Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 239 trang )
sinh hoạt vật chất và tinh thần thường nhật của con người. Do vậy, chúng cũng thể
hiện những đặc điểm văn hóa gắn với từng cộng đồng người khác nhau. Đồng thời,
quá trình tiếp xúc, giao lưu giữa các vùng miền, dân tộc khác nhau, trường từ vựng
ẩm thực đã và đang có sự biến đổi do những tác động của cả yếu tố ngôn ngữ và
ngoài ngôn ngữ. Điều đó khiến cho các từ ngữ thuộc trường nghĩa ẩm thực luôn
mang những giá trị văn hóa sâu sắc, thể hiện ở cả mặt tự nhiên và xã hội.
Các đặc trưng văn hóa thể hiện trong trường nghĩa ẩm thực bộc lộ ở ngay
bản thân các thành tố cấu thành từ ngữ ẩm thực (về số lượng, tần số xuất hiện, đặc
trưng ngữ nghĩa, giá trị phản ánh hiện thực), các ý nghĩa biểu trưng và đặc biệt là
các hàm ý văn hóa, thể hiện tâm tư, tình cảm cũng như cách ứng xử của con người.
Dựa trên các kết quả thống kê ở chương 1 và phân tích cấu trúc từ ngữ ở
chương hai, chương này sẽ đề cập đến các đặc trưng văn hóa có liên quan về con
người và văn hóa ẩm thực của Trung Quốc và Việt Nam. Trong đó, chúng tôi có
khảo sát các ý nghĩa biểu trưng của các từ ngữ ẩm thực. Tuy nhiên, để có thể đi sâu
nghiên cứu, chúng tôi không lựa chọn khảo sát các từ ngữ giao thoa với trường
động vật và thực vật (chủ yếu là các từ thuộc tiểu trường nguyên liệu ẩm thực), mà
tập trung tìm hiểu nghĩa biểu trưng, hàm ý văn hóa của các từ ngữ sử dụng với chức
năng ẩm thực, mà quan trọng nhất là để làm thức ăn, đồ uống. Nguồn ngữ liệu khảo
sát chủ yếu ở các thành ngữ, tục ngữ, ca dao, yết hậu ngữ... của cả hai ngôn ngữ.
3.1. TỪ NGỮ ẨM THỰC THỂ HIỆN CON NGƯỜI
Đặc điểm con người, sự vật được thể hiện khá sinh động qua việc vận dụng
các từ ngữ thuộc trường nghĩa ẩm thực ở hầu hết các tiểu trường. Đối với tiếng Việt,
trong số các phát ngôn dùng từ ngữ ẩm thực để liên hệ tới các lĩnh vực khác thì có
tới trên 80% (555/641) trường hợp dùng để thể hiện con người. Còn trong tiếng Hán
cũng có tới gần 60% (203/375) trường hợp liên tưởng đến con người. Có thể thấy
rằng, đặc điểm con người – chủ thể của văn hóa - được thể hiện nổi trội hơn so với
đặc điểm về sự vật thông qua các nghĩa biểu trưng cũng như hàm ý văn hóa của từ
ngữ ẩm thực. Vì thế, chúng tôi lựa chọn tìm hiểu đặc điểm con người thể hiện qua
trường nghĩa ẩm thực. Trong đó, các từ ngữ chỉ thức ăn, từ chỉ mùi vị và cách thức
thưởng thức thức ăn có số lượng nghĩa biểu trưng về con người nhiều nhất.
110
3.1.1. Từ ngữ ẩm thực thể hiện vẻ bề ngoài của con người
Các thức ăn đã được dùng để liên tưởng đến nhiều bình diện khác nhau về
con người, như cách nhìn nhận, ứng xử với bản thân và môi trường xung quanh.
Trong đó “sắc” và “hình” của thức ăn được liên hệ với diện mạo bề ngoài, “hương”
và “vị” thể hiện thế giới nội tâm của con người.
