1. Trang chủ >
  2. Tài Chính - Ngân Hàng >
  3. Tài chính doanh nghiệp >

Chương III: ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN THIÊN NHIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.79 MB, 308 trang )


96



SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG



hậu đặc sắc, khác nhau rõ rệt, tạo nên sự phong phú về cảnh quan

và đa dạng sinh học cả về nguồn gen, giống loài và hệ sinh thái.

Với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, hệ thống sông ngòi dày đặc sông...

tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú

hoang dã trên thế giới. Việt Nam được Quỹ Quốc tế về Bảo vệ

thiên nhiên (WWF) công nhận có 3 trong số hơn 200 vùng sinh thái

toàn cầu; Tổ chức Bảo tồn chim quốc tế công nhận là một trong 5

vùng chim đặc hữu trên toàn thế giới; Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên

thế giới (IUCN) công nhận có 6 trung tâm đa dạng sinh học về thực

vật...

2.1. Đa dạng hệ sinh thái

* Đa dạng hệ sinh thái: Đa dạng hệ sinh thái là thước đo sự

phong phú về sinh cảnh, nơi ở, ổ sinh thái và các hệ sinh thái ở các

cấp độ khác nhau.

Việt Nam, với khí hậu độc đáo, địa hình đa dạng đã tạo nên sự

đa dạng về các kiểu hệ sinh thái: Theo báo cáo Môi trường quốc gia

(2010) Việt Nam có 95 kiểu hệ sinh thái thuộc 7 dạng hệ sinh thái

chính trên cạn; 39 kiểu hệ sinh thái đất ngập nước nội địa (28 kiểu

tự nhiên và 11 kiểu nhân tạo); 20 kiểu hệ sinh thái biển.

Hệ sinh thái trên cạn: bao gồm các kiểu đặc trưng như rừng,

đồng cỏ, đất khô hạn, savan, nông nghiệp, đô thị, nui đá vôi. Hệ

sinh thái rừng chiếm khoảng 40% diện tích đất tự nhiên, với nhiều

kiểu rừng khác nhau như: rừng núi đá, rừng núi đất, rừng lá rộng

thường xanh, rừng lá rộng rụng lá, rừng lá kim, rừng hỗn giao gỗ

và tre nứa... Hệ sinh thái rừng có đa dạng sinh học cao, có thành

phần loài cao nhất, là nơi ở cho nhiều loài động, thực vật và vi sinh

vật có giá trị kinh tế và khoa học, rừng cũng có giá trị văn hoá, du

lịch... Các kiểu hệ sinh thái tự nhiên khác có thành phần loài nghèo

hơn và các hệ sinh thái nhân tạo như hệ sinh thái nông nghiệp, đô

thị có thành phần loài rất nghèo.

Đất ngập nước Việt Nam rất đa dạng về loại hình và hệ sinh

thái, thuộc 2 nhóm: đất ngập nước nội địa, đất ngập nước ven biển.

Bao gồm nhiều kiểu có tính đa dạng cao như rừng ngập mặn ven



Chương III. Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên



97



biển, đầm lầy than bùn, các đầm phá... Rừng ngập mặn có tính đa

dạng sinh học cao và có giá trị như cung cấp gỗ, nuôi trồng các loài

thuỷ sản có giá trị kinh tế cao...; xâm chiếm và cố định các bãi bùn

ngập triều mới bồi, bảo vệ bờ biển khỏi bị xâm thực bởi bão biển;

là nơi cư trú cho rất nhiều loài động vật hoang dã bản địa và di cư

(Hình 3.1).

Hệ sinh thái biển: Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260km từ

Bắc vào Nam nên chứa đựng nguồn tài nguyên sinh vật biển khá

phong phú. Các rạn san hô phổ biến ở các vực nước nông của biển

nhiệt đới, và là quần xã có sức sản xuất cao nhất, đa dạng và đẹp về

thẩm mỹ. Hiện nay, Việt Nam có hơn 200 rạn san hô, với diện tích

khoảng 110.000 ha. Thảm cỏ biển là một dạng hệ sinh thái biển có

năng suất sinh học cao, cung cấp thức ăn cho các loài hải sản. Biển

Việt Nam có diện tích thảm cỏ biển khá lớn so với các nước khá

trong khu vực biển Đông.



Hình 3.1. Hệ sinh thái núi đá vôi



Các hệ sinh thái ở Việt Nam phần lớn là những hệ sinh thái có

tính mềm dẻo về sinh thái, có khả năng thích ứng và phục hồi



98



SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG



nhanh trước những biến động môi trường. Chính vì vậy, tính ổn

định không cao, cân bằng sinh thái dễ bị phá vỡ khi có tác động từ

thiên nhiên hay con người.

2.2. Đa dạng loài: Đa dạng loài bao gồm tất cả các loài trên trái đất.

Việt Nam là một nước nhiệt đới rất giàu và phong phú về đa

dạng sinh học, là một trong những quốc gia có đa dạng sinh học

cao thứ 16 trên thế giới về các loài động, thực vật và vi sinh vật.

Các loài sinh vật ở Việt Nam có những đặc trưng chủ yếu là số

lượng nhiều, sinh khối lớn; Cấu trúc loài đa dạng; Khả năng thích

nghi của loài cao. Theo báo cáo Môi trường quốc gia (2010) cụ thể

như sau:

Thực vật: đã ghi nhận có 13.894 loài thực vật, trong đó 2.400 loài

thực vật bậc thấp, 11.494 loài thực vật bậc cao, 14 loài cỏ biển, 151

loài rong biển (BTNMT 2005, 2009). Hệ thực vật Việt Nam không có

họ đặc hữu, chỉ có khoảng 3% số chi là đặc hữu. Một số hình ảnh về

đa dạng thực vật ở Việt Nam được thể hiện trong hình 3.2.



Hình 3.2. Lan Hài đốm



Ảnh: Phùng Mỹ Trung, Vncreatures



Chương III. Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên



99



Vi sinh vật: đã ghi nhận 7500 loài, trong đó có hơn 2800 loài

gây bệnh cho thực vật, 1500 loài gây bệnh cho người và gia súc,

hơn 700 loài vi sinh vật có lợi.

Động vật ở cạn: đã nhận dạng và mô tả được 307 loài giun

tròn trên cạn, 161 loài giun, sán kí sinh ở gia súc, 200 loài giun đất,

gần 800 loài động vật đất khác, 150 loài ve giáp, 113 loài bọ nhảy,

trên 7750 loài côn trùng, 260 loài bò sát, 162 loài ếch nhái, 840 loài

chim, 312 loài và phân loài thú trên cạn. (Hình 3.3).



Hình 3.3. Voọc mũi hếch ở rừng Khau Ca, Việt Nam, Ảnh: FFI



Sinh vật nước ngọt: đã thống kê và xác định hơn 1438 loài vi

tảo thuộc 259 chi và 9 ngành; trên 800 loài động vật không xương

sống; 1028 loài cá nước ngọt, đáng lưu ý là riêng họ cá chép có 79

loài thuộc 32 giống. Trong thành phần giáp xác, có tới 10 giống với

39 loài tôm, cua; 4 giống với 52 loài trai, ốc lần đầu tiên được mô

tả tại Việt Nam. Điều đó thể hiện đa dạng và tính đặc hữu rất cao

của động vật thuỷ sinh nước ngọt Việt Nam.

Sinh vật biển: đến nay đã phát hiện được trên 11.000 loài sinh

vật sống trong vùng biển Việt Nam. Trong đó có 6300 loài động

vật đáy; 2458 loài cá với trên 100 loài cá kinh tế; 653 loài rong

biển; 657 loài động vật nổi; 537 loài thực vật nổi; 94 loài thực vật



100



SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG



ngập mặn; 225 loài tôm biển; 14 loài cỏ biển; 15 loài rắn biển; 25

loài thú biển; 5 loài rùa biển và 43 loài chim nước.

Việt Nam có mức độ đa dạng về loài cao, nhưng các nhà khoa

học cho rằng số lượng các loài sinh vật hoang dã trong tự nhiên chưa

được biết tới còn lớn hơn rất nhiều so với những loài đã được nhận

dạng và mô tả. Điều đó đã được chứng minh khi nhiều loài sinh vật

mới đã được nhận dạng và mô tả trong thời gian gần đây. Cụ thể,

giai đoạn 1992 - 2004, các nhà khoa học Việt Nam đã cùng với một

số tổ chức quốc tế đã phát hiện thêm 8 loài thú, 2 loài chim mới cho

khoa học: Mang lớn, Mang Trường Sơn, Mang Pù hoạt, Sao la, Bò

sừng xoắn, Cầy Tây Nguyên, Thỏ vằn; 2 loài chim: khướu Ngọc

Linh và khướu đầu đen; nhiều loài cá và 233 loài thực vật.

Từ năm 2006 đến 2011, đã phát hiện thêm 21 loài bò sát, 5 loài

ếch nhái, 100 loài cá, chồn bạc má, chuột đá... (Báo cáo đa dạng

sinh học Việt Nam, 2011).



Hình 3.4. Voọc đầu trắng, Cát Bà - (Nguồn: Greenpacks.org)



Tỉ lệ số loài đặc hữu và loài bản địa của Việt Nam khá cao,

gồm 403 loài đặc hữu, 1543 loài bản địa là nguồn gen, giống mang

nhiều đặc tính tốt, quý hiếm, đặc trưng của nước ta. Trong ấn phẩm

“Hiện trạng động vật hoang dã 2010 – 2011” Hiệp hội bảo tồn thiên



Chương III. Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên



101



nhiên thế giới đã công bố danh mục “Các loài động vật quý hiếm

nhất trên thế giới”, trong đó có Voọc đầu trắng của Việt Nam. Hiện

nay, chỉ tìm thấy 59 cá thể Voọc đầu trắng trên quần đảo Cát Bà.

(Hình 3.4)

2.3. Đa dạng nguồn gen

Việt Nam được xem là một trong 12 trung tâm giống cây trồng

và cũng là trung tâm thuần hoá vật nuôi nổi tiếng thế giới. Đặc biệt,

các nguồn lúa và khoai được coi là có nguồn gốc từ Việt Nam,

đang là cơ sở cho việc cải tiến các giống lúa và cây lương thực trên

thế giới.

Viện Chăn nuôi Quốc gia đã thực hiện Bảo tồn nguồn gen

động vật quý hiếm từ năm 1989. Những năm qua, tổng số 70% các

giống vật nuôi địa phương đã được kiểm kê. Đã phục hồi và bảo

tồn tại chỗ nguồn gen lợn ỉ Thanh Hoá, gà Hồ ở đồng bằng Bắc bộ

(chỉ còn 200 con), hươu ở Nghệ An, ngựa trắng ở Thái Nguyên, gà

ở Lào Cai, Yên Bái và vịt Bến ở Hoà Bình,... (Bộ Nông nghiệp &

phát triển nông thôn, 2010).

3. Vai trò của đa dạng sinh học

Đa dạng sinh học có những đóng góp rất quan trọng đối với

đời sống tự nhiên và con người.

- Về kinh tế, đa dạng sinh học cung cấp cho con người các sản

phẩm tiêu dùng phục vụ cuộc sống hàng ngày như rau xanh, hoa,

quả, thịt, củi, than củi... Đa dạng sinh học đóng góp to lớn cho nền

kinh tế quốc gia, đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp,

lâm nghiệp, thuỷ sản và thuốc chữa bệnh; là cơ sở bảo đảm an ninh

lương thực, duy trì nguồn gen, tạo giống vật nuôi cây trồng; cung

cấp các vật liệu cho xây dựng và các nguồn nhiên liệu, dược liệu.

Có thể nói đa dạng sinh học giữ cho hành tinh chúng ta là một ngôi

nhà có thể ở được và có chức năng sinh thái (Raven, 1990).

- Về văn hoá – xã hội, đa dạng các hệ sinh thái, đa dạng loài đã

tạo nên cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, tạo nền tảng cho phát triển du



102



SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG



lịch sinh thái, nghỉ ngơi và giải trí; nhiều cảnh đẹp đã đi vào thơ ca,

nhạc hoạ; nhiều loài cây, con vật đã trở thành vật thờ cúng thiêng

liêng tạo nên giá trị tinh thần và thẩm mĩ rất lớn cho con người.

- Về sinh thái, đa dạng các kiểu hệ sinh thái góp phần điều hòa

khí hậu, lọc không khí, cung cấp ôxi, thải bỏ CO2, phân huỷ các

chất thải, bảo vệ tài nguyên đất và nước, làm sạch môi trường, giảm

nhẹ tác hại của ô nhiễm và thiên tai như sạt lở, xói mòn, bão lũ, làm

đê chắn sóng, làm chỉ thị quan trắc môi trường, đóng góp trong lĩnh

vực giáo dục và khoa học...

Các giá trị to lớn của đa dạng sinh học đã góp phần vào việc

nâng cao nhận thức của người dân và giúp họ ngày càng có ý thức

bảo tồn đa dạng sinh học.

4. Sự tuyệt chủng và giảm sút đa dạng sinh học

4.1. Sự tuyệt chủng và giảm sút đa dạng sinh học trên thế giới

Sự tuyệt chủng được xem như là sự biến mất của một loài sinh

vật nào đó trên Trái đất. Nguyên nhân của sự tuyệt chủng có thể do

quá trình tự nhiên như thiên tai, biến đổi khí hậu, do cạnh tranh

thức ăn, nơi ở, dịch bệnh, do áp lực của các quy luật tự nhiên mang

tính chất lâu dài hoặc do tác động của con người.

Trái đất đã trải qua các sự kiện tuyệt chủng hàng loạt, ở qui mô

lớn, đã tác động đến sinh vật trong các môi trường khác nhau ở đất

liền và biển, gây ra những mất mát to lớn về số lượng các loài.

Năm sự kiện tuyệt chủng hàng loạt kéo dài 350 triệu năm trong quá

khứ đã làm hầu hết các loài bị mất đi, đó là:

- Sự kiện tuyệt chủng đầu tiên xảy ra vào kỉ Ordovic muộn

(khoảng 440 triệu năm trước), do biến đổi khí hậu đã làm cho 25%

họ sinh vật biển biến mất.

- Sự kiện tuyệt chủng thứ hai xảy ra vào kỉ Devon muộn

(khoảng 370 triệu năm trước) làm cho 19% họ biến mất.

- Sự kiện tuyệt chủng thứ ba xảy ra vào kỉ Pecmi (khoảng 245

triệu năm trước), là sự kiện tuyệt chủng khủng khiếp nhất trong lịch

sử sinh học làm biến mất 54% họ.



Chương III. Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên



103



- Sự kiện tuyệt chủng thứ tư xảy ra vào kỉ Triat (khoảng 210

triệu năm trước, ngay sau khi các loài khủng long và động vật có vú

có tiến hoá đầu tiên) làm biến mất 23% họ.

- Sự kiện tuyệt chủng thứ năm xảy ra gần đây nhất vào kỉ phấn

trắng (khoảng 65 triệu năm trước) làm biến mất 17% họ, tiêu diệt

các loài khủng long còn lại trên mặt đất và một lượng lớn các loài

sinh vật biển.

- Các hoạt động của con người trong thời gian gần đây đang

gây ra khủng hoảng tuyệt chủng thứ sáu của Trái đất. Sự mất đi của

loài hiện nay là chưa từng thấy, không theo một quy luật nào và có

thể là không cứu vãn được. Nhà sinh vật học Harvard EO Wilson

ước tính rằng 30.000 loài mỗi năm (hoặc ba loài mỗi giờ) đang bị

đẩy đến sự tuyệt chủng. Trong quá khứ, tuyệt chủng chủ yếu xảy ra

là quá trình tự nhiên, tuyệt chủng hiện nay chủ yếu do con người

gây ra. Cứ 100 loài bị tuyệt chủng thì có đến 99 loài là do con

người. Con người trực tiếp tác động mạnh lên hệ sinh thái và các

loài sinh vật thông qua các hoạt động như thay đổi cảnh quan, khai

thác quá mức các loài, ô nhiễm môi trường và du nhập các sinh vật

ngoại lai. Sự kiện tuyệt chủng thứ 6 có thể chia thành 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1, bắt đầu khi những người đầu tiên đi đến các

vùng khác nhau trên trái đất, khoảng 100.000 năm trước đây.

+ Giai đoạn 2, bắt đầu khoảng 10.000 năm trước khi con người

đã chuyển sang sản xuất nông nghiệp.

Con người bắt đầu gây ảnh hưởng đến môi trường ngay khi

xuất hiện trên trái đất.

Giai đoạn đầu tiên bắt đầu ngay sau khi người Homo sapiens

xuất hiện ở châu Phi di cư đi khắp thế giới. Con người đến Trung

Đông vào 90.000 năm trước. Họ xuất hiện ở châu Âu bắt đầu vào

khoảng 40.000 năm trước. Ở khắp mọi nơi, ngay sau khi con người

đặt chân đến, rất nhiều loài bản địa bị tuyệt chủng, nguyên nhân do

họ phá huỷ hệ sinh thái bởi các trò chơi săn bắn và làm lây lan vi

khuẩn gây bệnh.



104



SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG



Sự di cư của con người tới bất cứ nơi đâu đều gây tuyệt chủng

các loài khác.

Vào khoảng 12.500 năm trước đây, con người đã đến Bắc Mỹ

với số lượng lớn, giết thịt voi ma mút và làm tuyệt chủng loài trâu

trên toàn châu lục. Ở Australia và New Guinea, thời kì tuyệt chủng

hàng loạt diễn ra khoảng 50 nghìn năm trước đây, trùng với thời kì

các thợ săn thổ dân đến và đã làm biến mất các loài thú có túi lớn,

chim không bay lớn và rùa (Martin, 1967, 1984; Diamond, 1982).

Ở Madagascar, ngay sau khi con người xuất hiện (vào thời gian gần

đây khoảng 2000 năm trước) cũng đã làm một số loài thú lớn nhanh

chóng biến mất như loài chim voi, hà mã tí hon, vượn cáo lớn

(Eldridge, N. 2005).

Việc phát minh ra nông nghiệp đẩy nhanh tốc độ tuyệt chủng

thứ sáu.

Giai đoạn hai của tuyệt chủng thứ sáu bắt đầu từ khoảng

10.000 năm trước đây với sự phát minh ra nông. Người Polynesia

đã khám phá ra đảo Hawai và khi đó trên đảo có ít nhất 68 loài

chim đặc hữu, thì có đến 24 loài tuyệt chủng và 29 loài sống sót

một cách khó khăn (Ehrlich, 1981; King, 1981; Vitousek, 1988);

hơn 100 loài thực vật bản xứ đã biến mất và ít nhất 500 loài đang bị

đe doạ (Ayensu, 1978; Fay, 1978, Vitoisek, 1988). Nguyên nhân

quan trọng nhất trong sự tuyệt chủng của khu hệ sinh vật Hawai là

sự chuyển đổi vùng đất tự nhiên sang đất nông nghiệp, đô thị và

việc đưa các loài lạ vào khu hệ.

Khai thác quá mức, du nhập các loài ngoại lai và bùng nổ dân

số đang làm cho các loài tuyệt chủng và có nguy cơ tuyệt chủng.

Sự tuyệt chủng của loài bồ câu viễn khách (Passenger Pigeon)

là một ví dụ điển hình về sự khai thác quá mức của con người.

Người ta ước tính có khoảng 3 – 5 tỉ con chim bồ câu viễn khách

(chiếm 25 – 40% tổng số chim của Hoa Kì) vào thời điểm người

châu Âu khám phá ra châu Mỹ. Những nhà thám hiểm và những

người định cư đầu tiên đã thường xuyên đề cập đến loài bồ câu viễn



Chương III. Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên



105



khách trong các bài viết của họ. Samuel de Champlain năm 1605 đã

báo cáo "số lượng không thể đếm nổi", Gabriel Sagard-Theodat đã

viết "đàn vô số" và Cotton Mather đã miêu tả những con bồ câu bay

trên đầu mất hàng giờ đồng hồ với chiều rộng hơn một dặm. Nhưng

đến đầu những năm 1900, không một con bồ câu viễn khách hoang

dã nào được tìm thấy (Từ điển bách khoa Smithsonian). Số lượng

bồ câu viễn khách đã giảm mạnh vào khoảng đầu những năm 1800

khi các thợ săn chuyên nghiệp bắt đầu chăng lưới và bắn những con

chim để tiêu dùng cá nhân và bán ra thị trường làm thực phẩm. Một

lí do khác dẫn đến tuyệt chủng loài chim này là do con người phá

rừng, phá huỷ nơi ở và đẻ trứng của chúng. Vào đầu những năm

1890 loài chim bồ câu viễn khách gần như hoàn toàn biến mất. Cá

thể bồ câu viễn khách cuối cùng tên là Martha đã chết vào

01/9/1914 tại Vườn thú Cincinnati, Mỹ.

