Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 77 trang )
Đồ án tốt nghiệp
+ Sông Đồng Nai: lớn nhất vùng Đông Nam Bộ, cung cấp và tiêu thoát nước
cho một lưu vực rộng lớn của Đông Nam Bộ vào khoảng 23.000 km2, trong đó có
TP.HCM, lưu lượng vào mùa kiệt từ 75 m3/s đến 200 m3/s.
+ Sông Sài Gòn: bắt nguồn từ lưu vực Lộc Ninh ở biên giới Việt Nam –
Campuchia (địa phận huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước), chảy qua Thủ Dầu Một
đến thành phố với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố Hồ Chí
Minh dài 80 km, bề rộng 225 - 370 m, độ sâu tới 20 m, rồi hợp với sông Đồng Nai
tại nam Cát Lái, đoạn sông hợp lưu này gọi là sông Nhà Bè chảy thẳng ra biển. Lưu
lượng bình quân 85 m3/s, độ dốc của sông chỉ 0,7% [5].
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè bao gồm hai phần chính: kênh Nhiêu Lộc (đoạn
thượng nguồn) và kênh Thị Nghè (đoạn hạ nguồn) và một số các kênh nhỏ khác,
trong đó rạch Cầu Bông và rạch Văn Thánh là lớn nhất. Lưu vực kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè có diện tích khoảng 33 km2 nằm trong 7 quận của TP.HCM và đổ vào
sông Sài Gòn.
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và các chi lưu (rạch Miễu, rạch Ông Buông,
rạch Văn Thánh) có chiều dài rạch chính 9.470 m, các chi lưu 8.716 m, tổng chiều
dài là 18.186 m, chảy xuyên suốt Thành phố tiếp nhận nước thải từ quận Phú
Nhuận, quận 3, quận Tân Bình, quận Bình Thạnh và một phần quận Gò Vấp.
Kênh có diện tích mặt nước khoảng 10 ha. Khối lượng nước về mùa cạn lúc
chân triều khoảng 700.000 m3. Kênh cũng chịu ảnh hưởng chế độ thủy triều sông
Sài Gòn nên cũng thay đổi hai lần trong ngày. Nhưng do kênh có chiều dài ngắn,
lòng kênh nông hẹp, uốn khúc nên ảnh hưởng của thủy triều suy giảm nhanh dọc
theo kênh. Khi triều đã rút hết ở sông Sài Gòn thì mực nước ở đầu nguồn Nhiêu Lộc
vẫn cao hơn bình thường [5].
2.3.2.
Thủy văn
Chế độ thủy văn của sông Sài Gòn chịu ảnh hưởng rõ rệt của thủy triều đến
tận Bến Than, cách hợp lưu sông Sài Gòn và sông Đồng Nai 60 km. Lưu lượng thủy
triều của sông Sài Gòn ở vàm kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (15km thượng nguồn của
19
Đồ án tốt nghiệp
hợp lưu sông Sài Gòn và sông Đồng Nai) vào khoảng ± 3.000 m3/s. Ở Phú Cường
(45 km thượng ngồn vàm kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè), lưu lượng thủy triều khoảng
± 1.500 m3/s. Lưu lượng thủy triều của kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè ở vàm kênh vào
khoảng ± 75 m3/s.
Các loại nguồn nước từ mưa, từ nước thải, từ thủy triều hình thành nguồn
nước kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Nguồn nước kênh gắn liền với các điều kiện cụ
thể của lưu vực, phụ thuộc chặt chẽ vào thời điểm xuất hiện của từng quá trình.
Mỗi loại sẽ có những tính chất, những đặc trưng riêng về độ lớn và cường suất biến
đổi hàm lượng vật chất gây mức độ độc và nó sẽ quyết định nên tính chất cơ bản về
nguồn nước của kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
Vào mùa mưa, nhờ lượng nước mưa lớn, kênh bớt ô nhiễm hơn do nước thải
được pha loãng và đưa ngay ra sông Sài Gòn. Kênh bị thu hẹp và bồi lấp nên khi
mưa lớn, lượng nước mưa không thoát ngay ra sông mà kéo dài trong nhiều giờ,
nhờ đó lưu lượng dòng kênh lớn hơn mùa khô nên giảm bớt ô nhiễm. Tuy nhiên,
bùn lắng đọng trên kênh vẫn phân hủy tạo mùi hôi [5].
2.3.3. Chế độ thủy triều
Thủy triều ở TP.HCM theo chế độ bán nhật triều, có 2 đỉnh triều (một cao
một thấp) và 2 đáy triều (một cao một thấp). Khác biệt giữa mực nước lớn (triều
lên) và mực nước ròng (triều xuống) thay đổi trong khoảng 2,7 – 3,3 m ở gần
TP.HCM và 2,5 – 4 m tại các cửa sông. Do cao trình thấp (dưới 2,5 m), hầu hết các
sông và kênh ở TP.HCM đều bị ảnh hưởng của thủy triều [5].
Một chu kỳ thủy triều kéo dài trung bình từ 12 - 15 ngày, gồm 5 - 7 ngày
triều lên và 3 - 5 triều xuống.