Người Việt và người Trung Quốc có lối nói so sánh dựa trên sự tương đồng
giữa ngoại hình của con người (màu da, kiểu tóc, dáng người, hình dáng bộ phận cơ
thể…) với màu sắc, hình dạng của thức ăn. Chúng tôi đã thống kê được 14 đơn vị
ngôn ngữ loại này trong tiếng Việt, trong đó 6 đơn vị dựa trên sự tương đồng về
màu sắc, ví dụ: da bánh mật, tóc muối tiêu…; 8 đơn vị dựa trên sự tương đồng về
hình dáng, ví dụ: trán bánh chưng, eo bánh mì… Còn trong tiếng Hán, các từ ngữ
ẩm thực dùng để miêu tả ngoại hình của con người chủ yếu là các từ ngữ giao thoa
với trường nghĩa thực vật, đặc biệt là các loại hoa, quả, chẳng hạn: 杏仁眼 hạnh
nhân nhãn (mắt hạnh nhân-mắt tròn, đẹp),烤桃小嘴 anh đào tiểu chủy (miệng trái
anh đào)…, còn các tên gọi thức ăn lại ít được sử dụng để miêu tả hình dáng con
người. Điểm thú vị khi tìm hiểu về tính biểu trưng của từ ngữ chỉ thức ăn trong
tiếng Việt là cách gợi tả về hình ảnh người phụ nữ thông qua, chẳng hạn :
Bánh này bánh lọc bánh trong / Ngoài tuy xám ủng trong lòng có nhân
Ai ơi, xin chớ tần ngần / Lòng son em vẫn giữ phần dẻo trong (Ca dao)
Hình ảnh cái bánh trong bài ca dao trên đã gợi tả sự tương phản về bề ngoài
không được như ý với vẻ đẹp tâm hồn của người con gái.
Ngoài ra, hình ảnh thức ăn còn dùng để ví với thân phận người phụ nữ Việt
Nam – thân phận bị phụ thuộc vào đàn ông trong xã hội “nam quyền” tồn tại suốt
bao nhiêu năm lịch sử. Đó là những số phận vô cùng bị động, bị động ngay cả trong
chuyện tình cảm :
Chàng ơi phụ thiếp làm chi /Thiếp là cơm nguội để khi đói lòng
Câu ca dao khiến chúng ta liên tưởng đến hình ảnh bánh trôi nước trong thơ
Hồ Xuân Hương. Bánh trôi nước và thân phận chìm nổi của người phụ nữ dưới góc
nhìn tinh tế của Bà Chúa thơ Nôm có nhiều điểm tương đồng. Chính những đặc
trưng “trắng”, “tròn”, “nổi”, “chìm”, “rắn”, “nát” đã trở thành sợi dây kết nối cho
phép liên tưởng trở nên độc đáo và “rất Xuân Hương”:
111
Thân em vừa trắng lại vừa tròn / Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn / Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Khác với hình ảnh bánh và cơm nguội ở trên, hình ảnh bánh trôi nước lại gợi
tả vẻ đẹp hoàn hảo cả về hình thức và tâm hồn, nhưng lại có số phận lênh đênh
chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội xưa.
3.1.2. Từ ngữ ẩm thực thể hiện tính cách, phẩm chất con người
Các từ ngữ ẩm thực được sử dụng để liên tưởng đến mặt nội tại của con
người dựa trên thuộc tính, giá trị của thức ăn hoặc đặc điểm ngoại hình của nguyên
liệu thức ăn.
