Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 54 trang )
Về phân bố: Cây chứa tinh dầu phân bố khá rộng, đã tìm thấy trong hơn 60 họ
thực vật có tinh dầu trong Gymnosperma và Angios- perma. Các họ có nhiều cây chứa
tinh dầu là: Pinaceae, Lauraceao, Myrtaceae, Lamiaceae, Umbeliferae, Rutaceae,
Asteraceae, Rosaceae, Zingiberaceae.
Trong cây tinh dầu có thể trú ngụ ở lá, hoa, quả, rễ, võ thân, gỗ. Chúng được sản
ra từ những hạch đặc biệt cấu tạo bởi những tế bào tiết. Thành phần tinh dầu ở mỗi bộ
phận của cây có thể giống nhau hoặc khác nhau. Ví dụ tinh dầu hoa cam và tinh dầu vỏ
cam thành phần rất khác nhau .
Điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, độ ẩm có ảnh hưởng nhiều đến quá trình
sinh tổng hợp và sự tích luỹ tinh dầu trong cây, nên cần nghiên cứu kỹ mùa thu hái đối
với dược liệu chứa tinh dầu. Một vài thành phần tinh dầu tồn tại trong cây dưới dạng
các tiền chất không bay hơi thường là các Glycozit. Dưới tác dụng của enzim hoặc môi
trường axit loãng, các tiền chất này bị phân huỷ biến thành tinh dầu như trường hợp
tinh dầu của quả vani.
Thành phần trong tinh dầu được chia làm hai nhóm chính: Terpenoid và dẫn
xuất phenol.
1.3.2. Cấu trúc của Terpenoid [3]
Terpenoid có mặt ở khắp nơi trong tự nhiên, chủ yếu trong các loại thực vật.
Chúng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cũng như sinh sản của nhiều loài cây vì
phát ra mùi hương và dẫn dụ côn trùng thụ phấn. Các Terpenoid tham gia vào quá trình
trao đổi chất như các vitamin, tác dụng như các tác nhân điều tiết và đóng vai trò bảo
vệ như những chất kháng oxy hóa. Con người sử dụng Terpenoid dưới dạng dịch chiết
từ hoa quả và các bộ phận khác của cây, chúng được biết đến như những tinh dầu chất
thơm của thực vật.
Năm 1818 người ta đã tìm được một số hợp chất và xác định được rằng tỷ lệ
nguyên tử C:H ở tinh dầu là 5:8. Tiếp theo đó là một số hợp chất hydrocacbon không
no, không vòng hoặc có vòng đã được tách ra. Chúng có công thức chung là (C5H8)n ,
(n ≥2) và được đặt tên là terpen.
Terpenoid đôi khi còn được gọi là isoprenoid để nhấn mạnh rằng nó gồm các
mắt xích có khung cacbon giống với isoprene. Cấu trúc của Terpenoid được tạo thành
do isopren kết hợp với nhau theo kiểu “đầu nối với đuôi”. Phân tử Terpenoid có thể có
một hoặc nhiều vòng, có thể vòng hở hay vòng kín và các liên kết phải tuân theo quy
tắc isopren.
Isopren (C5H8)
Ocimen (C10H16)
1.3.3 Phân loại Terpenoid
Có 2 hướng phân loại Terpenoid:
Dựa theo mạch cacbon để phân loại : có Terpenoid mạch hở như Geraniol có
trong tinh dầu hoa hồng, Xetronelol trong tinh dầu xả... các hợp chất này đều có mùi
thơm đặc trưng là nhưng đơn hương quý dùng trong công nghiệp hương liệu và thực
phẩm. Và Terpenoid mạch vòng như mentol, menton trong tinh dầu bạc hà được đưa
vào sản xuất bánh kẹo, kem đánh răng và thuốc chữa bệnh.
