Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 54 trang )
Quy trình chiết tách Carotenoit từ dầu gấc :
Etanol +NaOH
Dầu gấc
Dầu xà
phòng hoá
Đun sôi
H2O
chiết bằng ete
Dịch chiết
xà phòng
Làm khan bằng
Na2SO4
Dịch chiết xà phòng
trong ete
Ete dầu + metanol
DD ete dầu
hoả
rửa metanol bằng
nước+Na2SO4
Chạy phổ UV- VIS
Caroten trong ete dầu hỏa
Thuyết minh quy trình:
Sau khi xử lí nguyên liệu thành dạng bột khô, tiến hành khảo sát điều kiện chiết
tách dầu gấc, và chiết dầu gấc. Từ dầu gấc thu được tiến hành chiết tách Carotenoid với
ete dầu hỏa sau khi xà phòng hóa dầu gấc. Sản phẩm thu được ghi phổ UV-VIS xác
định Carotenoid.
2.2.1 Xác định một số tính chất vật lý
2.2.1.1 Xác định độ ẩm
Để xác định độ ẩm của màng đỏ hạt gấc, tiến hành thí nghiệm như sau:
Chuẩn bị 5 chén sứ có ký hiệu sẵn, rửa sạch và sấy trong tủ sấy đến nhiệt độ >
0
100 C. Sau khi sấy xong, lấy chén ra và cho vào bình hút ẩm cho đến khi đạt nhiệt độ
phòng rồi cân khối lượng các chén sứ đến không đổi m1.
0
Cho vào mỗi chén sứ m2 g màng đỏ gấc. Tiến hành sấy trong tủ sấy ở 50 C, cứ sau 2
giờ lại lấy ra cho vào bình hút ẩm đến khi bằng nhiệt độ phòng, rồi đem cân, cứ như
vậy đến khi khối lượng m3 của mẫu và chén không đổi.
Độ ẩm của mỗi mẫu tính theo công thức sau:
(m1+m2)-m3 x 100
%W=
m2
Suy ra W % tb
Trong đó:
m1: Khối lượng chén sứ(g)
m2: Khối lượng màng đỏ gấc(g)
m3:Khối lượng chén và mẫu sau khi sấy(g)
2.2.1.2 Xác định hàm lượng tro
0
Từ 5 mẫu vừa được xác định độ ẩm ở thí nghiệm trên, đem đi tro hóa ở 600 C
trong 6h cho đến khi tro có màu trắng. Lấy mẫu ra làm nguội mẫu trong bình hút ẩm và
cân lại mẫu và xác định hàm lượng tro
(m1 – m2) x 100
% tro =
m0
Suy ra % trotrung bình
Trong đó :
m1: Khối lượng chén và mẫu sau khi xác định độ ẩm(g)
m2: Khối lượng chén sứ và mẫu sau khi tro hóa(g)
mo: Khối lượng màng đỏ gấc
2.2.1.3 Xác định một số kim loại trong màng đỏ gấc
Tro thu được sau khi nung đem hòa tan trong dung dịch HNO3 đặc, định mức
bằng nước cất và xác định hàm lượng kim loại bằng phương pháp đo AAS.
2.2.2 Khảo sát các điều kiện chiết dầu gấc
2.2.2.1 Khảo sát dung môi chiết
Để lựa chọn dung môi chiết thích hợp, tiến hành ngâm bột gấc xay mịn trong
các dung môi có độ phân cực khác nhau trong cùng điều kiện nhiệt độ và thời gian.
Dùng phương pháp trọng lượng xác định tổng khối lượng các chất hòa tan trong dung
môi. Dung môi nào hòa tan được nhiều lượng chất nhất thì sẽ được chọn.
2.2.2.2 Khảo sát thời gian chiết
Cân chính xác 10g bột gấc cho mỗi lần chiết. Tiến hành chiết soxlet với dung
môi trong các khoảng thời gian lần lượt là 8h, 10h, 12h, 14h, 16h. Thu dịch chiết rồi
đem đo UV-VIS, dựa trên mật độ quang để chọn thời gian chiết tối ưu.
2.2.2.3 Khảo sát tỉ lệ rắn-lỏng
Tiến hành chiết soxlet với dung môi và thời gian được chọn với sự thay đổi thể
tích theo tỷ lệ 1/10, 1/15, 1/20, 1/25. Thu dịch chiết rồi đem đo UV-VIS, thể tích dung
môi chiết tối ưu là thể tích nhỏ nhất đảm bảo cho lượng chất chiết được là lớn nhất.
