Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 96 trang )
6
Công nghiệp chế biến cà phê của Việt Nam hiện nay cũng đã có những bước
tiến lớn và đạt thành công đáng khích lệ. Tiêu biểu có thể kể đến là Công ty Cổ phần
Vinacafe Biên Hòa (Vinacafe) với thương hiệu cà phê hòa tan hơn 30 năm và đang lấn
sân qua cà phê rang xay.
Theo nghiên cứu của IAM về thói quen sử dụng cà phê, 65% người tiêu dùng
có sử dụng cà phê Việt Nam uống cà phê bảy lần trong tuần, nghiêng về nam giới
(59%). Riêng về cà phê hòa tan thì có 21% người tiêu dùng sử dụng cà phê hòa tan từ
3 đến 4 lần trong tuần và hơi nghiêng về nhóm người tiêu dùng là nữ (52%). Tỷ lệ sử
dụng cà phê tại nhà (in home) và bên ngoài (out of home) là ngang nhau 49%/50%.
Thời gian uống cà phê phổ biến nhất là từ 7 đến 8 giờ sáng. Quán cà phê tại Việt Nam
có thể tìm thấy tại mọi ngóc ngách, phổ biến đa dạng, đa kiểu tạo sự thuận tiện nhất
cho người uống cà phê.
Theo báo cáo tổng quan về ngành cà phê Việt Nam của Bộ Nông nghiệp Mỹ
(USDA) xuất bản ngày 19 tháng 5 năm 2015, tiêu thụ cà phê trong nước tiếp tục khởi
sắc và xuất khẩu cà phê hòa tan tăng mạnh.
Thống kê của Nielson Việt Nam cho thấy đang có 20 nhà sản xuất cà phê hòa
tan tại Việt Nam và tiêu thụ cà phê hòa tan tại Việt Nam tăng 5% trong năm 2014.
Vinacafe Biên Hòa chiếm 41% thị phần với mạng lưới hơn 140,000 chi nhánh, đại lý
phân phối rộng khắp. Nestle đứng thứ 2 với 26% thị phần. Trung Nguyên đứng thứ 3
với 16% thị phần còn Trần Quang đứng thứ 4 với 15% thị phần. Số còn lại chỉ chiếm
2%.
USDA dự báo việc mở rộng khu vực bán lẻ cà phê sẽ góp phần gia tăng tiêu thụ
nội địa trong tương lai gần. Niên vụ 2014/2015, tiêu thụ nội địa tại Việt Nam ước đạt
2,08 triệu bao hay 125,000 tấn, tăng 4% so với niên vụ trước.
Trong 6 tháng đầu của niên vụ 2014/2015, Việt Nam xuất khẩu được 572,000
bao cà phê hòa tan (hay 34 ngàn tấn) tới 64 nước trên thế giới, là lượng xuất khẩu cao
nhất trong 5 năm qua. Như vậy, có thể dự báo sản lượng cà phê hòa tan xuất khẩu từ
Việt Nam trong niên vụ 2014/2015 tăng 44% đạt 1,3 triệu bao hay (78 ngàn tấn).
7
2.2 Các lý thuyết liên quan đến hành vi người tiêu dùng
Khái niệm hành vi tiêu dùng (Consumer Behavior)
Theo Philip Kotler (2005), hành vi người tiêu dùng được định nghĩa là “Một
tổng thể những hành động diễn biến trong suốt quá trình kể từ khi nhận biết nhu cầu
cho tới khi mua và sau khi mua sản phẩm”. Nói cách khác, hành vi của người tiêu
dùng là cách thức các cá nhân ra quyết định sẽ sử dụng các nguồn lực sẵn có của họ
như: thời gian, tiền bạc, nỗ lực,.. như thế nào cho các sản phẩm tiêu dùng.
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, hành vi người tiêu dùng chính là sự tác động
qua lại giữa các yếu tố kích thích của môi trường với nhận thức và hành vi của con
người, mà qua sự tương tác đó, con người thay đổi cuộc sống của họ. Theo cách định
nghĩa này, khái niệm hành vi người tiêu dùng được nhìn dưới góc độ tính tương tác,
tác động qua lại lẫn nhau giữa con người và môi trường bên ngoài.
