Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1003.74 KB, 93 trang )
Đề tài
Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại Công ty
cổ phần Vinafco
Logistics đƣợc ủy ban logistics của Mỹ định nghĩa nhƣ sau : Logistics
là quá trình lập kế hoạch , chọn phƣơng án tối ƣu để thực hiện việc quản lý,
kiểm soát việc di chuyển và bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về
thời gian đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cũng nhƣ
các thông tin tƣơng ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến
tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Luật Thƣơng mại Việt Nam năm 2005 không đƣa ra khái niệm
“logistics” mà đƣa ra khái niệm “ dịch vụ logistics” nhƣ sau: “Dịch vụ
logistics là hoạt động thƣơng mại, theo đó thƣơng nhân tổ chức thực hiện một
hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lƣu kho, lƣu bãi, làm
thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tƣ vấn khách hàng, đóng gói bao bì,
ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá
theo thoả thuận với khách hàng để hƣởng thù lao.( Điều 233- Luật Thƣơng
mại Việt Nam năm 2005)
Qua một số khái niệm trên đây, chúng ta thấy cho dù có sự khác nhau
về từ ngữ và cách diễn đạt, cách trình bày nhƣng trong nội dung, tất cả đều
cho rằng logistics chính là hoạt động quản lý dòng lƣu chuyển của nguyên vật
liệu từ khâu mua sắm , qua quá trình lƣu kho, sản xuất ra sản phẩm và phân
phối tới tay ngƣời tiêu dùng. Mục đích giảm chi phí phát sinh hoặc sẽ phát
sinh với một thời gian ngắn nhất trong quá trình vận động của nguyên vật liệu
phục vụ sản xuất cũng nhƣ phân phối hàng hóa một cách kịp thời. Tóm lại,
logistics là nghệ thuật tổ chức sự vận động của hàng hóa, nguyên vật liệu từ
khi mua sắm, qua các quá trình lƣu kho, sản xuất, phân phối cho đến khi đƣa
đến tay ngƣời tiêu dùng.
Trần Ngọc Diệp – A6K42B
9
Đề tài
Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại Công ty
cổ phần Vinafco
Hình 1.1 : Mô hình tổng quan về logistics
Điểm cung
cấp nguyên/
vật liệu
Kho dự trữ
nguyên
liệu
v/c
Kho
Kho dự trữ
sản phẩm
Sản xuất
v/c
Nhà máy
Kho
v/c
Nhà máy
Logistics nội biên
Kho
Thị trƣờng
tiêu dùng
v/c
Kho
A
B
Logistics ngoại biên
(Nguồn : Logistics Khả năng ứng dụng và phát triển trong kinh doanh dịch vụ vận tải giao
nhận Việt Nam, NXB Giao thông vận tải-2006)
2. Đặc điểm của logistics
Khi nghiên cứu về logistics, chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm cơ
bản sau đây :
2.1.
Logistics có thể coi là tổng hợp của các hoạt động của doanh
nghiệp trên các khía cạnh chính , đó là logistics sinh tồn,
logistics hoạt động và logistics hệ thống
Logistics sinh tồn có liên quan tới các nhu cầu cơ bản của cuộc sống.
Tại bất kì thời điểm nào, trong bất cứ môi trƣờng nào, logistics sinh tồn cũng
tƣơng đối ổn định và có thể dự đoán đƣợc. Con ngƣời có thể nhận định đƣợc
về nhu cầu nhƣ : cần gì, cần bao nhiêu, khi nào cần và cần ở đâu…Logistics
sinh tồn là hoạt động cơ bản của các xã hội sơ khai và là thành phần thiết yếu
Trần Ngọc Diệp – A6K42B
10
Đề tài
Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại Công ty
cổ phần Vinafco
trong một xã hội công nghiệp hóa. Logistics sinh tồn cung cấp nền tảng cho
logistics hoạt động.
