Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.79 MB, 308 trang )
Chương II. Cơ sở sinh thái học
45
Phân bố theo nhóm: Xuất hiện khi điều kiện sống phân bố
không đồng đều trong môi trường, các cá thể sống thành bầy, đàn
và thích tụ họp với nhau. Đây là kiểu phân bố phổ biến nhất. Phân
bố nhóm giúp cho các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi
của môi trường. Ví dụ: quần thể các cây bụi ở hoang mạc, cây
chôm chôm mọc ven bìa rừng, giun đất sống đông đúc ở nơi độ ẩm
cao, đàn trâu rừng... (Hình 2.8).
Hình 2.8. Sự phân bố theo nhóm của cá thể trong quần thể
Phân bố ngẫu nhiên: Xuất hiện khi điều kiện sống phân bố
đồng đều trong môi trường, giữa các cá thể trong quần thể không
có sự cạnh tranh gay gắt, cá thể không có xu hướng sống tụ họp với
nhau. Kiểu phân bố này ít gặp trong tự nhiên. Phân bố ngẫu nhiên
làm cho sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong tự
nhiên. Ví dụ: quần thể các loài sâu sống trên tán lá, quần thể nhện
trong thảm mục của rừng, cây gỗ trong rừng mưa nhiệt đới, các loài
sò sống trong phù sa vùng triều… (Hình 2.9).
Hình 2.9. Sự phân bố ngẫu nhiên của cá thể trong quần thể
46
SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG
2.2. Thành phần, cấu trúc tuổi và tỉ lệ giới tính
a. Thành phần tuổi: của quần thể thể hiện đặc tính chung của
biến động số lượng quần thể, vì nó ảnh hưởng đến khả năng sinh
sản, tử vong của quần thể.
Tuổi thọ là chỉ số đơn vị thời gian đã sống của cá thể sinh vật
từ lúc sinh ra đến lúc chết, bao gồm:
- Tuổi thọ sinh lí (tuổi thọ tối đa): được tính từ lúc cá thể sinh
ra cho đến khi chết vì già.
- Tuổi thọ sinh thái: được tính từ lúc cá thể sinh ra cho đến
khi chết vì các nguyên nhân sinh thái. Thông thường, các cá thể bị
chết trước khi đạt tuổi thọ tối đa (do vật ăn thịt, dịch bệnh, thiếu
thức ăn...).
- Tuổi thọ quần thể: là tuổi thọ trung bình của các cá thể trong
quần thể. Thông thường, các loài côn trùng có tuổi thọ thấp nhất
(tuổi thọ của nhện chỉ là vài tháng hoặc vài tuần). Rùa là động vật
có xương sống với tuổi thọ cao nhất thế giới.
b. Tỉ lệ sinh sản hay tỉ lệ sinh đẻ là khả năng gia tăng của
quần thể.
- Tỉ lệ sinh đẻ tối đa (tỉ lệ sinh tuyệt đối hoặc sinh lí) là sự hình
thành số lượng cá thể con cháu với khả năng tối đa theo lí thuyết ở
trong điều kiện lí tưởng, khi không có nhân tố sinh thái giới hạn và
sự sinh sản chỉ bị giới hạn do các nhân tố sinh lí. Đại lượng này
luôn ổn định.
- Tỉ lệ sinh đẻ thật (tỉ lệ sinh đẻ sinh thái) được gọi đơn giản
"tỉ lệ sinh đẻ": biểu thị sự gia tăng của quần thể trong các điều
kiện thực tế hay đặc trưng của môi trường. Đại lượng này biến đổi
phụ thuộc kích thước, thành phần của quần thể và các điều kiện
của môi trường.
c. Tỉ lệ chết: biểu thị bằng số lượng cá thể bị chết trong từng
thời kì nhất định hoặc dưới dạng tỉ lệ chết đặc trưng.
- Tỉ lệ chết sinh thái (tỉ lệ chết thực tế) là số cá thể bị chết trong
từng điều kiện môi trường cụ thể.
Chương II. Cơ sở sinh thái học
47
- Tỉ lệ chết tối thiểu biểu thị số cá thể bị chết trong điều kiện lí
tưởng khi quần thể không bị tác động của các yếu tố giới hạn.
