Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.79 MB, 308 trang )
Chương VI
QUY HO¹CH M¤I TR¦êNG, PH¸T TRIÓN BÒN V÷NG
I. QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG
1. Khái niệm
Quy hoạch môi trường là lĩnh vực khoa học của nhiều chuyên
ngành. Quy hoạch môi trường là quá trình sử dụng có hệ thống các
kiến thức khoa học để xây dựng các chính sách và biện pháp trong
sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm định hướng
các hoạt động phát triển trong khu vực, đảm bảo cho mục tiêu phát
triển bền vững.
Trong công tác quản lí Nhà nước nhằm bảo vệ môi trường,
Nhà nước thường sử dụng phối hợp nhiều công cụ khác nhau: các
công cụ luật pháp – chính sách, kinh tế, kế hoạch hoá, đánh giá tác
động môi trường, giám sát môi trường, v.v. Quy hoạch môi trường
(QHMT) là một trong các công cụ then chốt trong công tác kế
hoạch hoá hoạt động bảo vệ và quản lí môi trường. Tuy nhiên khái
niệm QHMT thường được hiểu và diễn đạt theo nhiều cách khác
nhau, không có một định nghĩa thống nhất về quy hoạch môi
trường. Dưới đây là một số cách trình bày và diễn đạt khác nhau về
quy hoạch môi trường:
- Theo Robert Everitt và Kimberly Pawley (2001) thì ở châu
Âu thuật ngữ QHMT thường áp dụng cho quá trình quy hoạch sử
dụng đất của khu vực hay của địa phương. Ví dụ, ở Hà Lan việc
quy hoạch môi trường là cầu nối quy hoạch không gian với việc lập
chính sách môi trường. Ngược lại ở Bắc Mỹ, cụm từ này được dùng
để chỉ một phương pháp quy hoạch tổng hợp và cùng tham gia, nó
kết hợp nhiều vấn đề và nhiều bên có liên quan hơn.
218
SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG
- John Edington (1979) cho rằng “Quy hoạch môi trường là sự
cố gắng làm cân bằng và hài hoà các hoạt động phát triển mà con
người vì lợi ích của mình áp đặt một cách quá mức lên môi trường
tự nhiên”.
- QHMT là “tổng của các biện pháp môi trường công cộng mà
cấp có thẩm quyền về môi trường có thể sử dụng” (Faludi, 1987).
- QHMT là “quá trình sử dụng một cách hệ thống các kiến thức
để thông báo cho quá trình ra quyết định về tương lai của môi
trường” (Greg Lindsey, 1997).
- Theo Toner, QHMT là “ứng dụng các kiến thức về khoa học
tự nhiên và sức khoẻ trong các quyết định về sử dụng đất ”(Greg
Lindsay, 1997).
Từ các định nghĩa trên, QHMT có thể được hiểu “là quá trình
nghiên cứu, đề xuất và lựa chọn phương án sử dụng hợp lí, bảo vệ,
cải thiện và phát triển một trong những môi trường thành phần hay
những tài nguyên của môi trường nhằm tăng cường một cách tối ưu
năng lực, chất lượng của nó để đạt được các mục tiêu môi trường
xác định.
Đối với nhiều nhà khoa học về môi trường của Việt Nam như
Vũ Quyết Thắng, Lưu Đức Hải, Nguyễn Thế Thôn: “Quy hoạch
môi trường được hiểu là quá trình nghiên cứu, hoạch định, quy
định, sắp xếp, sử dụng các đối tượng theo không gian lãnh thổ hoặc
theo không gian vật thể môi trường để đề xuất và lựa chọn phương
án sử dụng, bảo vệ, cải thiện và phát triển môi trường nhằm đạt
được các mục tiêu về tương lai của môi trường theo các định
hướng, mục tiêu và thời gian của chiến lược, kế hoạch, phù hợp với
trình độ phát triển nhất định, nhằm tăng cường một cách tối ưu
năng lực và chất lượng của môi trường".
