Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.79 MB, 308 trang )
Chương II. Cơ sở sinh thái học
21
* Ảnh hưởng của ánh sáng tới đời sống của thực vật:
- Ánh sáng mang tính chất chu kì và ảnh hưởng lớn đến sự
quang hợp của thực vật. Tuỳ theo cường độ ánh sáng mà thực vật
có cường độ quang hợp cực đại và người ta có thể phân loại thực
vật thành 3 nhóm:
+ Nhóm các cây ưa sáng: gồm những loài thực vật sống nơi
quang đãng, có cường độ quang hợp cực đại khi cường độ chiếu
sang lớn, hoặc là cây ở tầng trên của tán rừng như: gỗ tếch, phi lao,
bạch đàn, thông, lúa, đậu…
+ Nhóm các cây ưa bóng: gồm những loài thực vật có cường độ
quang hợp cực đại khi cường độ chiếu sáng thấp, sống ở nơi ít ánh
sáng và ánh sáng tán xạ, chủ yếu ở dưới tán rừng, trong các hang
động, trong nhà… như: cây dọc, lim, vạn niên thanh, gừng, cà phê.
+ Nhóm các cây chịu bóng: sống dưới ánh sáng vừa phải như:
cây ràng ràng, cây bòn bon…
- Ánh sáng ảnh hưởng đến vòng đời thực vật. Ánh sáng kiểm
soát sự nảy mầm, sinh chồi, sinh trưởng và rụng lá, ra hoa, kết quả
… của thực vật. Sự ra hoa của cây phản ánh rõ nhất chu kì chiếu
sáng. Người ta có thể chia làm hai nhóm là:
+ Cây ngắn ngày: là những cây có thời gian chiếu sáng dưới
10 ÷ 14 giờ/ ngày, như cây lúa mì mùa đông, nhiều giống đậu
tương, mía...
+ Cây dài ngày: là những cây có thời gian chiếu sáng trên 10 ÷
14 giờ/ ngày, như cây lúa, củ cải.
* Ảnh hưởng của ánh sáng tới đời sống của động vật: Động
vật thích ứng tốt hơn với sự thay đổi của điều kiện chiếu sáng do nó
có cơ quan chuyên hoá tiếp nhận ánh sáng.
- Với điều kiện chiếu sáng khác nhau, các nhóm động vật có
những thích nghi khác nhau. Người ta chia động vật thành 2 nhóm:
+ Nhóm động vật ưa sáng: là những loài chịu được giới hạn
rộng về cường độ và thời gian chiếu sáng, chủ yếu các động vật
hoạt động ban ngày như gà, vịt, ong…
SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG
22
+ Nhóm động vật ưa tối: gồm những động vật hoạt động về
ban đêm, sống trong hang, trong đất hay ở đáy biển như dơi, cú…
- Ánh sáng là điều kiện cho động vật nhận biết các vật xung
quanh và định hướng không gian. Các loài chim di cư tránh mùa
đông phải bay qua hàng nghìn km, nhờ định hướng theo ánh sáng
mặt trời và tia sáng từ các vì sao.
- Ánh sáng đóng vai trò như tín hiệu điều khiển nhịp điệu sinh
học của động vật. Chế độ chiếu sáng có chu kì: chu kì mùa, chu kì
ngày đêm, chu kì tuần trăng.
Sinh sản của nhiều loại động vật mang tính chất mùa rõ rệt,
như cá hồi đẻ vào mùa thu hay sự thay lông của nhiều loài thú
thuộc chu kì chiếu sáng. Nhịp điệu sinh học ngày đêm được thể
hiện rõ nhất ở loài dơi. Loài dơi rời tổ đi kiếm ăn vào một giờ nhất
định vào các buổi tối. Nhịp điệu sinh học tuần trăng thể hiện rõ ở
động vật không xương sống ở biển, đặc biệt là các loài giun ít tơ.
