1. Trang chủ >
  2. Cao đẳng - Đại học >
  3. Chuyên ngành kinh tế >

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 96 trang )


2



đình phải gánh vác công việc của gia đình lo cho cuộc sống gia đình song song

cùng lúc với công việc ngoài xã hội.

Như vậy với bối cảnh như trên, tại sao lại quan tâm đến sự cân bằng giữa

công việc và cuộc sống, không phải đến thời điểm hiện tại thì chúng ta mới quan

tâm đến làm sao để cân bằng nó, từ rất lâu các tại các nước công nghiệp phát triển,

các nhà nghiên cứu nước ngoài cũng đã thật sự quan tâm và nghiên cứu bàn luận để

tìm ra giải pháp để cân bằng công việc và cuộc sống, nâng cao đời sống tinh thần,

của mỗi cá nhân trong công việc và cuộc sống của họ.

Theo nghiên cứu trong hai mươi lăm năm qua của các nhà nghiên cứu đã tìm

cách khám phá và hiểu rõ hơn về rất nhiều hướng, trong đó vai trò công việc và

công việc tác động lẫn nhau (Barling & Sorensen, 1997; Greenhaus & Parasuraman,

1999). Vai trò công việc và cuộc sống có thể có một tác động có ý nghĩa về tâm lý,

hạnh phúc và sự hài lòng (Kossek & Ozeki, 1998; Schultheiss, 2006; Schwartzberg

& Dytell, 1996), vì cả hai vai trò là thành phần trung tâm trong cuộc sống của con

người và do đó đòi hỏi tiêu hao một lượng lớn thời gian và năng lượng. Trong các

tài liệu công việc – cuộc sống đã có một số lượng không cân xứng có tác động đến

tiêu cực của việc một cá nhân đồng thời quản lý với vai trò công việc và gia đình

(Barnett, 1998; Greenhaus & Parasuraman, 1999; Haas, 1999). Ngoài ra, hầu hết tài

liệu về các mối quan hệ công việc và gia đình ít quan tâm nhiều hơn đến những ảnh

hưởng tích cực của việc kết hợp vai trò của công việc và gia đình (Greenhaus &

Powell, 2006).

Theo (Susi.S, 2010) cân bằng cuộc sống làm việc là động lực cho sự hài lòng

của nhân viên. Nhiều tổ chức cảm thấy sự cần thiết của cuộc sống cân bằng công

việc trong đó bao gồm duy trì lực lượng lao động có giá trị, giảm xung đột trong

công việc và cuộc sống và giảm căng thẳng của nhân viên, việc làm hài lòng và cân

bằng cuộc sống tốt hơn.

Đa số mối liên hệ giữa công việc và gia đình chỉ được nghiên cứu theo chiều

hướng tiêu cực mà hầu hết các nhà nghiên cứu trước đây quan tâm đó là xung đột



3



trong công việc và gia đình. Xung đột công việc - gia đình đã được nghiên cứu rộng

rãi và có liên quan đến kết quả như sự hài lòng thấp hơn và gia tăng căng thẳng

trong vai trò công việc và gia đình (Bedeian, Burke, và Moffett, 1988; Adams,

King, và King năm 1996; Netemeyer, Boles, & McMurrian năm 1996; Perrewe,

Hochwarter, và Kiewitz, 1999).

Cân bằng công việc và cuộc sống luôn luôn là một mối quan tâm của những

người quan tâm đến chất lượng cuộc sống, công việc và mối quan hệ rộng lớn hơn

đến chất lượng của cuộc sống. Trong những ngày đầu của cuộc cách mạng công

nghiệp ở châu Âu (và hiện nay ở một số nơi trên thế giới tại các nước đang phát

triển) nó là mối quan tâm chủ yếu là với các tác động của lao động trẻ (David E

Guest 2001). Trong thời kỳ suy thoái và hiện nay tại nhiều nơi ở châu Âu, người ta

lo ngại với tình trạng thiếu việc làm và hậu quả của nó, bằng đồ thị đã minh họa

trong tác phẩm đầu tay của Jahoda (1992) tại Marienthal và nghiên cứu trong nhiều

ngữ cảnh cho đến ngày nay.

