1. Trang chủ >
  2. Kinh Doanh - Tiếp Thị >
  3. Kỹ năng bán hàng >

Chức Năng Bán Lẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 123 trang )


Bốn chức năng chủ yếu của kênh bán lẻ hiện đại.

Chức năng nghành bán lẻ có thể được phân định trong phạm vi 4 chức năng chính.

1.Khai thác một số nhóm mặt hàng và dịch vụ.thích hợp

2.Chia những lô hàng lớn thành những đơn vị nhỏ

3.Lưu trữ sẵn hàng hóa

4.Trưng bày hàng hóa và dịch vụ cộng thêm.

1. Khai thác một số nhóm mặt hàng và dịch vụ thích hợp.

Cửa hàng bán lẻ cần phải khai thác một số lượng lớn các sản phẩm được sản xuất bởi

nhiều công ty khác nhau. Điều nầy là cần thiết vì nó mang lại cho khách hàng sự thoải

mái trong việc lựa chọn sản phẩm, nhãn hiệu, mùi vị, màu sắc, qui cách bao bì đóng gói

và cả các mức giá khác nhau. Chính vì vậy cho nên các cửa hàng bán lẻ phải rất thận

trọng trong việc chọn lưa những nhóm hàng hóa và dịch vụ thích hợp nhất cho từng cửa

hàng, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng ở khu vực mà cửa hàng tọa lạc.

Nếu nhiệm vụ chính của các nhà sản xuất là sản xuất ra sản phẩm tốt thì cửa hàng bán lẻ

giúp tiếp thị những sản phẩm nầy đến người tiêu dùng. Chẳng hạn như Vinamilk sản xuất

các sản phẩm sữa, Daso sản xuất xà phòng, Mỹ Hảo sản xuất ra nước rửa chén, Nam

Dương sản xuất nước chấm và Bibica sản xuất bánh kẹo. Cho dù các nhà sản xuất trên có

tự đứng ra tổ chức cửa hàng bán lẻ để phân phối sản phẩm của mình thì cũng khó lòng để

người tiêu dùng có thể chấp nhận bỏ thời gian đi đến hàng chục cửa hàng khác nhau để

mua cho đủ những thứ mà mình cần dùng trong ngày. Đó là lý do vì sao cửa hàng bán lẻ

là trở thành một điểm mua sắm được người tiêu dùng trên thế giới ưa chuộng.

Tuy tất cả các cửa hàng bán lẻ đều cung cấp rất nhiều mặt hàng và thương hiệu khác

nhau, nhưng mỗi cửa hàng đều có một xu hướng thiên về một nhóm sản phẩm làm nòng

cốt.

2. Chia những lô hàng lớn thành những đơn vị nhỏ.

Từ retailler bắt nguồn từ tiếng Pháp mang nghĩa là cắt nhỏ, chia nhỏ. Chúng ta đều biết

rằng bán sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng là điều không hề đơn giản đối với đa số



các nhà sản xuất và các nhà bán sỉ. Do vậy các nhà sản xuất và các nhà bán sỉ ưa thường

thích bán từng lô lớn cho những nhà bán lẻ chuyên nghiệp để họ chia nhỏ ra rồi bán lại

cho người tiêu dùng theo qui cách phù hợp với thói quen mua sắm của người tiêu dùng

tại địa phương ấy.

Chẳng hạn như nhà sản xuất nước bia cho nhà phân phối từng xe tải, nhà phân phối sau

đó bán lại cho nhà bán lẻ mỗi lần có thể chỉ vài két, để nhà bán lẻ cuối cùng bán lại cho

người tiêu dùng một vài chai.

3. Lưu trữ sẵn hàng hóa.

Một trong những chức năng chính của nhà bán lẻ là lưu trử hàng hóa nhằm làm cho hàng

hóa lúc nào cũng có sẵn mỗi khi người tiêu dùng cần đến. Người bán lẻ thông thường

không thích trữ chỉ một vài mặt hàng với khối lượng lớn, ngược lại họ thích trữ nhiều mặt

hàng với khối lượng càng nhỏ càng tốt. Vì như thế khách hàng luôn luôn có nhiều sự

chọn lựa hơn. Hưởng lợi từ chức năng nầy của người bán lẻ, khách hàng không phải mua

trử nhiều sản phẩm không nhà. Họ chỉ mua đủ dùng vì sản phẩm lúc nào cũng có sẵn ở

cửa hàng bán lẻ.

