Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (885.13 KB, 85 trang )
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Duy Thanh - Lớp TMQT 42
Trên thị trưòng hoạt động thương mại chỉ diễn ra khi nguời mua, người
bán có quan hệ tương hỗ với nhau:
Người bán
Có cung hàng hoá
Người mua
Có nhu cầu về hàng hoá
tương ứng
Có cầu tiền tệ để thoả mãn
Có khả năng thanh toán
những nhu cầu khác
Sẵn sàng bán với điều kiện
nhất định
Sẵn sàng mua với điều
kiện nhất định
Trong nền kinh tế thị trường có nhiều chủ thể kinh tế tham gia vào các
hoạt động thương mại.
Thương mại có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Trước
hết đó là một bộ phận hợp thành của tái sản xuất. Thương mại nối liền giữa sản
xuất và tiêu dùng. Dòng vận động của hàng hoá qua khâu thương mại có thể tiếp
tục hoặc cho sản xuất hoặc đi sâu vào tiêu dùng cá nhân. ở vi trí là bộ phận cấu
thành của quá trình tái sản xuất thương mại được xem như là một hệ thống lưu
dẫn tạo ra sự liên tục của quá trình sản xuất. Nếu khâu này bị ách tắc sẽ dẫn đến
sự khủng hoảng của quá trình sản xuất và tiêu dùng.
Hoạt động thương mại gắn liền với sản xuất hàng hoá. Trong lĩnh vực
kinh doanh hoạt động thương mại thu hút trí lực, vật lực của các nhà đầu tư để
đem lại lợi nhuận thậm chí siêu lợi nhuận. Do đó kinh doanh thương mại trở
thành ngành sản xuất vật chất thứ hai.
Vai trò của hoạt động thương mại đã được khẳng định cả về lý luận và
thực tiễn trong hoạt động kinh doanh của nước ta. Thương mại là yếu tố quan
trọng để phá vỡ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp phát triển kinh tế thị trường.
Thương mại thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, chấn hưng các quan hệ
hàng hoá tiền tệ. Qua hoạt động mua bán tạo ra động lực thúc đẩy người sản
xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, tổ chức lại các vùng sản xuất, hình
thành các vùng chuyên môn hoá. Phát triển thương mại cũng có nghĩa là phát
triển mối quan hệ hàng hoá tiền tệ.
5
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Duy Thanh - Lớp TMQT 42
Thương mại kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất. Người sản
xuất sẽ tìm đủ mọi cách để cải tiến sản phẩm áp dụng khoa học kỹ thuật và công
nghệ mới giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm để tăng lợi nhuận và tăng sức cạnh
tranh của hàng hoá trên thị trường. Cạnh tranh trong thương mại bắt buộc người
sản xuất phải năng động, không ngừng nâng cao tay nghề, chuyên môn hoá và
tính toán thực chất hoạt động kinh doanh, tiết kiêm nguồn lực, nâng cao năng
xuất lao động. Những điều này sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Thương mại kích thích nhu cầu và luôn tạo ra những nhu cầu mới. Lợi ích
của sản phẩm hay mức độ thoả mãn nhu cầu của sản xuất sẽ tạo ra khả năng tái
tạo nhu cầu.Thương mại một mặt bộc lộ tính trung thực của nhu cầu mặt khác
nó lại bộc lộ tính đa dạng phong phú của nhu cầu. Thương mại buộc các nhà sản
xuất phải đa dạng hoá về loại hình, kiểu dáng, mẫu mã, nâng cao chất lượng sản
phẩm. Tóm lại thương mại làm tăng nhu cầu và đó là nguồn gốc của sự phát
triển các hoạt động kinh doanh.
Với vai trò là một khâu trong quá trình sản suất kinh doanh; giữ vai trò
quan trọng trong việc đánh giá kết quả kinh doanh; giữ vai trò trong việc thực
hiện, mở rộng, phát triển thị trường tiêu thụ, duy trì mối quan hệ chặt chẽ giữa
doanh nghiệp và khách hàng.
•
Vị trí của hoạt động thương mại.
Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, quyền chủ động, tính
tự chịu trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp được đề cao. Mỗi doanh nghiệp thực
sự là một chủ thể kinh tế của quá trình tái sản xuất xã hội. Doanh nghiệp phải tự
vận động trên thị trường mua các thiết bị cần thiết phục vụ cho quá trình sản
xuất kinh doanh và tìm khách hàng tiêu thụ.
Hoạt động mua bán có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp và quyết định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.