Ba độ rộng của sự chồng chéo các ảnh hưởng có thể được xác định, những

người có liên quan với sự phát triển trong công việc có thể được coi là gây ra vấn đề

mất cân bằng công việc và cuộc sống, ngược lại những người liên quan đến cuộc

sống bên ngoài công việc mà có thể được xem như là hậu quả của sự mất cân bằng

trong công việc và cuộc sống; và những người liên quan các cá nhân và cuộc sống

của họ mà cung cấp cho sự cần thiết phải giải quyết những thách thức trong việc

cân bằng công việc và cuộc sống gia đình là một vấn đề chính sách hiện đại (David

E Guest 2001).

Nhân viên tham gia làm việc tại tổ chức phải xác định rõ được các yếu tố ảnh

hưởng đến việc cân bằng công việc và cuộc sống của mình, làm cách nào để có

được sự hài lòng trong công việc trong quá trình tham gia công việc, tâm lý khi

được tổ chức trao quyền tự quyết, khả năng về năng lực của bản thân từ đó có sự

cam kết với tổ chức để gắn bó làm việc lâu dài hơn.



4



Theo như “Bond, Galinsky, và Swanberg (1998) nghiên cứu rằng số lượng

các công việc và cuộc sống hoàn thành và thời gian dành cho việc chăm sóc trẻ em

tiếp tục có sự khác biệt giữa nam giới và phụ nữ, phụ nữ dành nhiều thời gian quản

lý các trách nhiệm liên quan đến gia đình nhiều hơn nam giới. Với sự kết hợp của

những tiến bộ chuyên môn thực hiện trong 50 năm qua và thực tế là phụ nữ tiếp tục

chịu trách nhiệm cho một số lượng không cân xứng của công việc trong nhà, trong

đó có trách nhiệm chăm sóc, đã có một sự bùng nổ trong tỷ lệ phụ nữ quản lý nhiều

vai trò.

Hiện đề tài tác động của cân bằng công việc và gia đình dẫn đến sự gắn bó

của nhân viên kế toán trong doanh nghiệp chưa có nhiều tác giả hay báo cáo khoa

học nghiên cứu chính thức tại Việt Nam.

Nghiên cứu của tác giả muốn làm rõ tác động của tham gia vào công việc

ảnh hưởng đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, cách giải quyết xung đột

công việc và nhu cầu không làm việc để cân bằng giữa công việc và cuộc sống, sự

hài lòng trong công việc tác động đến cam kết với tổ chức của nhân viên kế toán

làm việc trong văn phòng tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Lý do tác giả chọn phạm vi nghiên cứu ở Thành phố Hồ Chí Minh vì đây là

khu vực tập trung nhiều lao động, mật độ dân số cao, các doanh nghiệp, tổ chức tập

trung nhiều, nên dễ dàng cho việc khảo sát và thăm dò ý kiến người lao động, tỷ lệ

nhân viên kế toán làm việc trong doanh nghiệp chiếm đa số và tập trung. Điều quan

trọng nhất là do Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố có tốc độ phát triển về công

nghiệp và dịch vụ gần như cao nhất nước, do đó người lao động tập trung cao và

yêu cầu thời gian tập trung cho công việc nhiều hơn dẫn đến sự mất cân đối giữa

thời gian dành cho công việc và thời gian cho bản thân và gia đình.