Trong nghiên cứu về số lượng của quần thể, một chỉ số quan
trọng nữa cần được lưu ý là mức độ sống sót. Mức độ sống sót là số
cá thể còn sống đến một thời điểm nhất định. Những loài đẻ nhiều
(hàu, sò) phần lớn bị chết ở những ngày đầu, số sống sót đến cuối
đời ít. Những loài chim, thú và người đẻ rất ít, con sinh ra phần lớn
sống sót, chết chủ yếu ở cuối đời.
d. Cấu trúc tuổi: là tổ hợp các nhóm tuổi của quần thể, cấu trúc
tuổi là thuộc tính quan trọng của quần thể, ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh
sản, tử vong và do đó ảnh hưởng đến sự biến động số lượng cá thể
của quần thể.
Quần thể có 3 nhóm tuổi sinh thái, mỗi nhóm tuổi được xem
như đơn vị cấu trúc tuổi của quần thể. Do đó, khi môi trường biến
động, tỉ lệ các nhóm tuổi biến đổi theo, phù hợp với điều kiện mới.
Nhờ đó, quần thể duy trì được trạng thái ổn định của mình.
- Nhóm tuổi trước sinh sản: các cá thể lớn nhanh, vai trò chủ
yếu là làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.
- Nhóm tuổi sinh sản: khả năng sinh sản của cá thể quyết định
mức sinh sản của quần thể.
- Nhóm tuổi sau sinh sản: các cá thể không còn khả năng sinh
sản, không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của quần thể. Một số
loài không có nhóm tuổi sau sinh sản như cá chình, cá hồi Viễn
Đông. Ở nhiều loài côn trùng (chuồn chuồn, phù du, ve sầu,
muỗi...), giai đoạn trước sinh sản kéo dài một vài năm, nhưng giai
đoạn sinh sản và sau sinh sản chỉ kéo dài 3 - 4 tuần.
Khi chồng liên tiếp các nhóm tuổi từ non đến già, ta có tháp
tuổi hay tháp dân số với 3 kiểu quần thể. (Hình 2.10).
Quần thể trẻ hay đang phát triển: là quần thể có nhiều cá
thể non.
Quần thể ổn định: sự phân bố các nhóm tuổi trong quần thể
tương đối đồng đều.
SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG
48
Quần thể già hay suy thoái: là quần thể có nhiều cá thể già.
A
B
C
Nhóm tuổi trước sinh sản; Nhóm tuổi đang sinh sản; Nhóm tuổi sau sinh sản
Hình 2.10. Tháp tuổi của quần thể sinh vật
A- Quần thể trẻ
B- Quần thể ổn định
C- Quần thể suy thoái
Chú ý: Trong giới hạn sinh thái, cấu trúc tuổi của quần thể biến
đổi một cách thích ứng với sự biến đổi của điều kiện môi trường,
nhờ đó quần thể duy trì được trạng thái ổn định của mình. Khi
nguồn sống của môi trường suy giảm, điều kiện khí hậu xấu đi hoặc
có dịch bệnh… các cá thể non và già chết nhiều hơn các cá thể
nhóm tuổi trung bình. Ngược lại, trong điều kiện thuận lợi, nguồn
thức ăn phong phú… các con non lớn lên nhanh chóng, tỉ lệ tử
vong giảm, kích thước quần thể tăng lên.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhóm tuổi: giúp chúng ta bảo vệ
và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn.
e. Tỉ lệ giới tính
Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cái trong
quần thể. Trong tự nhiên, tỉ lệ đực/cái các loài thường là 1/1. Tỉ lệ
này có thể thay đổi do đặc điểm di truyền của từng loài và do điều
kiện môi trường.
Tỉ lệ giới tính phụ thuộc vào các môi trường sống khác nhau.
Ví dụ: loài kiến nâu nếu đẻ trứng ở nhiệt độ < 200C thì nở ra toàn
con cái; nếu nhiệt độ > 200C thì con đực nở ra nhiều hơn cái. Do
đặc điểm sinh sản và tập tính đa thê nên gà, hươu, nai có số lượng
cá thể cái nhiều hơn đực, có thể gấp 2 hoặc 3, có khi gấp tới 10 lần.
Chương II. Cơ sở sinh thái học
49
Tóm lại: Thành phần tuổi, cấu trúc tuổi của quần thể ảnh
hưởng đến khả năng sinh sản, tử vong của cá thể trong quần thể, do
đó ảnh hưởng đến sự biến động số lượng cá thể của quần thể. Trong
giới hạn sinh thái, cấu trúc tuổi của quần thể biến đổi một cách
thích ứng với sự biến đổi của điều kiện môi trường, nhờ đó quần
thể duy trì được trạng thái ổn định của mình. Việc nghiên cứu
nhóm tuổi giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có
hiệu quả hơn.
