Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 77 trang )
Đồ án tốt nghiệp
Theo kết quả quan trắc chất lượng nước mặt 9 tháng đầu năm 2012 của Chi
cục Bảo vệ môi trường TP.HCM, nồng độ COD kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè vượt
chuẩn cho phép từ 1,3 – 2,5 lần, BOD 5 vượt từ 1,04 – 2,08 lần, coliform vượt từ
130 – 210 lần [16].
Theo kết quả phân tích của Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi
thủy sản thành phố vào tháng 4 năm 2013, nước trên tuyến kênh Nhiêu Lộc (đoạn từ
cầu Thị Nghè đến cầu Lê Văn Sỹ, dài khoảng 3km) trong xanh, không mùi, không
bị nhiễm kim loại nặng, các chỉ tiêu quan trọng như DO (oxy hòa tan trong nước),
pH... đạt tiêu chuẩn cho phép. Riêng chỉ tiêu COD (lượng oxy cần thiết để oxy hóa
các hợp chất hóa học trong nước) vào một số thời điểm đạt 4,48 - 16 mg/lít (tiêu
chuẩn từ 35 - 100 mg/lít), không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nước [19].
Qua các dẫn chứng dữ liệu thu được, có thể thấy rằng chất lượng nước kênh
Nhiêu Lộc – Thị Nghè ô nhiễm cực kì nặng ở giai đoạn trước khi hoàn thành dự án
Vệ sinh môi trường. Từ sau khi dự án đi án đi vào hoạt động, nước kênh đã có phần
giảm nhiều ô nhiễm và cải thiện, nhưng bên cạnh đó nước kênh vẫn luôn bị tác
động bởi các nguồn thải và hoạt động của con người. Vì thế, nguồn nước kênh
Nhiêu Lộc tuy trong xanh mỗi khi triều lên nhưng tình trạng ô nhiễm hữu cơ và vi
sinh vẫn rất lớn.
2.6. Vài nét về dự án Vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc - Thị
Nghè
Dự án Vệ sinh Môi trường TP.HCM (lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè) được
Ngân hàng Thế giới tài trợ cho TP.HCM nhằm mục tiêu giảm thiểu ngập úng trên
lưu vực Nhiêu Lộc, cải tạo tình trạng thoát nước và vệ sinh môi trường trên lưu vực.
Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới đã ký kết Hiệp định Tín dụng
đầu tư cho dự án với tổng số vốn là 199,96 triệu đôla Mỹ, trong đó Ngân hàng Thế
giới cho vay không lãi 166,34 triệu đôla Mỹ trong thời hạn 40 năm, ngân sách
Thành phố cấp 33,62 triệu đôla Mỹ.
25
Đồ án tốt nghiệp
Dự án triển khai trên địa bàn của 7 quận có diện tích 33 km2 (quận 1, 3, 10,
Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Thạnh và Gò Vấp), là nơi cư trú của hơn 1,2 triệu dân
Thành phố [5] .
Từ năm 2003, thành phố triển khai dự án “Vệ sinh môi trường thành phố lưu
vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè”, áp dụng biện pháp xây dựng hệ thống cống bao đường
kính 2500 mm – 3000 mm dọc bờ kênh, sau đó thu toàn bộ nước thải và nước mưa
về đây, dẫn về các giếng tách dòng [14].
Trong mùa khô, tất cả nước thải sẽ được dẫn thẳng về trạm bơm, rồi từ đây
bơm về các nhà máy xử lý nước thải. Tại các nhà máy xử lý, nước thải sẽ được lắng
lọc cho ra loại nước đạt tiêu chuẩn B (có thể dùng trong sinh hoạt) rồi đổ ra kênh.
Trong mùa mưa, do nước mưa và nước thải lẫn lộn nên tại các giếng tách
dòng có một bộ phận cơ học giúp phân loại nước mưa và nước thải. Nước đạt độ
chuẩn nhất định sẽ nổi lên trên và cho thoát ra kênh. Nước không đạt tiêu chuẩn sẽ
được hút vào các trạm bơm rồi được bơm về nhà máy xử lý. Bằng công nghệ này,
kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè sẽ không phải nhận trực tiếp nước thải nữa. Song song
đó, bùn thải ứ đọng nhiều năm dưới kênh cũng được nạo vét đem đi nơi khác xử lý
[14].
