1. Trang chủ >
  2. Tài Chính - Ngân Hàng >
  3. Kế toán - Kiểm toán >

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA CÔNG TY TNHH BAO BÌ LIÊN HOÀN PHÁT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.64 KB, 68 trang )


Khóa luận tốt nghiệp



Viện kinh tế và quản lý



2.1. Khái quát chung về công ty THHH bao bì Liên Hoàn Phát

2.1.1. Quá trình thành lập của công ty TNHH bao bì Liên Hoàn Phát

Công ty TNHH bao bì Liên Hoàn Phát được thành lập ngày 30/05/2006 theo

giấy phép kinh doanh số 0202003559 do Sở kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng cấp.

Tên giao dịch: Công ty TNHH bao bì Liên Hoàn Phát

Địa chỉ: thôn Đại Hoàng – xã Tân Dân – huyện An Lão – thành phố Hải Phòng

Mã số thuế: 0200672168

Điện thoại: 031.3911391

Fax: 031.3911390

Vốn điều lệ: 19 tỷ đồng

Công ty có con dấu riêng, độc lập về tài chính, được phép mở các tài khoản tại các

kho bạc, ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Từ ngày thành lập, công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước. Công

ty dùng hình thức gia công chế biến, liên doanh, liên kết tự tiêu thụ sản phẩm, tự xây

dựng đánh giá, tự tìm khách hàng có hiệu quả, có lãi để cạnh tranh trên thị trường.

Công ty tìm cách xâm nhập vào thị trường cạnh tranh với sản phẩm giá rẻ cho

đến sản phẩm cao cấp có mặt trên thị trường, đẩy mạnh cho thị trường trong nước đến

ngoại tỉnh mở rộng cho khắp thị trường trên cả nước.

2.1.2.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty được thể hiện bằng các chỉ

tiêu kế toán. Cụ thể được thể hiện qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm:

Đơn vị tính: đồng

STT



Chỉ tiêu



Năm 2011



Năm 2012



Năm 2013



1



Doanh thu



44.051.659.765



46.678.957.163



49.012.513.964



2



Giá vốn hàng bán



37.095.757.272



38.658.112.795



40.252.193.258



3



Tổng lợi nhuận trước thuế



1.125.964.989



1.215.319.768



1.469.225.613



4



Chi phí thuế TNDN



281.491.247



303.829.942



367.306.403



5



Lợi nhuận sau thuế



844.473.741



911.489.826



1.101.919.210



6



Mức lương BQ/người/tháng



2.700.000

3.000.000

3.300.000

(Nguồn: phòng kế toán – tài chính)



Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy tình hình kinh doanh của công ty năm sau

luôn cao hơn năm trước . Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty tương

đối tốt thể hiện rõ qua 3 năm 2011, 2012, 2013. Năm 2011 mặc dù nền kinh tế thế giới

nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng bị khủng hảng nhưng công ty vẫn duy trì

hoạt động hiệu quả và đem lại cho nhà nước một ngân sách lớn góp phần vào sự phát

triển chung của đất nước vào trong thời kỳ khó khăn.Tiếp những năm sau 2012, 2013

23



Sinh viên: Trần Thị Mai Hoa



23



Khóa luận tốt nghiệp



Viện kinh tế và quản lý



công ty lại gặt hái được nhũng thành công lớn doanh thu tăng, thu nhập bình quân đầu

người tăng ... Để đạt được mức tăng trưởng trên là công ty luôn quan tâm đến công tác

quản lý và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để không bị lạc hậu trước

những đòi hỏi ngày càng khắt khe của khách hàng và sự cạnh tranh của các doanh

nghiệp cùng ngành trên thị trường.

*Ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH bao bì Liên Hoàn Phát:

- Sản xuất các thể loại túi Nylon PE, HD, PP chuyên dùng cho đóng gói hàng

hóa, từ hàng công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản phục vụ cho nhu cầu trong và ngoài

nước.

- Se,kéo chỉ tơ chất liệu PP, chỉ gai loại từ đơn sợi đến 9 sợi chuyên dùng may

đáy bao PP và miệng bao PP.

- In ấn trên bao bì Nylon, Sản xuất tem nhãn mác hàng hóa các loại.

- Sản xuất hạt chống ẩm.