Hành vi tiêu dùng còn được định nghĩa là “một cam kết sâu sắc để mua lặp lại,
bảo hành một sản phẩm ưa thích hoặc dịch vụ trong tương lai”. Vì vậy, sự hiểu biết về
các yếu tố quyết định trong việc “giữ chân khách hàng” có thể tạo thuận lợi cho người
quản lý tập trung vào những yếu tố chính dẫn đến hành vi tiêu dùng của khách hàng
Chất lượng, giá trị nhận thức và sự hài lòng đều đã được chứng minh là yếu tố
dự báo tốt về ý định hành vi (Petrick, 2004).
Nhìn chung, tất cả các định nghĩa về hành vi người tiêu dùng đều tập trung vào
các khía cạnh quá trình nhận biết, thu thập thông tin, đánh giá mua hàng, phản ứng sau
mua của người tiêu dùng, và mối quan hệ biện chứng giữa quá trình đó với các yếu tố
bên ngoài tác động trực tiếp, gián tiếp vào nó.
Xu hướng hành vi có thể được xác định và đánh giá bằng “Thái độ” và “Hành
vi”. “Thái độ” đề cập tới một mong muốn cụ thể để tiếp tục mối quan hệ với một nhà
cung cấp dịch vụ, trong khi quan điểm “Hành vi” đề cập đến khái niệm về sự bảo đảm
lặp lại. Khách hàng có thể phát triển một “Thái độ” dựa trên các thông tin thu thập
trước đây mà không có kinh nghiệm thực tế. Những thông tin này có thể tạo nên thái
8
độ thành kiến hay đối lập với các nhà cung cấp từ những hình ảnh của họ trên thị
trường.
Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action)
Thuyết hành động có lý do (TRA) là một lý thuyết thuộc ngành tâm lý học xã
hội. Các nhà tâm lý học xã hội đã cố gắng giải thích làm thế nào và tại sao thái độ lại
tác động đến hành vi. Tại sao và như thế nào mà niềm tin của mỗi con người khiến họ
thay đổi cách thức và đường lối hành động. Thuyết hành động có lý do được Martin
Fishbein giới thiệu lần đầu vào năm 1967, một nhà tâm lý học xã hội của đại học
Illinois tại Urbana. Ông đã đưa ra nhận định về mối quan hệ giữa “Niềm tin” và “Thái
độ”. Sau đó, vào thập niên 70, Fishbein đã cộng tác cùng Icek Ajzen thuộc đại học
Massachusetts, Amherst để nghiên cứu và phát triển lý thuyết này.
TRA quan tâm đến mối liên quan giữa niềm tin, hành vi, chuẩn chủ quan, thái
độ và ý định hành vi. Fishbein đã phân biệt Thái độ về một đối tượng cụ thể và Thái
độ hướng về hành vi liên quan đến đối tượng đó. Ông cũng chứng minh thái độ hướng
về hành vi giúp dự đoán hành vi tốt hơn là thái độ đối với con người, các tổ chức, các
hiện tượng xã hội,... Lý thuyết này cho rằng có một mối liên kết mật thiết giữa việc đo
lường thái độ, ý định hành vi và hành vi của một cá nhân trong cùng điều kiện hoàn
cảnh, thời gian và mục tiêu hành động.
Thuyết TRA giả định một chuỗi ngẫu nhiên liên kết niềm tin về hành vi và
chuẩn chủ quan với ý định hành vi và hành vi. Lý thuyết này cũng cho thấy rằng yếu
tố quyết định quan trọng nhất của hành vi là ý định hành vi của cá nhân. TRA giải
thích rằng hành vi cá nhân được điều khiển bởi ý định hành vi, và ý định hành vi là
yếu tố quyết định thái độ hướng về hành vi. Ý định hành vi là một sự phán đoán tốt
cho hành vi. Khái niệm này được xem là khả năng có thể xảy ra mà một cá nhân chắc
chắn sẽ thực hiện một hành vi. Fishbein cho rằng các biến trong mô hình ông xây dựng
có thể ảnh hưởng đến ý định và hành vi. Tuy nhiên, các biến này phải ảnh hưởng đáng
kể đến các yếu tố thái độ hoặc niềm tin, chuẩn chủ quan. Các biến ông đề cập bao gồm
các yếu tố nhân khẩu và tính cách tiêu biểu của cá nhân.
