Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 136 trang )
Nguyễn Hà Vân- Anh 3 Luật KDQT K45
4.1.1. Hiệu quả truyền thông
Hiệu quả về truyền thông đánh giá nhận thức, hiểu biết, thái độ và hành vi của
khách hàng cũng như thị trường về chương trình khuyến mại. Không phải thông tin về
khuyến mại nào cũng tới được với người tiêu dùng và không phải lúc nào cũng đủ sức
thuyết phục, kích thích họ mua sắm. Để biết được hiệu quả truyền thông, người xây
dựng chương trình khuyến mại có thể phân tích dựa trên việc thu thập thông tin và điều
tra thái độ khách hàng thông qua chính hoạt động khuyến mại như: bảng hỏi, quan sát
khách hàng trong và sau khuyến mại, tổng hợp số liệu… hay thực hiện điều tra thị
trường. Hiệu quả truyền thông có thể được đánh giá thông qua các vai trò sau của
khuyến mại:
Cung cấp thông tin cho khách hàng
Trong tác động này, khuyến mại phải thu hút được sự chú ý của khách hàng về
sản phẩm. Đặc biệt đối với việc ra mắt sản phẩm mới, khuyến mại có tác động đáng kể
trong việc xúc tiến bán hàng ở giai đoạn thâm nhập thị trường. Thông qua các chương
trình khuyến mại, khách hàng được tiếp cận với thông tin về sản phẩm như tính năng,
công dụng… trong khi vai trò này thường được phát huy chủ yếu ở công cụ quảng cáo,
ví dụ: chương trình khuyến mại ưu đãi sử dụng dịch vụ miễn phí trong một thời gian
nhất định, kèm theo đó, doanh nghiệp có thể cập nhật thông tin bằng cách trao đổi qua
email hay điện thoại.
Sau một thời gian khuyến mại, khách hàng phải nắm được lượng thông tin nhất
định về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và hiểu được lợi ích mà sản phẩm, dịch
vụ đó đem lại. Doanh nghiệp có thể kiểm chứng hiệu quả này thông qua công tác điều
tra thị trường, điều tra khách hàng.
Tạo sự hứng thú với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
Khuyến mại là công cụ quan trọng và hiệu quả trong việc tạo ra sự hứng thú của
khách hàng. Trên thực tế, khách hàng rất dễ bị ảnh hưởng bởi các chương trình khuyến
mại mới mẻ độc đáo, nhiều khách hàng còn tìm thấy niềm vui, sự thú vị khi tìm hiểu
- 19 -
Nguyễn Hà Vân- Anh 3 Luật KDQT K45
các chương trình khuyến mại với giá trị cao, những quà tặng, phần thưởng giá trị lớn
cũng như sự phong phú trong việc bố trí trưng bày biển hiệu, áp phích, sản phẩm đẹp
mắt.
Sự hứng thú và cảm tình với sản phẩm là một trong những bước đệm quan trọng
nhất dẫn tới thực hiện hành vi của khách hàng. Đối với các doanh nghiệp, hiệu quả này
có vai trò đặc biệt trong thu hút khách hàng mới và duy trì sự trung thành của khách
hàng hiện tại. Một khi hình thức khuyến mại hấp dẫn thu hút được sự chú ý của khách
hàng có thể đem lại hiệu quả tăng doanh số bán hàng đáng kể trong thời gian ngắn.
Khuyến mại tạo nên sự hứng thú đặc biệt đối với các hình thức mà khách hàng
được trải nghiệm thực sự về sản phẩm như: sử dụng dịch vụ miễn phí, giảm giá, tặng
thêm giá trị sản phẩm, tặng quà đi kèm v.v.
Như vậy, doanh nghiệp cần có phương án, kế hoạch gây chú ý, quan trọng hơn là
khuyến khích tạo hứng thú của khách hàng với sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.
Nhận diện thương hiệu
Đây là việc khuyến mại tạo nên sự nhận biết nhất định về sản phẩm, dịch vụ cho
người tiêu dùng. Mức độ nhận diện là tiêu chí đầu tiên để người tiêu dùng tin, lựa chọn
và sử dụng sản phẩm. Theo đó, sản phẩm dịch vụ tạo được sự nhận biết tốt sẽ khiến
người tiêu dùng lựa chọn ở mức độ tin dùng cao nhất.
