Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.64 KB, 68 trang )
Khóa luận tốt nghiệp
Viện kinh tế và quản lý
3.1. Đánh giá chung về công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty
TNHH bao bì Liên Hoàn Phát
Sự phát triển của nền kinh tế, kinh tế thị trường càng phát triển thì quy mô
hoạt động của doanh nghiệp càng phát triển và nhất là trong điều kiện mới, xu
hướng khu vực hoá, quốc tế hoá tạo ra xu hướng vừa hợp tác, vừa cạnh tranh ngày
càng tăng. Vì vậy doanh nghiệp sản xuất càng phải quan tâm tới nguyên vật liệu
đầu vào. Sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đều hướng tới mục tiêu cuối
cùng là lợi nhuận. Vì vậy, việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm
luôn là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm. Ở Công Ty TNHH bao bì Liên
Hoàn Phát thì đây cũng là một vấn đề được ban lãnh đạo quan tâm.Và một trong
những biện pháp để đạt được mục tiêu trên đó là phải chú trọng quan tâm đến việc
giảm chi phí đầu vào (nguyên vật liệu) nhằm mục đích hạ giá thành sản phẩm.
3.1.1. Ưu điểm:
♦ Về tổ chức công tác quản lý sản xuất kinh doanh:
Bộ máy quản lý của công ty TNHH bao bì Liên Hoàn Phát tương đối gọn
nhẹ, có sự thống nhất từ trên xuống dưới. Công ty luôn xây dựng bộ máy quản lý
phù hợp với yêu cầu quản lý của thị trường, đảm bảo hoạt động ổn định trong điều
kiện hiện nay.
Công ty TNHH bao bì Liên Hoàn Phát tổ chức hệ thống bộ máy quản lý
theo mô hình trực tuyến, các phòng ban trong công ty luôn có sự gắn kết với nhau
cùng phát triển công ty.
Đội ngũ nhân viên trong công ty nhiệt tình, năng động sáng tạo, tận tụy với
công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, đội ngũ nhân viên trẻ giàu tiềm năng luôn
có tinh thần học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn.
♦ Về tổ chức công tác kế toán:
Công ty áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ là hoàn toàn phù hợp vì
mẫu sổ đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu số liệu làm cho công việc kế toán phát sinh
hàng ngày được cập nhật, xử lý nhanh, hiệu quả kịp thời từ đó đáp ứng yêu cầu
quản trị của lãnh đạo doanh nghiệp. Nhìn chung công tác hạch toán kế toán tại đơn
vị phù hợp với tình hình kinh doanh hiện nay.
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung,
quyền kiểm soát và điều hành do kế toán trưởng đảm trách, phù hợp với quy mô
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Công việc kế toán cụ thể cho từng kế toán viên phù hợp
với trình độ năng lực chuyên môn của từng người, các bộ phận kế toán thực hiện
tốt nhiệm vụ của mình. Luôn có sự thống nhất và liên kết giữa các bộ phận với
nhau làm cho công tác vận hành bộ máy kế toán ngày càng tốt và càng thích hợp
với nhu cầu của thực tiễn.
57
Sv: Trần Thị Mai Hoa
57
Khóa luận tốt nghiệp
Viện kinh tế và quản lý
Kế toán ghi chép kịp thời, đầy đủ, chính xác tình hình nhập – xuất hàng
hóa, nguyên vật liệu hàng ngày, thanh toán công nợ giữa người mua và người bán.
Công việc lập các báo cáo tài chính định kỳ cuối tháng, cuối quý, cuối năm theo cả
chỉ tiêu số lượng và giá trị để cung cấp thông tin cho nhà quản trị công ty đã thực
hiện tốt.
♦ Về tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu:
Công tác hạch toán ban đầu ở công ty đã theo đúng quy định ban hành từ
khâu lập chứng từ đến khâu luân chuyển chứng từ cụ thể là phiếu nhập kho nguyên
vật liệu, phiếu xuất kho nguyên vật liệu.
Công ty áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán
hàng tồn kho do vậy nguyên vật liệu luôn được theo dõi thường xuyên kiểm tra
liên tục.