Dự án có 2 giai đoạn [16]:
+ Giai đoạn 1 (xây trạm bơm) được khởi công xây dựng từ năm 2003, tại số 10
Nguyễn Hữu Cảnh (phường 19, quận Bình Thạnh) với tổng vốn đầu tư 18 triệu đôla
Mỹ. Công suất thiết kế đạt 480.000 m3/ngày. Trạm bơm này đã được đưa vào sử
dụng từ tháng 7 năm 2012 nhưng chỉ dừng lại ở việc thu gom (không xử lý) nước
thải ở lưu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, sau đó đổ ra sông Sài Gòn để giải quyết
tình trạng ô nhiễm và ngập úng cho 7 quận trung tâm TP (quận 1, 3, 10, Phú Nhuận,
Bình Thạnh, Tân Bình, Gò Vấp). Hiện tại giai đoạn 1 của dự án cơ bản đã hoàn
thành và môi trường tại khu vực dự án cải thiện đáng kể.
+ Giai đoạn 2: Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè được xây dựng
tại phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, trên diện tích khoảng 40 ha. Nhà máy sẽ áp dụng
một trong bốn công nghệ là bùn hoạt tính, phản ứng theo mẽ, lọc sinh học và lọc
26
Đồ án tốt nghiệp
nhỏ giọt, với mục tiêu chính là thu gom và xử lý nước thải cho lưu vực Nhiêu Lộc Thị Nghè và quận 2. Theo Ban quản lý dự án vệ sinh môi trường Nhiêu Lộc - Thị
Nghè, giai đoạn 2 của dự án dự kiến sẽ khởi công vào tháng 7 năm 2013 và đưa vào
sử dụng vào năm 2019.
27
Đồ án tốt nghiệp
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Địa điểm khảo sát
Đối tượng khảo sát là quần xã ĐVĐKXS cỡ lớn tại 6 điểm dọc kênh Nhiêu
Lộc – Thị Nghè, thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Phạm vi khảo sát
3.2.1.
Vị trí thu mẫu
Mẫu ĐVKXS cỡ lớn được thu tại 6 vị trí khác nhau. Các điểm lấy mẫu được
thể hiện trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Vị trí khảo sát
STT
Vị trí khảo sát, thu
mẫu
mẫu
Tọa độ
Kí hiệu
X
Y
1
CS1
10,793202 106,659591
2
Cầu Lê Văn Sỹ
CLVS
10,785756 106,681424
3
Cầu Kiệu
CK
10,792259 106,686171
4
Cầu Bông
CB
10,793366 106,696277
5
Cầu Thị Nghè 1
CTN1
10,7915
6
3.2.2.
Cầu số 1
Cầu Thị Nghè 2
CTN2
10,787675 106,709721
106,70603
Thời gian khảo sát
Thời gian khảo sát được tiến hành ngày 30 tháng 3 năm 2013.
28
Đồ án tốt nghiệp
CB
CS1
CK
CTN1
CTN2
CLVS
Hình 3.1. Bản đồ vị trí thu mẫu
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1.
Phương pháp thu mẫu hiện trường
- Nguyên tắc thu mẫu:
+ Mỗi khu vực ta sẽ thu mẫu 3 vị trí: bờ trái, giữa và bờ phải. Có tất cả là 6 khu
vực lấy mẫu, vậy tổng cộng mẫu thu được là 18 mẫu.
+ Mỗi mẫu sẽ lấy 4 gàu đáy, một gàu có diện tích là 0,025 m2, vậy tổng diện
tích thu mẫu sẽ là 0,1 m2.
- Các dụng cụ thu mẫu ĐVĐKXS cỡ lớn gồm có: gầu đáy Ekma, sàng lọc
ĐVĐKXS cỡ lớn kích thước mắt lưới inox 1 mm, vợt tay cán dài có đường kính
mắt lưới 1 mm, lọ (hủ) nhựa dung tích 500 ml.
- Các bước thu mẫu:
+ Thả gàu đáy chạm xuống đáy kênh rồi giật nhẹ để khóa gàu bung ra rồi kéo
lên. Các chất (sinh vật, đất, mùn, rác, rễ cây) sẽ được thu vào trong gàu đáy khi kéo
lên.
29