Như vậy, có 3 yếu tố cần phải xét tới trong quá trình quy hoạch
môi trường của một khu vực: điều kiện tự nhiên của khu vực; chức
năng kinh tế – văn hoá - xã hội dự kiến của khu vực; vị trí và xu
hướng phát triển của khu vực trong tương lai.
Chương VI. Quy hoạch môi trường, phát triển bền vững
219
2. Mục đích và nội dung của quy hoạch môi trường
2.1. Mục đích của quy hoạch môi trường
Điều hoà sự phát triển của ba hệ thống môi trường - kinh tế xã hội đang tồn tại và phát triển trong khu vực. Nội dung điều hòa
của quy hoạch môi trường là bảo đảm một cách chắc chắn sự phát
triển kinh tế - xã hội không vượt quá khả năng chịu đựng của môi
trường tự nhiên và bảo đảm sự phát triển của kinh tế - xã hội phù
hợp với sự phát triển của hệ thống tự nhiên.
QHMT là việc tổ chức không gian lãnh thổ và sử dụng các
thành phần môi trường phù hợp với chức năng môi trường và điều
kiện tự nhiên khu vực.
Tư tưởng chỉ đạo của QHMT là các quan điểm và giải pháp
phát triển bền vững. Tư tưởng này bao gồm những điểm cơ bản
sau: cải thiện chất lượng cuộc sống của loài người; phát triển kinh
tế – xã hội phải dựa trên việc bảo vệ tài nguyên và môi trường; khai
thác, sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là phương
pháp thực hiện phát triển bền vững; phát triển kinh tế – xã hội trong
khả năng chịu tải có giới hạn của hệ sinh thái khu vực và môi
trường Trái đất; phát triển bền vững nền kinh tế – xã hội vì lợi ích
của thế hệ hiện tại và tương lai.
2.2. Nội dung của quy hoạch môi trường
Nội dung của QHMT là xác định hoặc quy định phạm vi lãnh
thổ cho các hệ sinh thái và các thành phần chức năng khác của môi
trường sống như: khu vực cung cấp nguồn nước, khu vực điều hoà
khí hậu, khu vực dành cho các hoạt động sản xuất kinh tế, khu vực
nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí. Để thực hiện được các nội dung quy
hoạch trên, cần phải nghiên cứu và có giải pháp cho các vấn đề:
- Đảm bảo cân bằng vật chất, cân bằng năng lượng và cân bằng
sinh thái cho toàn bộ khu vực dự kiến. Đảm bảo sự chuyển hoá cân
bằng vật chất theo chu trình sinh địa hoá, không vượt quá khả năng
nền của hệ sinh thái khu vực.
SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG
220
- Phân định các vùng chức năng hoạt động khác nhau nhằm
tránh các ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động phát triển tới chất
lượng các thành phần môi trường.
- Xác định và đảm bảo các chỉ tiêu chủ yếu về môi trường cho
quy hoạch như: lượng nước sạch/đầu người, lượng cây xanh/đầu
người, diện tích đất đai, diện tích nhà ở của dân cư, diện tích đất và
không gian đất dành cho các hoạt động khác: giao thông, khu vui
chơi, khu xử lí chất thải.
- QHMT sẽ cụ thể hoá các chính sách, chiến lược về bảo vệ
môi trường và là cơ sở để xây dựng chương trình/kế hoạch hành
động môi trường cụ thể.
- QHMT phải đảm bảo 4 chức năng của môi trường: môi
trường sản xuất, môi trường bảo vệ, môi trường phụ trợ và nơi cư
trú của con người (hình 6.1).
Môi trường sản xuất
Môi trường bảo vệ
Môi trường phụ trợ
Nơi cư trú
Hình 6.1. Các chức năng của môi trường
3. Cơ sở pháp lí
Chúng ta biết rằng, quy hoạch là công cụ hỗ trợ và hoạt động
luôn luôn gắn liền với quá trình ra quyết định. Nó đòi hỏi cũng như
bắt buộc phải đưa ra các đề xuất tuân theo các quy định của pháp
luật. Có thể nói các căn cứ pháp lí trong quy hoạch môi trường liên
quan đến hầu hết các văn bản pháp luật.
