Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 96 trang )
3
thường xuyên được điều chỉnh cho phù hợp với các tình hình mới của nền kinh tế,
tạo điều kiện phát triển cho các ngân hàng thương mại (NHTM) và các tổ chức kinh
tế khác.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là với sự thay đổi chính sách lãi suất của NHTW thì
mức độ ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế thị trường như thế nào, hay nói cách
khác thị trường sẽ hấp thu và vận hành những thay đổi chính sách lãi suất ra sao?
Trong suốt chu kỳ kinh doanh, khi các ngân hàng trung ương điều chỉnh
chính sách tiền tệ (ví dụ, lãi suất chiết khấu), thì lãi suất thị trường tiền tệ (ví dụ, lãi
suất liên ngân hàng) sẽ bị ảnh hưởng. Trong trường hợp này, các NHTM sẽ chuyển
những chi phí phát sinh từ những thay đổi của lãi suất thị trường tiền tệ vào trong lãi
suất bán lẻ (ví dụ, lãi suất huy động hoặc lãi suất cho vay). Quá tr nh này được gọi
là sự truyền dẫn lãi suất. Nếu các NHTM có thể chuyển hoàn toàn các chi phí cho
khách hàng của họ, th đây là trường hợp truyền dẫn hoàn toàn. Tuy nhiên, thực tế
do các yếu tố về pháp lý, hoặc các vấn đề về chính sách tài chính, hầu hết, NHTM
chỉ có thể truyền dẫn ngay lập tức một phần chi phí, chứ không phải toàn bộ chi phí,
đây gọi là truyền dẫn không hoàn toàn. Nếu tỷ lệ truyền dẫn lớn hơn một, th được
gọi là truyền dẫn quá mức. Nói chung, cho dù là loại truyền dẫn nào thì vẫn tồn tại
một mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa mỗi loại lãi suất, và mối quan hệ này đảm
bảo tính hiệu quả của chính sách tiền tệ.
Tốc độ, mức độ và tỷ lệ tăng/giảm của sự truyền dẫn giữa lãi suất thị trường
tiền tệ và lãi suất bán lẻ phụ thuộc vào các chính sách kinh tế và các quy định của
nền kinh tế. Ngoài ra, sự bất cân xứng thông tin liên quan đến thị trường cũng sẽ
dẫn đến một cơ chế truyền dẫn bất cân xứng. Khi lãi suất không phải là đường cân
bằng dài hạn và nó đang trong quá tr nh điều chỉnh ngắn hạn, với mỗi điều kiện thị
trường hoặc thông tin thị trường khác nhau, nếu tốc độ điều chỉnh khác nhau thì
thông số tăng/giảm lãi suất và thông số truyền dẫn là khác nhau, đây gọi là cơ chế
truyền dẫn bất cân xứng. Nếu thông số tăng/giảm và thông số truyền dẫn giống
nhau th nó được gọi là cơ chế truyền dẫn cân xứng.
4
Như vậy, chúng ta có thể khẳng định được vai trò và tầm quan trọng của sự
truyền dẫn lãi suất. Cơ chế truyền dẫn lãi suất là một trong những nhân tố quyết
định đối với các ngân hàng trung ương để đạt được mục tiêu chính sách tiền tệ của
họ. Chủ đề này được sự quan tâm không những của các nhà hoạch định chính sách
mà còn của giới nghiên cứu hàn lâm. Cottarelli và Kourelis (1994), Mojon (2000),
Ehrmann và cộng sự (2003), và Horváth và cộng sự (2004) tin tưởng rằng các yếu
tố như sự cạnh tranh giữa các ngân hàng hoặc giữa các ngân hàng và các cơ quan
phi tài chính, mức độ vốn của hệ thống ngân hàng, và biến động lãi suất, tất cả đóng
góp vào sự đa dạng của tốc độ và biên độ truyền dẫn lãi suất. Heffernan và Fuertes
(2006) lập luận rằng mức độ hội nhập của các trung gian tài chính, hành vi của
người đi vay và người gửi tiền và các chi phí liên quan đến việc vay/cho vay từ
NHTM sẽ tác động đến việc xác định lãi suất bán lẻ. Theo Heffernan và Fuertes
(2006), những yếu tố này không thể phản ứng ngay lập tức với những thay đổi
chính sách của ngân hàng trung ương, do đó, làm cho lãi suất bán lẻ có phản ứng
chậm với sự thay đổi chính sách lãi suất của ngân hàng trung ương, và đây là lý do
chính của sự truyền dẫn lãi suất không hoàn toàn.