Mọi số liệu ở phòng kế toán thường xuyên được đối chiếu, xác nhận với các
kho đảm bảo đầy đủ chính xác lượng nguyên vật liệu luân chuyển trong kỳ từ đó
cung cấp thông tin hữu ích cho phòng kế hoạch để lập kế hoạch sản xuất trong kỳ
tiếp theo và các phòng ban liên quan khác. Đồng thời công ty cũng áp dụng
phương pháp ghi thẻ song song đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra đối chiếu, cung cấp
thông tin nhanh cho nhà quản trị bởi số lượng và chủng loại NVL ở doanh nghiệp
không thực sự quá nhiều.
Về hệ thống chứng từ, sổ kế toán, tài khoản công ty áp dụng theo quyết định
số 48/2006/QĐ- BTC ban hành ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính, luân
chuyển sổ hợp lý, khoa học trên cơ sở vận dụng một cách sáng tạo chế độ hiện
hành nhưng vẫn phù hợp với điều kiện cụ thể của Công ty, đảm bảo theo dõi tình
hình vật liệu, tính toán phân bổ chính xác kịp thời cho từng đối tượng.
Công tác kế toán nguyên vật liệu đã không ngừng được hoàn thiện, đảm bảo
thống nhất về phạm vi, phương pháp tính toán với các bộ phận khác, số liệu được
phản ánh trung thực, chính xác, rõ ràng tình hình hiện có và sự biến động của vật
liệu.
♦ Về công tác quản lý nguyên vật liệu:
Việc tổ chức thu mua vật liệu ở Công ty do phòng vật tư đảm nhiệm có
nhân viên thu mua rất hoạt bát nhanh nhậy trong công việc nắm bắt giá cả thị
trường, cho nên vật liệu luôn đảm bảo đúng số lượng, chất lượng, chủng loại với
giá cả hợp lý theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty.Điều này đã đáp ứng
nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty làm cho tiến độ sản xuất công đạt hiệu
quả cao.
58
Sv: Trần Thị Mai Hoa
58
Khóa luận tốt nghiệp
Viện kinh tế và quản lý
Việc tổ chức bảo quản vật liệu trong kho cũng được Công ty quan tâm Công
ty đã xây dựng hệ thống kho tàng tương đối tốt đảm bảo nguyên vật liệu tư được
trông coi cẩn thận không xảy ra tình trạng hỏng hóc hay mất mát.
♦ Về công tác nhập kho và xuất kho nguyên vật liệu:
Việc hạch toán báo sổ hàng ngày cho các kho giúp kế toán công ty kiểm tra
được số lượng nguyên vật liệu nhập, xuất trong ngày của công ty và quản lý chặt
chẽ lượng nguyên vật liệu, từ đó phản ánh chính xác tình hình nhập – xuất – tồn
của nguyên vật liệu.
Bảo quản chứng từ nhập xuất nguyên vật liệu có liên quan đến công tác kế
toán nói chung và công tác hạch toán nguyên vật liệu nói riêng phải có trình tự, các
chứng từ gốc phát sinh đến báo cáo tổng hợp cuối tháng được sắp xếp, phân loại,
đánh giá, kiểm tra giám sát của phòng kế toán bảo đảm an toàn, kịp thời cung cấp
thông tin kế toán và tính bí mật cho công ty.
Việc hạch toán nguyên vật liệu giữ một vai trò rất quan trọng giúp công ty
theo dõi và bám sát tình hình nhập và xuất nguyên vật liệu cho Ban lãnh đạo công
ty đưa ra những quyết định đúng đắn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng từ đó
thúc đẩy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
Nguyên vật liệu nhập kho đảm bảo đầy đủ các chứng từ như hóa đơn
GTGT, phiếu nhập kho.
Nguyên vật liệu xuất kho căn cứ vào đơn đặt hàng của khách hàng mà tính
toán số lượng từng loại nguyên vật liệu để xuất đi sản xuất cho phù hợp. Nguyên
vật liệu xuất kho có các chứng từ rõ ràng.