Ở Việt Nam, văn bản quan trọng hàng đầu liên quan đến
QHMT là Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước
Chương VI. Quy hoạch môi trường, phát triển bền vững
221
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kì họp thứ 8 thông
qua ngày 29 tháng 11 năm 2005; được Chủ tịch nước kí Lệnh công
bố số 29/2005/L/CTN ngày 12 tháng 12 năm 2005. Một số điều
khoản có liên quan đến quy hoạch gắn với BVMT trong Luật Bảo
vệ môi trường 2005 bao gồm: Khoản 2, điều 28 quy định “Quy
hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên phải gắn với quy hoạch bảo
tồn thiên nhiên”. Khoản 3, điều 28 quy định “Trách nhiệm điều tra,
đánh giá và lập quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên được
thực hiện theo quy định của pháp luật về tài nguyên”. Khoản 5,
điều 29 quy định “Trách nhiệm lập quy hoạch bảo tồn thiên nhiên,
thành lập và quản lí các khu bảo tồn thiên nhiên được thực hiện
theo quy định của pháp luật”. Mục b, khoản 1, điều 36 quy định
việc quy hoạch, bố trí các khu chức năng, loại hình hoạt động của
các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phải gắn với bảo vệ
môi trường. Khoản 1, điều 38 quy định “việc quy hoạch, xây dựng,
cải tạo và phát triển các làng nghề phải gắn với bảo vệ môi trường”.
Khoản 1, điều 40 quy định “Quy hoạch xây dựng phải tuân thủ tiêu
chuẩn và yêu cầu về bảo vệ môi trường”. Khoản 1, điều 41 quy
định “Quy hoạch giao thông phải tuân thủ tiêu chuẩn và yêu cầu về
bảo vệ môi trường”. Khoản 4, điều 47 quy định “khu nuôi trồng
thuỷ sản tập trung phải phù hợp với quy hoạch và đáp ứng các yêu
cầu về bảo vệ môi trường”. Khoản 1, điều 50 quy định “Quy hoạch
bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư phải là một nội dung của quy
hoạch đô thị, khu dân cư”. Khoản 1, điều 55 quy định “bảo vệ môi
trường là một nội dung của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
biển...”. Khoản 2, điều 56 quy định “hoạt động nuôi trồng thuỷ sản,
khai thác nguồn lợi, tài nguyên biển và hoạt động khác liên quan
đến khai thác, sử dụng tài nguyên biển phải được thực hiện theo
quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên đã được phê duyệt”.
Khoản 1, điều 59 quy định “bảo vệ môi trường nước sông là một
nội dung của quy hoạch khai thác, sử dụng và quản lí tài nguyên
nước trong lưu vực sông”. Khoản 4, điều 63 Luật quy định “UBND
cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá trữ lượng, chất
lượng và lập quy hoạch bảo vệ, điều hoà chế độ nước của hồ, ao,
SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG
222
kênh, mương, rạch;...”. Điều 76 quy định việc lập “Quy hoạch về
thu gom, xử lí, chôn lấp chất thải nguy hại”. Điều 96 quy định việc
lập “Quy hoạch hệ thống quan trắc môi trường”.
4. Quan điểm, nguyên tắc và phương pháp tiếp cận quy hoạch
môi trường
4.1. Quan điểm
Quan điểm của quy hoạch môi trường đồng thời cũng là các
quan điểm và giải pháp để phát triển bền vững. Tư tưởng này bao
gồm những điểm cơ bản sau:
- Cải thiện chất lượng cuộc sống của loài người.
- Phát triển kinh tế - xã hội phải dựa trên việc bảo vệ tài
nguyên và môi trường.
- Khai thác, sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là
phương pháp thực hiện phát triển bền vững.
- Phát triển kinh tế - xã hội trong khả năng chịu tải có giới hạn
của hệ sinh thái khu vực và môi trường trái đất.
- Phát triển bền vững nền kinh tế và xã hội vì lợi ích của thế hệ
hiện tại và thế hệ loài người trong tương lai.