- Khắc khuôn mẫu bằng đồng.

- Sản xuất khung lưới in.

- Sản xuất màng OPP ( băng dính trắng, đục, vàng. băng keo hai mặt...v v.)

* Nguồn nhân lực của công ty

Đây là điều tất yếu hết sức quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất

bại của công ty. Chính vì thế, ngay từ khi thành lập Công ty không ngừng đầu tư phát

triển nguồn nhân lực.

Hàng năm công ty vẫn tổ chức tuyển thêm công nhân viên từ nguồn cao đẳng,

đại học và trung học dạy nghề. Đến nay công ty đã có 50 cán bộ công nhân viên trong

đó: 3 kỹ sư và 5 kỹ thuật chuyên ngành bao bì, in ấn trên bao Nylon, điều quan trọng

là tuổi đời của cán bộ công nhân viên trong công ty còn trẻ, nên đã không ngừng phát

huy tính sáng tạo của tuổi trẻ.

Để phát huy tối ưu thế mạnh này nhờ công ty đã áp dụng chế độ tiền lương thoả

đáng. Mỗi các bộ công nhân viên được giao nhiệm vụ cụ thể và trực tiếp chịu trách

nhiệm trước công ty, người làm tốt sẽ có thưởng vào cuối tháng. Công ty cũng đã áp

dụng chế độ khoán theo sản phẩm nên mọi công nhân trong công ty đều tận tâm với

công việc của mình.

Đầu tư cho đào tạo tăng cường chất xám cho cán bộ công nhân viên cũng là

một điều kiện quan trọng để công ty phát triển vững mạnh. Công ty xác định được

rằng con người là nền tảng quan trọng vững chắc tạo nên sự thành công của Công ty.

Tất cả 100% công nhân viên vào làm việc tại công ty đều đã được đào tạo cơ bản và

thậm chí có người còn được học với chuyên môn cao.

*Nguồn lực tài chính:



24



Sinh viên: Trần Thị Mai Hoa



24



Khóa luận tốt nghiệp



Viện kinh tế và quản lý



Công ty có số vốn tương đối lớn,về cơ sở vật chất đáp ứng được nhu cầu tiêu

dùng hiện nay. Nguồn vốn của công ty được hình thành từ vốn tự có, ngân hàng cho

vay và các khoản phải trả khác.

Tài sản ngắn hạn của công ty bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, các

khoản phải thu của khách hàng và hàng hóa tồn kho.

Với nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất của công ty luôn phải biết cách sử

dụng nguồn vốn kinh doanh có hiệu quả mang lại kinh tế cao, giảm được chi phí,

không gây lãng phí, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.

2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của công ty

* Thuận lợi:

Công ty TNHH sản xuất bao bì Liên Hoàn Phát có những thuận lợi nhất định đó

là sự nỗ lực đồng lòng của toàn thể CBCNV trong công ty. Nắm bắt thị trường một

cách nhanh nhạy để mua được nguyên vật liệu với giá rẻ, chất lượng tốt để cho ra đời

những sản phẩm tốt nhất.

Khách hàng của công ty phần lớn là khách hàng truyền thống, công ty không

nhũng duy trì tốt mối quan hệ đó mà còn tăng cường mở rộng hợp tác với bạn hàng

khác với mục tiêu mở rộng địa bàn hoạt động kinh doanh. Công ty tạo dựng được uy

tín và mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp và các bạn hàng nhằm giữ vị trí của mình

trên thương trường.

* Khó khăn:

Bên cạnh đó, công ty cũng gặp phải những khó khăn rất lớn. Là một doanh

nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường hiện nay với tốc độ cạnh tranh khốc liệt

cũng gây những ảnh hưởng đối với công ty. Trong thời kỳ kinh tế mở cửa,các doanh

nghiệp đều ganh đua nhau về mặt chất lượng và giá thành. Muốn vậy các doanh

gnhiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng và tối thiểu chi phí. Đây là vấn đề

không dễ đối với công ty TNHH bao bì Liên Hoàn Phát

2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

2.1.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý

Công ty TNHH sản xuất bao bì Liên Hoàn Phát là doanh nghiệp tư nhân. Bộ

máy quản lý, điều hành của công ty được tổ chức kết hợp 2 hình thức trực tuyến và

chức năng. Hình thức này phù hợp với công ty để quản lý và điều hành tốt quá trình

sản xuất trong công ty để quản lý và điều hành tốt quá trình sản xuất trong cơ cấu trực

tuyến và chức năng, quyền lực của doanh nghiệp tập trung vào giám đốc công ty.