2.3. Mật độ cá thể của quần thể: là nhân tố điều chỉnh tăng trưởng
quần thể.
Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể hay khối lượng hoặc
năng lượng tính trên một đơn vị diện tích hay thể tích. (Hình 2.11).
Mật độ được coi là một đặc trưng quan trọng của quần thể, nó
biểu thị mối tương quan của quần thể này với các quần thể khác
trong quần xã.
Mật độ ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống, mức độ lan
truyền vật kí sinh, khả năng gặp nhau giữa các cá thể đực, cái.
Mật độ thông là 1000 cây/ha diện tích Cá chép: 1500 ÷ 2000 con/100 m
Hình 2.12. Mật độ cá thể của quần thể
2
Mật độ là tín hiệu cho sự điều chỉnh số lượng cá thể trong quần
thể. Voi châu Phi bình thường trưởng thành sinh dục ở tuổi 11 hoặc
12, nếu mật độ cao thì tuổi trưởng thành sinh dục chậm lại là 18
tuổi. Ở mật độ vừa phải, voi sinh sản 4 năm/lần, nếu mật độ tăng
cao thì chu kì chậm lại là 7 năm/lần.
50
SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG
Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo
mùa, năm hoặc tuỳ theo điều kiện môi trường sống.
Phương pháp xác định mật độ quần thể: gồm 5 phương
pháp chính:
1. Phương pháp kiểm kê tổng số: áp dụng với sinh vật lớn hoặc
sinh vật dễ nhận biết hoặc sinh vật sống thành tập đoàn.
2. Phương pháp lấy mẫu theo diện tích: thống kê và cân đong
các sinh vật trong một số khu vực tương ứng hoặc trong các mặt cắt
có kích thước thích hợp để xác định mật độ trong diện tích nghiên
cứu, từ đó cho kết quả tốt đối với quần thể phân bố đều.
3. Phương pháp bắt - bắt lại: phương pháp này khá phổ biến
và có độ tin cậy cao trong trường hợp khi mật độ không biến đổi
một cách nhanh chóng. Phương pháp này rất tốt cho việc xác định
dân số các loài chạy - bay nhanh như côn trùng. Có thể áp dụng cho
quần thể các loài bươm bướm, châu chấu, chim, thỏ.
Số gần đúng các con bọ có thể tính như sau: lần đầu dùng
vợt có lưới quét ta thu được f1 con. Sơn đánh dấu chúng và thả
ra, vài ngày sau dùng vợt với cùng một diện tích ta thu được f2
con và có chứa f3 con đã đánh dấu. Từ đó suy ra số lượng cá thể
của vùng N là:
f1
f3
f 1. f 2
=
hay N =
N
f2
f3
Phương pháp này chỉ đúng với các điều kiện sau:
- Quần thể quy tụ tại một vùng địa lí có ranh giới rõ ràng như
ao, rừng được bao quanh bởi các khu đất trống...
- Các sinh vật phân bố đều trong vùng trên toàn bộ diện tích.
- Việc đánh dấu không ảnh hưởng đến sự sống còn của sinh vật
cũng như xác suất của lần bắt lại.
- Các sinh vật đã được đánh dấu phải được trộn ngẫu nhiên vào
phần còn lại của quần thể. Thời gian lấy mẫu phụ thuộc vào tốc độ
di chuyển của các sinh vật nghiên cứu.
Chương II. Cơ sở sinh thái học
51
- Các quần thể hay di cư hoặc chạy chậm không được dùng
phương pháp này.
4. Phương pháp thu mẫu: với dụng cụ thích hợp cho từng sinh
vật, ví dụ: áp dụng cho xác định mật độ các loại sinh vật phù du
(động vật phù du, thực vật phù du).
5. Phương pháp vi sinh vật (phương pháp chia ô): áp dụng
cho sinh vật sống cố định. Các vi sinh vật lơ lửng trong nước có
thể đếm được dưới kính hiển vi bằng một buồng đếm đặc biệt gọi
là buồng đếm hồng cầu. Đó là một buồng dẹt, dưới đáy có vạch
lưới 0.05 mm. Độ sâu từ nắp đến đáy là 0.1 mm, đếm số sinh vật
trong 50 ô vuông sẽ xác định được số cá thể trong mẫu ban đầu.
