1. Trang chủ >
  2. Kỹ Thuật - Công Nghệ >
  3. Hóa học - Dầu khí >

5 Phương pháp vật lí xác định các chất hữu cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 54 trang )


1.5.2 Phương pháp đo quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS

1.5.2.1 Đặc điểm của phương pháp

Phổ hấp thụ nguyên tử dựa vào khả năng hấp thụ chọn lọc các bức xạ cộng

hưởng của nguyên tử ở trạng thái tự do. Đây là phương pháp có độ chích xác rất cao,

quá trình phân tích có thể thực hiện khá đơn giản, nhanh.

Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử được ứng dụng khá rộng rãi trong các lĩnh

vực khoa học, kỹ thuật, kinh tế.



Hình 1.6 Máy đo quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS

1.5.2.2 Nguyên tắc của phép đo

Muốn thực hiện phép đo phổ hấp thụ nguyên tử cần thực hiện các bước sau:

1. Hoá hơi mẫu phân tích đưa về trạng thái khí. Mục đích của quá trình này là tạo ra

được đám hơi các nguyên tử tự do từ mẫu phân tích. Đám hơi của các nguyên tử tự do

này chính là môi trường hầp thụ bức xạ và sinh ra phổ hấp thụ nguyên tử.

2. Quá trình nguyên tử hoá thường dược thực hiện với tác dụng của các loại nguồn

nhiệt theo phương pháp ngọn lửa hay không ngọn lửa. Đây là quá trình quan trọng

nhất và ảnh hưởng đến kết quả của phép đo.

3. Thu toàn bộ chùm tia sáng sau khi đi qua môi trường hấp thụ, phân ly chúng thành

phổ và chọn vạch phổ cần đo của nguyên tố phân tích hướng vào khe đo cường độ

vạch phổ.

4. Ghi nhận tín hiệu đo và kết quả đo của cường độ vạch phổ hấp thụ bằng thiết bị ghi

phổ.



1.5.3 Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV-VIS

1.5.3.1. Giới thiệu phương pháp

Đây là phương pháp phân tích dựa trên sự so sánh độ hấp thụ bức xạ đơn sắc

(mật độ quang) của dung dịch nghiên cứu với độ hấp thụ bức xạ đơn sắc của dung dịch

tiêu chuẩn có nồng độ xác định.

Phương pháp này được dùng chủ yếu để xác định lượng nhỏ các chất, tốn ít thời

gian so với phương pháp khác. Phương pháp này dùng để định tính, định lượng, ngoài

ra nó còn cho phép nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc phân tử và sự hấp thụ bức xạ

do đó dẫn tới làm sáng tỏ mối quan hệ giữa cấu tạo và màu sắc của các chất.



Hình 1.7: Máy đo quang phổ hấp thụ phân tử UV-VIS

1.5.3.2. Kỹ thuật thực nghiệm

Những bộ phận chủ yếu của máy đo UV-VIS là: nguồn bức xạ, bộ phận tạo đơn

sắc, bộ phận chia chùm sáng, bộ phận đo và so sánh cường độ ánh sáng rồi chuyển

thành tín hiệu điện…(detector) và bộ phận ghi phổ.

Để phát bức xạ tử ngoại ta dùng đèn đơteri còn để phát bức xạ khả kiến người ta

dùng đèn W/I2. Bộ phận tạo đơn sắc thường dùng lăng kính thạch anh có nhiệm vụ tách

riêng từng dãi sóng hẹp (đơn sắc). Bộ phận chia chùm sáng sẽ hướng chùm tia đơn sắc

luân phiên đi tới cuvet đựng dung dịch mẫu và cuvet đựng dung môi. Bộ phân phân

tích (detector) sẽ so sánh cường độ chùm sáng đi qua dung dịch (I) và đi qua dung môi

(I0). Tín hiệu quang được truyền thành tín hiệu điện. Sau khi được phóng đại, tín hiệu



sẽ chuyển sang bộ phận tự ghi để vẽ đường cong sự phụ thuộc của lg(I/I0) vào bước

sóng. Nhờ máy vi tính, bộ tự ghi còn có thể chia ra cho ta những số liệu cần thiết như

λmax cùng với giá trị độ hấp thụ A (D).

Cơ sở của phương pháp phân tích quang phổ tuân theo định luật Lambe-Bia:

A=lg(I/I0)= εlC

Trong đó :

A: là độ hấp thụ ( hay là mật độ quang)

C: là nồng độ chất tan (mol/l)

l: là bề dày cuvet đựng mẫu (cm).

ε: là hệ số hấp thụ mol đặc trưng cho cường độ hấp thụ của chất nghiên cứu .



CHƯƠNG II: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Nguyên liệu

2.1.1 Thu gom nguyên liệu

Gấc được thu nhận tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, là loại Gấc nếp,

trái to, nhiều hạt, ít gai nhưng gai to, bên trong cơm và màng bao bọc hạt màu đỏ tươi

rất đậm.



Hình 2.1: Quả gấc bổ đôi



2.1.2 Xử lí nguyên liệu

Chẻ đôi quả gấc, tách hạt, cơm và màng đỏ phơi khô dưới nắng đến không còn

dính tay Tách bỏ hạt, thu cơm và màng đỏ thái nhỏ, sấy khô đến khối lượng không

đổi, tiếp theo cho vào máy xay sinh tố, xay.nhỏ. Kích thước hạt phải tương đối đồng

đều để không ảnh hưởng đến quá trình tiếp xúc của dung môi với nguyên liệu, đồng

thời kích thước hạt cũng không quá nhỏ, mịn vì như vậy sẽ gây khó khăn khi chiết

Soxhlet.



2.2 Phương pháp nghiên cứu Sơ

đồ nghiên cứu



Thu nguyên liệu



Phơi, sấy, xay



Độ ẩm, hàm lƣợng tro



Nguyên liệu đã xử lý



Hàm lƣợng kim loại



Khảo sát dung môi, tỷ lệ,

thời gian chiết



Điều kiện chiết tách tối ƣu



Chiết soxlet



Dầu gấc thô

Đuổi dung môi



Dầu gấc



Ghi phổ IR xác định

nhóm chức



Chiết tách Carotenoit



Ghi phổ UV-VIS



Quy trình chiết tách Carotenoit từ dầu gấc :

Etanol +NaOH



Dầu gấc



Dầu xà

phòng hoá



Đun sôi



H2O

chiết bằng ete



Dịch chiết

xà phòng

Làm khan bằng

Na2SO4

Dịch chiết xà phòng

trong ete



Ete dầu + metanol



DD ete dầu

hoả

rửa metanol bằng

nước+Na2SO4



Chạy phổ UV- VIS



Caroten trong ete dầu hỏa



Thuyết minh quy trình:

Sau khi xử lí nguyên liệu thành dạng bột khô, tiến hành khảo sát điều kiện chiết

tách dầu gấc, và chiết dầu gấc. Từ dầu gấc thu được tiến hành chiết tách Carotenoid với

ete dầu hỏa sau khi xà phòng hóa dầu gấc. Sản phẩm thu được ghi phổ UV-VIS xác

định Carotenoid.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

×