25



Sinh viên: Trần Thị Mai Hoa



25



Khóa luận tốt nghiệp



Viện kinh tế và quản lý

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy của công ty



Giám đốc



Phó giám đốc



Phòng kế hoạch

Phòng Phòng tổ Phòng kế

kỹ

chức LĐ toán

thuật

tài vụ



Phòng

Phòng hành chính

Phòng

chất lượng



điện



Phòng

bảo

vệ



Ca dự phòng

Ca sx A



Ca sx B



Kho



2.1.4.2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận, các phòng ban

* Giám đốc công ty

Giám đốc công ty là đại diện pháp nhân của Công ty chịu trách nhiệm trước

pháp luật. Giám đốc là người thực hiện lãnh đạo và điều hành trực tiếp các phòng ban

và phân xưởng. Đồng thời giám đốc cũng chính là người chịu trách nhiệm ký xác nhận

vào các loại phiếu thu, phiếu chi, các bản hợp đồng…. và các báo cáo tài chính (bảng

cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ).

* Phó giám đốc

Là người dưới quyền giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động

của công ty theo phân công của giám đốc

Đồng thời phó giám đốc là người thay mặt giám đốc ký vào các hợp đồng giấy

tờ lưu thông và một số giấy tờ khác và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật

về nhiệm vụ được phân công.

* Kế toán trưởng công ty

Là người đứng dầu bộ máy tài chính kế toán giúp giám đốc công ty chỉ đạo, tổ

chức, thực hiện công tác tài chính kế toán thống kê của công ty theo đúng pháp lệnh kế

toán thống kê. Kế toán công ty có quyền và nhiệm vụ theo điều lệnh kế toán trưởng.

* Phòng kế hoạch:

Chức năng: Tham mưu cho giám đốc về công tác kế hoạch hoá và điều độ sản

xuất, tìm người và thị trường mua các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra.

26



Sinh viên: Trần Thị Mai Hoa



26



Khóa luận tốt nghiệp



Viện kinh tế và quản lý



Nhiệm vụ

- Trên cơ sở mục tiêu trên, chiến lược và thị trường xây dựng các kế hoạch ngắn

hạn, trung hạn, dài hạn phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp.

- Phân bổ kế hoạch tháng, quý cho các đơn vị.

- Điều độ sản xuất, phối hợp hoạt động của các đơn vị thực hiện kế hoạch đạt

hiệu quả cao nhất.

- Khai thác, tiếp nhận, quản lý, cấp phát vật tư nguyên phụ liệu chính xác, kịp

thời phục vụ sản xuất.

- Thanh quyết toán hợp đồng vật tư, nguyên phụ liệu với các khách hàng và các

đơn vị nội bộ.

- Tổ chức tốt việc tiêu thụ: giao hàng gia công, bán hàng sản xuất và các dịch vụ

khác.

- Lập báo cáo thống kê kế hoạch quy định

* Phòng kỹ thuật:

Chức năng: Tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý kỹ thuật và công

nghệ sản xuất

Nhiệm vụ:

- Xây dựng và quản lý các quy trình công nghệ sản xuất các loại sản phẩm, đề

xuất phương hướng phát triển cơ cấu mặt hàng, nghiên cứu đề xuất các loại sản phẩm

mới.

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình công nghệ sản xuất các loại sản

phẩm đề xuất phương hướng phát triển cơ cấu mặt hàng, nghiên cứu đề xuất các loại

sản phẩm mới.

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình nghiên cứu sáng kiến cải tiến kỹ

thuật, hợp lý hoá sản xuất phát triển khoa học công nghệ.

- Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, sản phẩm, xây dựng định mức kinh

tế kỹ thuật - tổ chức hướng dẫn kiểm tra và quản lý chất lượng sản phẩm.

- Tổ chức làm thử mẫu sản phẩm, chế thử, giác thử

- Quản lý kỹ thuật và tình trạng thiết bị, máy móc, hệ thống điện trong công ty

* Phòng tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương

Phòng Tổ chức - CBLĐTL có nhiệm vụ quản lý chung công tác về nhân lực.

