Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (885.13 KB, 85 trang )
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Duy Thanh - Lớp TMQT 42
được hoặc mới thâm nhập. Các nhân viên này cung cấp những thông tin cần
thiết về thị trường,nhu cầu thị trường, khả năng chiếm lĩnh thị trường cho phòng
kinh doanh sau đó mới đề nghị lên ban giám đốc phê duyệt và quyết định cho
các chính sách chiêu thị.
2. Nội dung của biện pháp.
Đối với bất kỳ một nhà kinh tế nào muốn thành công trên thương trường
đều cần phải hiểu cặn kẽ về thị trường cũng như về khách hàng, phải biết gắn
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình với thị trường. Cũng như việc vận dụng
thành thạo, linh hoạt các hoạt động marketing vào sản xuất kinh doanh.
Marketing ngày nay đã trở nên vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối
với mỗi doanh nghiệp, nó không những là cần thiết mà còn phải không ngừng
được phát huy. Bởi vì marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh, từ việc phát hiện nhu cầu của thị trường, và
biến sức mua của người tiêu dùng thành một nhu cầu thực sự về một mặt hàng
cụ thể, cho đến việc tổ chức sản xuất đưa hàng hoá đến tay người tiêu dùng cuối
cùng nhằm đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Marketing đóng vai trò xuyên suốt trong công tác tiêu thụ. Công ty nên
thành lập phòng marketing với các chức năng sau:
- Nghiên cứu nhu cầu thị trường và đối thủ cạnh tranh.
- Xây dựng các kế hoạch, chiến lược, chương trình marketing.
- Tổ chức thực hiện các chiến dịch chiêu thị.
- Tổ chức tiêu thụ hàng hoá dịch vụ bán và sau bán hàng.
Với các chức năng như vậy phòng marketing nên được chia làm 2 bộ
phận:
- Bộ phận chức năng: Bộ phận này thực hiện chức năng nghiên cứu
thị trường, đề ra các chiến lược chính sách, chương trình marketing.
- Bộ phận tác nghiệp: Bộ phận này làm công tác tiếp cận thị trường,
tổ chức các chiến dịch sau khi ban giám đốc đã thông qua. Trách nhiệm mỗi
bộ phận mỗi nhân viên phải phân định rõ ràng không trồng chéo nhau.
70
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Duy Thanh - Lớp TMQT 42
Sơ đồ 2: Cơ cấu bộ phận marketing của công ty Việt Thắng
Phòng marketing
Bộ phận
chức năng
Nghiên cứu
thị trường
Hoạch định
chương trình
marketing
Bộ phận
tác nghiệp
chiến lược
chiêu thị
Tiêu thụ
sản phẩm.
Viêc bố trí nhân sự đảm nhận công việc bước đầu có thể như sau:
- Nhân viên bộ phận chức năng: Gồm 2 người một người nghiên cứu
thị trường còn một người hoạch định chương trình marketing.
- Nhân viên bộ phận tác nghiệp: Gồm 3 người, một tiêu thụ sản phẩm
, hai người còn lại phụ trách tổ chức các chiến dịch chiêu thị.
- Một trưởng phòng quản lý các hoạt động của toàn bộ phòng.
Việc lựa chọn các nhân viên marketing phải có sự cân nhắc cẩn thận cần
phải chọn những người có năng lực.
3. Hiệu quả của biện pháp
Nhiệm vụ của bộ phận sản xuất kinh doanh và bộ phận marketing được
phân biệt rõ dàng do đó hiệu quả mà công tác marketing mang lại sẽ khả quan
71
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Duy Thanh - Lớp TMQT 42
hơn. Thành lập phòng marketing ngay bên cạnh phòng kinh doanh sẽ tạo điều
kiện trao đổi thông tin giữa các phòng thuận tiện hơn cụ thể:
- Đối với thị trường đầu vào: Bộ phận marketing dựa vào thống kê
kinh nghiệm hàng năm về tình hình thu mua nguyên vật liệu, tính mùa vụ,
nghiên cứu thị trường tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước để có những
chính sách giá cả, phương thức mua và thanh toán phù hợp với từng thời
điểm tạo điều kiện thuận lợi cho phòng kinh doanh nắm chắc các nguồn
nguyên vật liệu chủ động sản xuất, đảm bảo an toàn trong kinh doanh.