(1) Liên tưởng dựa trên sự tương đồng về thuộc tính, giá trị thức ăn với tính
cách, thái độ, khả năng của con người. Chúng tôi đã thống kê được 24 từ ngữ chỉ
thức ăn trong tiếng Việt và 18 từ ngữ chỉ thức ăn trong tiếng Hán được sử dụng để
ví với mặt nội tại của con người như tính cách, thái độ, khả năng…, thông qua đặc
điểm của chúng, ví dụ: dưa, mắm, cà, bầu, cá, rau, 豆腐 đậu phụ, 苦瓜 khổ qua
(mướp đắng), 辣椒 lạt tiêu (ớt)... Các thức ăn trong tiếng Việt có xu hướng sử dụng
biểu trưng cho những mặt tiêu cực nhiều hơn tiếng Hán. Đó là những thức ăn có vị
không ngon như tanh, chua, đắng, nhạt…, ví dụ: Chả thèm ăn gỏi cá mè/Chả thèm
chơi với những bè bất nhân (ca dao)... ; Nguyên liệu già, để lâu ngày, hoặc được
nấu lại, chẳng hạn: dưa khú bầu già, chê rau muống héo lại ôm dưa già… ; những
thứ rẻ tiền, dễ kiếm như: chê bí phải bầu, chê tôm ăn cá lù dù...
Thức ăn có tính vật chất đặc thù, vì thế khi sử dụng với nghĩa biểu trưng,
người Việt Nam đã nhấn mạnh mặt giá trị của nó, tạo nên sự liên hệ giữa thức ăn và
giá trị phẩm chất con người. Khi sử dụng hình ảnh thức ăn để liên tưởng đến thuộc
tính con người, người Việt và người Trung Quốc ít nhiều đã gắn cho chúng những
đặc điểm mang màu sắc chủ quan dân tộc, chủ yếu là dựa trên đặc trưng mùi vị của
chúng. Chẳng hạn, gỏi cá mè tuy có giá trị về mặt dinh dưỡng, nhưng lại có mùi
tanh khó chịu. Đối với người Việt, vị tanh gợi ra liên tưởng về những việc làm thiếu
nhân tính, thiếu đạo đức đến “man rợ” như loài cầm thú ăn sống nuốt tươi. Trong
tiếng Hán, 豆腐 đậu phụ có đặc điểm là trắng, mềm, dễ vỡ, vì vậy được liên tưởng
với người mềm yếu, không chịu được công kích, không có năng lực, chẳng hạn: 嫩
112
豆腐——不堪一烤 nôn đậu phụ - bất kham nhất kích (đậu phụ tươi – không chịu
được va đập), 豆 腐 心 đậu phụ tâm (trái tim mềm yếu)… Đặc biệt, người Trung
Quốc có cách nói 吃豆腐 ngật đậu phụ (ăn đậu phụ) để ví với việc trêu ghẹo phụ
nữ. Giải thích cho cách nói này, phải kể đến câu chuyện liên quan đến bà chủ quán
đậu phụ có làn da mềm mại, nhan sắc ưa nhìn do thường xuyên ăn đậu phụ. Để thu
hút khách hàng, có lúc bà chủ quán dùng một số chiêu trò đưa đẩy, dụ dỗ khách
hàng. Nhiều khách là đàn ông đến “động chân động tay” với bà chủ nhưng đều
mượn cớ là để “ăn đậu phụ” vì sợ điều tiếng thiên hạ. Dần dần, 吃豆腐 ngật đậu
phụ (ăn đậu phụ) được người Trung Quốc sử dụng với nghĩa bóng là “trên ghẹo phụ
nữ”.
(2) Liên tưởng dựa trên sự tương đồng giữa đặc điểm bên ngoài của thức ăn
với thuộc tính con người. Trong tiếng Hán, có 18 cách nói với mô hình “từ chỉ
nguyên liệu + động từ chỉ phương thức chế biến + từ chỉ nguyên liệu” được dùng
để biểu trưng cho đặc điểm con người với chuẩn so sánh là hình thức bên ngoài của
nguyên liệu. Chẳng hạn 大烤炒烤爪烤 đại hà sao kê trảo (tôm sú xào chân gà), do
đặc thù các nguyên liệu sau khi chế biến đều bị cuộn cong lại, nên tạo sự liên tưởng
đến dáng vẻ khúm núm luồn cúi của con người ; 豆芽拌粉烤 đậu nha bạn phấn
điều (giá đỗ trộn mì sợi), hai loại nguyên liệu đều có hình sợi, trộn vào nhau có sự
liên kết, móc nối lẫn nhau, do đó được sử dụng để ví với sự cấu kết...