Logistics hoạt động mở rộng các nhu cầu cơ bản bằng cách liên kết các
hệ thống sản xuất các sản phẩm. Logistics liên kết các nguyên liệu thô doanh
nghiệp cần trong quá trình sản xuất, các dụng cụ sử dụng nguyên liệu đó trong
quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm có đƣợc từ sản xuất. Khía cạnh này
của logistics cũng tƣơng đối ổn định và có thể dự đoán đƣợc. Nhƣng logistics
hoạt động lại không thể dự đoán đƣợc khi nào máy móc có sự cố, để sửa chữa
thì cần cái gì và thời gian sửa chữa… Nhƣ vậy, logistics hoạt động chỉ liên
quan tới sự vận động và lƣu kho của nguyên liệu vào trong, qua và đi ra khỏi
doanh nghiệp và là nền tảng cho logistics hệ thống.
Logistics hệ thống kiên kết các nguồn lực cần có trong việc giữ cho hệ
thống hoạt động. Những nguồn lực này bao gồm thiết bị , phụ tùng thay thế,
nhân sự và đào tạo, tài liệu kỹ thuật, các thiết bị kiểm tra, hỗ trợ và nhà
xƣởng…Các yếu tố này không thể thiếu và phải đƣợc kết hợp chặt chẽ nếu
muốn duy trì sự hoạt động của một hệ thống sản xuất hay lƣu thông.
Logistics sinh tồn, logistics hoạt động và logistics hệ thống không tách
rời nhau, quan hệ chặt chẽ với nhau, làm nền tảng cho nhau tạo thành một
chuỗi dây chuyền logistics. Chuỗi dây chuyền này đƣợc tiếp cận theo 2
hƣớng:
+ Chuỗi logistics theo trục ngang
Hình 1.2 : Mô hình tiếp cận logistics theo trục ngang
Logistics sinh tồn
Trần Ngọc Diệp – A6K42B
Logistics hoạt động
11
Logistics hệ thống
Đề tài
Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại Công ty
cổ phần Vinafco
Theo cách tiếp cận chuỗi logistics theo trục ngang thì logistics sinh tồn
là nhân tố thứ nhất. Tại đó, toàn bộ thời gian đƣợc sử dụng cho một cuộc đấu
tranh sinh tồn không có điểm kết. Trong điều kiện này, các cá nhân không sở
hữu cả công cụ lẫn nhu cầu sản xuất ra thành phẩm để trao đổi với nhau. Cho
nên tất cả mọi nỗ lực đƣợc sử dụng để nhằm đảm bảo sự tồn tại của các cá
nhân. Trong điều kiện đó, logistics chỉ là sự tập trung các nguyên liệu cuộc
sống nhƣ lƣơng thực, thực phẩm, quần áo, nơi cƣ trú để cung cấp cho sự tiếp
diễn của cuộc sống. Logistics sinh tồn hoạt động nhƣ là hoạt động độc lập,
tuy nhiên điều này chỉ là tạm thời. Bởi vì khi các điều kiện phát triển thì dễ
nhận thấy có khả năng đóng ghế sẽ bắt đầu sử dụng sức lực của mình để
chuyên tâm vào việc đó, sản xuất ra có thể vƣợt quá nhu cầu và các sản phẩm
thừa đó sẽ đƣợc dùng để trao đổi với ngƣời khác. Ngƣời đóng ghế có thể cần
nguyên liệu thô để trao đổi với ngƣời khác. Ghế có thể coi là nguyên vật liệu,
bán thành phẩm đang trong quá trình chờ để đƣợc chuyển thành các dạng lắp
ghép khác hoặc cũng có thể coi là thành phẩm đang trong quá trình chờ giao
hàng. Nhƣ vậy, logistics hoạt động đã đƣợc hình thành. Logistics hoạt động
không thể tồn tại độc lập mà phải trên nền tảng logistics sinh tồn. Mọi việc
đều phát triển và tiến tới một trình độ cao hơn. Và quá trình chuyên môn hóa
ngày càng sâu rộng hơn. Ngƣời sản xuất ghế giờ đây chỉ tập trung vào sản
xuất ghế và dành phần sửa chữa cho một ngƣời chuyên môn hơn. Vậy là
chuỗi logistics hệ thống là hệ quả của logistics sinh tồn và logistics hoạt động.