Các chương trình khuyến mại đặc biệt giúp xây dựng nên đặc trưng của doanh
nghiệp, có tác dụng lớn trong nhận diện thương hiệu. Những nhãn hàng khi được mặc
định cho một dòng sản phẩm hay dịch vụ nào đó sẽ phát huy ưu thế hơn hẳn so với
dịch vụ cùng loại, phân biệt được với sản phẩm, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh và do
đó, nhận được tín nhiệm cao từ khách hàng.
Xây dựng lòng tin, sự trung thành của khách hàng
Khuyến mại là một cách để giữ chân khách hàng, duy trì cảm tình và củng cố lòng
trung thành của khách hàng với thương hiệu. Khuyến mại phải góp phần khẳng định
tên tuổi và hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng và trên thị trường.
- 20 -
Nguyễn Hà Vân- Anh 3 Luật KDQT K45
Như vậy, doanh nghiệp phải đảm bảo luôn duy trì quan hệ tốt với khách hàng, có thể
thấy các hình thức khuyến mại phát huy hiệu quả cao khi kết hợp với hoạt động quan
hệ công chúng và các chương trình khách hàng lâu năm. Ví dụ, tặng thưởng cho các
khách hàng trong các dịp lễ tết, tổ chức các chương trình cho khách hàng thường
xuyên, ưu đãi đặc biệt trong sử dụng dịch vụ… Những chương trình này được thực
hiện thường xuyên sẽ củng cố hình ảnh của doanh nghiệp một cách hiệu quả.
4.1.2. Hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh đánh giá tầm ảnh hưởng của khuyến mại đối với những yếu
tố ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như doanh thu, sức
tiêu thụ hàng hoá, khả năng cạnh tranh trên thị trường… Theo đó, doanh nghiệp cần
đánh giá bằng phương pháp so sánh hiệu quả doanh thu, doanh số trước, trong và sau
chương trình khuyến mại. Bên cạnh đó, cũng cần thống kê số liệu từng chương trình,
thu thập và lưu giữ thông tin phản hồi của khách hàng dùng để phân tích và tham khảo
sau này. Hiệu quả kinh doanh có thể được đánh giá dựa trên những ảnh hưởng sau:
Khuyến khích tiêu dùng
Đây là tác động quan trọng nhất tạo nên đặc trưng của khuyến mại trong các công
cụ xúc tiến. Khuyến mại phải là công cụ hiệu quả trong kích cầu mua sắm, với mục
tiêu cuối cùng là tạo nên cầu về hàng hoá dịch vụ, tức là khuyến khích khách hàng thực
hiện hành vi mua bằng việc liên tục đáp ứng những thay đổi trong yêu cầu của khách
hàng, sở thích, ưu tiên của khách hàng, khi kinh tế tăng trưởng hay suy giảm.
Đối với khách hàng tiềm năng, khuyến mại hiệu quả giúp chuyển từ sự nhận biết
thông tin, tạo hứng thú tiến tới thực hiện hành vi mua hàng. Một chương trình khuyến
mại được thiết kế phù hợp sẽ đem lại những tác động tích cực. Ví dụ, nếu doanh nghiệp
giới hạn thời gian số lượng khuyến mại một cách rõ ràng, cụ thể, khách hàng sẽ cho
rằng đây là sản phẩm được ưa thích và có chất lượng cao nên sẽ cố gắng mua được và
mua nhanh, nếu không sẽ bị người khác mua hết. Khuyến mại, như vậy cũng tạo cho
khách hàng một lý do để dùng thử một nhãn hiệu nào đó, đây là hệ quả của tác động
- 21 -
Nguyễn Hà Vân- Anh 3 Luật KDQT K45
gây sự hứng thú đã phân tích ở trên, khi khách hàng nảy sinh nhu cầu tìm hiểu, khám
phá những lựa chọn mới nhằm nâng cao và làm phong phú chất lượng cuộc sống.