Nguyên vật liệu được quản lý chặt chẽ,mọi nhu cầu sản xuất kinh doanh
đều có kế hoạch từ trước và được giám đốc thông qua. Trong quá trình xuất kho và
nhập kho nguyên vật liệu phải chi tiết rõ ràng, hợp lý, có mối liên hệ thống nhất
giữa phòng kinh doanh và phòng kế toán.
=> Chính sự thống nhất, chặt chẽ thủ tục nhập kho và xuất kho nguyên vật
liệu tại công ty trong công tác quản lý, hạch toán kế toán nguyên vật liệu được
chính xác đảm bảo chất lượng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Trong công tác hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, giữa phòng kế toán và thủ
kho phải có sự phối hợp chặt chẽ, thủ kho theo dõi, quản lý chi tiết nguyên vật
liệu, kế toán theo dõi chi tiết nguyên vật liệu thông qua sổ chi tiết nguyên vật liệu,
theo dõi cuống kho để kiểm tra ghi chép nguyên vật liệu của thủ kho về nhận phiếu
nhập kho và phiếu xuất kho NVL.
Về vấn đề kiểm kê NVL cuối kỳ tại công ty thường xuyên được kiểm tra và
kiểm kê chặt chẽ, giám sát của lãnh đạo và những người trực tiệp liên qua. Kiểm
kê NVL là công việc quan trọng lên được công ty rất quan tâm để đảm bảo NVL
59
Sv: Trần Thị Mai Hoa
59
Khóa luận tốt nghiệp
Viện kinh tế và quản lý
tồn kho được kiểm kê chính xác, công khai và minh bạch theo từng tháng, từng
quý, từng năm. Xử lý kiểm kê, sai khi kiểm kê công ty lập một hội đồng để xủa lý
NVL thừa hoặc thiếu để đảm bảo xử lý khách quan và đúng đắn.
3.1.2. Những tồn tại
Song bên cạnh các thành tích đạt được, kế toán vật liệu của Công ty còn có
một số vấn đề tồn tại như sau:
Thứ nhất: Khi lập Chứng từ ghi sổ, kế toán không ghi vào Sổ đăng ký
chứng từ để theo dõi. Trên thực tế Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ dùng để theo dõi
tổng hợp, hệ thống các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian, phản ánh toàn
bộ chứng từ ghi sổ đã lập trong tháng. Hơn nữa sổ còn có thể vừa dùng để kiểm tra
vừa đối chiếu số liệu với bảng cân đối số phát sinh. Vì vậy, kế toán không sử dụng
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ sẽ dẫn đến tình trạng quản lý chứng từ ghi sổ không
chặt chẽ, dễ gây thiếu sót và không có sự kiểm tra, đối chiếu tính chính xác của số
liệu trên bảng cân đối phát sinh.
Thứ hai: Việc xây dựng hệ thống danh điểm nguyên vật liệu của Công ty lại
chưa được thực hiện. Do đó, không có sự nhất quán giữa các bộ phận liên quan
trong nội bộ, tạo ra sự không thống nhất về quản lý vật tư. Vì vậy, công tác hạch
toán và quản lý sẽ không chặt chẽ, dễ nhầm lẫn, thiếu sót, gây ra sự không chính
xác về tình hình biến động của từng loại nguyên vật liệu trong hoạt động sản xuất
kinh doanh. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, đối chiếu giữa kho và phòng kế toán sẽ
gặp khó khăn. Chính vì thế cần xây dựng một hệ thống danh điểm vật liệu thống
nhất trong toàn Công ty để dễ dàng kiểm tra tình hình nhập - xuất - tồn kho nguyên
vật liệu.
Thứ ba: Việc giao nhận, luân chuyển chứng từ giữa các phòng kinh doanh,
phòng kế toán và thủ kho diễn ra thường xuyên, liên tục. Tuy nhiên, khi giao nhận
chứng từ tại công ty TNHH bao bì Liên Hoàn Phát không có sổ hay biên bản giao
nhận chứng từ để bên giao và bên nhận cùng ký tên vào. Do đó dễ xảy ra tình trạng
mất mát chứng từ hoặc không biết chứng từ hiện đang được phòng ban nào quản
lý. Trong trường hợp mất mát chứng từ, công ty không biết quy trách nhiệm cho ai
để xử lý, vì vậy không nâng cao tinh thần trách nhiệm cho cán bộ công nhân viên
đối với việc quản lý chứng từ nói riêng và công việc nói chung.
