Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 77 trang )
Đồ án tốt nghiệp
3. Kết quả khảo sát ĐVĐKSX cỡ lớn với số lượng loài thấp chỉ có 11 loài,
tập trung trong 3 ngành chính: Mollusca (Thân mềm), Annelida (Giun đốt) và
Arthropoda (Chân khớp). Ngành Mollusca (Thân mềm) có số loài cao nhất (5 loài)
trong tổng số 11 loài chiếm 45,5%, kế đến là ngành Annelida (Giun đốt) có 4 loài
chiếm 36,4% và thấp nhất là ngành Arthropoda (Chân khớp) có 2 loài chiếm 18,2%.
Nằm trong hệ thống điểm BMWP VIET có 7 họ ĐVĐKXS cỡ lớn thuộc 4 bộ.
Trong đó, chiếm ưu thế là bộ (lớp) Gastropoda với 2 họ, các bộ còn lại chỉ với 1 họ.
4. Số loài mỗi vị trị khảo sát dao động từ 0 – 7 loài. Kết quả khảo sát thành
phần loài cho thấy các loài chủ yếu phân bố trên nền đáy cát và bùn. Cầu Thị Ngè 2
là điểm có số lượng loài cao nhất có đến 7 loài, kế đến là cầu Thị Ngè với 4 loài,
các điểm còn lại là 2 loài, riêng ở cầu Số 1 không có loài ĐVĐKXS nào.
5. Mật độ cá thể ĐVĐKXS tại các vị trí khảo sát dao động từ 0 - 5916
con/m2. Mật độ cá thể từ vị trí cầu Số 1 đến cầu Kiệu có xu hướng tăng dần nhưng
sau đó lại giảm ở vị trí cầu Bông còn 380 con/m2 rồi lại tăng nhanh về cuối nguồn
và mật độ cá thể cao nhất tại vị trí cầu Thị Ngè 2 với số lượng 5916 con/m2.
6. Loài ưu thế của các vị trí khảo sát tập trung vào 2 loài ưu thế chủ yếu là
Namalycastis longicirris và Limnodrilus hoffmeisteri. Đây là 2 loài giun chống chịu
tốt với môi trường nước bị ô nhiễm biểu hiện cho nguồn nước của kênh bị ô nhiễm
hữu cơ cao.
7. Giá trị chỉ số ASPT dao động trong khoảng 1 – 2,18. Chất lượng nước tại
các vị trí khảo sát được kết luận ở mức rất bẩn (Polysabrobe). Kết quả phù hợp với
hiện trạng khảo sát. Việc sử dụng chỉ số ASPT để đánh giá chất lượng nước tại lưu
vực kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè là thích hợp.
8. Việc đánh giá chất lượng nước thông qua nhóm ĐVĐKXS dựa trên chỉ số
đa dạng sinh học cho thấy:
+ Chỉ số Shannon – Wienner: có ưu điểm thể hiện được tỷ lệ của các loài
nhưng bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ của loài ưu thế.
+ Chỉ số Margalef: cho biết tổng số loài và tổng số cá thể nhưng không thể
hiện được mức độ ảnh hưởng của loài ưu thế và tỷ lệ của các loài.
61
Đồ án tốt nghiệp
Vì vậy, khi sử dụng các chỉ số đa dạng đánh giá chất lượng nước cần phải
quan tâm đến đặc điểm sinh thái của các loài trong quần xã cùng với đặc điểm môi
trường tại vị trí khảo sát.
Kiến nghị
1. Cần nghiên cứu thêm về việc đánh giá chất lượng nước dựa trên các chỉ tiêu
về lý, hóa sinh để so sánh mối tương quan giữa chất lượng nước với các yếu tố môi
trường để nâng cao kết quả chính xác hơn cho việc đánh giá.
2. Đề tài chỉ tiến hành khảo sát nhóm ĐVĐKXS ở đáy trong một đợt vào tháng
thuộc mùa khô của năm, kết quả khảo sát nhận thấy thành phần loài ở kênh thấp, tần
suất xuất hiện một số loài rất ít. Vì việc khảo sát trong thời gian ngắn sẽ khó nhận
biết được loài đó tồn tại trong nước lâu dài hay chỉ trong thời gian tạm thời nên việc
đánh giá chất lượng nước sẽ không tránh sai sót. Vì thế, để kết quả đánh giá chất
lượng nước được khách quan hơn cần thường xuyên khảo sát và việc khảo sát thực
hiện trong khoảng thời gian lâu dài.
3. Hiện nay, trên hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đã có 2 trạm quan trắc
chất lượng nước nhưng tần suất quan trắc trong năm còn thấp. Vì thế, cần nâng cao
số lần quan trắc để thường xuyên cập nhật những biến đổi về chất lượng nước của
kênh, từ đó có thể đưa ra những giải pháp để giải quyết những vấn đề về môi trường
nước tại kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè một cách hiệu quả và kịp thời.