Đối với khách hàng hiện tại, khuyến mại thuyết phục họ tiêu dùng nhiều hơn nữa
sản phẩm, nhờ đó làm tăng tiêu thụ và tăng doanh số bán hàng. Hiệu quả này đối với
doanh nghiệp có thể lí giải ở chỗ, người tiêu dùng sẽ nhận thấy việc tham gia khuyến
mại giúp làm giảm chi phí phải bỏ ra để sở hữu được hàng hoá, điển hình ở các hình
thức giảm giá hay tặng kèm quà tặng, giá trị sản phẩm. Ví dụ, mua hai tặng một, tặng
thêm 50% giá trị thẻ nạp,v.v. Theo đó, khách hàng có thể tăng khối lượng mua trên
một hạn mức tiền tệ, tăng chủng loại hàng mua trên một hạn mức chi phí,7 giúp họ tiết
kiệm thời gian, tiền bạc cho việc chọn lựa mua sắm. Với ý nghĩa này, tốc độ tiêu thụ
tăng lên do khách hàng khi mua sắm luôn có tâm lý thoải mái vì tin rằng mình là người
tiêu dùng khôn ngoan, tài tình bởi lẽ, họ vẫn mua sắm đúng thương hiệu phù hợp với
nhu cầu bình thuờng, tiết kiệm được tiền mà còn được hưởng thêm lợi ích.
Tăng doanh số bán hàng
Đây là tác động tất yếu sau tác động khuyến khích tiêu dùng, do đó làm tăng
doanh số bán hàng và làm tăng doanh thu. Các doanh nghiệp thường sử dụng phương
pháp so sánh doanh số trước, trong và sau chương trình khuyến mại. Ví dụ, trước khi
thực hiện chương trình khuyến mại, doanh số của công ty chiếm 15% tỷ phần thị
trường, trong khi thực hiện khuyến mại tăng lên 25% và sau khi kết thúc còn 18%. Như
vậy tác dụng của khuyến khích bán là rõ ràng. Do thực hiện chương trình mà trong thời
gian khuyến mại, doanh số của công ty tăng lên 25% , chứng tỏ chương trình đã thu hút
được nhiều khách hàng mới, và sau khi kết thúc, tỷ phần là 18%, chứng tỏ nhiều khách
hàng mới đã tin tưởng và ở lại tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của công ty. Nhìn chung
đây cũng là mục tiêu cuối cùng của mọi biện pháp Marketing mà một doanh nghiệp sử
dụng, tuy nhiên, có thể thấy khuyến mại là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực
nhất.
7
Chu Tiến Đạt (19/10/2006), “Khuyến mại và các tác động của khuyến mại”, http://www.tapchibcvt.gov.vn/engb/kinhtebuudien/2009/2/17206.bcvt, 1/3/2010.
- 22 -
Nguyễn Hà Vân- Anh 3 Luật KDQT K45
Nâng cao khả năng cạnh tranh
Đây là tác động mang tính dài hạn trong hiệu quả kinh doanh mà khuyến mại
mang lại. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, khuyến mại có thể xem như một
công cụ cạnh tranh hiệu quả. Các chương trình khuyến mại được thiết kế hợp lý giúp
tạo lợi thế cho các doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thu hút khách
hàng của đối thủ về phía mình và dần biến họ thành khách hàng trung thành. Những
hình thức khuyến mại đặc biệt sẽ giúp củng cố vị trí của doanh nghiệp, giúp họ ít bị
ảnh hưởng khi có biến động thị trường hay có sự gia nhập của doanh nghiệp mới.
Ngược lại, có thể giúp doanh nghiệp mới có chỗ đứng nhất định và sự khác biệt hoá so
với các doanh nghiệp lâu năm khác, từ đó có thể chống đỡ tốt hơn với những cuộc cạnh
tranh gay gắt. Chỗ đứng vững chắc trên thị trường cũng tạo nên uy tín, giúp tăng cường
hợp tác, đầu tư trong và ngoài nước, đây là hiệu quả có được nhờ hình ảnh của doanh
nghiệp được cải thiện đáng kể nhờ hoạt động xúc tiến, trong đó, các chương trình
khuyến mại góp phần không nhỏ.
4.2.