9
Theo TRA, ý định hành vi có thể được dự đoán nếu đáp ứng được 3 điều kiện.
Thứ nhất, những ý định và hành vi phải phù hợp với mục tiêu hành động, hoàn cảnh và
thời gian cụ thể. Thứ hai, ý định và hành vi không thay đổi trong cùng khoảng thời
gian khi việc đánh giá ý định và đánh giá hành vi diễn ra. Cuối cùng, hành vi đó phải
chịu sự kiểm soát của nhận thức. Từ đó, cá nhân sẽ quyết định thực hiện hay không
thực hiện hành vi.
Niềm tin
về hành vi
Thái độ về hành vi
Đánh giá
hành vi
Ý định hành
vi
Ý kiến của những
người tham khảo
Hành vi
thật sự
Chuẩn chủ quan
Động lực để
thực hiện
Hình 2.1: Mô hình Lý thuyết Hành động Có Lý do – TRA (Fishbein & Ajzen, 1975)
TRA giúp giải mã hành vi của một cá nhân bằng cách nhận diện, đo lường và
kết nối những niềm tin có liên quan của người đó, cho phép hiểu lý do thúc đẩy hành
vi. Tuy nhiên, TRA cũng mang nhiều hạn chế (Taylor, 2001). Một trong những hạn
chế là xuất phát từ bản chất tự nhiên của việc tự thuật, được dùng để xác định thái độ
chủ thể. Các thông tin do cá nhân tự thuật lại được sử dụng khi áp dụng thuyết này chứ
không qua quan sát trực tiếp. Trong khi các dữ liệu tự thuật lại mang tính chất rất chủ
quan và không chính xác Hạn chế lớn nhất của thuyết TRA là giả định tất cả hành vi
đều chịu sự kiểm soát của lý trí. Nhưng đôi khi lý trí không thể kiểm soát được toàn bộ
hành vi của một người. Do đó, TRA chỉ áp dụng được với hành vi thực hiện có ý thức.
Quyết định không hợp lý, hành động theo thói quen hoặc hành vi thực hiện không phải
do ý thức không thể giải thích được bằng thuyết này. Những người thường thay đổi
10
hành vi của họ phụ thuộc vào hoàn cảnh hiện tại của họ cũng không phải đối tượng
của thuyết này. Từ những hạn chế đó, thuyết Hành vi có Hoạch định – TPB đã ra đời.
Thuyết hành vi dư định (Theory of Planned Behaviour)
Trong tâm lý học, Lý thuyết Hành vi Có Hoạch định là một lý thuyết về mối
liên hệ giữa niềm tin và hành vi. Khái niệm này đã được đề xuất bởi Icek Ajzen năm
1991 để cải thiện sức mạnh tiên đoán của lý thuyết lý luận hành động dựa trên nhận
thức kiểm soát hành vi. Đây là một trong các lý thuyết tiên đoán thuyết phục nhất. Nó
đã được áp dụng cho các nghiên cứu về mối quan hệ giữa niềm tin, thái độ, ý định
hành vi và hành vi trong nhiều lĩnh vực như quảng cáo, quan hệ công chúng, chiến
dịch quảng cáo và chăm sóc sức khỏe.
Lý thuyết nói rằng Thái độ, Chuẩn chủ quan, Nhận thức kiểm soát hành vi sẽ
ảnh hưởng đến ý định hành vi và từ đó tác động lên hành vi của một cá nhân. Đặc biệt,
"Nhận thức Kiểm soát Hành vi " được cho là không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến Hành
vi Thật sự, mà còn ảnh hưởng gián tiếp thông qua Ý định Hành vi.