Và nó không thể tồn tại độc lập với logistics sinh tồn và logistics hệ thống.
+ Chuỗi logistics theo trục dọc
Ba khía cạnh logistics giờ đây đƣợc sắp xếp theo hình tháp, mỗi khía
cạnh của logistics đƣợc các khía cạnh khác ở cấp độ cao hơn hỗ trợ.
Hình 1.3 : Mô hình logistics tiếp cận theo trục dọc
Trần Ngọc Diệp – A6K42B
12
Đề tài
Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại Công ty
cổ phần Vinafco
Logistics hệ thống
Logistics hoạt động
Logistics sinh tồn
Ví dụ, một nhà máy thép đòi hỏi nguyên liệu thô ( quặng sắt) cho quá
trình sản xuất, thép tồn tại trong nhà máy dƣới nhiều giai đoạn cho đến khi
thành thành phẩm cuối cùng. Nhà máy thép này cần thiết phải phát triển
chƣơng trình logistics nhằm hỗ trợ cho phân phối sản phẩm. Nhƣ vậy, nhà
máy thép đã liên kết các yếu tố của logistics hoạt động với sự hiểu biết hạn
chế về logistics hệ thống.
2.2.
Logistics là một dịch vụ
Logistics tồn tại để cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp hoặc cho khách
hàng của doanh nghiệp, dịch vụ, đối với cả doanh nghiệp hay khách hàng đều
đƣợc cung cấp thông qua việc tập trung các yếu tố khác nhau, các yếu tố này
là các bộ phận tạo thành chuỗi logistics.
Dịch vụ logistics trong doanh nghiệp chú trọng đến các yếu tố về quản
trị nguyên vật liệu, lƣu kho trong nhà máy và phân phối vật chất. Tuy nghiên
trong hoạt động của doanh nghiệp không phải chỉ dừng lại ở yêu cầu các yếu
tố cơ bản mà dịch vụ logistics cung cấp trên đây mà có thể cần cung cấp thêm
các dịch vụ khác của logistics.
2.3.
Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải
và giao nhận
Logistics là sự phát triển của dịch vụ vận tải giao nhận ở trình độ cao và
hoàn thiện. Qua các giai đoạn phát triển, logistics đã làm cho khái niệm vận
tải giao nhận truyền thống ngày càng đa dạng và phong phú thêm. Từ chỗ
Trần Ngọc Diệp – A6K42B
13
Đề tài
Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại Công ty
cổ phần Vinafco
thay mặt khách hàng để thực hiện các công việc đơn điệu, lẻ tẻ, tách biệt nhƣ :
thuê tàu, lƣu cƣớc, chuẩn bị hàng, đóng gói, tái chế hàng, làm thủ tục thông
quan.. cho tới cung cấp trọn gói một dịch vụ vận chuyển từ kho đến kho
(Door to Door) đúng nơi, đúng lúc dể phục vụ nhu cầu khách hàng. Từ chỗ
đóng vai trò là đại lý, ngƣời đƣợc ủy thác trở thành một bên chính trong các
hoạt động vận tải giao nhận với khách hàng, chịu trách nhiệm trƣớc các
nguồn luật điều chính đối với những hành vi của mình. Không phải nhƣ trƣớc
kia chỉ cần dăm ba xe tải, một vài kho chứa hàng…là có thể triển khai cung
cấp dịch vụ vận tải giao nhận cho khách hàng. Ngày nay, do yêu cầu về dịch
vụ cung cấp cho khách hàng ngày càng đa dạng, phong phú, ngƣời cung cấp
dịch vụ phải tổ chức quản lý một hệ thống đồng bộ từ giao nhận đến vận tải,
cung ứng nguyên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo quản hàng hóa trong
kho, phân phối hàng hóa đúng nơi, đúng lúc, sử dụng thông tin điện tử để theo
dõi , kiểm tra…
2.4.
Logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phương
thức
Trƣớc đây, hàng hóa đi từ nƣớc ngƣời bán sang nƣớc ngƣời mua dƣới
nhiều hình thức hàng lẻ, phải qua tay nhiều ngƣời vận tải và nhiều phƣơng
thức vận tải khác nhau, vi vậy xác suất rủi ro mất mát đối với hàng hóa rất lớn
và ngƣời gửi hàng phải ký nhiều hợp đồng với nhiều ngƣời vận tải khác nhau,
trách nhiệm của mỗi ngƣời vận tải theo đó chỉ giới hạn trong chặng đƣờng
hay dịch vụ mà anh ta đảm nhiệm. Những năm 60-70 của thế kỷ XX, cách
mạng container trong ngành vận tải đã đảm bảo an toàn và độ tin cậy trong
vận chuyển hàng hóa, là tiền đề và cơ sở cho sự ra đời và phát triển vận tải đa
phƣơng thức. Vận tải đa phƣơng thức ra đời, bây giờ ngƣời gửi hàng chỉ cần
ký hợp đồng với một ngƣời, đó là ngƣời kinh doanh vận tải đa phƣơng thứcMultimodal transport operator- MTO. MTO sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực
Trần Ngọc Diệp – A6K42B
14
Đề tài
Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại Công ty
cổ phần Vinafco
hiện toàn bộ việc vận chuyển hàng hóa từ khi nhận hàng cho tới khi giao hàng
bằng một chức từ duy nhất (Chứng từ vận tải đa phƣơng thức- Multimodal
transport document) cho dù anh ta có thể không phải là ngƣời chuyên chở
thực tế. Hợp đồng chuyên chở nhƣ vậy có thể do ngƣời kinh doanh vận tải đa
phƣơng thức đảm nhận, nhƣng chủ hàng vẫn cần một ngƣời lên kế hoạch
cung ứng, mua hàng hóa, giám sát mọi sự di chuyển của hàng hóa để đảm bảo
đúng loại hàng, đến đúng địa điểm và đúng thời gian, từ đó nâng cao hiệu quả
trong kinh doanh.
Dịch vụ logistics chính là sự phát triển sâu rộng của dịch vụ vận tải đa
phƣơng thức. Toàn bộ hoạt động vận tải có thể đƣợc thực hiện theo một hợp
đồng vận tải đa phƣơng thức do ngƣời tổ chức mọi dịch vụ logistics đảm
nhiệm. Điểm giống nhau ở chỗ, trên cơ sở nhiều hợp đồng mua bán, ngƣời tổ
chức dịch vụ logistics sẽ nhận hàng tại cơ sở của từng ngƣời bán, gom hàng
thành nhiều đơn vị, gửi hàng tại kho hay nơi xếp dỡ hàng trƣớc khi chúng
đƣợc gửi đến nƣớc ngƣời mua trên các phƣơng tiện vận tải khác nhau. Tại
nƣớc ngƣời mua, ngƣời tổ chức dịch vụ logistics sẽ thu xếp tách các đơn vị
gửi hàng và hình thành các chuyến hàng thích hợp để phân phối đi đến những
địa điểm cuối cùng theo yêu cầu khách hàng.
Tóm lại , logistics là sự phối hợp đồng bộ các hoạt động, là dịch vụ hỗ
trợ các hoạt động , là sự phát triển cao, hoàn thiện của dịch vụ giao nhận vận
tải và là sự phát triển khéo léo của dịch vụ vận tải đa phƣơng thức. Đây chính
là những đặc điểm cơ bản của logistics.
2.5.