Các đề tài trước đây đa số nghiên cứu về xung đột công việc và cuộc sống

dẫn đến chuyển việc hoặc nghỉ việc mà chưa nghiên cứu đến các yếu tố tác động

của cân bằng công việc và cuộc sống và sự hài lòng trong công việc của nhân viên

với doanh nghiệp. Nên tác giả muốn nghiên cứu theo chiều hướng tích cực hơn,



5



đánh giá tác động của cân bằng công việc và cuộc sống đến sự hài lòng trong công

việc và cam kết với tổ chức của nhân viên. Nên tác giả chọn đề tài “Tác động của

cân bằng công việc và cuộc sống đến sự hài lòng trong công việc và cam kết với tổ

chức của nhân viên kế toán làm việc trong các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí

Minh” để thực hiện nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

 Kiểm định tác động của cân bằng công việc và cuộc sống dẫn đến sự hài lòng trong

công việc và cam kết với tổ chức của nhân viên kế toán

 Kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố S

 Đưa ra một số hàm ý chính sách cho các doanh nghiệp nhằm sử dụng lao động một

cách có hiệu quả.

1.3 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu: tác động của cân bằng công việc và cuộc sống dẫn

đến sự hài lòng trong công việc và cam kết với tổ chức của nhân viên kế toán

Để kiểm tra đầy đủ hơn mô hình tham gia công việc ảnh hưởng của cân bằng

công việc và cuộc sống đến sự hài lòng trong công việc trình bày trong nghiên cứu

này, các cá nhân tham gia bao gồm những nhân viên kế toán làm việc tại các doanh

nghiệp; những người đang trong quá trình cân bằng nhiều vai trò.

Trong nền kinh tế khó khăn như hiện tại, sự cạnh tranh và tồn tại giữa các

doanh nghiệp cũng trở nên gay gắt hơn. Vì vậy mà mỗi doanh nghiệp phải tìm cho

mình những giải pháp tốt nhất để có thể tồn tại và ngày càng phát triển. Để làm

được những điều đó nhất định phải có một đội ngũ nhân viên có năng lực, nhất là

một kế toán giỏi để có thể cân bằng tình hình tài chính cho công ty của mình. Trong

mọi doanh nghiệp từ tư nhân đến doanh nghiệp nhà nước đều cần đến vị trí kế toán

để thu thập, xử lý các vấn đề liên quan đến tài chính cũng như tình hình hoạt động

của công ty. Ở những nền kinh tế càng phát triển thì vai trò của người kế toán càng

được đánh giá cao hơn vì họ chính là những người góp phần xây dựng một nền kinh



6



tế bền vững. Nhắc đến kế toán không chỉ đơn thuần là nói đến tiền và những con số

mà còn là những vấn đề quan trọng khác nữa. Trong môi trường kinh tế năng động

này, kế toán phải có kiến thức sâu rộng, nhạy bén để có thể ứng phó với mọi điều có

gặp phải trong công việc.

Vai trò của bộ máy kế toán trong doanh nghiệp rất quan trọng, kế toán đảm

nhận việc kích thích và điều tiết các hoạt động kinh doanh. Kế toán là những người

duy trì và phát triển các mối liên kết trong doanh nghiệp, mọi bộ phận trong doanh

nghiệp đều liên quan đến kế toán, từ khâu kinh doanh đến hành chánh nhân sự.

Nhờ những tài liệu mà kế toán cung cấp mà các doanh nghiệp có thể thường

xuyên theo dõi cũng như nắm bắt được tình hình hoạt động, sản xuất, kinh doanh

của mình. Như vậy, chủ doanh nghiệp có thể quản lý và điều hành các hoạt động có

hiệu quả hơn cũng như định ra những điều cần phải làm cho mỗi cá nhân, cho từng

giai đoạn trong hiện tại và trong cả tương lai. Đây là lý do để tác giả chọn đối tượng

nghiên cứu là nhân viên kế toán làm việc trong các doanh nghiệp.

Phạm vi nghiên cứu: Thu thập thông tin thông qua khảo sát bằng bản câu

hỏi cho khoảng 200 mẫu điều tra đối tượng khảo sát là nhân viên kế toán tại hơn 20

doanh nghiệp thuộc ngành thương mại và dịch vụ từ cấp quản lý phòng ban và nhân

viên bình thường trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để

khách quan hơn trong công tác chọn mẫu.

1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định tính và định lượng để phân tích.

Bước thứ nhất : Phân tích định tính được thực hiện trên cơ sở xây dựng các

lý thuyết về sự cân bằng trong công việc và cuộc sống thông qua các việc hiệu

chỉnh các thang đo cho phù hợp.