Đặc điểm nhận dạng các Terpenoid là các liên kết mắc xích isopren, nên trong
nghiên cứu người ta dựa vào số mắc xích isopren để phân loại Terpenoid :
Loại Terpen
Khung cacbon
Số lượng C
Monoterpen
(Iso-C5)2
10
Sesquiterpen
(Iso-C5)3
15
Điterpen
(Iso-C5)4
20
Triterpen
(Iso-C5)6
30
Tetraterpen
(Iso-C5)8
40
1.34Carotenoid
Hầu hết các Carotenoid thiên nhiên đều là tetraterpenoid bao gồm 8 đơn vị
isopren. Chúng là những chất màu vàng, da cam, đỏ, phân bố rộng rãi trong giới thực
vật và động vật. Carotenoid khá quen thuộc với chúng ta là β-caroten hay còn gọi là
tiền chất của vitamin A. Trong mấy năm gần đây người ta còn nói nhiều đến các
carotenoid khác như lycopen, lutein và zeaxanthin.
Trong cơ thể động vật, Carotenoid được hoà tan trong mỡ hoặc hoá hợp protein
ở pha nước. Trong các thực vật, Carotenoid được tìm thấy ở trong các lá cùng với
clorophyl. Chúng là những chất màu chính của một số hoa quả màu vàng, da cam, và
đỏ.
Phân loại và tính chất của Carotenoid
Các Carotenoid bao gồm hai nhóm:
• Nhóm hyđrocacbon tan trong ete dầu.
• Nhóm xanthophyl là các dẫn xuất oxy của Caroten.
Các nhóm hợp chất này là các ancol, anđehit, xeton, và axit tan trong etanol. Ba
chất caroten đồng phân màu đỏ da cam chiết từ cà rốt là α, β và các γ Caroten. Chất
lycopen là chất Carotenoit hyđrocacbon màu đỏ của cà chua.
α- Caroten
β- Caroten
γ- Caroten
Những phương pháp dùng để làm sáng tỏ cấu trúc Carotenoit: Hyđro hoá; Cộng
hợp halogen, clorua, iốt hoặc cộng oxy để xác định các nối đôi; Oxy hoá với axit
cromic các nhóm metyl mạch nhánh thành các nhóm cacboxyl; Sắc ký (cột, trên giấy,
trên bản mỏng) là phương pháp thiết yếu và khá mạnh để phân lập và xác định cấu trúc
của Carotenoit.[3]
1.3.5 Một số ứng dụng của hợp chất terpenoit
Các terpenoit có rất nhiều ứng dụng trong thực tế như làm chất thơm và chất tạo
hương vị, làm dược phẩm, làm chất diệt trừ sâu hại… Trong vô số terpenoit có ứng
dụng và hoạt tính sinh học đáng lưu ý có thể nêu ra một số ví dụ:
• p- menth-1- en-8-thiol có trong nước ép của quả bưởi chùm và tạo nên sản phẩm
đặc trưng cho sản phẩm này. Với nồng độ thấp 1mg trong 10000 tấn nước ta vẫn
có thể cảm nhận được hương vị của nó.
p- menth-1- en-8-thiol
• Các sesquitecpen andehit α- và β - sinensal chiếm khoảng 0,1 % tinh dầu nhận
được nhờ ép vỏ loài cam ngọt Citrus aurantium L.Var.dulcis,subsp. Sinensis
Gall, chúng là những chất tạo hương vị vỏ cam rất có giá trị.
• β- damascon xuất hiện với hàm lượng thấp trong tinh dầu hoa hồng, nhưng lại là
những chất chìa khoá quyết định loại tinh dầu đắt tiền này.
• Campho từ gỗ cây gỗ Cinamoun camphora L, được sử dụng từ lâu làm thuốc sát
trùng, để kích thích tim và sự tuần hoàn máu.
• Methol từ Mentha piperita L, có tác dụng gây tê nhẹ và trị ngứa. Tecpen hiđrat
điều chế từ tinh dầu thông được dùng làm thuốc long đờm.
• Trong số các hoạt chất được dùng làm thuốc có giá trị cao phải kể đến chất
sesquitecpen artemisenin và chất đitecpenoit taxol. Artermisinin được phân lập
lần đầu tiên vào năm 1972 từ cây Artermisinin annua L. Với hoạt tính chống lại
kí sinh trùng kháng được sự điều trị thông thường bằng chloroquine và nhờ có
cấu trúc lipophil đi qua được vách ngăn máu- não, artermisinin đặc biệt có hiệu
quả đối với bệnh sốt rét thể não làm chết người. Taxol được phân lập từ loài
thông đỏ Taxus brevifolia, đã được phép dùng làm thuốc điều trị ung thư buồng
trứng từ năm 1992 và ung thư vú từ năm 1993.