Với ý nghĩa đó, nghiên cứu truyền dẫn lãi suất ở VN là việc làm vô cùng
quan trọng và cần thiết để đánh giá hiệu quả chính sách tiền tệ trong nước, nhất là
trong bối cảnh hội nhập tài chính quốc tế như hiện nay. Thực tế hiện nay, hầu hết
các nghiên cứu về lĩnh vực này sử dụng mô hình tuyến tính (hay cân xứng) để thảo
luận về cơ chế truyền dẫn lãi suất. Các mô hình tuyến tính không tính đến các yếu
tố phi tuyến, chẳng hạn như cơ cấu thị trường hoặc bất cân xứng thông tin thị
trường cũng có thể dẫn đến sự tồn tại của sự truyền dẫn lãi suất. Do đó, các mô h nh
tuyến tính bị sai lệch với sự không tồn tại của cơ chế truyền dẫn lãi suất. Hơn nữa,
mô h nh đồng liên kết tuyến tính và mô hình hiệu chỉnh sai số (Error Correction
model - ECM) không xem xét việc điều chỉnh bất cân xứng của lãi suất, vì vậy kết
quả ước lượng có xu hướng loại bỏ cơ chế truyền dẫn giữa các lãi suất. Mô hình
hiệu chỉnh sai số truyền thống bỏ qua ảnh hưởng từ rủi ro lãi suất, vì thế mô hình có
thể giải thích không chính xác quá tr nh điều chỉnh của lãi suất trong ngắn hạn.
5
Bởi vì những vấn đề được đề cập trên với mô hình tuyến tính, bài luận văn
này sử dụng mô hình tự hồi quy ngưỡng bất cân xứng (The Asymmetric Threshold
Autoregression Model – TAR), mô h nh tự hồi quy ngưỡng động lượng (The
Momentum Threshold Auto-Regression Model – MTAR) và mô hình hiệu chỉnh sai
số EGARCH tích hợp trung bình (The Error-Correction EGARCH in Mean model EC-EGARCH-M) để nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn lãi suất ở Việt Nam.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Bài luận văn này được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu là xem xét cơ chế
truyền dẫn lãi suất từ lãi suất thị trường đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay
như thế nào.
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, ba câu hỏi nghiên cứu được đặt ra:
(1)
Mức độ truyền dẫn từ lãi suất thị trường sang lãi suất tiền gửi và cho vay tại
Việt Nam như thế nào?
(2)
Mối liên hệ đồng liên kết giữa lãi suất thị trường và lãi suất bán lẻ là cân
xứng hay bất cân xứng?
(3)
Tác động của biến động lãi suất thị trường đến lãi suất bán lẻ như thế nào?
1.3 Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Bài luận văn sử dụng dữ liệu lãi suất tại Việt Nam gồm có:
Lãi suất thị trường: là lãi suất liên ngân hàng VNĐ kỳ hạn 3 tháng. Lãi suất
liên ngân hàng với kỳ hạn ngắn có tính đại diện cho nhân tố nghiên cứu của
đề tài là lãi suất thị trường thể hiện cho biến động thị trường.
Lãi suất bán lẻ: gồm lãi suất tiền gửi VNĐ kỳ hạn 3 tháng và lãi suất cho vay
VNĐ kỳ hạn dưới 12 tháng của trung bình bốn NHTM cổ phần có vốn chi
phối của Nhà nước (Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam và Ngân hàng
Phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam).
6
Về thời gian: Bài sử dụng dữ liệu chuỗi theo thời gian từ tháng 01/2005 đến
tháng 12/2014, dữ liệu lấy theo hàng tháng, tổng cộng có 120 mẫu quan sát.
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu:
Dùng mô hình TAR và MTAR được đề xuất bởi Enders và Siklós (2001): để
điều tra cơ chế truyền dẫn lãi suất từ lãi suất thị trường tiền tệ đến lãi suất bán lẻ và
sự tồn tại sự bất cân xứng của cơ chế này tại Việt Nam.
Đưa các biến động ngoại sinh của lãi suất vào mô hình, tác giả thêm giới
hạn hiệu chỉnh sai số vào phương trình trung bình có điều kiện để thiết lập mô hình
EC-EGARCH-M: để xem xét tác động của biến động lãi suất và hiệu ứng đòn bẩy
trong quá trình truyền dẫn lãi suất tại Việt Nam.
1.5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Ý nghĩa khoa học:
Với kết quả nghiên cứu đạt được, luận văn “Biến động thị trường và sự
truyền dẫn lãi suất bán lẻ ở Việt Nam” có ý nghĩa khoa học sau:
Góp phần làm cơ sở lý thuyết và thực tiễn trong nghiên cứu về sự truyền dẫn
từ lãi suất thị trường sang lãi suất bán lẻ khi thị trường biến động tại Việt Nam.
Đề xuất mô hình và phương pháp nghiên cứu khi thực hiện nghiên cứu ở
Việt Nam về sự truyền dẫn từ lãi suất thị trường sang lãi suất bán lẻ khi thị trường
biến động.
Ý nghĩa thực tiễn:
Luận văn với đề tài “Biến động thị trường và sự truyền dẫn lãi suất bán lẻ ở
Việt Nam” khi đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra sẽ có một đóng góp sau:
Giúp các nhà đầu tư cần đi vay hoặc cho vay trên thị trường hiểu rõ các chi
phí và doanh thu liên quan đến vốn, từ đó lên phương án hoạch định tài chính được
chính xác hơn.