Thời gian triều lên thường vào khoảng 15 - 20 giờ, trong khi đó thời gian
triều xuống chỉ vào khoảng 4 - 8 giờ. Điều này không có lợi cho hệ thống thoát
nước mưa.
Có ba chu kỳ triều mỗi năm:
+ Chu kỳ triều cao: tháng 9, 10, 11, 12.
+ Chu kỳ triều thấp: tháng 4, 5, 6, 7, 8.
20
Đồ án tốt nghiệp
+ Chu kỳ triều trung bình: tháng 1, 2, 3.
Hàng tháng lại có 2 kỳ triều cường theo chu kỳ mặt trăng vào các ngày 1, 2,
3, 14, 14, 15, 16, 17 (âm lịch) và 2 kỳ triều kém vào giữa các ngày này.
Biên độ triều khá lớn và ít biến động qua nhiều năm, tại trạm đo Phú An,
biên độ triều trung bình khoảng từ 1,7 - 2,5 m, cao nhất là 3,95 m. Độ chênh lệch độ
triều ở các tần suất khác nhau nhỏ vào khoảng 20 - 30 cm [5].
2.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.4.1. Hiện trạng dân số tại lưu vực kênh
Theo thống kê hiện nay trên lưu vực có hơn 1,2 triệu dân nhân khẩu cư trú
chiếm 30,7% dân số nội thành. Mật độ dân số toàn khu vực là 361 người/ha, phân
bố không đồng đều trên các quận và phường. Tập trung đông dân cư nhất là các khu
nhà ở thấp tầng thuộc quận 3, quận Tân Bình, quận Phú Nhuận với mật độ lên đến
500 – 1000 người/ha (cao nhất là phường 12, quận Phú Nhuận với mật độ 1.016
người/ha). Ở mức thấp với mật độ từ 90 – 200 người/ha (thấp nhất là phường 8,
quận Phú Nhuận với 91 người/ha) là các khu biệt thự trung tâm quận 3. Mức trung
bình là các khu còn lại của lưu vực với mật độ khoảng 200 – 500 người/ha [5].
2.4.2. Hiện trạng công trình dân dụng, nhà ở
Chất lượng nhà đa số rất thấp, hơn 65% là nhà cấp 3, 4 phần còn lại là biệt
thự và các căn phố cấp 2. Tầng cao trung bình toàn khu là 1,4 tầng. Bình quân diện
tích nhà trên đầu người khoảng 8,2 m2/người nhưng trên thực tế chỉ có 25 - 30%
diện tích dành cho các hoạt động thương mại, dịch vụ nên chỉ tiêu bình quân sàn chỉ
còn 5,8 m2/người [5].
2.4.3. Hiện trạng ngành công nghiệp và tiểu thu công nghiệp
Một trong những nguyên nhân làm cho lưu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè
bị ô nhiễm là do sự tập trung của các cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp xung
quanh kênh. Các cơ sở này phân tán rộng khắp nơi trên lưu vực với quy mô vừa và
21
Đồ án tốt nghiệp
nhỏ, thay đổi rất linh hoạt (về số lượng và mặt hàng sản xuất) theo nhu cầu thị
trường, chủ yếu là các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong lĩnh vực tiêu dung
và thực phẩm. Các cơ sở sản xuất hầu hết không có công trình xử lý [5].
Trên toàn lưu vực có 108 nhà máy, xí nghiệp công nghiệp và trên 2000 cơ sở
tiểu thủ công nghiệp với đại đa số có quy mô vừa và nhỏ, thuộc các ngành:
+ Cơ khí sữa chữa thiết bị máy móc
+ Kỹ thuật điện và điện tử
+ Hóa chất, cao su, nhựa
+ Chế biến lương thực, thực phẩm
+ Dệt may, may mặc
+ Sành sứ, thủy tinh
Đa số các cơ sở tiểu thủ công nghiệp được tận dụng từ mặt bằng nhà ở và
phân bố rải rác, xen lẫn khu dân cư, diện tích dành cho sản xuất rất thiếu và hầu như
không có khoảng trống dành cho các công trình xử lý cần thiết.
Tính chất nước thải của các cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp rất
khác nhau. Mức độ ô nhiễm phụ thuộc theo từng ngành và các yếu tố chính sau:
+ Lượng nước cấp cần dung cho quá trình sản xuất và sinh hoạt của công nhân.
+ Tính chất và công nghệ sản xuất
+ Nguyên liệu và sản phẩm sử dụng trong sản xuất
+ Tình trạng vệ sinh môi trường và an toàn lao động trong sản xuất [5].
2.5. Hiện trạng môi trường nước kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè
2.5.1.
Hiện trạng tuyến kênh
Những năm cuối thế kỷ 20, dân tứ xứ đổ về Sài Gòn, những căn nhà ổ chuột
nhanh chóng mọc lên, rồi các cơ sở sản xuất đua nhau xuất hiện. Kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè trở thành nơi chứa rác của thành phố, nước trở nên đen ngòm, hôi thối.
Đến đầu thế kỷ 21, TP.HCM triển khai dự án Vệ sinh môi trường nước lưu vực
22