Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.79 MB, 308 trang )
SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG
60
Cá cóc ở rừng Tam Đảo
Xương rồng ở quần xã sa mạc
Hình 2.16. Loài đặc trưng
Loài đặc trưng: là loài chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc là có
số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong
quần xã đối với loài khác. Cá cóc Tam Đảo là loài đặc trưng chỉ có
ở vùng rừng nhiệt đới Tam Đảo, cây cọ có rất nhiều ở vùng đồi Phú
Thọ. (Hình 2.16).
Mức độ đa dạng của quần xã: được thể hiện qua sự phong phú
về số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài, nó biểu thị sự
biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã. Nhìn chung, những
vùng có khí hậu khắc nghiệt độ đa dạng của quần xã thường thấp
hơn vùng nhiệt đới có khí hậu ổn định, nguồn sống phong phú.
(Hình 2.17).
Hình 2.17. Mức độ đa dạng của quần xã rạn san hô
Chương II. Cơ sở sinh thái học
61
Theo hoạt động chức năng của các nhóm loài, quần xã được chia
thành 2 loại: quần xã sinh vật tự dưỡng và quần xã sinh vật dị dưỡng.
Sinh vật tự dưỡng: cây xanh và một số sinh vật màu có khả
năng tiếp nhận năng lượng mặt trời, tổng hợp năng lượng từ các
chất vô cơ đơn giản thông qua quá trình quang hợp để tạo ra nguồn
thức ăn sơ cấp.
Sinh vật dị dưỡng: là những sinh vật không có khả năng tự
tổng hợp chất hữu cơ từ những chất vô cơ đơn giản, phải sống nhờ
nguồn thức ăn sơ cấp như động vật và phần lớn các vi sinh vật.
b. Phân bố cá thể trong không gian của quần xã
Tầng vượt tán
Tầng tán rừng
Tầng dưới tán
Tầng thảm tươi
Hình 2.18. Quần xã phân bố theo chiều thẳng đứng
62
SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG
Sự phân bố của các sinh vật trong không gian và quan hệ
tương hỗ của chúng với môi trường quyết định đến kiểu cấu trúc
của quần xã. Sự phân bố của các sinh vật trong không gian quần xã
làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài, khai thác được tối
ưu nguồn sống của môi trường.
Ứng dụng vào thực tiễn sản xuất: Trồng xen canh các loài trên
cùng một diện tích đất canh tác: ngô, đậu; canh tác theo đường
đồng mức...
Mỗi quần xã đều có đặc trưng phân bố của các cá thể trong
quần xã. Rừng có thể phân chia thành hai tầng cơ bản là tầng tự
dưỡng và tầng dị dưỡng đặc trưng. Quần xã rừng mưa nhiệt đới có
sự phân bố theo tầng bao gồm: tầng cỏ và quyết, tầng cây bụi, tầng
dưới tán, tầng tán rừng và tầng vượt tán.
Quần xã phân bố theo chiều thẳng đứng: sự hình thành nhiều
tầng cây thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau trong
rừng mưa nhiệt đới. Sự phân tầng có ý nghĩa làm tăng sinh khối
trên một đơn vị diện tích hay thể tích. Hình 2.18.
Quần xã phân bố theo chiều ngang: trên mặt đất là sự phân bố
của sinh vật từ đỉnh núi, sườn núi tới chân núi; hoặc trên biển: sinh
vật phân bố từ vùng ven bờ, vùng ngập nước ven bờ tới vùng
khơi... (Hình 2.19).
Hình 2.19. Quần xã phân bố theo chiều ngang
Chương II. Cơ sở sinh thái học
63
c. Cấu trúc về dinh dưỡng
* Chuỗi thức ăn:
Chuỗi thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng của các loài
trong quần xã, trong đó loài này sử dụng một loài khác hay sản
phẩm của nó làm thức ăn, về phía mình nó lại làm thức ăn cho các
loài kế tiếp. Trong một quần xã, người ta có thể quan sát thấy các
chuỗi thức ăn thể hiện bởi loài sau ăn loài trước giống như một
chuỗi xích, có khi lên tới 5 đến 6 mắt xích. (Hình 2.20).
Hình 2.20. Chuỗi thức ăn đồng cỏ
Trong hệ sinh thái biển, chuỗi thức ăn có thể là:
Thực vật trôi nổi → động vật trôi nổi → cá voi → vi khuẩn.