4.2. Nguyên tắc
R.S. Dorney đã đưa ra các nguyên tắc sau trong quy hoạch
môi trường:
1. Xác định mục tiêu lâu dài và trước mắt của khu vực liên
quan đến các chính sách của Chính phủ để hướng dẫn quy hoạch,
trợ giúp cho việc đánh giá.
2. Thiết kế với mức rủi ro thấp tạo khả năng mềm dẻo và khả
năng thay đổi trong các quyết định về sử dụng đất, cơ sở hạ tầng và
sử dụng tài nguyên.
3. Nhận dạng các vấn đề về cấu trúc và năng lực của các thể
chế, sửa đổi cho thích hợp hay đưa vào áp dụng ở những nơi
thích hợp.
Chương VI. Quy hoạch môi trường, phát triển bền vững
223
4. Hiểu rõ sự tương thích và không tương thích trong sử dụng
đất đai cận kề.
5. Xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường bao gồm việc đánh
giá và loại trừ rủi ro, kế hoạch ứng cứu và giám sát môi trường; đưa
các biện pháp bảo vệ môi trường vào các quá trình xây dựng.
6. Đưa các chính sách môi trường và biện pháp bảo vệ môi
trường vào các quy hoạch chính thức.
7. Quy hoạch cho việc bảo tồn và tạo năng suất bền vững
đối với các dạng tài nguyên. Thiết kế hệ thống giám sát các hệ
sinh thái.
8. Xác định, tạo ra và nâng cao tính thẩm mỹ đối với các dạng
tài nguyên cảnh quan.
9. Đánh giá tác động môi trường đối với các dự án mới,
chương trình, chính sách và chiến lược kinh tế địa phương và vùng;
đánh giá công nghệ trên quan điểm tài nguyên, văn hoá và kinh tế.
10. Phân tích tiềm năng/tính khả thi của đất đai, lập bản đồ
năng suất sinh học; xác định mối liên quan giữa kích thước các
khoảnh đất đai và tài nguyên sinh vật. Điều tra một cách hệ thống
các nguồn tài nguyên hiện có, nhận dạng các quá trình hay chức
năng tự nhiên đối với các đơn vị đất đai cùng các giá trị hiện thời
hay tiềm năng.
11. Nhận dạng các vùng hạn chế hay có nguy hiểm; các vùng
nhạy cảm; các cảnh quan và vùng địa chất độc đáo; các khu vực
cần cải tạo, nâng cấp; các vùng có thể thay đổi mục đích sử dụng.
12. Tìm hiểu đặc điểm của các hệ sinh thái; xác định giới hạn
khả năng chịu tải và khả năng đồng hoá, mối liên kết giữa tính ổn
định – khả năng chống trả - tính đa dạng (stabiliti – resiliency –
diversiti) của các hệ sinh thái; nhận dạng các mối liên kết giữa các
hệ sinh thái.
13. Tìm hiểu động học quần thể của các loài then chốt, xác
định các loài chỉ thị chất lượng môi trường.
14. Xác định những vấn đề sức khoẻ liên quan đến cảnh
quan. Nhận dạng và kiểm soát ngoại ứng đối với các lô đất càng
bé càng tốt.
224
SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG
15. Lập bản đồ về tiềm năng vui chơi – giải trí. Tìm hiểu mối
liên kết văn hoá giữa sử dụng đất, năng suất và việc tái sử dụng tài
nguyên.
16. Nhận dạng các giá trị, mối quan tâm và sự chấp thuận của
cộng đồng và thể chế. Phát triển chiến lược để thay đổi giá trị nhân
văn và sự nhận thức ở mọi nơi có thể. Phát triển cách tiếp cận có
tính giáo dục ở mọi cấp độ.
QHMT theo hướng tổ chức lãnh thổ thường hướng vào việc
xác định các khu vực có những đòi hỏi riêng, đặc biệt về sử dụng,
quản lí. Quy hoạch đòi hỏi phải tuân thủ các nguyên tắc về mức độ
phù hợp cao nhất và việc sắp xếp các lô đất cận kề là tương thích.