2.2.3 Chiết tách dầu gấc
Tiến hành: Cân lượng màng đỏ gấc đã xử lí cho vào giấy lọc gói kĩ và dùng chỉ
buộc bên ngoài để gói không bị bung ra, không gói chặt quá sẽ làm cho dung môi khó
tiếp xúc với các hạt bên trong sau đó cho gói mẫu vào ống chiết Soxhlet. Chiết soxhlet
bột nguyên liệu với dung môi, thời gian, tỷ lệ đã lựa chọn.
2.2.4 Nghiên cứu xác định một số nhóm chức hoá học của tinh dầu gấc
2.2.4.1 Nghiên cứu phổ hồng ngoại IR của dầu gấc
Mẫu dầu gấc sau khi chiết tách được mang đi đo phổ hồng ngoại IR tại Trung
tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng II, thành phố Đà Nẵng để xác định các
nhóm chức hóa học.
2.2.4.2 Xác định các nhóm chức của dầu gấc
Từ các pic trên phổ đồ thu được, xác định các nhóm chức hóa học của dầu gấc
2.2.5 Chiết tách Carotenoid từ dầu gấc
2.2.5.1 Phương pháp chiết tách
Từ dầu gấc ta tiến hành chiết tách β- Caroten như sau:
• Trong bình cầu dung tích 250ml có ống lạnh hồi lưu, cân 5g dầu gấc rồi thêm
100ml etanol và 4ml NaOH bảo hoà. Đun cách thuỷ sôi 30 phút, thu được dầu
xà phòng hóa.
• Thêm 10ml nước cất vào dầu xà phòng hoá cho vào bình gạn (250ml) chiết
bằng 100ml ete (chia làm 3 lần: 40.30.30ml)
• Sau khi gạn ete ra, rửa ete bằng 5 lần × 20ml nước cất. Gạn ete ra làm khan
bằng Na2SO4 khan. Cô chân không thu hồi ete. Hòa tan cặn còn lại trong 20ml
ete dầu hoả và 20ml metanol 95% sau khi lắc đều để tách riêng thành hai lớp,
gạn lớp dung dịch metanol ra, dung dịch ete dầu hoả còn lại. Rửa loại metanol
còn dính bằng 5 lần × 20 ml nước. Gạn dung dịch ete dầu hoả làm khan nước
bằng Na2SO4 khan. Cô quay chân không thu hồi ete dầu hỏa, sau đó hòa tan
Caroten trong ete dầu hỏa mới thành dung dịch đâm đặc. Đem dung dịch này đo
phổ hấp thụ phân tử UV-VIS.
2.2.5.2 Nghiên cứu phổ UV-VIS của sản phẩm
Sản phẩm thu được đưa đi đo phổ UV- VIS tại trung tâm đo lường tiêu chuẩn
chất lượng II, thành phố Đà Nẵng và so sánh với phổ UV – VIS chất chuẩn.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tìm hiểu thực vật học cây gấc
3.1.1 Đặc điểm sinh thái
Cây gấc là một loại dây leo, mỗi năm lụi một lần, nhưng lại đâm chồi từ gốc cũ
lên vào mùa xuân năm sau. Lá mọc so le, chia thùy khía sâu tới 1/2 phiến lá. Hoa đực
hoa cái riêng biệt, cánh hoa màu vàng nhạt. Mùa hoa tháng 4 -5. Quả hình bầu dục, đáy
nhọn, ngoài có nhiều gai.
Hình 3.1: Quả gấc
3.1.2 Tìm hiểu phương pháp trồng và thu hoạch trong dân gian
3.1.2.1 Cách trồng và chăm sóc
Có thể trồng bằng hai cách:
• Trồng bằng hạt: Chọn hạt to khỏe bóc lấy vỏ cứng hoặc ngâm hạt trong dung
dịch H2SO4 10% trong khoảng 24 giờ cho vỏ hạt mềm gieo sẽ dễ nảy mầm hơn.
• Trồng bằng cách giâm: Chọn cành bánh tẻ không quá già hoặc quá non để làm
vật liệu trồng , cắt cành ra từng đoạn từ 20 - 40 cm, cành cắt xong xử lý bằng
thuốc trừ nấm sau đó cắm vào đất sâu từ 6-10 cm. Thời gian đầu phải đảm bảo
đủ ẩm và che bớt nắng và tránh ngập úng.