Đó là việc sắp xếp, điều động nhân lực hợp lý theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh.

Đó cũng là việc tuyển dụng, sa thải cán bộ công nhân viên. Bên cạnh đó phòng cũng

có một người chuyên ký xác nhận vào bảng thanh toán lương và tính các định mức

lương cho từng kỳ.

* Phòng chất lượng

Phòng chất lượng có nhiệm vụ kiểm định và theo dõi chất lượng sản phẩm, đảm

bảo đúng yêu cầu chất lượng kỹ thuật sản xuất.

27



Sinh viên: Trần Thị Mai Hoa



27



Khóa luận tốt nghiệp



Viện kinh tế và quản lý



* Phòng Hành chính

Phòng hành chính đảm bảo về các điều kiện làm việc cho công ty như: hệ thống

kho tàng, nhà xưởng, phương tiện đi lại… quản lý điều hành công tác văn thư, bảo vệ,

công tác nhà kho…. Đây cũng là phòng hình thành và chịu trách nhiệm về các chứng

từ chi mua, chi phục vụ các hoạt động tiếp khách, hội họp…

* Phòng kế toán tài chính

Phòng kế toán tài chính bao gồm 6 người. Đây là cơ quan tham mưu và tổ chức

thực hiện các nghiệp vụ kế toán tài chính cho giám đốc, kiểm soát và chịu trách nhiệm

về toàn bộ những hoạt động của công ty có liên quan đến lĩnh vực tài chính chịu trách

nhiệm trong việc tạo nguồn và sử dụng có hiệu quả phục vụ cho nhu cầu về vốn của

hoạt động sản xuất kinh doanh. Phòng chịu trách nhiệm về phân tích tài chính cho

giám đốc để nắm tình hình của toàn công ty.

Cùng với các bộ phận chức năng và phân xưởng, phòng kế toán tài chính lập ra

các định mức vật tư kỹ thuật, xây dựng đơn giá tiền lương, đơn giá sản phẩm… Ngoài

ra phòng còn phải căn cứ vào số liệu báo lên từ phân xưởng và phòng kế hoạch để tính

ra giá thành công xưởng và giá thành đầy đủ làm căn cứ cho phòng kế hoạch.

2.1.5. Tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH bao bì Liên Hoàn phát

2.1.5.1. Tổ chức công tác kế toán

Tổ chức công tác kế toán bao gồm việc xây dựng các quy trình hạch toán, phân

công, quy định mối liên hệ giả quyết công việc giữa các nhân viên kế toán cũng như

với các bộ phận khác trong doanh nghiệp. Tổ chức công tác,bộ máy kế toán gọn nhẹ

để thực hiện tốt công tác kế toán, quản lý tốt tài sản,cung cấp đầy đủ kịp thời thông tin

cho quản lý với chi phí thấp nhất luôn là mong muốn của các nhà quản lý.

Hạch toán giữ vai trò quan trọng trong việc điều hành và quản lý sản xuất kinh

doanh, là công cụ hữu hiệu trong việc kiểm tra , giám sát các hoạt động kinh tế tài

chính trong đơn vị cơ sở cũng như trong nền kinh tế quốc dân. Phòng kế toán là một

bộ phận không thể thiếu của công ty mang tính chất hoạt động theo một nghiệp vụ

kiểm tra có tính khoa học độc lập, trực tiếp chịu sự quản lý điều hành , chịu sự giám

sát kiểm tra của cơ quan tài chính và các cơ quan chức năng cấp trên của Nhà bước về

mặt tài chính trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, thực hiện kế toán hàng

tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Mô hình tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung tức là chỉ có một phòng

tài chính kế toán duy nhất chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kế toán của công ty, mọi

nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được gửi về phòng tài chính kế toán để kiểm tra xử lý

và ghi sổ.

Công tác kế toán tại công ty TNHH bao bì Liên Hoàn Phát thực hiện phần lớn

trên máy tính nhưng không áp dụng phần mềm kế toán máy mà chỉ thao tác trên Exel

và Word.