Ngoài ra, các tia sáng khác cũng có ảnh hưởng đến động, thực
vật, tuy chưa được nghiên cứu kĩ:
- Các tia hồng ngoại có ý nghĩa ưu thế với sự sống, do tác dụng
nhiệt mạnh nên ảnh hưởng tới quá trình ôxi hoá của cơ thể.
- Các tia đỏ - da cam và tử ngoại đóng vai trò quan trọng nhất
trong quá trình quang hợp. Tia tử ngoại có tác dụng diệt khuẩn,
thúc đẩy cơ chế tạo Vitamin D. Các tia sáng có bước sóng ngắn có
những tác dụng gây đột biến lớn trong sinh vật, vì vậy được dùng
trong nghiên cứu di truyền.
b. Độ ẩm không khí
Độ ẩm của không khí liên quan tới sự bão hoà hơi nước trong
không khí, là một trong những dạng nước có tác động lớn đến đời
sống sinh vật. Nước là thành phần cơ bản của cơ thể sống, chiếm
tới 70 ÷ 90% khối lượng cơ thể, nước cần thiết cho các phản ứng
sinh hoá diễn ra trong các cơ quan, mô và tế bào của các sinh vật.
Nước giúp vận chuyển các chất hữu cơ, vô cơ, máu và dinh dưỡng
ở động vật. Nước còn tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng
Chương II. Cơ sở sinh thái học
23
và điều hoà nhiệt độ cơ thể. Nước là môi trường sống của thuỷ sinh
vật. Trên cạn, lượng mưa và độ ẩm quyết định đến sự phân bố, mức
độ phong phú của các loài sinh vật, nhất là thảm thực vật.
* Đối với thực vật: theo nhu cầu về nước và độ ẩm không khí
với đời sống, người ta chia thực vật thành các nhóm:
- Thực vật thuỷ sinh là các sinh vật có đời sống vĩnh viễn ở
dưới nước như bèo, lục bình, sen, súng...
- Thực vật ưa ẩm là những sinh vật chỉ sống được ở những nơi
rất ẩm, ở bờ ao, bờ sông, suối, rừng ẩm, dưới tán cây to, như cỏ bợ,
thài lài, củ ráy, lúa nước, cói...
- Thực vật chịu hạn có thể sống ở vùng khô hạn, thiếu nước
như sa mạc, các cồn cát ven biển... như rau sam, xương rồng, thanh
long, thầu dầu, hành, tỏi...
- Thực vật ưa ẩm vừa là các sinh vật có nhu cầu vừa phải về độ
ẩm, chịu đựng được sự xen kẽ mùa khô và mùa ẩm, như cây mã đề.
* Đối với động vật: Có những loài ưa ẩm (ếch, nhái...), loài ưa
ẩm vừa phải và loài ưa khô (lạc đà, đà điểu, thằn lằn...). Các loài
động vật trên cạn chịu ảnh hưởng lớn của độ ẩm không khí, ảnh
hưởng đến hoạt động sống cơ bản của động vật như sinh trưởng,
tuổi thọ, sinh sản, tỉ lệ chết.
Độ ẩm không khí cũng quyết định đến sự phân bố địa lí và tập
tính sinh hoạt của động vật.
c. Nhiệt độ
Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng,
phát triển, phân bố của các cá thể, quần thể và quần xã sinh vật.
Nhìn chung các sinh vật chủ yếu sống trong phạm vi nhiệt độ từ
00C ÷ 500C. Đây là giới hạn nhiệt độ của các quá trình trao đổi chất
trong cơ thể.
Mỗi loài sinh vật đều có một nhiệt độ cực thuận và ở vùng
nhiệt độ này mọi hoạt động sống được thực hiện tốt nhất. Tuy
nhiên, giới hạn nhiệt độ thích hợp và nhiệt độ cực thuận đối với các
sinh vật cũng thay đổi theo giai đoạn phát triển trạng thái sinh lí,
giới tính của cơ thể.