Artermisinin
Taxol
• Nhiều terpenoit thể hiện những hoạt tính sinh học đáng chú ý khác như
peyssonol từ một loài tảo Peyssonnelia, ức chế HIV reve transeriptaza. Các
pyrethrin, thí dụ pyrethrin I, chứa trong các tuyến ở lá và hoa trong cây
Chrysanthemum cinerariaefolium có tác dụng trừ sâu tiếp xúc mạnh, nhưng lại
không độc hại với người và động vật.
Trong các tetra terpenoit không thể không nói đến các Caroten, chúng là tiền
thân của vitaminA, Các Caroten không có đặc tính của vitamin A nhưng nó dễ dàng
chuyển thành vitamin A:
CH2OH
Vitamin A
dưới tác dụng của men Carotenaza có trong đường ruột. Trong các Caroten thì β Caroten hoạt động hơn cả, nó chuyển thành vitamin A:
Phản ứng chuyển hoá của β - Caroten thành vitamin A:
CH2OH
β - Caroten
Vitamin A
Vitamin A rất quan trọng đối với cơ thể người, thiếu vitamin A sẽ phát triển
hàng loạt bệnh như bệnh khô giác mạc, khô mắt, đặc biệt là ở trẻ em các mô bì bị tổn
thương, có hiện tượng ngừng sinh trưởng.
1.3.6 Ứng dụng của Carotenoid
Caroten là hợp chất có nhiều trong các loại rau quả như cà rốt, đu đủ, gấc… và
trong nhiều động vật như cá, thịt,…. Là hợp chất có nhiều vai trò đối với sự phát triển
của con người bởi trong nó có chứa Lycopen, α,β,γ - Caroten. Carotenoid có những
ứng dụng:
• Có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể cải thiện trí nhớ, tác động đến bộ não.
• Chống oxy hoá, có tác dụng chống các bệnh tim mạch ở những người không hút
thuốc (Nghiên cứu của Manfed Engger do Folr (chương trình nghiên cứu về
dinh dưỡng DSM )).
• Giải độc, bảo vệ gan, đặc biệt là chống ung thư gan, ung thư vú, ung thư cổ tử
cung có nguy cơ cao ở phụ nữ độ tuổi 30- 45.
• Lycopen có tác dụng cực kỳ quan trọng đối với sắc đẹp. Giúp quá trình chuyển
hoá chất trong tế bào làm đẹp da, tóc, tăng sức đề kháng cho da, chống lão hoá
da.
Nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên quan nghịch giữa nồng độ beta Caroten,
vitamin E trong máu với nguy cơ ung thư phổi, dạ dày, tuyến tiền liệt, đại tràng :
Nghiên cứu
Cơ quan
Về nguy cơ ung thư
- β - Caroten thấp trong
Wald và CS 1998
Nomura và CS 1985
máu có nguy cơ ung thư
Phổi
phổi cao
-Vitamin E làm giảm
ung thư phổi
Young và CS 1997
Eichholzer và CS 1996
- Bổ sung vitamin E, C và
Phổi
beta Caroten có tác dụng
giảm nguy cơ ung thư phổi
- Nguy cơ ung thư tỷ lệ
Chen và CS 1992
Dạ dày
nghịch với nồng độ β Caroten vitamin C có tác
dụng bảo vệ dạ dày
- Tăng ở nhóm β- Caroten
thấp, bổ sung β - Caroten
Stampfer và CS 1997
Tiền liệt tuyến
làm giảm nguy cơ ung thư.
Tăng ở nhóm vitamin E
máu thông.
- Bổ sung vitamin E làm
Bostick và CS 1993
Đại tràng
giảm ung thư đại tràng
Từ những nghiên cứ trên ta thấy Carotenoid làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử
vong, ở một số ung thư và tim mạch, phòng ngừa và làm chậm khỏi phát bệnh đục thuỷ
tinh thể và thái hoá võng mạc tuổi già.