Không những thế, người bán lẻ còn dự đoán nhu cầu của khách hàng khi lên kế hoạch dự

trữ hàng. Đây là một lợi ích mà người bán lẻ tạo ra cho khách hàng, khi nhu cầu phát sinh

khách hàng luôn dễ dàng tìm thấy thứ mà mình cần.

4. Trưng bày hàng hóa và cung cấp dịch vụ cộng thêm.

Bên cạnh những chức năng trên, nhà bán lẻ còn tạo ra mặt bằng trưng bày hàng hóa rộng

lớn có thể trưng bày hàng hóa một cách đa dạng và phong phú, giúp khách hàng thoải

mái xem, thử, chọn lựa trước khi quyết định mua.

Không chỉ chấp nhận thanh toán bằng những loại thẻ tín dụng phổ biến, nhiều nhà bán lẻ

còn phát hành thẻ tín dụng riêng của họ nhằm giúp cho khách hàng có được một hạn mức

tín dụng để mua hàng trước và trả tiền sau.

Hình Thức Bán Lẻ





Trên thế giới có rất nhiều thể lọai cửa hàng bán lẻ. Từ những cửa hàng tạp hóa nhỏ đơn lẻ

cho đến những cửa hàng phức tạp nhiều tầng.

Có thể nói không có một giới hạn nào về số lượng chủng loại cửa hàng bán lẻ. Tuy nhiên

trong thế giới bán lẻ, cửa hàng bán lẻ được phân loại tùy vào thể lọai của nó.

Vậy thể lọai bán lẻ là gì?

Thể lọai bán lẻ của một cửa hàng chính là sự tập hợp những chủng loại hàng hóa và dịch

vụ mà cửa hàng ấy chọn vào danh mục phục vụ, và bao gồm những yếu tố dưới đây:





Đặc tính của chủng loại hàng hóa và dịch vụ mà cửa hàng ấy phục vụ







Chính sách giá mà cửa hàng ấy theo đuổi







Chính sách của cửa hàng đối với hoạt động quảng cáo và khuyến mãi







Chính sách của cửa hàng về mặt thiết kế, trưng bày







Vị trí ưa chuộng







Qui mô của cửa hàng



Các thể lọai bán lẻ phổ biến trên thế giới

Có thể nói chọn thể lọai là một quyết định quan trọng nhất đối với một chiến lược bán lẻ.

Trên thế giới thể lọai bán lẻ là vô cùng đa dạng, nhưng chung qui lại, dưới đây là những

thể lọai phổ biến nhất.

1.Cửa hàng tiện lợi (Convenience store)

Ví dụ: 7-Eleven (khỏang 21,000 cửa hàng trên thế giới.

2.Cửa hàng đặc chủng (Speciality store)

Ví dụ: Toy "R" Us (khỏang 40% thị phần đồ chơi trẻ em trên thị trường Mỹ)

3.Siêu thị (Super market)

Ví dụ: CoopMart, Safeway's, Sainsbury's, Krogers ...



4.Cửa hàng giảm giá (Discounted store)

Ví dụ: Wal-Mart, K-Mart...

5.Trung tâm bán lẻ (Superstore or combination store)

Ví dụ: Wal-Mart, K-Mart, Target, Best Buy ...

6.Cửa hàng bách hóa (Department store)

Ví dụ: Diamond Plaza (HCM), Parkson (HCM), J C Penny...

7.Đại siêu thị (Hypermarket)

Ví dụ: Carrefour, Big C...

8.Kho hàng (Warehouse store)

Ví dụ: Metro, Sam's Club, Costco...

9.Trung tâm mua sắm (Shopping mall)

Ví dụ: Citymart, Maximart

10.

Bán hàng theo catalogue (Direct catalogue retailing)

Ví dụ: Sears, J C Penny

11.

Cửa hàng trên mạng Internet (Web store)

Ví dụ: Amazon, Ebay...

Thương hiệu



Khái niệm, tầm quan trọng của thương hiệu đối với họat động kinh doanh, lợi ích của

thương hiệu mạnh, qui trình, chiến lược xây dựng và quản trị thương hiệu.

Thương Hiệu Là Gì?

Thương hiệu là một tập hợp những cảm nhận của khách hàng về một công ty, một sản

phẩm hay dịch vu với đầy đủ các khía cạnh: mô tả nhận diện (brand identities), giá trị

(brand values), thuộc tính (brand attributes), cá tính (brand personality). Thương hiệu

ràng buộc với người tiêu dùng qua mối quan hệ thương hiệu-người tiêu dùng (brandconsumers relationship).



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×