Thái Độ
Chuẩn Chủ Quan
Ý Định Hành Vi
Hành Vi Thật Sự
Nhận Thức Kiểm
Soát Hành Vi
Hình 2.2: Mô hình Lý thuyết Hành vi Có Hoạch định – TPB (Ajzen, 1991)
Trong đó,
Thái độ: là đánh giá của một cá nhân khi tự thực hiện một hành vi cụ thể. Khái
niệm này thể hiện đánh giá của cá nhân đối với hành vi là tích cực hay tiêu cực và mức
độ như thế nào. Nó được quyết định dựa trên tổng niềm tin của một người và được liên
kết với các thuộc tính khác của sản phẩm hay dịch vụ.
11
Chuẩn chủ quan: là nhận thức của một cá nhân về hành vi cụ thể sau khi bị ảnh
hưởng bởi nhận định của những người quan trọng (như: cha mẹ, vợ, chồng, bạn bè,
giáo viên,..). Nếu một người tin rằng nhân vật ảnh hưởng tới họ nghĩ họ nên thực hiện
hành vi thì người đó sẽ có khuynh hướng đáp ứng mong mỏi đó hoặc ngược lại.
Nhận thức kiểm soát hành vi: Theo mô hình này, Đánh giá hay Nhận thức kiểm
soát hành vi của một người được quyết định bởi niềm tin hành động của người đó. Ở
đây, nhận thức kiểm soát hành vi đại diện cho các nguồn lực cần thiết của một người
để thực hiện một công việc bất kỳ. Nó cũng đề cập đến nguồn tài nguyên sẵn có, kỹ
năng, cơ hội, cũng như nhận thức riêng của từng cá nhân dẫn đến kết quả hành vi cuối
cùng.
Mô hình TPB được đánh giá là cải tiến hơn mô hình TRA trong việc dự đoán và
giải thích hành vi của người tiêu dùng trong cùng một nội dung và hoàn cảnh nghiên
cứu.
Nghiên cứu này cũng cho thấy “Ý định mua lặp lại” của mỗi người tiêu dùng dễ
dàng hay khó khăn khi thực hiện đều dựa vào kỹ năng, nhận thức và kinh nghiệm của
riêng mỗi người. Nhận thức kiểm soát hành vi có tác động tích cực đến ý định mua lặp
lại của người tiêu dùng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người mua
Hành vi tiêu dùng được hiểu là những phản ứng mà các cá nhân biểu hiện trong
quá trình ra quyết định mua hàng hóa, dịch vụ. Biết được hành vi của khách hàng sẽ
giúp cho doanh nghiệp đưa ra những sản phẩm, những chiến lược tiếp thị kinh doanh
sản phẩm phù hợp. Nghiên cứu khách hàng cung cấp “chìa khóa” cho việc phát triển
sản phẩm mới, hình thành các đặc điểm của sản phẩm, chọn lựa kênh tiếp thị, thông
điệp và các yếu tố khác của Marketing Mix (4Ps)
Hành vi tiêu dùng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ yếu như văn hóa, xã
hội, cá nhân, tâm lý và các yếu tố marketing. Tất cả những yếu tố này đều cho ta
những căn cứ để biết cách tiếp cận và phục vụ khách hàng một cách hiệu quả hơn.
Vì thế, nghiên cứu hành vi tiêu dùng cùng với những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
12
tiêu dùng giúp cho những nhà làm marketing nhận biết và dự đoán xu hướng tiêu
dùng của từng đối tượng khách hàng cụ thể. Từ đó đưa ra những kế hoạch tiếp thị
kịp thời và hiệu quả.
Hành vi của người mua chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố của quá trình
tác động đến nhận thức của người mua bao gồm các yếu tố marketing (sản phẩm, giá,
kênh phân phối và chiêu thị) và các yếu tố khác liên quan đến đặc điểm người mua
hàng (văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý). Từ đó, tác động đến quá trình quyết định
của người mua đến hành vi mua hàng và ra quyết định mua hàng (Kotler, 2005).