28



Sinh viên: Trần Thị Mai Hoa



28



Khóa luận tốt nghiệp



Viện kinh tế và quản lý



2.1.5.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

Phòng kế toán gồm có 6 người hình thành nên bộ máy kế toán của công ty. Bộ

máy kế toán sở hữu một phòng kế toán tài chính riêng và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của

giám đốc. Ta có:

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán



Kế toán trưởng



Kế toán thanh toán, tiền mặt,

Kếtiền

toángửi

tiền lương



Kế toán tiêu thụ



Thủ quỹ



Kế toán NVL

* Chức năng và nhiệm vụ của từng người trong bộ máy kế toán:

- Kế toán trưởng đồng thời là kế toán sản xuất và giá thành: tổ chức điều hành

hệ thống kế toán, tham mưu cho giám đốc trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Làm

công tác tính giá và tổng hợp số liệu ghi sổ cái và lập các báo cáo tài chính theo quy

định của nhà nước.

- Kế toán thanh toán và kế toán tiền mặt, tiền gửi: có nhiệm vụ theo dõi TK 331,

theo dõi việc thu chi bằng tiền.

- Kế toán tiền lương: theo dõi việc trả lương, BHXH, KPCĐ cho cán bộ công

nhân viên.

- Kế toán nguyên vật liệu: theo dõi nguyên vậtt liệu nhập, xuất, tồn.

- Kế toán tiêu thụ: theo dõi TK131 (thanh toán với người mua) cuối tháng vào

bảng tổng hợp rồi chuyển cho kế toán tổng hợp vào sổ.

- Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt của Công ty, căn cứ vào các chứng từ được duyệt

hợp lý, hợp lệ, hợp pháp để tiến hành thu chi tiền mặt, ngân phiếu phục vụ sản xuất.

Ghi chép thường xuyên việc thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Thanh toán các

khoản bằng ngân phiếu hoặc tiền mặt.

Mặc dù chia bộ máy kế toán theo các phần hành riêng nhưng giữa các phần

hành đều có liên quan chặt chẽ và có tác động qua lại với nhau. Đến cuối kỳ các kế

toán viên đều phải có các số liệu báo cáo về phần hành kế toán của mình phụ trách cho

kế toán trưởng lập các báo cáo kế toán.

29



Sinh viên: Trần Thị Mai Hoa



29



Khóa luận tốt nghiệp



Viện kinh tế và quản lý



2.1.5.3. Hình thức kế toán áp dụng

Công ty áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế

toán Chứng từ ghi sổ là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “ Chứng từ ghi

sổ” . Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:

- Ghi theo trình tự thời gian trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ

- Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng

Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.

Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm và có

chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.

Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc (phiếu nhập, phiếu xuất kho, hóa đơn

GTGT...) hàng ngày hoặc định kỳ chuyên lên, kế toán tồn kho nguyên vật liệu tiến

hành kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp và tính chính xác của các nghiệp vụ đó, rồi

tiến hành vào Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại.

Đến cuối tháng, căn cứ số liệu ghi trên Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại, kế

toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào số liệu ghi trên chứng từ ghi sổ, kế toán phản ánh

các số liệu đó vào Sổ cái tài khoản.

Sau đó , kế toán tiến hành tiến hành cộng ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát

sinh Có và Số dư trên Sổ cái các tài khoản. Căn cứ vào số liệu ghi trên các Sổ cái lập

Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi kiểm tra, đối chiếu giữa số liệu trên Sổ cái và Bảng

tổng hợp chi tiết( được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) chính xác, khớp đúng thì

được dùng để lập Báo cáo tài chính.

*Chế độ kế toán áp dụng:

1. Mức độ tin học hóa: công tác kế toán của doanh nghiệp là làm trên Exel

2. Định kỳ lập chứng từ ghi sổ của công ty là 1 tháng.

3. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: VNĐ. Nếu có nghiệp cụ liên quan đến

ngoại tệ thì được quy đổi VNĐ theo tỷ giá ngân hàng công bố tại thời điểm hạch toán.

4. Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết

định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.

5. Hình thức sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ.

6. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường

xuyên.

7. Phương pháp khấu hao TSCĐ: TSCĐ được khấu hao theo phương pháp

đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính.

8. Phương pháp tính thuế: công ty áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu

trừ.