- Đối với thị trường đầu ra: Phòng marketing sẽ thu thập và cung cấp
các thông tin về thị trường tiêu thụ để phòng kinh doanh có kế hoach sản
xuất và xác định giá bán phù hợp. Đồng thời phòng kinh doanh sẽ cung cấp
những thông tin cơ bản từ báo cáo hàng tháng về doanh số bán sản phẩm, chi
phí bán hàng, thông báo kiểm kê tồn kho đầu kỳ, cuối kỳ… cho phòng
marketing làm cơ sở để đưa ra các chính sách súc tiến bán hàng cho hợp lý.
Trên cơ sở phối hợp các nguồn thông tin từ nội bộ nhà cung cấp, các nhà
tổ chức tiêu thụ trung gian, thị trường đầu vào đầu ra…phòng marketing sẽ tiến
hành phân tích, đánh giá đưa ra các kết luận đúng đắn, chính sác về việc lựa
chọn thị trường, lựa chọn khách hàng và đối tác kinh doanh. Các kết quả này sẽ
được phòng kinh doanh tiếp nhận để xây dựng thị trường trọng điểm, xây dựng
chiến lược kinh doanh phù hợp.
Như vậy nếu làm tốt công tác marketing thì không những có thể tăng
được hiệu quả bán hàng mà còn tăng hiệp quả sản xuất kinh doanh.
Biện pháp 5: Tăng cường đầu tư cho các hoạt động chiêu thị..
1. Căn cứ để đưa ra biện pháp
Xuất phát từ thực tế phân tích các hoạt động chiêu thị của công ty ở trên
cho thấy. Tuy chi phí của công ty bỏ ra cho các hoạt động chiêu thị là tương đối
lớn nhưng hiệu quả mang lại chưa cao, vì trên thực tế các hoạt động chiêu thị
của công ty phải chăng là chưa bám sát với nhu cầu thực tế của khách hàng.
72
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Duy Thanh - Lớp TMQT 42
Tuy công ty đã sử dụng nhiều hình thức quảng cáo như quảng cáo trên ti
vi, radio, pa nô, áp phích.. nhưng quảng cáo trên các phương tiện này không liên
tục đôi khi bị ngắt quãng trong thời gian dài.
Đối với các hoạt động khuyến mại thì trên thực tế công ty mới chỉ chú
trọng đến việc khuyến mại các đại lý, các cửa hàng lớn chứ thực sự chưa chú
trọng đến việc khuyến mại cho trực tiếp người tiêu dùng.
Một số hoạt động tài trợ các phong trào văn hoá văn nghệ, thể dục thể
thao chỉ diễn ra trên một số thị trường chủ yếu như Bắc Giang, Bắc Ninh và một
số tỉnh lân cận chứ chưa thực hiện được trên nhiều thị trường.
2. Nội dung của biện pháp
Ngân sách chiêu thị của công ty hiẹn nay vào khoảng 2% doanh thu. Như
vậy việc xác định ngân sách cho chiêu thị là không phù hợp. Chẳng hạn nếu
doanh thu của công ty giảm thì ngân sách chi chiêu thị cũng giảm mà trong khi
đó đòi hỏi của thị trường về nỗ lực của công ty lại tăng lúc này công ty rất rễ
lâm vào tình trạng luẩn quẩn.
Để khắc phục tình trạng đó công ty cần lập kế hoạch chi tiêu cho các hoạt
động chiêu thị hợp lý và ổn định. Đầu tư cho hoạt động chiêu thị là đầu tư lâu
dài vì vậy khi thị trường biến động theo chiều hướng xấu công ty cũng không
nên ngần ngại chi tiêu cho hoạt động chiêu thị để giữ khách hàng.
2.1. Cải tiến nâng cao hiệu quả hoạt động quảng cáo
Việc cải tiến hoạt động quảng cáo đòi hỏi công ty cần xem xét, trà soát lại
nội dung hình thức và các phương tiện quảng cáo cụ thể:
• Nội dung của quảng cáo.
Khi đăng các thông tin quảng cáo thì công ty nên chú ý đến nội dung của
quảng cáo, chọn lọc những từ ngữ, hình ảnh ấn tượng khó quên…đồng thời
quảng cáo cũng phải mang tính nghệ thuật.
Tạo ra những khung cảnh quen thuộc tạo cho khách hàng có cảm giác gần
gũi, dễ chịu.
73