Phương pháp này thích hợp cho tảo, động vật nguyên sinh, nấm
và vi khuẩn.
Một phương pháp khác cũng được dùng để đếm số lượng vi
khuẩn là cho mẫu vào đĩa thạch agar và đếm số khuẩn lạc được tạo ra.
2.4. Kích thước của quần thể
a. Khái niệm: Kích thước của quần thể là tổng số cá thể hay
tổng sản lượng hoặc tổng năng lượng của cá thể trong quần thể đó.
Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng: quần thể voi
trong rừng mưa nhiệt đới thường có kích thước khoảng 25
con/quần thể, quần thể hoa đỗ quyên ở vùng núi Tam Đảo khoảng
150 cây/quần thể, quần thể gà rừng khoảng 200 con/quần thể.
b. Dao động kích thước quần thể: Kích thước quần thể dao
động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là khác
nhau giữa các loài.
Kích thước tối thiểu: là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần
có để duy trì và phát triển. Nếu kích thước quần thể xuống dưới
mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt
vong. Ở Việt Nam, nhiều loại động vật bị săn bắt quá mức như
quần thể tê giác Cát Tiên, quần thể bò xám Đông Dương, gà lôi
trắng… dẫn đến việc quần thể khó có khả năng tự phục hồi.
Nguyên nhân là do: Số lượng cá thể trong quần thể quá ít, sự hỗ trợ
52
SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG
giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với
những thay đổi của môi trường. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ
hội gặp nhau của các cá thể đực, cái ít. Số lượng cá thể quá ít nên
sự giao phối gần xảy ra, đe doạ sự tồn tại của quần thể.
Kích thước tối đa: là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể
đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi
trường. Nếu kích thước quá lớn, cạnh tranh giữa các cá thể cũng
như ô nhiễm, bệnh tật… tăng cao nên một số cá thể di cư khỏi quần
thể và mức tử vong cao.
c. Những nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể
(Hình 2.12).
Trong tự nhiên, kích thước của quần thể thay đổi do bốn nhân
tố tác động chính: Mức sinh sản; mức tử vong; mức nhập cư và
mức xuất cư của các cá thể trong quần thể.
- Các nhân tố làm tăng kích thước của quần thể:
Mức sinh sản của quần thể: phụ thuộc vào lượng trứng (hay
con non) của một lứa đẻ, số lứa đẻ, tuổi trưởng thành sinh dục của
cá thể, tỉ lệ đực, cái của quần thể... Khi thiếu thức ăn, nơi ở hoặc
điều kiện khí hậu không thuận lợi thì mức sinh sản của quần thể
thường bị giảm sút.
Mức nhập cư: là sự chuyển đến của cá thể từ các quần thể bên
ngoài, ví dụ như chim di cư đến.
- Các nhân tố làm giảm kích thước của quần thể:
Mức tử vong của quần thể: phụ thuộc vào trạng thái của quần
thể và các điều kiện sống của môi trường như sự biến đổi khí hậu,
dịch bệnh, thức ăn, vật dữ, sự khai thác của con người…
Mức xuất cư: là hiện tượng các cá thể rời bỏ quần thể của mình
sang môi trường sống khác. Những quần thể có điều kiện sống
thuận lợi, nguồn thức ăn dồi dào… thì xuất cư thường ít và nhập cư
không ảnh hưởng rõ rệt tới quần thể. Khi quần thể đã cạn kiệt
nguồn sống, nơi ở hạn hẹp, sự cạnh tranh giữa các cá thể gay gắt thì
xuất cư tăng.
Chương II. Cơ sở sinh thái học
53
+
Nhập
cư
Sinh sản
Tử vong
Kích thước
Quần thể
+
Xuất
cư
Hình 2.12. Những nhân tố làm thay đổi kích thước quần thể
Những loài có kích thước cơ thể nhỏ, sử dụng ít nguồn sống
thường hình thành quần thể có số lượng cá thể nhiều. Ngược lại,
những loài có kích thước cơ thể lớn, sử dụng nhiều nguồn sống, thì
quần thể có số lượng cá thể ít.
2.5. Sự tăng trưởng và biến động số lượng cá thể của quần thể
a. Sự tăng trưởng
Sự tăng trưởng quyết định chiều hướng biến đổi của quần thể.