30



Sinh viên: Trần Thị Mai Hoa



30



Khóa luận tốt nghiệp



Viện kinh tế và quản lý



2.2 . Phân tích thực trạng kế toán Nguyên vật liệu tại công ty TNHH bao bì Liên

Hoàn Phát

2.2.1. Đặc điểm của Nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu sử dụng dùng cho sản xuất bao bì có vị trí rất quan trọng trong

quá trình sản xuất bao bì của Công ty TNHH bao bì Liên Hoàn Phát. Nhất là trong

điều kiện hiện nay, yêu cầu của thị trường rất cao đối với chất lượng và mẫu mã, vì

mẫu mã bao bì có đẹp thì mới hấp dẫn người tiêu dùng, chất lượng bao bì phải tốt và

giá thành hạ thì các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng mới đặt hàng.

Nguyên liệu hạt nhựa dùng cho sản xuất bao bì có tính chất cơ lí không ổn định,

nhất là với điều kiện khí hậu ở nước ta, đòi hỏi Công ty phải có hệ thống nhà kho bảo

quản tốt đảm bảo tính cơ lí của các loại hạt nhựa vì nếu không thì khi sản xuất sản

phẩm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Mặt khác, công ty phải quản lý

tốt việc thu mua bảo quản hạt nhựa nhằm đạt hiệu quả cao nhất, tránh lãng phí, từ đó

tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất , làm cơ sở cho việc hạ

giá thành sản phẩm để có thể cạnh tranh, đứng vững trên thị trường.

2.2.2. Phân loại và đánh giá NVL

* Phân loại NVL

Nguyên liệu dùng trong sản xuất bao gồm rất nhiều loại hạt nhựa, nhiều loại

mức khác nhau. Để giúp cho công tác hạch toán chính xác với từng nguyên vật liệu thì

kế toán Công ty TNHH bao bì Liên Hoàn Phát phải phân loại nguyên vật liệu theo

từng loại riêng để nhằm quản lí tốt tình hình kho và sự biến động của từng thứ nguyên

vật liệu. Do đó có thể cung cấp các thông tin chính xác và kịp thời cho việc lập kế

hoạch thu mua và dự trữ nguyên vật liệu. Căn cứ vào công dụng kế toán của nguyên

vật liệu, Công ty đã phân loại nguyên vật liệu thành các loại chủ yếu như sau:

Nguyên vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu, là cơ sở vật chất cấu

thành nên thực thể của sản phẩm túi Nylon, thổi từ hạt nhựa.

Nguyên vật liệu phụ: gồm rất nhiều loại mực với màu sắc khác nhau, tuy không

cấu thành nên thực thể của sản phẩm nhưng nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc

tạo nên màu sắc củi túi Nylon .

* Tính giá NVL tại công ty

Tính giá NVL phục vụ cho việc mở sổ sách kế toán chi tiét nhằm kiểm tra, theo

dõi, giám sát tình hình nhập xuất tồn kho NVL về mặt giá trị. Tuỳ theo đặc điểm cụ

thể của NVL tại công ty mà mỗi đơn vị lựa chọn một phương pháp tính giá riêng như

phần lý luận chung đã trình bày.

Công ty TNHH bao bì Liên Hoàn Phát tuân thủ quy định của Bộ Tài chính về

thuế giá trị gia tăng, áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp

khấu trừ.Do vậy giá trị NVL mà công ty dõi, vào sổ là giá không có thuế.

- Tính giá nhập kho NVL:

31



Sinh viên: Trần Thị Mai Hoa



31



Khóa luận tốt nghiệp



Viện kinh tế và quản lý



NVL của công ty chủ yếu nhập kho từ hoạt động mua ngoài nên giá nhập kho

NVL được tính bằng công thức:

Giá thực tế

giá mua NVL ghi

Chi phí

Giảm giá hàng



=

+

nhập kho NVL

trên hóa đơn

thu mua

bán ( nếu có)

NVL

- Tính giá xuất kho NVL:

Để việc tính giá dễ dàng và đơn giản, kế toán ở công ty TNHH bao bì Liên Hoàn

Phát sử dụng cách tính giá thực tế vật liệu xuất kho bằng phương pháp giá thực tế đích

danh tức là trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất kho để sản xuất sản phẩm chính

là giá mua vào của nguyên vật liệu đó.