Logistics có chức năng hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp
Logistics có chức năng hỗ trợ thể hiện ở chỗ nó tồn tại chỉ để cung cấp
sự hỗ trợ cho các bộ phận khác của doanh nghiệp. Logistics hỗ trợ quá trình
sản xuất, hỗ trợ sản phẩm sau khi đƣợc di chuyển quyền sở hữu từ ngƣời sản
Trần Ngọc Diệp – A6K42B
15
Đề tài
Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại Công ty
cổ phần Vinafco
xuất sang ngƣời tiêu dùng, Điều này không có nghĩa là quá trình sản xuất
không bao gồm các yếu tố của logistics hệ thống hay hoạt động hỗ trợ sau khi
chuyển quyền sở hữu sản phẩm không bao gồm các yếu tố của logistics hoạt
động.
Logistics còn hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp, thể hiện : sản
xuất đƣợc logistics hỗ trợ thông qua quản lý sự di chuyển và lƣu trữ nguyên
vật liệu đi vào doanh nghiệp và bán thành phẩm di chuyển trong quanh
nghiệp. Marketing đƣợc logistics hỗ trợ thông qua quản lý việc di chuyển và
lƣu trữ hàng thành phẩm. Logistics hỗ trợ sản xuất và marketing có thể sẽ dẫn
đến yêu cầu phải đào tạo nhân lực , dự trữ phụ tùng thay thế hay bất kì một
yếu tố nào khác của logistics.
3. Phân loại hệ thống logistics
3.1.
Phân loại theo các hình thức logistics
Hiện nay, logistics đang tồn tại dƣới các hình thức sau :
Logistics bên thứ nhất ( First Party Logistisc): ngƣời chủ sở hữu hàng
hóa tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu
của bản thân. Theo hình thức này, chủ hàng phải đầu tƣ các phƣơng tiện vận
tải, kho chứa hàng, hệ thống thông tin, nhân công để quản lý và vận hành hoạt
động logistics. Logistics bên thứ nhất làm phình to qui mô của doanh nghiệp
và thƣờng làm giảm hiệu quả kinh doanh, vì daonh nghiệp không có đủ quy
mô cần thiết, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn để quản lý và vận hành
hoạt động logistics.
Logistics bên thứ hai ( Second Party Logistics): ngƣời cung cấp dịch
vụ logistics bên thứ hai là ngƣời cung cấp dịch vụ cho hoạt động đơn lẻ trong
chuỗi các hoạt động logistics (vận tải, kho bãi, thủ tục hải quan, thanh toán…)
Trần Ngọc Diệp – A6K42B
16
Đề tài
Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại Công ty
cổ phần Vinafco
để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, chƣa tích hợp hoạt động logistics. Loại
hình này bao gồm : các hãng vận tải đƣờng biển, đƣờng bộ, đƣờng sông,
đƣờng hàng không, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kho bãi, kê khai hải
quan, trung gian thanh toán…
Logistics bên thứ 3 ( Third Party Logistics) là ngƣời thay mặt cho chủ
hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận chức năng,
ví dụ nhƣ thay mặt ngƣời gửi hàng thực hiện các thủ tục xuất nhập và vận
chuyển nội địa hoặc thay mặt cho ngƣời nhập khẩu làm thủ tục thông quan và
vận chuyển hàng tới địa điểm đến qui định… Do đó logistics bên thứ ba bao
gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng
hóa, xử lý thông tin…và có tính tích hợp vào dây chuyền cung ứng của khách
hàng.
Logistics bên thứ tƣ ( Fourth Party Logistics) là ngƣời tích hợp, gắn kết
các nguồn lực tiềm năng và cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật của mình với
các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi
logistics. Logistics bên thứ tƣ chịu trách nhiệm quản lý dòng lƣu chuyển
logistics, cung cấp các giải pháp dây chuyền cung ứng, hoạch định, tƣ vấn
logistics, quản trị vận tải…logistics bên thứ tƣ hƣớng đến quản trị cả quá trình
logistics, nhƣ nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục xuất nhập khẩu, đƣa
hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng.
Logistics bên thứ năm ( Fifth Party Logistics) đã đƣợc nhắc đến trong
những năm gần đây. Đây là hình thức phát triển cao hơn của logistics bên thứ
tƣ đi cùng với sự phát triển của thƣơng mại điện tử.