Sự tăng trưởng số lượng của quần thể phụ thuộc chủ yếu vào
mức sinh sản và mức tử vong. Giả sử trong trường hợp không có
nhập cư và xuất cư thì sự tăng trưởng của quần thể được tính theo
công thức:
r=b-d
Trong đó: r là tốc độ tăng trưởng riêng tức thời; b: tốc độ sinh
sản riêng tức thời; d: tốc độ tử vong riêng tức thời của quần thể.
Nếu b > d
r > 0 : quần thể gia tăng số lượng
Nếu b = d
r = 0 : số lượng cá thể của quần thể ổn định
Nếu b < d
r < 0 : quần thể suy giảm số lượng
54
SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG
Kích thước quần thể có thể tăng trưởng tuân theo 1 trong 2
dạng, thể hiện trong hình 2.14.
* Quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học: nếu môi
trường là lí tưởng thì mức sinh sản của quần thể là tối đa, còn mức
tử vong là tối thiểu, do đó, sự tăng trưởng đạt tối đa, số lượng cá
thể tăng theo “tiềm năng sinh học” vốn có của nó, tức là số lượng
tăng theo hàm mũ với đường cong tăng trưởng đặc trưng hình chữ
J. Ví dụ: sự tăng trưởng của tảo đơn bào trong các hồ, đầm vào đầu
mùa xuân ấm áp; hoặc tăng trưởng của các loài vi khuẩn sống trong
môi trường giàu chất dinh dưỡng. Giá trị tăng trưởng thực sự phụ
thuộc vào số lượng cá thể, được tính bằng phương trình:
∆N
∆N
= ( b − d ) .N hay
= r .N
∆t
∆t
Trong đó: ∆N là mức tăng trưởng; N: số lượng của quần thể;
∆t: khoảng thời gian; r: tốc độ tăng trưởng.
* Quần thể tăng trưởng trong điều kiện môi trường không
hoàn toàn thuận lợi: sự tăng trưởng kích thước quần thể của đa số
loài trong thực tế đều bị giới hạn bởi các nhân tố môi trường
(không gian sống, các nhu cầu thiết yếu của đời sống, số lượng cá
thể của chính quần thể và các rủi ro của môi trường như dịch bệnh,
vật kí sinh, vật ăn thịt...). Do đó, quần thể chỉ có thể đạt được giá trị
tối đa, cân bằng với sức chịu đựng của môi trường. Dạng tăng
trưởng này được viết theo biểu thức:
∆N
K−N
= r. N
∆t
K
Trong đó: K là số lượng tối đa mà quần thể có thể đạt được,
cân bằng với sức chịu đựng của môi trường.
Đường cong tăng trưởng có dạng chữ S còn gọi là đường cong
Logistic. Ví dụ: tắc kè, cá sấu, ba ba là các sinh vật có kiểu tăng
trưởng số lượng của quần thể theo hàm logic rất điển hình với
đường cong tương ứng hình chữ S. Hình 2.13 [5].
Chương II. Cơ sở sinh thái học
55
Hình 2.13. Đường cong tăng trưởng của quần thể sinh vật
a) Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học của quần thể
b) Tăng trưởng thực tế của quần thể
Bên cạnh các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng quần
thể trên còn có một yếu tố nữa là trở ngại môi trường - nó là sự gộp
lại của tất cả các yếu tố ảnh hưởng khác đến sức sinh sản và sự
sống còn của các cá thể trong quần thể. Trở ngại môi trường tạo ra
một giới hạn tuyệt đối cho số lượng cá thể của một loài có thể sinh
sống được tại một khu định cư cho trước - giới hạn này gọi là khả
năng chứa, kí hiệu là K. Tác động của giá trị K đối với sự tăng
trưởng của quần thể được đo bằng công thức sau:
g=
(K − N )
trong đó g là tham số hiện thực hoá tăng trưởng
K
Từ đây ta sẽ có các phương trình:
( K − N )rt
( K − N )rt
dN
=
hoặc N = N0 . e
dt
K
K
Khi N < K thì giá trị của g ≈ 1
Khi N ≈ K thì giá trị của g và r đều ≈ 0
Vì vậy, sử dụng các phương trình này có thể xác định được sự
tăng trưởng của quần thể trong phòng thí nghiệm một cách tương
đối chính xác.