Hình 2.3. Mô hình chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng.
Văn Hóa
Xã Hội
Nhóm
người
Cá Nhân
Tâm Lý
Tuổi, giai đoạn của
Nhu cầu và
chu kỳ sống
động cơ
Nền văn hóa
tham khảo
Nghề nghiệp
Nhánh văn hóa
Gia đình
Nhận thức
Hoàn cảnh kinh tế
Tầng lớp xã
Vai trò, địa vị
Hiểu biết
Lối sống
Niềm tin và
hội
xã hội
Nhân cách và ý thức
thái độ
NGƯỜI
MUA
(Nguồn: Phillip Kotler, 2005)
a) Các yếu tố văn hóa
Các yếu tố văn hóa có ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng được xem
xét đến như nền văn hóa, nhánh văn hóa và tầng lớp xã hội của người mua (Kotler,
2005). Nền văn hóa, là yếu tố quyết định cơ bản nhất những mong muốn và hành vi
của một người. Một đứa trẻ khi lớn lên sẽ tích lũy được một số những giá trị, nhận
thức, sở thích và hành vi thông qua gia đình của nó và những quy định then chốt khác.
Một đứa trẻ lớn lên ở Hoa Kỳ đã được tiếp xúc với những giá trị như thành tựu,
thành công, hoạt động, hiệu suất, tính thực tiễn, tiến bộ, vật chất tiện nghi,
13
chủ nghĩa cá nhân, tự do, tiện nghi bên ngoài, chủ nghĩa nhân đạo và tính trẻ trung
(Solomon và ctg., 2006).
Nhánh văn hóa, mỗi nền văn hóa đều có những nhánh văn hóa nhỏ hơn tạo nên
những đặc điểm đặc thù hơn và mức độ hòa nhập với xã hội cho những thành viên của
nó. Các nhánh văn hóa tạo nên những phân khúc thị trường quan trọng, và
những người làm marketing thường thiết kế các sản phẩm và chương trình marketing
theo các nhu cầu của chúng. Hành vi mua sắm của một cá nhân sẽ chịu ảnh hưởng
bởi những đặc điểm nhánh văn hóa của cá nhân đó (Kotler, 2005).
b) Các yếu tố xã hội
Hành vi của người tiêu dùng cũng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội như
nhóm tham khảo, gia đình và vai trò địa vị trong xã hội (Kotler, 2005). Nhóm tham
khảo, là những cá nhân hay nhóm người có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến thái
độ, lòng tin, giá trị hay hành vi đến người tiêu dùng (Solomon & ctg., 2006). Nhóm
tham khảo của một người bao gồm những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp
đến thái độ hay hành vi của người đó. Những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp đến một
người gọi là những nhóm thành viên. Đó là những nhóm mà người đó tham gia và có
tác động qua lại. Có những nhóm là nhóm sơ cấp mà người đó có quan hệ giao tiếp
thường xuyên như gia đình, bạn bè, hàng xóm láng giềng và đồng nghiệp. Các nhóm
sơ cấp thường có tính chất chính thức hơn và ít đòi hỏi phải có quan hệ giao tiếp
thường xuyên hơn.
Gia đình, các thành viên trong gia đình là nhóm tham khảo quan trọng có ảnh
hưởng lớn nhất (Solomon & ctg., 2006). Ta có thể phân biệt hai gia đình trong đời
sống của người mua. Một là gia đình định hướng gồm bố mẹ của người đó, do từ
bố mẹ mà một người có được một định hướng đối với tôn giáo, chính trị, kinh tế và
một ý thức về tham vọng cá nhân, lòng tự trọng và tình yêu. Ngay cả khi người mua
không còn quan hệ nhiều với bố mẹ, thì ảnh hưởng của bố mẹ đối với hành vi của
người mua vẫn có thể rất lớn. Hai là ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua sắm hàng
ngày là gia đình riêng của người đó. Gia đình là một tổ chức mua hàng tiêu dùng quan
trọng nhất trong xã hội và nó đã được nghiên cứu rất nhiều năm. Những người làm
14
marketing quan tâm đến vai trò và ảnh hưởng tương đối của chồng, vợ và con cái đến
việc mua sắm rất nhiều loại sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Vấn đề này sẽ thay đổi rất
nhiều đối với các nước và các tầng lớp xã hội khác nhau.