24
SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG
Trong giới hạn nhiệt độ thích hợp, sự biến đổi nhiệt độ đã ảnh
hưởng lên toàn bộ các chức năng của cơ thể sinh vật:
- Đối với thực vật: Nhiệt độ ảnh hưởng đến đặc điểm hình thái
(hình dạng lá, thân rễ...), sinh lí (quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước,
sinh sản...), sinh thái (độ che phủ, cây rụng lá mùa đông...). Cây
quang hợp tốt ở nhiệt độ 20 – 300 C. Ở nhiệt độ thấp (00 C) cây
nhiệt đới ngừng quang hợp, tuy nhiên cây ôn đới có khả năng phát
triển trong điều kiện nhiệt độ thấp hơn (00 C). Ở nhiệt độ từ 400 độ
C trở lên, sự hô hấp của thực vật bị ngừng trệ. Khi nhiệt độ càng
cao, độ ẩm không khí càng xa độ bão hoà và dẫn đến cây thoát hơi
nước mạnh. Ở những giai đoạn phát triển khác nhau thì nhu cầu
nhiệt độ cũng khác nhau, ví dụ ở giai đoạn hạt nảy mầm cần nhiệt
độ thấp hơn giai đoạn cây nở hoa hoặc giai đoạn ra quả và quả chín.
- Đối với động vật: Nhiệt độ ảnh hưởng đến đặc điểm sinh thái
của động vật, có 2 nhóm:
+ Động vật đẳng nhiệt: có thân nhiệt luôn ổn định, độc lập với sự
biến đổi của nhiệt độ bên ngoài, chúng điều hoà nhiệt nhờ sự sinh
nhiệt từ bên trong cơ thể của mình. Hầu hết là các loài động vật bậc
cao (chim: nhiệt độ = 40 ÷ 420C, thú: nhiệt độ = 36,6 ÷ 39,50C).
+ Động vật biến nhiệt: có thân nhiệt biến đổi theo môi trường,
không có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể. Hầu hết là các loài
động vật không xương sống, cá, lưỡng cư, bò sát...
Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phân bố, tập tính sinh thái (kiến,
mối, ong, chuột: đào hang, xây tổ tránh nắng, ngủ hè, ngủ đông, di
cư trú đông...).
Đối với những sinh vật sống ở những nơi quá lạnh (vùng cực)
hoặc quá nóng (sa mạc) thì chúng có cơ chế riêng để thích nghi
như: gấu bắc cực, cừu có bộ lông rất dày; cá voi bắc cực có lớp mỡ
dưới da rất dày; lạc đà có bướu…
Nhiệt độ cũng có những ảnh hưởng rõ rệt lên thời gian hoặc
tốc độ phát triển của động vật. Nhiệt độ càng cao thời gian phát
triển càng ngắn, tốc độ phát triển càng nhanh.
Nhiệt độ cũng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản: Nhiều loại
động vật chỉ sinh sản ở những nhiệt độ nhất định, nếu nhiệt độ môi
Chương II. Cơ sở sinh thái học
25
trường cao hoặc thấp hơn nhiệt độ cần thiết thì cường độ sinh sản
giảm hoặc đình trệ. Ví dụ cá chép chỉ đẻ trứng ở nhiệt độ nước ≥
150C. Chuột nhắt trắng sinh sản mạnh ở nhiệt độ 180C, nhưng giảm
và ngừng hẳn khi đạt tới 300C.
Nhiệt độ và độ ẩm là hai nhân tố sinh thái quan trọng của cả
môi trường lẫn sinh vật.
d. Mưa, gió
Mưa là mắt xích trong vòng tuần hoàn nước trên trái đất, liên
qua chặt chẽ với độ ẩm không khí.
