vật từ mẫu rau quả:
Lấy 10 g mẫu đã được nghiền nhỏ và trộn đều vào cốc chiết của hệ chiết. Thêm 25- 30
g Na2SO4 khan, 30 ml dung môi chiết n- hexan có 20% Cl2H2. Sau đó tiến hành chiết
trong 180 phút.
Kỹ thuật chiết này có ưu điểm là chiết triệt để, song các điều kiện chiết phải
nghiêm ngặt thì mới có kết quả tốt. Vì thế hệ thống vận hành chiết tự động cho kết quả
tốt hơn nhưng phải có hệ thống trang bị hoàn chỉnh. Nó thích hợp chiết các chất hữu cơ
từ các đối tượng mẫu khác nhau. Chất phân tích có trong mẫu rắn, bột, vật mẫu xốp
khô (lá cây)… kỹ thuật này được ứng dụng chủ yếu để tách các hợp chất hữu cơ từ các
mẫu cây lá, rau quả hoặc mẫu đất như ví dụ trên.
1.5 Phương pháp vật lí xác định các chất hữu cơ
1.5.1 Phương pháp xác định phổ hồng ngoại (IR)
1.5.1.1 Cơ sở của phương pháp
Các phân tử luôn dao động không ngừng. Tần số dao động của các nguyên tử
trong phân tử phụ thuộc vào hằng số lực liên kết và khối lượng của chúng, do đó các
nhóm chức khác nhau sẽ dao động với các tần số khác nhau nằm trong vùng từ 5000
-1
-1
cm đến 200 cm . Mỗi nhóm chức xác định có tần số hấp thụ xác định và tần số này
không đổi trong bất kỳ hợp chất nào chứa nhóm nguyên tử đó. Vì vậy khi phân tích
trên quang phổ hồng ngoại ta có thể xác định được các nhóm nguyên tử (nhóm chức)
của chất phân tích có được.
1.5.1.2 Sơ đồ máy đo phổ hồng ngoại
(2’)
(1)
(3)
(4)
(5)
(6)
(2)
Hình 1.5. Sơ đồ máy đo quang phổ hồng ngoại 2 chùm tia
Chú thích: (1): Nguồn bức xạ
(2): Mẫu nghiên cứu
(2’): Môi trường đo
(3): Bộ tạo đơn sắc
(4): Dectector
(5): Bút tự ghi
(6): Đường cong biểu diễn sự hấp thụ bức xạ của mẫu vào số sóng