Trong hệ sinh thái đồng cỏ, chuỗi thức ăn có thể là:
Cỏ → châu chấu → ếch → rắn → chim ăn rắn (đại bàng) → vi khuẩn.
SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG
64
Các chuỗi thức ăn có thể nói chia thành hai loại cơ bản: Chuỗi
thức ăn chăn nuôi và chuỗi thức ăn phế liệu.
Chuỗi thức ăn chăn nuôi: Chuỗi này được khởi đầu bằng thực
vật, tiếp đến là những loài "ăn cỏ" rồi đến vật ăn thịt các cấp (1, 2,
3...). Chuỗi thức ăn có dạng sau:
Thực vật
động vật ăn cỏ
vật ăn thịt bậc 2 vi khuẩn.
động vật ăn thịt bậc 1
động
Chuỗi thức ăn phế liệu: được khởi đầu bằng phế liệu hay mùn
bã, cặn vẩn, phân và xác sinh vật, sau đó là bậc dinh dưỡng của
những loài ăn cặn vẩn, rồi đến các vật ăn thịt khác. Trong chuỗi
thức ăn phế liệu gồm 2 loại sinh vật tiêu thụ:
- Sinh vật lớn tiêu thụ: côn trùng ăn phân, xác... như bọ hung,
bén hèn, bọ ăn xác...
- Sinh vật bé tiêu thụ: vi khuẩn và nấm phân huỷ các chất hữu
cơ trong phế liệu, tạo thành các chất dinh dưỡng là nguồn thức ăn
cho thực vật.
Chuỗi thức ăn này có dạng sau:
Phế liệu
động vật ăn phế liệu
động vật ăn thịt bậc 2
động vật ăn thịt bậc 1
Trong chuỗi thức ăn phế liệu, năng lượng thức ăn chuyển từ
thành phần này sang thành phần khác của hệ sinh thái chậm hơn so
với chuỗi thức ăn chăn nuôi.
Chuỗi thức ăn phế liệu bình thường phức tạp hơn chuỗi thức ăn
chăn nuôi.
Hai kiểu chuỗi thức ăn này có thể tồn tại riêng biệt, cũng có thể
kết hợp với nhau và có tầm quan trọng khác nhau trong các kiểu hệ
sinh thái khác nhau.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu chuỗi thức ăn với việc bảo vệ
môi trường:
- Nghiên cứu sự lây lan chất ô nhiễm:
Chú ý việc "tích tụ sinh học” là hiện tượng các độc chất ở các
bậc dinh dưỡng bị giữ lại, nó sẽ được tích tụ dần và gia tăng hàm
Chương II. Cơ sở sinh thái học
65
lượng chất độc hại ở các nhóm dinh dưỡng phía sau và có thể đạt tới
mức độ gây hại cho sự phát triển của cơ thể sinh vật và con người.
Ở vùng đầm lầy Long Island, tiến hành phun thuốc diệt muỗi
có chứa DDT nhưng không ảnh hưởng trực tiếp tới cá trong đầm
lầy, tuy nhiên họ đã không tính đến việc tích tụ sinh học (thuốc
DDT có độ bền vững sinh học cao), các chuyên gia đã phân tích
các sinh vật ở đây và thấy rằng hàm lượng DDT tích tụ trong nước
và các sinh vật như sau:
Nước: 0,0005ppm
Hải âu trắng: 6,0 ppm
Phù du: 0,04ppm
Chim ưng: 13,8 ppm
Cypris: 0,094 ppm
Vịt trời (ăn cá): 22,8
Cá kìm (cá ăn thịt): 2,07 ppm Bồ nông (ăn cá lớn): 26,4
Chim diệc: 3,57 ppm
- Cân bằng sinh thái và bảo vệ hệ sinh thái thông qua chuỗi
thức ăn và năng lượng.
+ Ở hệ sinh thái trẻ: chuỗi thức ăn đơn giản hơn và thường có
sự tham gia của một số ít loài so với hệ sinh thái già.
Hệ sinh thái trẻ có tính ổn định kém, hoặc phát triển thịnh
vượng hoặc suy tàn nhanh thể hiện sự tác động của hệ sinh thái.