Gió có ảnh hưởng rõ rệt đến nhiệt độ, độ ẩm của môi trường
dẫn đến sự thay đổi thời tiết, ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước của
thực vật. Gió có vai trò rất lớn trong sự di chuyển, phân bố các tạp
chất trong không khí; phát tán vi sinh vật, bào tử, phấn hoa, hạt
thực vật, góp phần hỗ trợ sinh sản của thực vật...
2.1.2. Các nhân tố vô sinh của môi trường đất
Trong điều kiện tự nhiên, đất là một hợp thể gồm 3 thể: thể
rắn, thể lỏng và thể khí. Đất luôn phát triển và thay đổi, do đó tồn
tại nhiều loại khác nhau. Đất là môi trường sống của nhiều nhóm
sinh vật quan trọng như vi khuẩn, động vật nguyên sinh, giun tròn,
giun đất, động vật thân mềm, động, thực vật,... Đất cung cấp chất
dinh dưỡng giúp sinh vật sinh trưởng và phát triển. Môi trường đất
cũng có ảnh hưởng lớn đến các quần xã sinh vật trên cạn thông qua
một số các nhân tố vô sinh sau đây:
a. Nước trong đất
Nước trong đất được phân chia làm ba dạng sau:
Nước hút ẩm: là nước có nguồn gốc từ độ ẩm không khí. Nó
hình thành một lớp mỏng bao quanh các hạt đất. Thực vật và động
vật không sử dụng được nước này.
Nước mao dẫn: chiếm ở các khe hở giữa các hạt đất. Nếu
đường kính (d) lỗ xốp đất nhỏ hơn 2µm, thực vật và động vật
không sử dụng được. Nếu d > 10µm thì chỉ thực vật sử dụng được.
Nơi đây cũng là môi trường sống của động vật nguyên sinh cỡ nhỏ.
SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG
26
Nước trọng lực: Chiếm ở những khe hở lớn hơn và chỉ tồn tại
tạm thời.
Nước sử dụng được đóng vai trò quan trọng bởi vì động vật và
thực vật đều cần đất có một độ ẩm nhất định. Ví dụ: loài mối cần
độ ẩm không khí trong đất đạt > 50% độ ẩm tương đối; các loài
giun đất cần độ ẩm trong đất khoảng 90 ÷ 95%.
b. Thành phần cơ giới và cấu trúc của đất
Thành phần cơ giới của đất là tỉ lệ các cấp hạt của đất.
Cấu trúc của đất là các kiểu gắn kết tạo nên hình khối không
gian của đất. Tuỳ thuộc vào trạng thái của hạt keo đất, người ta chia
cấu trúc hạt đất thành:
- Cấu trúc hạt: Thấm nước kém và ít thoáng khí.
- Cấu trúc kết von: dễ thấm nước và thoáng khí.
Kích thước các hạt vô cơ trong đất được biểu thị trong bảng 2.2.
Bảng 2.2. Kích thước các hạt vô cơ trong đất
Hạt vô cơ
Đường kính trung bình (mm)
Sét
< 0,002
Bùn lắng
0,002 ÷ 0,02
Cát mịn
0,02 ÷ 0,2
Cát to
0,2 ÷ 2,0
Sỏi
> 2,0
Cấu trúc đất và thành phần cơ giới của đất ảnh hưởng trực tiếp
đến đời sống thực vật vì đây chính là nơi hoạt động của bộ rễ. Đất
có nhiều sét, ít thấm nước, giữ nước tốt sẽ thích hợp cho việc trồng
lúa nước, trong khi đó đất pha cát dễ thoát nước thích hợp cho việc
trồng hoa màu, cây đậu đỗ. Cấu trúc đất cũng ảnh hưởng đến sự
phân bố của động vật đất.
c. Độ thoáng của đất (độ xốp của đất)
Độ xốp của đất ảnh hưởng đến sự di chuyển nước trong đất, liên
quan đến độ thoáng khí đất. Khí trong đất được xác định qua hàm
lượng khí ôxi cần cho ôxi hoá và phân huỷ các hợp chất hữu cơ.