Trồng bằng giâm cành dây sẽ mau cho hoa và trái hơn trồng từ hạt.
Tưới tiêu cây gấc cần đủ ấm nhưng rất sợ úng do đó phải tưới tiêu cho tốt. Cây gấc
cần nước nhiều nhất ở giai đoạn ra hoa và phát triển quả. Thiếu nước trong giai đoạn
này sẽ làm hoa rụng , trái kém phát triển năng suất thấp. Độ ẩm thích hợp để trồng gấc
là 70-80%.
Xử lý gốc gấc sau mỗi năm thu hoạch dùng dao hoặc rựa bén chặt hoặc cắt dây gấc
đi chừa lại một đoạn dài 50 - 60 cm trên mặt đất, sau đó đào hố hình vành khăn rộng
20cm sâu 10cm cách gốc 25 - 30cm, bón phân rồi lấp đất lại để gốc tái sinh chồi mới.
Thiết kế giàn leo cho gấc:
Hình 3.2: Hình ảnh giàn gấc
Trồng gấc cũng như trồng mướp, trồng bầu, cần phải đào hố hoặc đào rãnh và
làm giàn cho dây leo mới có nhiều trái. Trong sản xuất gia đình cũng có thể cho gấc bò
lên các cây thân gỗ trong vườn đã bị chết khô hoặc bò phủ tán các cây thân mọc còn
sống nhưng năng suất không cao, cây gấc leo càng cao thì càng ít quả…cho leo ngang
quả sẽ nhiều hơn.
3.1.2.2 Thu hoạch
Cây trồng 1 năm thì thu hoạch trong nhiều năm. Ở nước ta mùa thu hoạch trái
gấc ở miền Bắc tập trung từ tháng 9 dương lịch năm sau. Ở miền Nam cây gấc cho quả
quanh năm nếu trồng có tưới nước nhưng tập trung nhiều nhất là vào tháng 2 đến tháng
7 dương lịch.
Thu hoạch khi vỏ trái chuyển từ màu xanh sang màu đỏ đều, nếu sản xuất chất
màu thì nên thu hoạch khi trái đã chín đỏ không nên để trái chín rục thu hoạch sẽ dễ bị
bệnh thối nhũn.
Trung bình mỗi cây có thể cho 30 - 50 quả/năm nếu cây tốt có thể cho 100
quả/năm. Trọng lượng quả thay đổi từ 200 - 300 gam đến 1,2 -1,5 kg tuỳ thuộc loại
gấc.
Dưới đây là một số hình ảnh bộ phận sinh sản của cây gấc.
Hình 3.3: Hình ảnh bộ phận sinh sản của cây gấc
3.2 Xác định thành phần khối lượng các bộ phận quả gấc
3.2.1 Thành phần chất khô
Khảo sát thành phần chất khô của quả gấc thể hiện ở bảng
sau:
Bảng 3.1: Hàm lượng các bộ phận của quả
Các bộ phận
Khối lượng (gam)
Tỷ lệ (%)
Quả tươi
1400
100
Vỏ
1045
74,64
Hạt
175
12,50
Màng đỏ tươi
180
12,86
Nhận xét: Từ kết quả bảng 2 có thể thấy khối lượng vỏ chiếm phần lớn, màng
đỏ tươi và hạt có tỷ lệ gần bằng nhau.
3.2.2 Độ ẩm trong màng đỏ
Xác định độ ẩm trong màng đỏ hạt gấc được trình bày dưới bảng sau:
Bảng 3.2: Độ ẩm trong màng đỏ gấc
STT
Khối lượng
Khối lượng màng
Khối lượng chén và
Độ ẩm
chén m1 (g)
đỏ gấc m2 (g)
mẫu sau khi sấy m3(g)
W(%)
1
99,838
5,005
100,957
77,642
2
101,275
5,059
102,319
79,363
3
103,928
5,027
105,007
78,535
4
100,156
5,036
101,218
78,911
5
108,038
5,043
109,113
78,683
Độ ẩm trung bình Wtb(%)
78,627
Nhận xét: Từ kết quả trên thấy màng đỏ gấc có độ ẩm lớn. Độ ẩm trung bình
của màng đỏ gấc là 78,627%.
3.2.3 Hàm lượng tro
Sau khi xác định độ ẩm của màng đỏ gấc, ta xác định hàm lượng tro của màng
đỏ gấc đã sấy khô. Kết quả trình bày ở bảng sau: