Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.79 MB, 308 trang )
78
SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG
2. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái
Quan niệm hiện đại về hệ sinh thái là dựa trên cơ sở của chu
trình năng lượng. Dòng năng lượng đi qua hệ sinh thái hoạt động
trong khuôn khổ các quy luật vật lí cơ bản, gọi là các quy luật nhiệt
động học.
Quy luật thứ nhất: Năng lượng không thể tự sinh ra hoặc tự
mất đi. Điều này có nghĩa chúng chỉ có thể chuyển từ dạng này
sang dạng khác. Ví dụ, năng lượng ánh sáng chuyển sang năng
lượng hoá học trong quá trình quang hợp.
Quy luật thứ hai: Khi năng lượng được chuyển từ dạng này
sang dạng khác thì không bảo toàn 100% mà thường bị mất một số
năng lượng nhiệt nhất định.
2.1. Các quy luật cơ bản về dòng năng lượng trong hệ sinh thái
Năng lượng ánh sáng Mặt trời là nguồn năng lượng cơ bản của
hệ sinh thái. Cây xanh hấp thụ năng lượng ánh sáng Mặt trời trong
quá trình quang hợp và hút các chất dinh dưỡng từ trong đất để
tổng hợp thức ăn. Nhờ tính chất đặc biệt của diệp lục mà chúng có
thể chuyển quang năng thành hoá năng có ích về mặt sinh học dưới
dạng ATP (Adenozin Tri Photsphat) phục vụ cho quá trình tổng
hợp các hợp chất cacbon. Sinh khối trên bề mặt Trái đất được giới
hạn bởi khả năng hấp thụ ánh sáng Mặt trời, kiểm soát bởi các loài
và các kiểu hệ sinh thái khác nhau. Năng lượng đi qua hệ sinh thái
theo chuỗi thức ăn và mạng lưới thức ăn từ bậc dinh dưỡng này qua
bậc dinh dưỡng khác. Các nhà sinh thái học quan sát dòng năng
lượng trong hệ sinh thái cũng giống như các nhà vật lí quan sát
dòng năng lượng trong các hệ vật lí khác, cho thấy năng lượng có
thể tồn tại ở các dạng khác nhau.
Hai quy luật nhiệt động học quán triệt rằng, toàn bộ năng
lượng mặt trời được cố định trong thức ăn thực vật và phải trải qua
một trong ba quá trình sau: đi qua hệ sinh thái bởi chuỗi thức ăn và
mạng lưới thức ăn; tích lũy trong hệ sinh thái như năng lượng hoá
học trong nguyên liệu động vật hoặc thực vật và đi khỏi hệ sinh thái
ở dạng nhiệt hoặc sản phẩm nguyên liệu.
Chương II. Cơ sở sinh thái học
79
2.2. Các dạng năng lượng
Năng lượng đảm bảo cho việc sử dụng trong các hệ sinh thái
biểu thị ở các dạng và các trạng thái khác nhau. Có bốn dạng quan
trọng nhất:
a. Năng lượng bức xạ: là năng lượng ánh sáng và được sắp xếp
thành phổ rộng lớn bởi các bước sóng điện từ phát ra từ Mặt trời.
b. Năng lượng hoá học: là năng lượng được tích luỹ trong các
hợp chất hoá học. Trong thời gian quang hợp, ánh sáng được sử
dụng để sản xuất hydrocacbon, lipit ở thực vật. Trong quá trình
phát triển qua các bậc dinh dưỡng của hệ sinh thái các nguyên liệu
thực vật được chuyển thành các hợp chất, tạo nên cơ thể động vật.
Sự biến đổi sinh học này phải sử dụng năng lượng. Khi tất cả các
hợp chất được phá vỡ lần nữa, như trong quá trình hô hấp chẳng
hạn thì năng lượng được giải phóng tiếp. Các hợp chất này vì thế có
thể xem như những kho dự trữ năng lượng.
c. Năng lượng nhiệt: là kết quả từ sự biến đổi ngẫu nhiên đến
sự chuyển động có hướng của các phân tử. Dạng năng lượng này
được giải phóng bất cứ lúc nào và sinh ra công. Sự sinh công không
chỉ diễn ra trong các hoạt động của cơ mà còn xuất hiện trong quá
trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể.
d. Động năng: là dạng năng lượng xuất hiện khi cơ thể vận
động. Thế năng của các cơ chất hoá học được biến thành động năng
bởi sự vận động và được giải phóng khi làm việc.
Đơn vị đo năng lượng cơ bản được sử dụng rộng rãi trong sinh
thái học là: Kcal, cal, J.
2.3. Năng lượng đi qua hệ sinh thái
Trong hệ sinh thái, năng lượng được dự trữ ở thực vật và động
vật, đi theo dòng qua chuỗi thức ăn. Năng lượng được truyền một
chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng rồi tới môi
trường; vật chất được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng. Số năng
lượng giảm dần theo cấp độ, bậc dinh dưỡng (Hình 2.31). Điều đó
xảy ra do hai nguyên nhân:
SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG
80
- Năng lượng mất đi giữa các bậc dinh dưỡng. Sự biến đổi
năng lượng từ dạng này sang dạng khác không được bảo toàn
100%. Bất cứ lúc nào dòng năng lượng chuyển từ mức độ dinh
dưỡng này sang mức độ dinh dưỡng khác và nguyên liệu của một
cơ thể này biến đổi để xây dựng nguyên liệu cho một cơ thể khác
đều phải tiêu hao năng lượng.
- Năng lượng mất đi trong bậc dinh dưỡng: Tất cả các sinh vật
đều phải hô hấp để sống. Hô hấp làm ôxi hoá hydrocacbon và giải
phóng năng lượng.
Khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao
liền kề trong chuỗi thức ăn, năng lượng trung bình mất đi tới 90%
do tiêu hao qua hô hấp, chất thải... chỉ có 10% năng lượng truyền
lên bậc dinh dưỡng cao hơn, do đó chuỗi thức ăn không kéo dài
mãi được, chỉ khoảng 6 mắt xích dinh dưỡng.
Hình 2.31. Dòng năng lượng qua hệ sinh thái
2.4. Các dòng năng lượng chính
a. Năng lượng đi vào hệ sinh thái từ năng lượng ánh sáng Mặt
trời: chỉ khoảng 50% năng lượng đi đến thảm cỏ xanh và được hấp
thụ bởi cơ chế quang hợp (chủ yếu là các tia sáng nhìn thấy). Chỉ
khoảng 1 ÷ 5% năng lượng ánh sáng hấp thụ được (động năng)
Chương II. Cơ sở sinh thái học
81
chuyển thành năng lượng hoá học (thế năng). Phần còn lại mất đi ở
dạng nhiệt.
b. Năng lượng tích luỹ trong nguyên liệu thực vật: phần lớn
năng lượng mất đi giữa các mức độ dinh dưỡng. Vì thế dòng năng
lượng giảm dần ở các bước sau của các chu trình thức ăn. Các động
vật ăn cỏ chỉ tích luỹ được khoảng 10% năng lượng cung cấp bởi
con mồi. Các nguyên liệu thực vật không được tiêu thụ, chúng tích
luỹ lại trong hệ và chuyển sang các sinh vật hoại sinh hoặc đi khỏi
hệ khi bị rửa trôi.
Các sinh vật trong mỗi mức độ tiêu thụ cũng như ở mức độ
hoại sinh sử dụng một số năng lượng cho hô hấp của bản thân và
giải phóng nhiệt ra khỏi hệ sinh thái.
Bởi vì hệ sinh thái là một hệ thống hở nên một số nguyên liệu
hữu cơ có thể đi vào hệ sinh thái như nhập cư động vật, các dòng
chảy đổ vào các hệ sinh thái ao, hồ.
Dòng năng lượng trong hệ sinh thái có ý nghĩa quan trọng trong
sản xuất nông nghiệp vì nếu điều khiển tốt các dòng năng lượng vào
và ra qua các tháp sinh thái, thì ta sẽ giảm thiểu được tối đa những
tổn thất về mùa vụ cũng như năng suất vật nuôi, cây trồng.
3. Hiệu suất sinh thái
Từ sự chuyển hoá và thất thoát năng lượng qua chuỗi thức ăn
trong các hệ tự nhiên, chúng ta có khái niệm về hiệu suất sinh thái.
Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ phần trăm chuyển hoá năng lượng
giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái. (Hình 2.32).
Ở mỗi bậc dinh dưỡng, sự chuyển hoá năng lượng bao gồm:
Phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp (năng lượng tạo
nhiệt, vận động cơ thể…), phần này chiếm khoảng 70%;
Phần năng lượng bị mất qua chất thải (phân động vật, chất bài
tiết) và các bộ phận rơi rụng (lá cây rụng, rụng lông và lột xác ở
động vật) là khoảng 10%;
Năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn chỉ khoảng 10%;
SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG
82
Năng lượng tích luỹ sản sinh ra chất sống ở mỗi bậc dinh
dưỡng chiếm khoảng 10% năng lượng nhận từ bậc dinh dưỡng liền
kề thấp hơn.
Năng lượng
Năng lượng
đầu vào
đầu ra
Năng lượng mất qua
hô hấp (70%)
Năng lượng nhận từ
bậc dinh dưỡng dưới
100%
Năng lượng truyền lên bậc
dinh dưỡng cao hơn (10%)
Bậc
dinh dưỡng
(Năng lượng tích
luỹ 10%)
Năng lượng mất qua chất
thải, rơi rụng (10%)
Hình 2.32. Sơ đồ biểu diễn hiệu suất sinh thái ở một bậc dinh dưỡng
4. Năng suất sinh học của hệ sinh thái
Nghiên cứu năng suất sinh học là một phần quan trọng trong
sinh thái học, bởi nó biểu thị hiệu quả của các kiểu hệ sinh thái
khác nhau và vận dụng vào việc cải thiện năng suất các hệ sinh thái
nông lâm nghiệp.
Chu trình năng lượng và chu trình các chất hữu cơ xác định nhịp
điệu sản xuất các sản phẩm hữu cơ, chính là năng suất sinh học.
Chia năng suất sinh học làm 2 loại cơ bản: năng suất sinh học
sơ cấp và năng suất sinh học thứ cấp.
* Năng suất sinh học sơ cấp: Là khối lượng chất hữu cơ sản
xuất được của vật sản xuất được tính bằng khối lượng vật chất khô
hoặc gam cacbon tồn trữ ở vật sản xuất, hay số lượng tương đương
tính bằng kcal hoặc kJ trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích và
trong một đơn vị thời gian.