Chương II. Cơ sở sinh thái học
27
Các động vật sống trong đất chịu ảnh hưởng rất lớn bởi độ
thoáng khí. Đất quá chặt sẽ dẫn đến sự thiếu hụt ôxi, khi đó O2 trở
thành nhân tố sinh thái giới hạn.
Khí trong đất khác với khí bình thường bởi hàm lượng nước
cao, nồng độ CO2 cao hơn từ 5 ÷ 100 lần so với CO2 khí quyển.
Loài mối chịu được nồng độ CO2 cao. Các động vật sống chui rúc
trong đất như giun đất, ấu trùng của nhiều loài côn trùng chịu ảnh
hưởng rất lớn của độ xốp.
d. Thành phần hoá học, độ pH đất và chất độc của đất
Trong đất có gần đầy đủ các nguyên tố hoá học trong tự nhiên.
Các đất khác nhau có thành phần hoá học khác nhau.
Đất mặn: là đất chứa nhiều muối hoà tan (khoảng 1÷1,5%
hoặc hơn) như: NaCl, Na2SO4, CaCl2, CaSO4, MgCl2, NaHCO3 có
nguồn gốc khác nhau từ lục địa, biển, sinh vật. Trong quá trình
phong hoá các muối này bị hoà tan và chỉ tập trung vào những vùng
trũng tạo nên đất mặn.
Phần trăm tổng số muối tan quy định loại đất mặn nhiều, mặn
trung bình, mặn ít, và không mặn. Đa số đất mặn có phản ứng
kiềm, pH rất cao có khi pH = 11 ÷ 12. Ở pH như thế không một
loại thực vật nào có thể phát triển được. Sự có mặt của một lượng
lớn muối tan trong đất làm cho tính chất vật lí, hoá học, sinh học
của đất trở nên xấu như khi khô thì đất nứt nẻ, cứng như đá; khi ướt
đất trở nên dính dẻo, hạt trương nở mạnh bít kín các khe hở làm đất
trở nên hoàn toàn không thấm nước.
Các ion thường thấy trong đất mặn và kiềm mặn là Cl-, SO42-,
HCO3-, Na+, Mg2+... Người ta có thể cải tạo đất bằng nhiều cách
như: trồng cây chịu mặn, thay đổi kĩ thuật canh tác, luân canh rừng,
bón vôi thay Ca2+ cho Na+ .
Đất chua: là đất bị mất vôi, bazơ và hoá chua. Độ chua của đất
có ý nghĩa lớn, đặc biệt là sự sinh trưởng và phát triển của cây
trồng, vì phần lớn cây trồng chỉ phát triển được trong một độ pH
nhất định.
SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG
28
Nguyên nhân đất chua: là do đất bị rửa trôi (mất bazơ của keo
đất), do cây hút thức ăn làm mất cân bằng giữa dung dịch đất và
keo đất, do sự phân giải chất hữu cơ sinh ra nhiều axit vô cơ và hữu
cơ gây sự hoà tan CaCO3, do bón phân khoáng liên tục, do mưa
axit.
Dựa vào thành phần hoá học đất, trong nông nghiệp, người ta
có thể nhận biết và cải tạo đất chua và đất mặn.
Các sinh vật khác nhau có nhu cầu về dinh dưỡng, độ pH và
khả năng chịu đựng chất độc ở những mức độ khác nhau. Lúa có độ
pH thích hợp là 6,2 ÷ 7,3, trong khi giá trị đó ở khoai lang là 5,0 ÷
6,0; khoai tây là 4,8 ÷ 5,4. Độ pH của đất còn ảnh hưởng đến sự
phân bố của sinh vật đất. Tuỳ theo độ pH, có thể phân chia giun
đất: nhóm sống tầng mặt, nhóm sống tầng sâu.