c) Các yếu tố cá nhân
Những quyết định của người mua cũng chịu ảnh hưởng bởi những đặc điểm cá
nhân, nổi bật nhất là tuổi tác và giai đoạn chu kỳ sống của người mua, lối sống, nhân
cách và ý thức của người đó,… (Kotler, 2005).
Tuổi tác và giai đoạn của chu kỳ sống, khách hàng mua những hàng hóa và
dịch vụ khác nhau trong suốt cuộc đời mình. Thị hiếu của khách hàng về các loại hàng
hóa, dịch vụ cũng tuỳ theo tuổi tác. Việc tiêu dùng cũng được định hình theo giai đoạn
chu kỳ sống của gia đình (Kotler, 2005).
Hoàn cảnh kinh tế, việc lựa chọn sản phẩm chịu tác động rất lớn từ hoàn cảnh
kinh tế của người đó. Hoàn cảnh kinh tế của một người gồm thu nhập có thể chi tiêu
được của họ (mức thu nhập, mức ổn định và cách sắp xếp thời gian), tiền tiết kiệm và
tài sản (bao gồm cả tỷ lệ phần trăm tài sản lưu động), nợ, khả năng vay mượn, thái
độ đối với việc chi tiêu và tiết kiệm (Kotler, 2005).
Lối sống, là cách thức sống, cách sinh hoạt, cách làm việc, cách xử sự của
một người được thể hiện ra trong hành động, sự quan tâm, quan niệm và ý kiến của
người đó đối với môi trường xung quanh. Lối sống miêu tả sinh động toàn
diện một con người trong quan hệ với môi trường của mình (Kelly, 1955). Lối sống
của một người ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của người đó. Lối sống của khách
hàng đôi khi được các nhà tiếp thị sử dụng như một chiêu thức phân khúc thị trường.
Nhân cách và ý thức, mỗi người đều có một nhân cách khác biệt có ảnh hưởng
đến hành vi của người đó. Ở đây nhân cách có nghĩa là những đặc điểm tâm lý khác
biệt của một người dẫn đến những phản ứng tương đối nhất quán và lâu bền với môi
trường của mình. Nhân cách thường được mô tả bằng những nét như tự tin có uy lực,
tính độc lập, lòng tôn trọng, tính chan hòa, tính kín đáo và tính dễ thích nghi. (Kotler,
2005).
15
d) Các yếu tố tâm lý
Việc lựa chọn mua sắm của một người còn chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố tâm
lý là nhu cầu & động cơ, nhận thức, tri thức, niềm tin và thái độ (Kotler, 2005).
Nhu cầu và động cơ, nhu cầu là một thuộc tính tâm lý, là những điều mà con
người đòi hỏi để tồn tại và phát triển. Tại bất kỳ một thời điểm nhất định
nào con người cũng có nhiều nhu cầu. Một số nhu cầu có nguồn gốc sinh học, một số
nhu cầu khác có nguồn gốc tâm lý.
Lý thuyết động cơ của Maslow đã giải thích tại những thời điểm khác
nhau, người ta lại bị thôi thúc bởi những nhu cầu khác nhau. Con người sẽ cố gắng
thỏa mãn trước hết là những nhu cầu quan trọng nhất. Khi người ta đã thoả mãn được
một nhu cầu quan trọng nào đó thì nó sẽ không còn là động cơ hiện thời nữa, và người
ta lại cố gắng thỏa mãn nhu cầu quan trọng nhất tiếp theo (Maslow, 1970).