4. Vận động, tuyên truyền bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố bằng nhiều
hình thức: giáo dục, áp phích, truyền thông…nhằm nâng cao ý thức của con người
trong việc giữ môi trường xanh, sạch, đẹp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường
cũng như giảm thiễu ô nhiễm nguồn nước kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè.
62
Đồ án tốt nghiệp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Ngô Thị Trâm Anh, Trương Thanh Cảnh (2007). Nghiên cứu sử dụng Động vật
không xương Sống cỡ lớn để đánh giá chất lượng nước trên 4 hệ thống kênh
chính tại TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí phát triển KH-CN, 10 (1), 25 -31.
2. Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên, Đặng Ngọc Thanh (1980). Định loại động vật
không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà
Nội.
3. Đoàn Cảnh, Nguyễn Vũ Thanh, Tạ Huy Thịnh, Phạm Đình Trọng (2004). Sử
dụng chỉ số sinh học trung bình ASPT để đánh giá nhanh chất lượng nước ở hệ
sinh thái đất ngập nước của vùng Đồng Tháp Mười. Tạp chí Sinh học, 26 (1), 11
– 18.
4. Clive Pinder, Nguyễn Xuân Quýnh, Steven Tilling (2001). Định loại các nhóm
Động vật không xương sống nước ngọt thường gặp ở Việt Nam. Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia, Hà Nội.
5. Nguyễn Hạ Di. Đánh giá tác động các nguồn thải và xây dựng các giải pháp
nâng cao chất lượng nước kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Đồ án tốt nghiệp, 5/
2013,
http://doc.edu.vn/tai-lieu/do-an-danh-gia-tac-dong-cac-nguon-thai-va-xay-dungcac-giai-phap-nang-cao-chat-luong-nuoc-kenh-nhieu-loc-thi-nghe-11720/
6. Hồ Thanh Hải, Đặng Ngọc Thanh (2001). Động vật chí Việt Nam (tập 5). NXB
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Khánh, Trần Ngọc Sơn. Nghiên cứu ứng dụng Hệ thống quan trắc
sinh học BMWP VIET (Biological Monitoring Working Party) giám sát chất lượng
môi trường nước sông ở thành phố Đà Nẵng, 1/2011,
http://scv.udn.vn/tranngocson/NCKH/2012
8. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Quýnh (2007). Chỉ thị sinh học môi trường, NXB
Giáo Dục.
63
Đồ án tốt nghiệp
9. Nghiên cứu đánh giá thực trạng ô nhiễm nguồn nước kênh rạch tại kênh Thị
Nghè, 3/2013,
http://tailieu.oha.vn/cong-nghe-va-quan-ly-moi-truong/95/1348/do-an-totnghiep-viec-nghien-cuu-danh-gia-thuc-trang-o-nhiem-nguon-nuoc-kenh-rachtai-kenh-thi-nghe.html
10. Ngô Xuân Quảng (2001). Đa dạng sinh học Động vật không xương sống ở sông
Nhuệ và khả năng sử dụng chúng làm chỉ thị đánh giá chất lượng môi trường
nước. Luận án tốt nghiệp cử nhân khoa học, Đại học khoa học tự nhiên, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
11. Ngô Xuân Quảng (2008). Áp dụng hệ thống chỉ số ASPT cho việc đánh giá chất
lượng môi trường nước các con suối vườn quốc gia Núi Chúa. Tuyển tập công
trình nghiên cứu khoa học công nghệ, Viện Sinh học nhiệt đới.
12. Nguyễn Vũ Thanh, Tạ Huy Thịnh (2001). Sử sụng chỉ số sinh học ASPT đánh
giá nhanh chất lượng sinh học nước ở lưu vực sông Cầu, Tạp chí sinh học, 25,
(9-2003), 1 - 10.
13. Sử dụng động vật không xương sống đánh giá chất lượng nước sông cầu Đỏ tại
TP. Đà Nẵng, 4/ 2013,
http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-su-dung-dong-vat-khong-xuong-song-co-londanh-gia-chat-luong-nuoc-song-cau-do-tai-thanh-pho-da-nang-11046/
14. http://dantri.com.vn/xa-hoi/
15. http://hepa.gov.vn
16. http://nld.com.vn
17. http://phapluattp.vn
18. http://vi.wikipedia.org/wiki/kenh-nhieu-loc-thi-nghe
19. tuoitre.vn
Tiếng Anh
20. Arwin V. Provonsha, W.Patrick Mc Cafferty (1981). Aquatic Entomology.
Jones and Bartlett Publishers, inc.
64