Đồng thời công ty TNHH bao bì Liên Hoàn Phát chưa có quy định cụ thể về
thời gian luân chuyển chứng từ về phòng kế toán để thực hiện hạch toán kế toán.
Do đó dẫn đến tình trạng công việc dồn vào cuối tháng là quá nhiều do gần đến kỳ
hạch toán chứng từ mới tập hợp đủ về phòng kế toán. Chính vì vậy rất dễ xảy ra
60
Sv: Trần Thị Mai Hoa
60
Khóa luận tốt nghiệp
Viện kinh tế và quản lý
những sai xót nhầm lẫn trong quá trình hạch toán tại thời diểm cuối kỳ kế toán khi
khối lượng công việc quá nhiều như vậy.
Thứ tư: Công ty chưa đưa phần mềm kế toán vào sử dụng mặc dù phòng kế
toán được trang bị máy tính đầy đủ. Nhưng chỉ dùng lại trên Exel, không sử dụng
phần mềm kế toán. Vì vậy việc sử dụng phần mềm kế toán là rất cần thiết. Sử dụng
phần mềm kế toán sẽ tiết kiệm được thời gian công lao sức lao động đem lại hiệu
quả làm việc cao hơn, giảm tải được khối lượng công việc nhất là vào kỳ kế toán
khối lượng công việc tương đối lớn. Do vậy sử dụng phần mềm kế toán sẽ giảm
nhẹ được áp lực công việccũng như thời gian làm việc cho kế toán.
Tóm lại: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH bao bì Liên Hoàn Phát
đã tương đối hoàn thành nhiệm vụ của kế toán: phản ánh, ghi chép đầy đủ tình
hình thu mua, nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu trong quá trình kinh doanh. Thông
qua kế toán nguyên vật liệu, kế toán đã cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo công
ty TNHH bao bì Liên Hoàn Phát được biết về chất lượng, chủng loại, giá cả ... của
nguyên vật liệu để từ đó ra quyết định kinh doanh phù hợp và đúng đắn. Đồng thời
kế toán nguyên vật liệu cũng thường xuyên kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo
quản, lưu trữ nguyên vật liệu tại kho nhằm phát hiện, ngăn ngừa những trường hợp
xấu xảy ra như thừa, thiếu, ứ đọng nguyên vật liệu hay nguyên vật liệu kém chất
lượng, từ đó đề xuất ra những biện pháp xử lý kịp thời.
3.2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công
ty TNHH bao bì Liên Hoàn Phát
Qua quá trình tìm hiểu công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán
nguyên vật liệu nói riêng tại công ty TNHH bao bì Liên Hoàn Phát, bên cạnh
những ưu điểm đạt được công ty TNHH bao bì Liên Hoàn Phát còn có những hạn
chế mà qua thời gian thực tiễn tại công ty em nhận thấy được. Sau đây để nhằm
hoàn thiện hơn công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán nguyên vật liệu
nói riêng của công ty em có một số ý kiến đề xuất như sau:
♦ Ý kiến 1: Hoàn thiện hình thức sổ áp dụng tại doanh nghiệp.
Hiện tại, doanh nghiệp sử dụng hình thức Chứng từ ghi sổ để hạch toán
nhưng lại không có sổ đăng ký chứng từ ghi sổ là sổ kế toán tổng hợp ghi chép các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian, phản ánh toàn bộ chứng từ ghi sổ đã lập
trong tháng. Do đó, để đáp ứng yêu cầu quản lý và hạch toán được hiệu quả nhất,
doanh nghiệp phải mở thêm sổ đăng ký chứng từ ghi sổ để quản lý chặt chẽ các
chứng từ ghi sổ đã lập trong tháng đồng thời để kiểm tra và đối chiếu số liệu với
bảng cân đối số phát sinh kế toán.
61
Sv: Trần Thị Mai Hoa
61
Khóa luận tốt nghiệp
Viện kinh tế và quản lý
Cách ghi sổ:
- Mọi chứng từ ghi sổ sau khi đã lập xong đều phải đăng ký vào sổ này để
lấy số hiệu và ngày tháng.