Bước thứ hai: Phân tích định lượng được thực hiện thông qua việc áp dụng

các mô hình hồi quy tương quan để đánh giá tác động cân bằng công việc và cuộc



7



sống đến sự gắn bó với doanh nghiệp của nhân viên kế toán làm việc trong các doanh

nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Cùng với những thông tin sơ cấp được thu thập qua khảo sát điều tra mẫu

nghiên cứu. Thông tin thứ cấp được thu thập và tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau

về chính sách của Nhà nước liên quan đến ngành nghề hoạt động kinh doanh, chính

sách lao động tiền lương, phụ cấp và kiến thức của tác giả đúc kết được trong quá

trình học tập tại trường.

1.5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu

Gợi ý một số giải pháp quản trị giúp cho doanh nghiệp có thể cân đối lại về

khối lượng công việc, sắp xếp công việc theo những cách khác nhau linh động về

thời gian, có các chế độ phúc lợi cho nhân viên, các chương trình hỗ trợ cho nhân

viên…tạo điều kiện để nhân viên có thời gian cân đối giữa công việc và cuộc sống

tạo điều kiện thuận lợi cho họ giảm bớt căn thẳng, áp lực công việc, không có ý

định sẽ thay đổi nơi làm việc và từ đó họ có tin thần thoải mái phát huy hết khả

năng để đạt được hiệu quả trong công việc và an tâm gắn bó lâu dài với doanh

nghiệp.

1.6 Bố cục của luận văn

Chƣơng 1: Trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu,

mục tiêu nghiên cứu, phạm vi, giới hạn, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực

tiễn của nghiên cứu.

Chƣơng 2: Trình bày cơ sở lý thuyết về các khái niệm nghiên cứu và xây

dựng các giả thuyết nghiên cứu, phần này đưa ra khái niệm liên quan tới cân bằng

công việc – cuộc sống, sự hài lòng công việc, cam kết tổ chức và các mối quan hệ

xung quanh các khái niệm này. Sau đó là xây dựng mô hình nghiên cứu.

Chƣơng 3: Trình bày phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu trong đó quy

trình nghiên cứu gồm hai gia đoạn, nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức với sự

hỗ trợ của phần mềm SPSS.



8



Chƣơng 4: Trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả nghiên cứu.

Chƣơng 5: Tóm tắt những kết quả chính của nghiên cứu, những đóng góp,

hàm ý chính sách của nghiên cứu cho nhà quản trị doanh nghiệp cũng như các hạn

chế của nghiên cứu để định hướng cho nghiên cứu tiếp theo.



9



CHƢƠNG 2



CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU



Chương 2 sẽ trình bày về tổng quan lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu

bao gồm các khái niệm trong mô hình nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và một số

nghiên cứu gần đây về những đề tài tương tự.

2.1 Một số lý luận về Cân bằng công việc – cuộc sống

2.1.1 Khái niệm về Cân bằng công việc và cuộc sống

Có rất nhiều định nghĩa về sự cân bằng công việc và cuộc sống, tác giả thực

hiện trích dẫn đưa ra một số khái niệm gần nhất với đề tài nghiên cứu của mình.

Các khái niệm cân bằng công việc và cuộc sống đã đạt được tầm quan trọng

rất cao trong những năm gần đây. Trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển và thay đổi

tại nơi làm việc như những tiến bộ trong công nghệ thông tin và quá tải thông tin

đòi hỏi phản ứng nhanh chóng và thay đổi với một tốc độ nhanh chóng tăng áp lực

đối với người lao động (Guest, 2002). Tiếp theo đó, cũng phát triển và thay đổi

trong cuộc sống ngoài công việc có thể được xem như là nguồn gốc của sự mất cân

bằng trong công việc. Đặc biệt, biến đổi trong môi trường kinh tế xã hội và những

thay đổi trong khả năng mở rộng về công nghệ liên quan đến đâu và khi công việc

được thực hiện là nguyên nhân của sự mất cân bằng giữa công việc và trách nhiệm

gia đình. Hơn nữa, sự chuyển đổi từ hình ảnh của "gia đình truyền thống" hướng tới

sự xuất hiện ngày càng nhiều gia đình mẹ độc thân và sự tham gia lớn hơn của phụ

nữ trong lực lượng lao động đại diện cho yếu tố yêu cầu một sự cân bằng công việccuộc sống lớn hơn giữa các nhân viên (Guest, 2002).