Các loài sinh vật ngoại lai xâm hại được coi là một trong

những mối đe doạ nguy hiểm đối với đa dạng sinh học. Các loài

ngoại lai sẽ cạnh tranh với loài bản địa về thức ăn, nơi ở; ăn thịt các

loài bản địa; phá huỷ môi trường sống và truyền bệnh làm suy giảm

đa dạng sinh học. Ví dụ, vào năm 1930, loài muỗi Anopheles

gambiae theo các đoàn tàu biển từ châu Phi du nhập vào vùng Tây

Bắc Barasil và chưa đến một năm sau đã xuất hiện 10.000 ca nhiễm

bệnh sốt rét trên diện tích khoảng 6 dặm vuông với số dân khoảng

12.000 người. Vào cuối những thập niên 30, người ta đã phải tốn

hàng triệu đô la và hàng nghìn nhân công để tiêu diệt

muỗi Anopheles gambiae tại vùng này. Gần đây, loài cá vược sông

Nile (Lates niloticus) đã gây ra sự kiện tuyệt chủng hàng loạt ở hồ

Victoria (hồ lớn nhất ở châu Phi và lớn thứ hai trên thế giới). Năm

1954, cá vược sông Nile (dài 2m, nặng tới 60kg) được du nhập vào

hồ Victoria với mục đích phục hồi sản lượng cá đang bị suy giảm

trong hồ, tuy nhiên, loài cá này đã làm tuyệt chủng hơn 200 loài cá

bản địa trong hồ do cạnh tranh về thức ăn, nơi ở và ăn thịt các loài

cá bản địa.

Sự bùng nổ dân số dẫn đến con người phải mở rộng không

gian sống, nhu cầu khai thác tài nguyên thiên nhiên tăng, đe doạ



106



SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG



nghiêm trọng tới môi trường và các hệ sinh thái. Dân số phát triển

nhanh chóng từ 1 tỉ người năm 1800 lên đến 2 tỉ người vào năm

1930, 4 tỉ người vào năm 1975, và ngày nay là hơn 7 tỉ người.

Nếu quá trình hiện tại không thay đổi, dân số sẽ đạt 8 tỉ người

trước năm 2020 và 9 đến 15 tỉ người trước năm 2050. Với xu

hướng tăng trưởng dân số hiện nay chỉ ra rằng số lượng loài bị đe

doạ sẽ tăng 7 phần trăm trong 20 năm tiếp theo và 14 phần trăm

vào năm 2050, không kể các tác động của sự nóng lên toàn cầu

(biologicaldiversiti.org).

Danh sách đỏ của Hiệp hội quốc tế về bảo tồn thiên nhiên

(IUCN Red list) đã phân chia các cấp độ tình trạng loài nhằm mục

đích nêu bật tình trạng quý hiếm của loài cho mục đích bảo tồn.

Các cấp độ bao gồm: Tuyệt chủng (E); Tuyệt chủng ngoài thiên

nhiên (EW); Rất nguy cấp (CE); Nguy cấp (EN); Dễ bị tổn thương

(VU); Sắp bị đe doạ (NT); Ít quan tâm (LC); Thiếu dữ liệu (DD);

Không đánh giá (NE). Trong tổng số 47.677 loài liệt kê trong Danh

sách đỏ IUCN, 2009 có 17.291 loài được đánh giá là đang bị đe doạ

tuyệt chủng, bao gồm 21 % động vật có vú, 30% loài lưỡng cư,

12% loài chim, 28% loài bò sát, 37% loài cá nước ngọt, 35% động

vật không xương sống, 70% các loài thực vật. Với 1.895 loài bị đe

doạ tuyệt chủng trong tổng số 6.285 loài liệt kê trong danh sách đỏ

thì các động vật lưỡng cư là nhóm sinh vật bị ảnh hưởng nghiêm

trọng nhất trên Trái đất (trong đó, 39 loài tuyệt chủng, 484 loài có

nguy cơ tuyệt chủng cao, 754 loài bị đe doạ và 657 loài không được

bảo vệ), những đánh giá này đã làm cho các nhà bảo vệ môi trường

thiên nhiên cảm thấy lo sợ.

4.2. Sự tuyệt chủng và giảm sút đa dạng sinh học ở Việt Nam

Việt Nam là đất nước có mức độ đa dạng sinh học cao, song

cũng đang đứng trước nguy cơ suy thoái về đa dạng sinh học

nghiêm trọng do nơi cư trú của các giống loài bị tàn phá, nguồn

nước bị cạn kiệt, nạn săn bắt trái phép, khai thác huỷ diệt, không

bền vững, nạn buôn bán động vật hoang dã vẫn diễn ra, cùng với đó

là sự ô nhiễm môi trường do gia tăng dân số và bùng nổ các đô thị.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (308 trang)

×