Hiệu quả tiêu cực
Những tác động tích cực trên cho thấy việc sử dụng các biện pháp xúc tiến bán có
thể nhận được phản ứng tích cực của người mua. Nhiều doanh nghiệp đang lầm tưởng
rằng, đó là một công cụ đảm bảo để doanh nghiệp hút người tiêu dùng về phía mình,
tức là khuyến mại càng nhiều với cường độ càng cao thì càng thu hút được nhiều khách
hàng. Họ dành nhiều thời gian, công sức đầu tư cho khuyến mại mà quên đi việc đầu tư
cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tác dụng của khuyến mại chỉ mang tính ngắn
hạn, trong thời kì dài hạn, khuyến mại không những có thể không phát huy tác dụng
mà nếu không tính toán cẩn thận sẽ có thể phản tác dụng. Những tác động tiêu cực mà
một nhà làm Marketing có thể tính tới gồm các tác động lên người tiêu dùng và tác
động tới doanh nghiệp. Tuy vậy, có thể nhận thấy đối tượng của khuyến mại chính là
khách hàng, cho nên những tác động tiêu cực lên khách hàng cũng chính là tác động
- 23 -
Nguyễn Hà Vân- Anh 3 Luật KDQT K45
tiêu cực đối với việc kinh doanh của doanh nghiệp. Sau đây là những hậu quả tiêu cực
có thể thấy khi đánh giá về hiệu quả của hoạt động khuyến mại.
4.2.1. Tác động về mặt kinh tế
Đối với doanh nghiệp, khuyến mại chắc chắn làm tăng một số khoản chi phí như:
chi phí bảo quản hàng hoá, chi phí sản xuất hàng mẫu cho không, quà tặng giải thưởng,
chi phí nhân lực, tuyên truyền quảng cáo… Mặt doanh thu có thể tăng, nhưng do chi
phí bỏ ra quá lớn mà nhiều chương trình khuyến mại thu về lợi nhuận không cao, thậm
chí không có lợi nhuận hoặc lỗ.
Đối với khách hàng, việc mua sắm theo các chương trình khuyến mại, đặc biệt
các chương trình mua nhiều sản phẩm được tặng thêm quà hay giảm giá, gây lãng phí,
tiêu thụ không cần thiết do tâm lý ham rẻ hơn là do nhu cầu. Ngoài ra, khách hàng sẽ
tốn thời gian tìm kiếm, so sánh các chương trình khuyến mại với nhau để tìm ra
chương trình tốt nhất, hoặc so sánh lợi ích khi có hoặc không có khuyến mại, dẫn tới
việc không mua hàng khi có nhu cầu thực sự mà cố gắng đợi tới khuyến mại mới mua.
Trường hợp này khá phổ biến với khuyến mại trong ngành dịch vụ di động, khách hàng
cố đợi tới khi khuyến mại mới nạp thẻ, còn bình thường chỉ nạp mệnh giá rất thấp để
cầm chừng.
Về lâu dài, khách hàng dễ bị hạn chế dần về chọn lựa khi mua hàng do thói quen
mua hàng khuyến mại, hoặc duy trì mua hàng của doanh nghiệp để chứng tỏ lòng trung
thành và nhận các ưu đãi từ doanh nghiệp, trong khi thực sự chưa chắc họ luôn hài lòng
với chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
4.2.2. Tác động về nhận thức
Những tác động của khuyến mại lên nhận thức của khách hàng có thể làm thay
đổi suy nghĩ, đánh giá của họ về chương trình khuyến mại cũng như về doanh nghiệp.
Những đánh giá này có thể bao gồm các khía cạnh như giá cả, chất luợng v.v
Về giá cả, khi doanh nghiệp lạm dụng khuyến mại, đặc biệt là khuyến mại về giá,
khách hàng dễ có nhận thức, đánh giá tiêu cực về hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại.
- 24 -
Nguyễn Hà Vân- Anh 3 Luật KDQT K45
Khách hàng có xu hướng cho rằng giá thực tế của hàng hoá, dịch vụ chính là giá
khuyến mại.8 Như vậy, đối với họ, khi không có khuyến mại, giá hàng hoá, dịch vụ
thông thường là cao và khó chấp nhận được, chính vì thực tế này mà các doanh nghiệp
hiện nay coi việc khuyến mại là nhằm giữ chân và duy trì sự trung thành của khách
hàng.