Trong quy hoạch không gian môi trường ngoài việc chú ý đến các
mục tiêu về tài nguyên và môi trường còn cần chú ý đến những yếu
tố kinh tế – xã hội và tính khả thi của quy hoạch.
Những nguyên tắc chủ yếu của quy hoạch môi trường (theo các
nhà khoa học Việt Nam):
* Xác định rõ các mục tiêu và đối tượng cho quy hoạch môi trường
Các mục tiêu môi trường hoặc kinh tế môi trường thường được
đưa ra trong chiến lược môi trường hoặc trong kế hoạch môi trường
của sự phát triển bền vững. Nhưng trước khi quy hoạch môi trường
hoặc quy hoạch kinh tế - môi trường theo hướng phát triển bền
vững cần phải xác định lại một cách rõ ràng và chính xác các mục
tiêu và các đối tượng cụ thể về môi trường và kinh tế - xã hội của
quy hoạch môi trường trong quy hoạch kinh tế - xã hội.
* Quy hoạch môi trường phải tiến hành đồng thời với quy
hoạch kinh tế - xã hội
Vì quy hoạch môi trường và quy hoạch kinh tế - xã hội ở trong
thể thống nhất, nên quy hoạch môi trường phải tiến hành đồng thời
với quy hoạch kinh tế - xã hội với các mục tiêu phát triển bền vững.
Trong trường hợp quy hoạch môi trường được tiến hành riêng cho
các mục tiêu môi trường thì cũng cần phải được xem xét cân nhắc
liên hệ với các mục tiêu kinh tế - xã hội có liên quan.
Chương VI. Quy hoạch môi trường, phát triển bền vững
225
* Xác định các quy mô về không gian và thời gian của quy
hoạch môi trường
Cần xác định rõ mức độ quy hoạch sơ bộ hay chi tiết với các
quy mô lãnh thổ lớn, trung bình hoặc nhỏ, quy hoạch một thành
phần hay tổng hợp nhiều thành phần môi trường. Quy mô thời gian
phải gắn chặt với quy mô không gian, có các thời gian của kế hoạch
dài hạn, trung hạn hoặc ngắn hạn từ nhiều năm cho đến một năm.
* Quy hoạch môi trường phải luôn luôn trên quan điểm hệ
thống tức là phải phân tích và tổng hợp hệ thống
Phân tích để thấy rõ cấu trúc và chức năng của thành phần môi
trường, các mối liên hệ giữa chúng với nhau. Tổng hợp để thấy rõ
toàn bộ cấu trúc và chức năng tổng thể của môi trường trong hệ
thống môi trường được đề ra trong quy hoạch môi trường.
4.3. Phương pháp tiếp cận
Phương pháp tiếp cận chủ yếu để tiến hành quy hoạch môi
trường cho tất cả các khu vực phát triển là phân tích mâu thuẫn
giữa hiện trạng tài nguyên và môi trường khu vực cùng các tác
động môi trường của các dự án phát triển trong quy hoạch nhằm
tìm ra ngưỡng phát triển cân bằng mà bản quy hoạch cần có, sau đó
tiến hành quy hoạch và lấy ý kiến cộng đồng về bản quy hoạch. Vì
vậy trong quá trình quy hoạch môi trường cần chú ý tới một số đặc
điểm sau:
- Tiếp cận dựa trên quan điểm sinh thái quyển/hệ sinh thái:
Quan điểm này xem xét con người trong tự nhiên hơn là tách khỏi
nó, bao gồm các mối tương tác của hệ thống các hoạt động của con
người với các hệ thống tự nhiên trong các hệ sinh thái và rộng hơn
là trong sinh quyển. Các dạng quy hoạch khác có xu hướng tập
trung hẹp hơn.
- Tính hệ thống: Cách tiếp cận hệ thống dường như rất thích
hợp cho quy trình quy hoạch môi trường. Với cách tiếp cận này,
trong qui hoạch môi trường cần tập trung vào cả tổng thể và các
thành phần liên quan, vào các thành phần chủ chốt và các mối quan
226
SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG
hệ của chúng, làm việc với các hệ thống mở tương tác với môi
trường, nhận biết sự liên hệ và mối phụ thuộc giữa các hệ thống.