- Số hiệu và ngày tháng được đánh theo số hiệu và ngày tháng của chứng từ
ghi sổ.
- Tổng số tiền trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ bằng tổng số phát sinh bên
Nợ hoặc bên Có của các tài khoản trong Bảng cân đối phát sinh (hay Sổ cái). Điều
này giúp cho việc kiểm tra đối chiếu số liệu được chính xác và nhanh chóng.
Từ những tác dụng trên doanh nghiệp nên đưa Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
để sử dụng cho phù hợp với hình thức kế toán sử dụng và nâng cao hiệu quả cũng
như tính chính xác của công tác kế toán.
Biểu 3.1: Mẫu sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Đơn vị: Công ty TNHH bao bì Liên Hoàn
Phát
Địa chỉ: Tân Dân – An Lão – HP
Mẫu số: S02b – DNN
(Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐBTC
Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ
Tháng 5 năm 2013
Đơn vị tính: VNĐ
Chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
Số hiệu
Ngày, tháng
A
B
1
…..
05/2KT
06/2KT
07/2KT
…..
……
31/5
31/5
31/5
……..
…….
Số hiệu
Ngày,
tháng
Số tiền
A
B
1
674.930.012
9.800.000
670.811.398
………..
Cộng
…….
- Sổ này có .... trang, đánh số từ trang số 01 đến trang ....
- Ngày mở sổ: ......
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
62
Sv: Trần Thị Mai Hoa
Ngày 31tháng 5 năm 2013
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
62
Khóa luận tốt nghiệp
Viện kinh tế và quản lý
♦ Ý kiến 2: Xây dựng hệ thống danh điểm vật liệu thống nhất toàn Công
ty.
Để phục vụ cho nhu cầu quản lý NVL chặt chẽ, tránh nhầm lẫn, thiếu sót,
thì cần phải biết được một cách cụ thể về tình hình biến động của từng loại NVL
trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy NVL cần phải được phân chia một
cách chi tiết hơn theo tính năng lý học, hóa học, theo quy cách, phẩm chất của từng
loại NVL. Việc phân chia đó được thực hiện trên cơ sở xây dựng và lập sổ danh
điểm vật tư theo dõi cho từng thứ, nhóm, loại NVL một cách chặt chẽ. Như vậy,
không những giúp cho công tác hạch toán và quản lý được thực hiện dễ dàng,
nhanh chóng, chính xác mà còn dễ kiểm tra, đối chiếu, tìm kiếm khi cần.
Việc lập hệ thống danh điểm NVL phải đảm bảo tính thống nhất và có sự
kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận phòng ban trong toàn công ty. Sổ danh điểm
NVL lập ra phải tiện cho hạch toán và quản lý, đảm bảo có thể sử dụng lâu dài.
Khi hệ thống danh điểm NVL được lập, kế toán vật tư có thể theo dõi NVL trên
các sổ sách, tạo ra được sự thống nhất giữa kế toán vật tư và thủ kho trong việc
theo dõi, phản ánh từng loại NVL.
Lập danh điểm vật tư hàng hoá là quy định cho mỗi thứ vật tư một ký hiệu
riêng bằng hệ thống các chữ số thay thế tên gọi, quy cách, kích cỡ của chúng, cụ
thể như sau: Khi đánh số danh điểm vật liệu cho từng loại vật liệu như vật liệu
chính,vật liệu phụ nên đánh theo hình thức tài khoản cấp 2 bằng danh điểm 1521,
1522..., cách đánh này giúp chúng ta dễ nhận biết vật liệu chính, vật liệu phụ...
đồng thời tên danh điểm này phù hợp với chế độ quy định hiện hành. Còn việc
đánh nhóm vật liệu (01, 02...) trên cơ sở số liệu của loại vật liệu, sau đó nên căn cứ
vào số liệu của từng thứ trong nhóm đó mà đánh từ 2 đến 3 chữ số.
Ta có thể lập sổ danh điểm theo mẫu trang sau:
63
Sv: Trần Thị Mai Hoa
63