Nhận thức, một người có động cơ luôn sẵn sàng hành động. Vấn đề người có
động cơ đó sẽ hành động như thế nào, trong thực tế còn chịu ảnh hưởng từ sự
nhận thức của người đó về tình huống lúc đó. Nhận thức được định nghĩa là “một quá
trình thông qua đó cá thể tuyển chọn, tổ chức và giải thích thông tin tạo ra một bức
tranh có ý nghĩa về thế giới xung quanh” (Berelson và Steiner, 1964). Nhận thức
không chỉ phụ thuộc vào những tác nhân vật lý, mà còn phụ thuộc vào cả mối quan
hệ của các tác nhân đó với môi trường xung quanh và những điều kiện bên trong cá
thể đó.
Giá trị nhận thức gắn liền với sự đánh giá tổng thể của người tiêu dùng về
các tiện ích của một sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên nhận thức về những gì nhận
được và những gì được đưa ra (Zeithaml, 1988). Cụ thể hơn, giá trị nhận thức xuất
phát từ một thỏa hiệp giữa lợi ích cảm nhận và chi phí cảm nhận (Lovelock & Wirtz,
2010). Các nghiên cứu trước cho rằng giá trị nhận thức có thể là một yếu tố dự báo
tốt hơn cho ý định mua lại hơn cả sự hài lòng và chất lượng (Woodruff, 1997; Cronin
và ctg., 2000; Petrick và Backman, 2002; Petrick, 2004). Giá trị nhận thức được xác
định là một tiền đề cho sự hài lòng và xu hướng hành vi (Cronin và ctg., 2000;
16
Petrick và Backman, 2002; Petrick, 2004). Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho rằng chất
lượng dịch vụ cũng có ảnh hưởng tích cực đến giá trị nhận thức (Zeithaml, 1988;
Cronin và ctg., 2000).
Tri thức, khi người ta hành động họ cũng đồng thời lĩnh hội được tri thức, tri
thức mô tả những thay đổi trong hành vi của cá thể bắt nguồn từ kinh nghiệm. Hầu hết
hành vi của con người đều được lĩnh hội. Các nhà lý luận về tri thức cho rằng tri thức
của một người được tạo ra thông qua sự tác động qua lại của những thôi thúc, tác nhân
kích thích, những tấm gương, những phản ứng đáp lại và sự củng cố (Kotler, 2005).
Niềm tin và thái độ, thông qua hoạt động và tri thức, người ta có được niềm tin
và thái độ. Những yếu tố này lại có ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của con người.
Thái độ làm cho người ta xử sự khá nhất quán đối với những sự vật tương tự. Người ta
không phải giải thích và phản ứng với mỗi sự vật theo một cách mới. Thái độ cho phép
tiết kiệm sức lực và trí óc, vì thế mà rất khó thay đổi được thái độ. Thái độ ủa một
người được hình thành theo một khuôn mẫu nhất quán nên họ muốn thay đổi luôn cả
những thái độ khác nữa (Kotler, 2005).
e) Các yếu tố marketing
Trong kinh doanh, hỗn hợp tiếp thị (marketing mix) là tập hợp các công cụ
tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường
mục tiêu. Mỗi yếu tố trong hỗn hợp tiếp thị (sản phẩm, giá, kênh phân phối, chiêu
thị) có thể ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng theo nhiều cách khác nhau (Kotler, 2005).
Product (Sản phẩm): sản phẩm cà phê bột hòa tan là sản phẩm thuộc đối tượng
hữu hình, nhiều thuộc tính của sản phẩm như thương hiệu, chất lượng, an toàn thực
phẩm... có thể ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng (Kotler, 2005).
Price (Giá cả): Giá cả được xem như nhận thức của người tiêu dùng về việc từ
bỏ hoặc hy sinh một cái gì đó để được sở hữu một sản phẩm hoặc một dịch vụ
(Zeithaml, 1988). Giá bán là chi phí khách hàng phải bỏ ra để đổi lấy sản phẩm hay
dịch vụ của nhà cung cấp. Giá cả sản phẩm hay dịch vụ thường ảnh hưởng đến
quyết định mua cho dù người mua có quan tâm hoặc không quan tâm. Nó được xác