Đặc biệt, trong số 18 đơn vị ngôn ngữ nói trên, có tới 13 đơn vị căn cứ vào
hiện tượng hài âm đặc thù để biểu thị các ý nghĩa ví von. Có 6 đơn vị dựa trên hiện
tượng hài âm gián tiếp, tức là dựa trên sự hài âm của từ chỉ màu sắc không xuất hiện
trực tiếp trong phát ngôn. Ví dụ: 小烤拌豆腐 tiểu song bạn đậu phụ (hành trộn đậu
phụ), trong đó 小烤 tiểu song (hành) màu xanh, 豆腐 đậu phụ màu trắng, có cách lí
giải trung gian là 一烤二白 nhất thanh nhị bạch (một xanh hai trắng) với 烤 thanh
(xanh), đồng nghĩa với 烤 thanh (sạch sẽ), ý nghĩa biểu trưng của cách nói này là 一
烤二白 nhất thanh nhị bạch (trong trắng, thuần khiết)... Các màu sắc nguyên liệu
113
được sử dụng trong cách nói này thường thành từng cặp, tiêu biểu là : 烤 thanh
(xanh)-白 bạch (trắng) và 烤 hồng (đỏ)-白 bạch (trắng), trong đó 烤 thanh (xanh) là
đại diện cho màu sắc của 烤 song (hành) , 白 菜 烤 子 bạch thái diệp tử (lá rau
cải),烤菜 cửu thái (rau hẹ) (trong đó chủ yếu là 烤 song (hành)); 烤 hồng (đỏ) là
đại diện cho màu sắc của 胡烤卜 hồ la bốc (cà rốt); 白 bạch (trắng) là đại diện cho
màu sắc của 豆腐 đậu phụ, 白菜 bạch thái (bắp cải) (trong đó chủ yếu là 豆腐 đậu
phụ). Hai cặp màu tương ứng với hai từ chỉ màu có sự hài âm với các từ biểu thị ý
nghĩa trừu tượng, 烤白 thanh bạch (xanh trắng) hài âm với 烤白 thanh bạch (trong
sạch, thuần khiết), 烤白 hồng bạch (đỏ trắng) là từ đồng âm với 烤白 hồng bạch (ví
với sự đúng sai). Ngoài ra, 烤 thanh trong các đơn vị trên còn được sử dụng dựa
trên sự hài âm với 烤 thân.
Có 7 đơn vị với mô hình cấu trúc nêu trên dựa vào hiện tượng hài âm của từ
chỉ nguyên liệu để liên tưởng đến thuộc tính của con người, chẳng hạn 烤菜烤蛋—
冒 充 ( 烤 ) cửu thái độn đản – mạo sung (song) (rau hẹ hầm trứng – giả hành,
đồng âm với giả mạo)..., hoặc sự hài âm của động từ, của từ chỉ tính chất như : 烤糖
拌烤瓜—甘(干)脆 băng đường bạn hoàng qua – cam (can) xuê (đường phèn
trộn dưa chuột có vị 甘脆 cam xuê (ngọt, giòn), đồng âm với 干脆 can xuê (dứt
khoát)...
Có thể thấy rằng, trong các cách sử dụng ngôn ngữ của người Trung Quốc,
hiện tượng hài âm là một phương thức rất độc đáo. Đó là cách chơi chữ lí thú, tạo ra
những hiện tượng ngôn ngữ đầy hàm súc, với những ý tứ sâu xa, kín đáo.
Đồng thời, việc căn cứ vào cách kết hợp nguyên liệu để liên tưởng đến thuộc
tính của con người còn thể hiện sự sáng tạo trong phương thức tư duy trừu tượng.