- Tính địa phương trong sự co giãn: từ “môi trường” nhấn
mạnh tính duy nhất của mỗi địa phương, đồng thời nó liên quan đến
các thành phần môi trường và sự biến đổi môi trường trong một
phạm vi lớn hơn.
- Tính biến đổi theo thời gian: xem xét sự thay đổi môi trường
đối với các chu kì khác nhau, dài và ngắn, quá khứ và tương lai.
Các dạng quy hoạch khác thường có trục thời gian ngắn hơn.
- Tính chất hướng vào tác động: biểu diễn các ảnh hưởng môi
trường do các hoạt động của con người và sự phân bố của chúng (ai
được lợi, ai phải chi trả). Các dạng quy hoạch khác thường có “định
hướng - đầu vào”, tập trung chính vào dữ liệu, mục tiêu và kế
hoạch hơn là vào “tác động”.
- Tính phòng ngừa: khuynh hướng chủ đạo trong quy hoạch
môi trường là “nhu cầu bảo tồn” trong đó nó tập trung vào việc làm
giảm nhu cầu đối với một loại hàng hoá hay dịch vụ nào đó gây ra
các ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường hơn là việc chấp nhận các
“nhu cầu” như là đã “đặt ra” từ trước và cố gắng chỉ tập trung vào
việc làm giảm thiểu hay loại bỏ các ảnh hưởng môi trường.
5. Quy trình thực hiện quy hoạch môi trường
Về tính chất, QHMT có thể được tiến hành theo một quy trình
riêng biệt và tương đối độc lập - đó là các dạng quy hoạch chuyên
ngành hay quy hoạch tổng thể về môi trường. Trong một số hình
thức quy hoạch phát triển khác như quy hoạch sử dụng đất, quy
hoạch xây dựng đô thị và quy hoạch vùng,... cách tốt nhất là có sự
lồng ghép với các chính sách môi trường. Khi những vấn đề môi
trường được đề cao, có vị trí ngang bằng với các thành phần quan
trọng khác, ta có quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - môi trường,
tạo ra sự hài hoà và gắn kết cần thiết cho phát triển bền vững.
Trình tự QHMT khu vực nói chung gồm những bước sau: điều
tra thực địa, thu thập tư liệu; phân tích và đánh giá hiện trạng môi
Chương VI. Quy hoạch môi trường, phát triển bền vững
227
trường khu vực; dự báo xu thế biến đổi của chất lượng môi trường;
xác định mục tiêu quy hoạch; xác định nhiệm vụ trọng tâm của quy
hoạch; đề xuất các chính sách và biện pháp thực hiện; xác định khu
vực xử lí và bảo vệ trọng điểm; xác định các dự án lớn xây dựng
môi trường khu vực.
Những nội dung cơ bản và các bước cụ thể trong quá trình
QHMT được trình bày trong sơ đồ ở hình 6.2.
Ý tưởng quy hoạch
ĐTM các dự án
Điều tra môi trường
Đánh giá môi trường
Khuôn khổ chính sách
môi trường
GIẢI PHÁP:
- Thiết kế,
quy hoạch không gian;
Dự báo xu thế
Sự tham gia
của các bên liên đới
và cộng đồng
Thực hiện quy hoạch
- Quản lí và kĩ thuật
Các vấn đề TNMT
then chốt
Xác định mục tiêu môi trường
Hình 6.2 - Quy trình quy hoạch môi trường khu vực
Bước 1: Điều tra, khảo sát các thành phần của môi trường tự
nhiên, kinh tế – xã hội; thu thập các thông tin, cơ sở dữ liệu về môi
trường và kinh tế xã hội vùng quy hoạch.
Bước 2: Đánh giá môi trường
Mục đích chính của bước đánh giá tài nguyên là:
+ Xác định các dạng tài nguyên môi trường có ý nghĩa và các
hạn chế trong sử dụng đất của khu vực (vùng ngập lụt, vùng cấp
nước…);