1.4 Các phương pháp chiết tách hợp chất thiên nhiên
Các hợp chất thiên nhiên khi mới được tách thường ở đươi dạng không tinh
khiết, vì vậy muốn nghiên cứu, phân tích chúng thì trước tiên phải tách chúng thành
từng chất riêng biệt ở dạng tương đối tinh khiết.
1.4.1 Phương pháp hoà tan trong dung môi hữu cơ
Phương pháp hoà tan trong dung môi hữu cơ được dùng để tách và tinh chế các
chất hữu cơ rắn, dựa trên nguyên tắc là các chất khác nhau có độ hoà tan khác nhau
trong cùng một dung môi. Dung môi thích hợp để lựa chọn thường là dung
môi trong đó có độ hoà tan của chất rắn cần tinh chế thay đổi nhiều theo nhiệt độ. Bằng
cách tạo dung dịch bão hoà ở nhiệt độ cao (thường là nhiệt độ sôi của dung môi), các
tạp chất sẽ ở lại trong dung dịch. Bằng cách kết tinh lại một số lần trong cùng một dung
môi, hoặc trong các dung môi khác nhau, người ta có thể thu được tinh thể chất cần
tinh chế ở dạng khá tinh khiết. Cũng có khi người ta dùng một dung môi có độ hoà tan
với tạp chất nhiều hơn để loại tạp chất ra khỏi chất rắn cần tinh chế.
Dung môi thường là nước, ancol etylic, ancol metylic, axeton, axit axetic băng,
ete, ben zen, cloroform, etyl axetat, n- hexan, ete dầu hoả… hoặc đôi khi là hỗn hợp
giữa chúng.
Khi cần tách hai hay nhiều chất chứa trong hỗn hợp với những lượng tương
đương nhau, người ta dùng phương pháp kết tinh phân đoạn.
1.4.2 Các phương pháp chưng cất
1.4.2.1 Chưng cất đơn giản
Trong trường hợp cần tinh chế một chất lỏng, tách nó ra khỏi tạp chất rắn không
bay hơi, ta chỉ cần tiến hành chưng cất thường (chưng cất đơn giản), nghĩa là chuyển
chúng sang pha hơi trong một bình cất có nhánh rồi ngưng tụ hơi của nó bằng ống sinh
hàn vào một bình hứng khác. Thường được áp dụng để tinh chế các chất thô. Trong
hoá hữu cơ, thường được áp dụng đuổi dung môi để tách tinh dầu.
1.4.2.2 Chưng cất phân đoạn
Phương pháp chưng cất phân đoạn dùng để tách hai hay nhiều chất lỏng có nhiệt
độ sôi khác nhau tan lẫn hoàn toàn trong nhau, dựa trên nguyên tắc có sự phân bố khác
nhau về thành phần các cấu tử giữa pha lỏng và pha hơi ở trạng thái cân bằng (ở cùng
nhiệt độ). Như vậy, bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần quá trình bay hơi- ngưng tụ; bay
hơi- ngưng tụ lại…ta dần dần có thể thu được cấu tử A có nhiệt độ sôi thấp hơn ở dạng
gần tinh khiết. Vì vậy người ta dùng phương pháp tinh luyện bằng cách lắp trên bình
chưng cất một cột cao có nhiều đĩa (cột Vigrơ) giúp cho việc tái tạo quá trình bay hơi
ngưng tụ trên. Nhờ vậy chất lỏng A dễ bay hơi dần dần thoát lên trên, ở trạng thái ngày
càng tinh khiết, còn chất lỏng B có nhiệt độ sôi cao hơn, ngưng tụ trở lại bình chưng.
Có thể người ta dùng loại cột lấp đầy các mảnh hoặc ống thuỷ tinh hay các mảnh sứ
thay cho cột Vigrơ và hiệu quả của cột được tính bằng “ số đĩa lý thuyết”.
1.4.2.3 Chưng cất dưới áp suất thấp
Khi cần chưng cất một chất lỏng dễ phân huỷ ở nhiệt độ cao, người ta phải dùng
phương pháp chưng cất dưới áp suất thấp, tức là dùng bơm hút để giảm áp suất trên bề
mặt chất lỏng. Vì chất lỏng sẽ sôi khi áp suất riêng phần đạt đến áp suất khí quyển, nên