Hoạt động mua bán của doanh nghiệp liên quan trực tiếp đến hiệu quả sử
dụng vốn lưu động thông qua việc xác định đúng đối tượng, đúng thời điểm
6
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Duy Thanh - Lớp TMQT 42
mua, giảm tối thiểu các yếu tố đầu vào, cũng như đẩy mạnh các sản phẩm sản
xuất ra.
Hoạt động thương mại của doanh nghiệp ảnh hưởng gián tiếp đến việc
nâng cao hiệu quả sử dụng lao động và máy móc thiết bị của doanh nghiệp. Như
vậy các hoạt động mua bán, hoạt động sản xuất kinh doanh có mối quan hệ ràng
buộc lẫn nhau. Trong cơ chế thị trường, thị trường là điểm xuất phát, bán hàng
là điểm kết thúc của quá trình sản xuất kinh doanh. Trong cơ chế quản lý mới
doanh nghiệp sản xuất không chỉ đơn thuần là một đơn vị sản xuất mà nó còn có
một vai trò hết sức quan trọng đó là vai trò của một đợn vị thương mại.
•
Mục đích của hoạt động thương mại.
Hoạt động bán hàng sản phẩm của doanh nghiệp nhằm mục đích đảm bảo
quá trình tái sản xuất.
Hoạt động bán hàng của doanh nghiệp còn có mục tiêu là mục tiêu doanh
thu hay mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên từ mục tiêu này hoạt động tiêu thụ cần
phải chú ý đến vị trí và sự vươn lên của doanh nghiệp, uy tín trong cạnh tranh.
Mục tiêu xã hội: Phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp
không chỉ chú ý đến lợi ích của mình mà phải chú ý đến lợi ích xã hội. Đây là
mục tiêu quan trọng mà doanh nghiệp cần phải hướng tới.
2. Nội dung của hoạt động thương mại
Hoạt động thương mại bao gồm hai nội dung cơ bản đó là hoạt động mua
và hoạt động bán. Hai hoạt động này có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau.
Hoạt động mua: bao gồm những hoạt động của doanh nghiệp trên thị
trường các yếu tố đầu vào để đảm bảo những điều kiện cần thiết cho doanh
nghiệp vận hành có hiệu quả.
Hoạt động bán: bao gồm những hoạt động nhằm chuyển giao những sản
phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ do doanh nghiệp tạo ra đến những khách hàng khác
nhau và thu được số tiền tương ứng.
Hoạt động mua của doanh nghiệp bao gồm những hoạt động sau:
7
Chuyên đề tốt nghiệp
-
Nguyễn Duy Thanh - Lớp TMQT 42
Hoạch định chương trình mua các yếu tố cần thiết cho quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trước hết là cho quá trình sản xuất sản phẩm
bao gồm các vấn đề về:
+ Chủng loại số lượng chất lượng các yếu tố cần thiết đó.
+ Thời điểm mua các yếu tố đó.
+ Dự trù kinh phí để mua.
+ Đề ra chính sách mua các yếu tố đó.
-
Thực hiện chương trình mua đã được hoạch định cụ thể.
+ Tìm và lựa chọn người bán háng.
+ Xác định phương thức mua.
+ Thương lượng và đàm phán giá cả để mua.
+ Ký kết hợp đồng mua hoặc lập hoá đơn mua.
+ Vận chuyển và tiếp nhận hàng hoá đã mua.
-
Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động mua thông thường căn cứ vào
yêu cầu đặt ra cho quá trình mua để đánh giá, phân tích kết quả hoạt động mua.
II. Hoạt động bán hàng của doanh nghiệp.
1. Khái niệm.
Hoạt động bán: bao gồm những hoạt động nhằm chuyển giao những sản
phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ do doanh nghiệp tạo ra đến những khách hàng
khách nhau và thu được số tiền tương ứng.
2. Vai trò hoạt động bán hàng.
Việc bán hàng của doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp thu hồi được vốn
đã bỏ ra và thực hiện tái sản xuất xã hội. Sự khan hiếm tài nguyên, cũng như sự
thiếu hụt về vốn thường xuyên xảy ra thì việc bán hàng của doanh nghiệp sẽ làm
tăng tốc độ lưu chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghịêp.
Tổ chức bán hàng có hiệu quả là điều kiện để đạt được mục tiêu tối đa hoá
lợi nhuận và giải quyết các mối quan hệ về tổ chức, kinh tế, xã hội của doanh
nghiệp.
8