3.2.
Phân loại theo lĩnh vực hoạt động của logistics
Từ xa xƣa, hệ thống Logistics đã đƣợc ứng dụng vào hoạt động sản
xuất và đời sống, đặc biệt là trong các lĩnh vực phức tạp bao gồm nhiều quá
Trần Ngọc Diệp – A6K42B
17
Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại Công ty
cổ phần Vinafco
Đề tài
trình, nhiều công đoạn khác nhau mà cần phải thực hiện bởi nhiều tổ chức,
nhiều chủ thể có liên quan.
Ngày nay, hệ thống Logistics càng có vị trí và vai trò quan trọng đối
với hoạt động sản xuất và đời sống, đƣợc ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh
vực khác nhau và phát triển thành 3 nhóm riêng biệt:
- Hệ thống Logistics trong quân sự;
- Hệ thống Logistics trong sản xuất, kinh doanh, thƣơng mại;
- Hệ thống Logistics trong quản lý xã hội.
Bảng 1.1: Chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống logistics
Loại hình hệ
thống logistics
Hệ thống logistics
quân sự
Mục tiêu
Bảo vệ đất nƣớc
Hệ thống logistics Hiệu quả
Sản xuất-Kinh
trong Sản xuất-
Chủ thể
Quân đội
Lĩnh vực
Chức năng
hoạt động
đánh giá
Nhiệm vụ quốc
gia
Nhà kinh doanh, Sản xuất, kinh
chủ hãng
doanh
Lợi ích quốc gia
Lợi nhuận
Kinh doanh,
doanh, Thƣơng mại
Thƣơng mại
Kinh doanh = Tối thiểu chi phí vận chuyển hàng + tối đa giá trị phụ thêm
Hệ thống logistics
trong quản lý xã
Tối ƣu XH
hội
Chính phủ, công
dân
Hoạt động XH
Lợi ích XH
(Nguồn : Phát triển dịch vụ logistics khi Việt Nam gia nhập WTO, Diễn đàn phát triển.)
Trần Ngọc Diệp – A6K42B
18
Đề tài
3.3.
Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại Công ty
cổ phần Vinafco
Phân loại theo quá trình
Logistics đầu vào (inbound logistics) là các hoạt động đảm bảo cung
ứng tài nguyên đầu vào ( nguyên liệu, thông tin, vốn…) một cách tối ƣu cả về
vị trí, thời gian và chi phí cho quá trình sản xuất.
Logistics đầu ra (outbound logistics) là các hoạt động đảm bảo cung
cấp thành phẩm đến tay ngƣời tiêu dùng một cách tối ƣu cả về vị trí, thời gian
và chi phí nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
Logistics ngƣợc (reserse logistics) là quá trình thu hồi các phụ phẩm,
phế liệu, phế phẩm, các yếu tố ảnh hƣởng đến môi trƣờng phát sinh từ quá
trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng trở về để tái chế hoặc xử lý.
II. Vai trò của logistics
1. Logistics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế quốc tế nhƣ cung
cấp, sản xuất, lƣu thông, phân phối và mở rộng thị trƣờng cho các
hoạt động kinh tế
Khi thị trƣờng toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là
việc mở cửa thị trƣờng ở các nƣớc đang và chậm phát triển, logistics đƣợc các
nhà quản lý coi nhƣ là công cụ, một phƣơng tiện liên kết các lĩnh vực khác
nhau của chiến lƣợc doanh nghiệp. Logistisc tạo ra sự hữu dụng về thời gian
và địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp. Thế giới ngày nay đƣợc
nhìn nhận nhƣ các nền kinh tế liên kết, trong đó các doanh nghiệp mở rộng
biên giới quốc gia và khái niệm quốc gia chỉ là thứ 2 so với hoạt động của
doanh nghiệp.
Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ƣu hóa chu trình lƣu
chuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ
kiện…tới sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng.
Trần Ngọc Diệp – A6K42B
19