+ Ở hệ sinh thái ổn định: tính bền vững cao hơn, chuỗi thức ăn
phức tạp hơn và có quan hệ với nhiều quần thể khác.
Qua cơ chế thức ăn có thể kiểm soát tốt hơn cân bằng sinh thái
và giữ cân bằng cho hệ sinh thái.
Những đơn vị cấu trúc nên chuỗi thức ăn là các bậc dinh dưỡng.
* Các bậc dinh dưỡng:
Mỗi một nhóm sinh vật trong chuỗi thức ăn có thể khác nhau
về bậc phân loại nhưng cùng sử dụng một dạng thức ăn được gọi là
bậc dinh dưỡng (tức là mắt xích của chuỗi thức ăn). Các bậc dinh
dưỡng của một hệ sinh thái hồ gồm:
SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG
66
Bậc I
Bậc II
Cây cỏ nến
Bậc III
Động vật vỏ cứng thuỷ sinh
(tôm, giáp xác)
Cá
Cây hoa súng
Tảo
Côn trùng (cào cào, châu chấu)
Sinh vật sản xuất
Động vật ăn thực vật
Động vật ăn thịt
Hình 2.21. Các bậc dinh dưỡng hệ sinh thái hồ
Trong hệ sinh thái thường có bốn bậc dinh dưỡng, trong đó có
ba mức độ ăn thịt là: Thực vật, động vật ăn cỏ, động vật ăn thịt (bậc
1, bậc 2, bậc 3) và sinh vật hoại sinh.
Các sinh vật dinh dưỡng ở nhiều bậc khác nhau trong chuỗi
thức ăn:
- Bậc dinh dưỡng cấp 1 (sinh vật sản xuất) gồm cây xanh là
bậc dinh dưỡng đầu tiên - bậc sơ cấp như: cỏ, tảo, rong...
- Bậc dinh dưỡng cấp 2 (sinh vật tiêu thụ bậc 1) gồm động vật
ăn sinh vật sản xuất (bậc dinh dưỡng thứ cấp) như: tôm, giáp xác,
cào cào, sâu...
- Bậc dinh dưỡng cấp 3 (sinh vật tiêu thụ bậc 2) gồm động vật
ăn thịt ăn các động vật ăn các động vật tiêu thụ bậc 1 như: cá nhỏ,
chim nhỏ, rắn, gặm nhấm...
- Bậc dinh dưỡng cấp 4, 5... (sinh vật tiêu thụ bậc 3, 4...) gồm
các động vật ăn thịt động vật, chúng ăn các sinh vật tiêu thụ bậc 2,
3... như: đại bàng, cáo...
- Bậc cuối cùng gọi là bậc dinh dưỡng cấp cao nhất. Các sinh
vật tiêu thụ cũng có thể gọi là sinh vật tiêu thụ bậc 1, bậc 2, bậc 3
và phụ thuộc vào bậc dinh dưỡng.
* Lưới thức ăn
Khái niệm: Lưới thức ăn là tổ hợp các chuỗi thức ăn có trong
quần xã, trong đó có một số loài sử dụng nhiều dạng thức ăn hoặc
cung cấp thức ăn cho nhiều loài, trở thành điểm nối các chuỗi thức
ăn với nhau. (Hình 2.22).
Chương II. Cơ sở sinh thái học
67
Lưới thức ăn và hệ sinh thái càng nhiều kênh chuyển đổi dòng
năng lượng thì độ ổn định của chúng càng cao.
Sinh vật ăn cỏ thường tạo ra lưới thức ăn ăn cỏ nhưng lại
không cần sinh vật phân huỷ.
Sinh vật phân huỷ lại tạo ra lưới thức ăn mảnh vụn vì chúng
thường sống trên xác chết các sinh vật có trong hệ sinh thái mà
không phân biệt thứ bậc dinh dưỡng.
Sinh vật kí sinh ăn bám tạo ra lưới thức ăn ăn bám vì những
sinh vật này sống ở tất cả các cấp bậc dinh dưỡng nhưng năng
lượng mà chúng thu nhận được lại không được chuyển đến bậc
dinh dưỡng tiếp theo mà được sử dụng luôn.
Hình 2.22. Lưới thức ăn của hệ sinh thái rừng
SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG
68
Hình 2.22 thể hiện lưới thức ăn của hệ sinh thái rừng (Nguồn:
Sách giáo khoa Sinh học 9).