Về chất lượng, những hình thức khuyến mại về giá ảnh hưởng tiêu cực đến nhận
thức của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Có thể nhận
thấy tâm lý người tiêu dùng, đặc biệt ở Việt Nam, thường cho rằng, những hàng hoá
được khuyến mại thường là hàng loại, có chất lượng thấp, kiểu dáng, mẫu mã lỗi thời.
Những hàng hoá này có chất lượng thấp ít nhất là so với hàng hoá, dịch vụ cùng loại
của doanh nghiệp khác không có hình thức khuyến mại này, thậm chí là thấp hơn hàng
hoá, dịch vụ của chính doanh nghiệp đó khi không có khuyến mại.9 Chương trình
khuyến mại dù rầm rộ, hấp dẫn tới đâu nhưng sản phẩm được khuyến mại lại kém chất
lượng thì cũng trở nên vô nghĩa. Tương tự như vậy với hàng hoá dùng để khuyến mại,
doanh nghiệp thường bị đánh giá là sử dụng những hàng hoá loại, lỗi mốt, hết hạn để
dùng làm yếu tố kích thích người tiêu dùng. Do đó, doanh nghiệp cần đặt yếu tố chất
lượng lên hàng đầu bởi đó mới chính là lý do gốc rễ kéo người tiêu dùng đến với sản
phẩm của doanh nghiệp.
4.2.3. Tác động về thái độ cảm xúc
Như đã phân tích, cảm xúc và sự hứng thú có vai trò quyết định rất lớn trong việc
khuyến khích khách hàng thực hiện hành vi mua, nếu không có được sự thích thú với
các chương trình khuyến mại, trái lại còn gây bức xúc, không hài lòng cho khách hàng
thì tác động tiêu cực là không thể tránh khỏi.
Khách hàng dễ rơi vào trạng thái thất vọng khi háo hức tìm mua sản phẩm được
khuyến mại mà chất lượng, giá cả lại không được như doanh nghiệp quảng cáo, thông
8
Chu Tiến Đạt (19/10/2006), “Khuyến mại và các tác động của khuyến mại”, http://www.tapchibcvt.gov.vn/engb/kinhtebuudien/2009/2/17206.bcvt, 1/3/2010.
9
Hồng Anh (7/9/2009), “Cuộc tháo chạy của thuê bao di động trả sau”, http://www.vnexpress.net/GL/Kinhdoanh/2009/09/3BA13285/, 1/3/2020.
- 25 -
Nguyễn Hà Vân- Anh 3 Luật KDQT K45
báo. Bên cạnh đó, chính vì tính ngắn hạn của khuyến mại mà dường như các doanh
nghiệp ở hầu hết các lĩnh vực đều dành ưu tiên cho đối tượng khách hàng mới mà lơ là
đối tượng khách hàng trung thành. Điều này dễ gây nên thái độ bức xúc đối với khách
hàng trung thành, khi họ luôn cống hiến, tận tuỵ với doanh nghiệp nhưng lại không
đươc quan tâm bằng khách hàng tiềm năng. Điều này rất phổ biến trong lĩnh vực viễn
thông di động, ứng với việc đối tượng thuê bao trả sau thường bị các nhà mạng “ghẻ
lạnh” hơn so với các thuê bao trả trước trong việc tung ra các chương trình khuyến mại.
Như vậy, nếu khuyến mại không được lên kế hoạch hợp lý hay bị lạm dụng, rất có
thể sẽ đem lại nhũng tác động xấu lên người tiêu dùng, do đó tác động lên bản thân
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiêm trọng hơn, khi khuyến mại bị lạm
dụng nhằm lôi kéo khách hàng, có thể gây thiệt hại tới các chủ thể cạnh tranh khác trên
thị trường, đặc biệt là các doanh nghiệp mới, doanh nghiệp vừa và nhỏ khi bản thân họ
không đủ khả năng để thực hiện các chương trình khuyến mại tương tự. Do đó, tác
động tiêu cực của khuyến mại sẽ ảnh hưởng tới môi trường cạnh tranh trên thị trường.