Giá thực tế xuất

Số lượng NVL

Đơn giá thực tế NVL

x

=

kho NVL

xuất kho

mua vào

2.2.3. Phương thức hạch toán tình hình Nhập – Xuất nguyên vật liệu

Do đặc điểm về NVL của doanh nghiệp là có nhiều loại khác nhau, thường

xuyên phải dự trữ trong kho một lượng vừa đủ theo định mức tính toán của phòng kế

hạch nên NVL được theo dõi, quản lý rất chặt chẽ, Công ty TNHH bao bì Liên Hoàn

Phát áp dụng hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song.

* Tại kho: Hàng ngày khi có chứng từ nhập- xuất, thủ kho phải tiến hành kiểm

tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi căn cứ vào số lượng thực nhập, thực xuất

trên chứng từ để ghi vào thẻ kho liên quan, mỗi chứng từ ghi vào một dòng trên thẻ

kho. Thẻ kho được mở cho từng danh điểm vật tư, cuối tháng thủ kho phải tiến hành

tổng cộng số lượng nhập, xuất, tính ra số tồn kho về mặt lượng theo từng danh điểm

vật liệu. Hàng ngày hoặc định kỳ sau khi ghi thẻ kho, thủ kho phải chuyển toàn bộ

chứng từ nhập xuất kho về phòng kế toán.

* Tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ ( thẻ) kế toán chi tiết vật liệu để theo

dõi tình hình nhập- xuất- tồn kho hàng ngày. Sổ chi tiết được theo dõi cả về mặt hiện

vật và giá trị khi nhận được các chứng từ nhập- xuất kho do thủ kho chuyển đến, nhân

viên kế toán nguyên vật liệu phải kiểm tra đối chiếu chứng từ nhập, xuất kho với các

chứng từ liên quan như ( hoá đơn GTGT, phiếu mua hàng...).

Cuối tháng, kế toán cộng sổ tính ra tổng số nhập, tổng số xuất và số tồn kho của

từng loại vật liệu. Số lượng NVL tồn kho phản ánh trên sổ kế toán chi tiết phải được

đối chiếu khớp với số tồn kho ghi trên thẻ kho tương ứng. Sau khi đối chiếu với thẻ

kho của thủ kho kế toán phải căn cứ vào sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu lập bảng

tổng hợp nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu, số liệu của bảng này được đối chiếu với

số liệu của sổ kế toán tổng hợp.

2.2.4. Kế toán tổng hợp Nguyên vật liệu tại công ty

*Chứng từ sử dụng:

- Hóa đơn GTGT

- Phiếu nhập kho

32



Sinh viên: Trần Thị Mai Hoa



32



Khóa luận tốt nghiệp



Viện kinh tế và quản lý



- Phiếu xuất kho

*Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 152 – “Nguyên vật liệu”, tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện

có và tình hình biến động của các loại nguyên vật liệu của doanh nghiệp

Kết cấu tài khoản:

Bên nợ: + Trị giá vốn thực tế NVL nhập kho

+ Số tiền điều chỉnh tăng giá NVL khi đánh giá lại

+ Trị giá NVL thừa phát hiện khi kiểm kê

Bên có: + Trị giá vốn thực tế NVL xuất kho

+ Số tiền NVL trả lại người bán hoặc giảm giá chiết khấu thương mại hàng

mua

+ Trị giá NVL thiếu phát hiện khi kiểm kê.

Số dư nợ: Phản ánh trị giá vốn thực tế NVL tồn kho cuối kỳ kế toán

Tài khoản khác có liên quan: TK 111, TK 331, TK 621...

*Sổ kế toán áp dụng:

- Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại

- Chứng từ ghi sổ

- Sổ cái

* Trình tự hạch toán:

Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán Nguyên vật liệu tại

Công ty TNHH bao bì Liên Hoàn Phát



Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho, hóa đơn GTGT…



Bảng tổng hợp chứng từ kế toán

cùng loại



Sổ chi tiết

Nguyên vật liệu



CHỨNG TỪ GHI SỔ



Bảng tổng hợp

Xuất - Nhập - Tồn Nguyên vật liệu



SỔ CÁI TK 152

Bảng cân đối số phát sinh



BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Sinh viên: Trần Thị Mai Hoa



33



33



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

×