Một lưới thức ăn của hệ sinh thái rừng là:
Đại bàng
Cầy
Cây gỗ
Hổ
Sâu ăn lá
Bọ ngựa
Vi sinh vật
Rắn
Cây cỏ
Chuột
* Tháp sinh thái (tháp dinh dưỡng)
Số nguyên liệu ở mỗi bậc dinh dưỡng có thể được biểu thị
bằng tháp sinh thái.
Tháp sinh thái được cấu tạo bằng cách chồng liên tiếp các bậc
dinh dưỡng từ thấp đến cao. Do tổng năng lượng (hoặc số lượng
hay khối lượng) liên tiếp giảm giữa các bậc dinh dưỡng nên tháp có
đáy to ở dưới, càng lên cao tháp càng nhỏ dần. Hình 2.23.
Đại bàng
Rắn
Ếch
Châu chấu
Cỏ
Hình 2.23. Tháp sinh thái đơn giản giới thiệu chuỗi thức ăn đơn giản
Chương II. Cơ sở sinh thái học
69
Tuỳ thuộc vào cách sử dụng phép đo lường khác nhau chia
thành 3 loại tháp sinh thái: Tháp số lượng, tháp sinh khối và tháp
năng lượng.
Tháp số lượng: loại tháp này có đáy là thực vật và sinh vật tiêu
thụ cuối cùng ở trên đỉnh tháp. Loại tháp này không áp dụng cho
mọi hệ sinh thái. Ở đây, mỗi bậc dinh dưỡng được biểu thị bằng số
lượng sinh vật. Trên thực tế, có khi số lượng sinh vật sản xuất ít
nhưng đảm bảo được cho một số lượng động vật tiêu thụ rất lớn.
(Hình 2.24).
Động vật ăn thịt
thứ cấp (cáo)
Động vật ăn thịt
sơ cấp (nhện, chim)
Động vật ăn cỏ
(chuột, sâu)
200.000
Sinh vật sản xuất
(thực vật)
1.500.000
Hình 2.24. Tháp số lượng
Tháp sinh khối: sinh khối là thước đo lượng vật chất hữu cơ có
trong hệ sinh thái, thay cho việc tính số cá thể trên mỗi mét vuông
thì khối lượng sinh khối (đo bằng gam chất khô) trên mỗi mét
vuông được sử dụng. Tháp này thường có dạng hình tháp, nhưng
đôi khi thay đổi do sinh khối đo tại một điểm cụ thể khác với số
lượng sinh vật trong một khoảng thời gian dài như ở tháp số lượng.
Do đó, tháp này thường biểu thị bằng trọng lượng sinh vật (không
quan tâm đến số lượng sinh vật). Trọng lượng các bậc dinh dưỡng
trước bao giờ cũng lớn hơn trọng lượng các bậc dinh dưỡng sau.
SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG
70
Tháp sinh khối rất thuận lợi cho việc biểu thị sự tích tụ năng lượng
ở các bậc dinh dưỡng. (Hình 2.25).
Động vật ăn thịt cao nhất
Động vật ăn thịt sơ cấp
Động vật ăn cỏ
Sinh vật sản xuất
Hình 2.25. Tháp sinh khối
Tháp năng lượng: Tháp năng lượng được dùng cho mọi lưới
thức ăn ăn cỏ, ta dùng đơn vị kJ/m2/năm, tức là tính năng suất
lượng vật chất hữu cơ mới được tạo ra tính bằng gam chất khô trên
mỗi m2 hằng năm. Bên cạnh đó, tháp cũng biểu thị cấu trúc bằng
năng lượng, luôn có dạng tháp điển hình, nghĩa là tổng nguồn năng
lượng của con mồi bất kì lúc nào cũng lớn hơn tổng nguồn năng
lượng của những kẻ sử dụng chúng. (Hình 2.26).
Như vậy, chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, tháp sinh thái thể hiện
mối quan hệ dinh dưỡng rất phức tạp giữa các loài, thậm chí giữa
các cá thể trong quần xã, tạo nên cấu trúc chức năng của hệ thống
cũng phức tạp không kém, đảm bảo tính ổn định của quần xã trong
việc sử dụng nguồn sống một cách có hiệu quả và thích ứng được
với điều kiện môi trường thường xuyên biến động.