Greenblatt (2002, p. 179) mô tả cân bằng công việc và cuộc sống như "sự

vắng mặt của mức không thể chấp nhận các cuộc xung đột giữa công việc và nhu

cầu không làm việc" cho thấy rằng khi nhu cầu từ công việc và không làm việc bị

đối lập, xung đột có thể xảy ra. Định nghĩa này nhấn mạnh thêm một nghi

ngờ/không chắc chắn. Trong khi đó, ý nghĩa của khái niệm có thể được phần nào

thu hẹp xuống "là một hoạt động liên quan đến nỗ lực tinh thần hoặc thể chất thực

hiện để đạt được một kết quả" (điển Oxford, 2012) ví dụ: để kiếm sống, thuật ngữ



10



yêu cầu không làm việc trong định nghĩa Greenblatt là khá rộng và có thể có nghĩa

là bất cứ điều gì ngoại trừ công việc. Do những thiếu sót, một số tác giả vẫn ưu ái

sử dụng ví dụ như cân bằng công việc cuộc sống gia đình, cân bằng công việc cuộc

sống hay tiêu cực lan toả công việc tới từng nhà để thu hẹp cuộc sống (ví dụ như

Galinsky, Bond & Friedman năm 1993; Guest, 2002;. Hill et al, 2001; Maume &

Houston, 2001). Vì lợi ích của nghiên cứu này, chúng tôi áp dụng các định nghĩa

của Clark (2000, p. 751), là người thấy cân bằng công việc và cuộc sống như "sự

hài lòng và hoạt động tốt trong công việc và gia đình với mức tối thiểu của cuộc

xung đột vai trò."

Mở rộng, cân bằng công việc gia đình theo Frone chỉ ra rằng công việc của

một cá nhân và cuộc sống gia đình trải qua các xung đột nhỏ để tiến tới các thành

công trong việc kết hợp tốt hai khía cạnh này. Trong mỗi khía cạnh đều tồn tại các

xung đột giữa việc làm tốt khía cạnh này sẽ có thể ảnh hưởng tới khía cạnh kia nếu

như không biết cạnh cân bằng hoặc không thể cân bằng được công việc và gia đình.

Tuy nhiên, với mỗi lần xảy ra xung đột nhỏ đều rút ra kinh nghiệm để tiến tới cân

bằng hơn trong công việc và gia đình(Frone, 2003).

Cũng có quan niệm cho rằng cân bằng công việc gia đình là một công cụ để

đánh giá các nguồn lực thực hiện công việc để đáp ứng nhu cầu gia đình như thế nào

(Voydanoff, 2005).Tương tự như vậy, những tác giả khác xem sự cân bằng trong việc

tự đánh giá hiệu quả của một cá nhân, sự hài lòng của họ với công việc và cuộc sống

gia đình. Việc một cá nhân không thể làm tốt công việc và không phát triển gia đình

được cho thấy năng lực của cá nhân chưa tốt, chưa biết cách cân bằng công việc và

gia đình (Greenhaus & Allen; Valcour , 2007).

Thêm định nghĩa liên quan đến cân bằng công việc và gia đình của Greenhaus

và cộng sự (2006) vì đây là định nghĩa được nhiều tác giả đề cập vì mang tính chung

nhất và phù hợp đối với nhân viên/người lao động Việt Nam. Do tính cần cù chịu khó

mà họ có thể bỏ qua những xung đột về vai trò trong công việc và gia đình, họ điều

tiết bản thân để hướng tới mục đích tốt đẹp là cân bằng giữa các vai trò trong công



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

×