Trong tự nhiên còn có một số đất đặc biệt, chứa một hàm
lượng các chất độc đối với sinh vật như H2S, CH4 sinh ra trong môi
trường yếm khí nên thường không gặp hoặc rất hiếm gặp động vật.
2.1.3. Các nhân tố vô sinh của môi trường nước
a. Các nhân tố vật lí
* Tỉ trọng: Tỉ trọng của nước thay đổi theo nhiệt độ nên ở các
vực nước luôn luôn xảy ra di chuyển theo phương thẳng đứng do sự
sai khác tỉ trọng giữa tầng mặt và tầng sâu. Mặc dù có mỡ trong các
mô cơ quan, nhưng các sinh vật thuỷ sinh có tỉ trọng hơi lớn hơn tỉ
trọng của nước nên chúng phải phát triển các thích nghi hình thái
để khỏi bị chìm như phao ở tảo lớn và sứa, bóng hơi ở cá...
* Áp suất: Áp suất của nước cũng biến đổi theo độ sâu, càng
xuống sâu áp suất càng tăng. Các sinh vật sống ở các đáy biển sâu
phải có những thích nghi nhất định như hình dạng thân của chúng
thường dẹt, ống tiêu hoá rất lớn.
* Tỉ nhiệt: Các khu vực nước lớn như các hồ, đập nước, biển...
được coi là kho dự trữ để điều hoà nhiệt độ cho cả vùng.
* Dòng chảy: Sự vận động của nước tạo thành dòng chảy.
Dòng chảy của nước tạo nên sự đồng đều cho các tính chất vật lí và
hoá học của nước.
Chương II. Cơ sở sinh thái học
29
Tốc độ dòng chảy ảnh hưởng đến sự phân bố các loài động vật,
thực vật. Loài cá có thân hình tròn phân bố ở những nơi nước chảy,
trong khi những loài có hình dẹt phân bố ở nơi nước chảy mạnh và
cơ quan bám rất phát triển.
b. Các chất lơ lửng ở trong nước
Các chất lơ lửng trong nước là các hạt đất, mảnh vụn có nguồn
gốc sinh vật, ảnh hưởng đến độ trong của nước. Động vật sống ở
nơi nước đục thường có cơ quan thị giác kém phát triển, trong khi
cơ quan xúc giác (râu) lại phát triển.
c. Các khí hoà tan trong nước
Các khí quan trọng nhất hoà tan trong nước là khí cacbonic
CO2 (cho thực vật) và khí ôxi O2 (cho động vật), tiếp đến là khí
H2S, CH4...
Khí ôxi: O2 hoà tan trong nước tuỳ thuộc nhiệt độ, sự vận động
của nước. O2 trong nước hoà tan chiếm tỉ lệ thấp, ở trạng thái bão
hoà hàm lượng O2 trong nước chỉ đạt tới 10 cm3/lít. Vì vậy, hàm
lượng khí O2 đã trở thành nhân tố sinh thái giới hạn trong môi
trường nước.
Tuỳ theo nhu cầu về O2 của các sinh vật, người ta có thể chia
thành nhóm ưa hàm lượng O2 cao (trên 7 cm3/lít), nhóm ưa O2 vừa
(5 ÷ 7 cm3/lít) và nhóm ưa O2 thấp (3 ÷ 4 cm3/lít).
Khí CO2: ngược lại với O2, CO2 hoà tan trong nước cao hơn
nhiều so với không khí. CO2 trong nước đóng vai trò quan trọng
trong quang hợp thực vật xanh trong nước và tham gia gián tiếp vào
việc tạo các vỏ bọc, xương mai của các động vật sống trong nước.
Trong nước biển, hàm lượng CO2 hoà tan là 40 ÷ 50 cm3/lít, nên
nước biển được coi là kho chứa CO2 quan trọng của thiên nhiên.
d. Các muối hoà tan và độ pH trong nước
Tuỳ thuộc lượng muối hoà tan trong nước mà người ta chia ra
thành: nước mặn; nước lợ; nước ngọt.