Nhìn chung, có thể thấy khi đánh giá hiệu quả một chương trình khuyến mại, ta
có thể thấy cả hai mặt tác động của nó, thường thì khuyến mại đem lại tác động tích
cực về ngắn hạn và tiêu cực về dài hạn. Các nhà thực hiện chương trình luôn phải xem
xét trong tổng thể cả hai mặt này, từ đó rút ra kinh nghiệm cho việc thực hiện kế hoạch
mới, đảm bảo hạn chế tác động tiêu cực và phát huy các tác động tích cực cho sự thành
công của chiến dịch mới.
III.
Vai trò của hoạt động khuyến mại đối với doanh nghiệp dịch vụ viễn
thông di động
1. Củng cố kêt qua hoạt động kinh doanh
́
̉
1.1.
Tăng sô lượng thuê bao
́
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông di động, khuyến mại là
công cụ hết sức quan trọng trong việc thu hút và khuyến khích khách hàng sử dụng
dịch vụ. Trên thực tế, lĩnh vực viễn thông di động mới chỉ thực sự phát triển ở Việt
- 26 -
Nguyễn Hà Vân- Anh 3 Luật KDQT K45
Nam khoảng 10 năm trở lại đây, nhưng sức nóng của nó lại lan nhanh hơn bất cứ lĩnh
vực nào khác, thể hiện rõ nhất ở số lượng thuê bao di động tăng nhanh tới chóng mặt.
Có được điều này là nhờ các doanh nghiệp thông tin di động đã thực sự năng động
trong việc nắm bắt nhu cầu thị trường và sáng tạo trong công tác quảng bá thương hiệu
của mình tới với công chúng. Một trong những công cụ hiệu quả và phổ biến nhất mà
các doanh nghiệp đã và đang sử dụng chính là công cụ khuyến mại.
Trong lĩnh vực viễn thông di động, công cụ khuyến mại thể hiện rõ vai trò khuyến
khích tiêu dùng ở tác động làm tăng lượng thuê bao di động. Theo số liệu thống kê của
Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến hết tháng 2 năm 2010, tổng số thuê bao điện
thoại là 138,15 triệu thuê bao, tăng 61,8% so với cùng thời điểm năm 2009, trong đó số
thuê bao di động toàn ngành chiếm khoảng 85,7%, đạt khoảng 117,4 triệu, tăng 63,3%,
gấp gần 6 lần số thuê bao cố định là 20,75 triệu.10 Sự tăng nhanh của con số thuê bao di
động nằm trong xu hướng luôn luôn tăng của lĩnh vực này, nhưng cũng không thể phủ
nhận tác động rõ rệt của chính sách khuyến mại, giảm giá “nhiệt tình” từ các nhà mạng.
Dưới góc độ dịch vụ viễn thông di động, tác động tăng lượng thuê bao có thể được
nhìn nhận thành hai yếu tố: Tăng lượng thuê bao mới và thu hút trở lại thuê bao rời
mạng.
1.1.1. Tăng số lượng thuê bao hoà mạng mới
Tác động này có được chủ yếu nhờ vào các chương trình khuyến mại hướng vào
đối tượng khách hàng tiềm năng nhằm thuyết phục họ gia nhập mạng. Hiện nay, đối
tượng khách hàng tiềm năng của các doanh nghiệp viễn thông di động thường là khách
hàng của đối thủ cạnh tranh và các đối tượng khách hàng chưa từng sử dụng các dịch
vụ viễn thông. Như đã phân tích ở chương trước, đối với các đối tượng mục tiêu này,
các hãng thường hướng tới sử dụng các hình thức khuyến mại có giá trị nhằm gây ấn
tượng và thúc đẩy hành vi mua sắm dịch vụ của hãng.
10
InfoTV 9(4/3/2010),“Thuê bao di động Việt Nam đã vượt xa số dân”, http://dailyinfo.vn/8-54-125752-Thuebao-di-dong-Viet-Nam-da-vuot-xa-so-dan.html, 10/3/2010.
- 27 -