30
SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG
Nước ngọt: thích hợp cho nhiều loại sinh vật. Trong nước ngọt,
ion Ca2+ và Mg2+ có vai trò quan trọng quy định nước cứng, mềm
khác nhau. Hàm lượng Ca2+ và Mg2+ ảnh hưởng lớn đến đời sống
động vật thân mềm, giáp xác, cá. Ca2+ cũng ảnh hưởng lớn đến đời
sống thực vật. Nếu hàm lượng Ca2+ cao trong nước, tảo Microspora
khó phát triển.
Nước phèn: chứa nhiều muối sulfate, nhiều các ion H+
2−
(>50ppm), Al3+, Fe2+ (>10ppm), SO 4 (>500ppm). Đây là những
ion độc, rất ít loài sinh vật có thể sống trong môi trường nước này,
ngoại trừ bàng, năng, đưng, cá sặc rằn, cá rô, cá lóc...
Độ muối và pH nước ảnh hưởng đến hình thái, tập tính sinh
học và sự phân bố địa lí của sinh vật. Các muối photphat và nitrat là
các muối dinh dưỡng, có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp các
protein của sinh vật.
2.2. Các nhân tố hữu sinh
2.2.1. Khái quát về mối quan hệ giữa các sinh vật
Trong tự nhiên, không có sinh vật nào tồn tại độc lập, chúng
đều bị tác động bởi môi trường sống, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp đến nhau.
Các ảnh hưởng gián tiếp: gồm những ảnh hưởng thông qua
các nhân tố sinh thái khác của môi trường.
Các ảnh hưởng trực tiếp: là những ảnh hưởng giữa các sinh
vật chủ yếu dưới dạng quan hệ về nơi ở và ổ sinh thái:
- Nơi ở: Là khoảng không gian mà cá thể hay quần thể, loài
chiếm cứ.
- Ổ sinh thái: là một không gian sinh thái mà nơi đó các nhân
tố của môi trường quy định sự tồn tại và phát triển lâu dài của loài.
Các loài sẽ cạnh tranh khi có sự trùng lặp về ổ sinh thái.
Những loài gần nhau về nguồn gốc, khi sống trong một môi trường
sống và cùng sử dụng một nguồn thức ăn, thì có xu hướng phân li ổ
sinh thái để tránh cạnh tranh.
Chương II. Cơ sở sinh thái học
31
Ví dụ, trên một cây to là nơi ở cho các loài chim, nhưng chúng
sinh sống ở các vị trí khác nhau, mỗi loài kiếm nguồn thức ăn riêng
cho mình do cấu tạo mỏ và phương thức khai thác nguồn thức ăn,
tức là chúng hình thành các ổ sinh thái dinh dưỡng riêng để hạn chế
sự cạnh tranh (xem hình 2.3).
Nơi ở có thể chứa nhiều ổ sinh thái đặc trưng cho từng loài.
Nơi ở là nơi cư trú, còn ổ sinh thái biểu hiện cách sinh sống của
loài đó.
Sẻ đầu đỏ
Chim đớp ruồi
Chim gõ kiến
Sẻ ấp lò
Hình 2.3. Sự phân chia nơi ở và ổ sinh thái
của các loài chim trên cây sồi
2.2.2. Các mối quan hệ cơ bản của sinh vật: Trong tự nhiên,
mối quan hệ giữa các sinh vật rất phức tạp.
* Các quan hệ hỗ trợ:
(1) Quan hệ cộng sinh: là quan hệ khi hai sinh vật khác loài
cùng chung sống thì cả hai cùng có lợi, nhưng bắt buộc phải sống
chung với nhau. Ví dụ: quan hệ san hô và tảo vàng, vi khuẩn lam
cộng sinh trong nốt sần của cây họ đậu hoặc quan hệ hải quỳ và cua.