Người ta đã nhận biết được những đặc trưng nổi trội của các thức ăn trong quá trình
chế biến và liên hệ với những sự vật trừu tượng trong cuộc sống. Đó là một lối tư
duy hình tượng vô cùng sinh động. Những thức ăn được sử dụng làm chuẩn so sánh,
114
biểu trưng cho đặc điểm con người là những thức ăn gần gũi với đời sống hàng
ngày của người Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, nếu dưa, cà là điển hình được
lựa chọn của thức ăn Việt Nam thì ở Trung Quốc lại là đậu phụ, rau... Điều này có
liên quan mật thiết đến đặc điểm tự nhiên và xã hội, tạo ra các sản vật tiêu biểu cho
hai nền văn hóa nông nghiệp Việt Nam và Trung Hoa.
Sự liên tưởng giữa từ ngữ ẩm thực với đặc điểm con người trong tiếng Hán
và tiếng Việt không hoàn toàn giống nhau ở rất nhiều trường hợp. Ví dụ, người
Trung Quốc dùng hình ảnh đậu phụ trắng, mềm để ví với sự yếu đuối, với người
Việt Nam, bã đậu lại được ví với sự dốt nát, ngu muội. Điều này thể hiện sự khác
biệt về đặc trưng văn hóa dân tộc trong tư duy liên tưởng thể hiện trong ngôn ngữ.
3.1.3. Từ ngữ ẩm thực thể hiện tình cảm lứa đôi
Tình cảm lứa đôi là một thứ tình cảm vô cùng đặc biệt, nó là sự hấp dẫn của
hai thái cực, là sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau giữa nam và nữ. Tình yêu có thể
kích thích sự hưng phấn, yêu đời, khiến con người vui tươi, hăng say làm việc. Tình
yêu mang lại sức mạnh lớn lao, giống như các thức ăn sẽ tạo năng lượng cho con
người tồn tại và phát triển. Ngược lại, thất tình lại gây nên trạng thái đau buồn, chán
nản, tuyệt vọng, giống như đói ăn, mệt mỏi và suy nhược. Đó chính là cơ sở để
người Việt chuyển di các khái niệm từ thức ăn sang phạm trù tình yêu đôi lứa bắt
đầu từ lúc hẹn hò đến khi nên vợ nên chồng. Trong suốt hành trình của tình yêu,
người Việt đã sử dụng các thức ăn, đồ uống, thậm chí cả vật dụng ẩm thực để ví với
các cung bậc tình cảm đa dạng của đôi lứa yêu nhau.
(1) Trước hết, tên gọi thức ăn dùng để thể hiện sự gắn kết giữa hai thực thể
trong tình yêu. Sự gắn kết đó thể hiện đầu tiên ở nỗi nhớ niềm mong, chẳng hạn:
- Rượu nằm trong nhạo chờ nem/ Anh nằm phòng vắng chờ em một mình.
- Mình nhớ ta như cà nhớ muối / Ta nhớ mình như cuội nhớ trăng.
Trong các bữa nhậu của cánh mày râu, rượu luôn đi kèm với đồ nhắm, đã có
rượu thì phải có nem, nếu không thì sao gọi là nhắm rượu? Vì thế, nếu rượu mà
không có nem thì thật vô vị, giống như cà không muối thì sao có thể thành thức ăn
được? Khi ghép lại với nhau, rượu và nem, cà và muối đã tạo thành cặp biểu trưng
cho sự cân xứng, thậm chí tạo thành một sự tương tác hài hòa, cũng như trai gái gắn
bó với nhau tạo thành một cặp đôi hoàn hảo, và tôn giá trị cho nhau. Khi nhớ nhau,
115
trai gái đã thể hiện tình cảm qua những hình ảnh thật gần gũi, giản dị và gắn bó keo
sơn. Đó là sự sáng tạo tuyệt vời của các tác giả dân gian Việt Nam.
Từ sự nhớ nhung, tình yêu được thăng hoa lên những cung bậc cảm xúc cao
hơn. Đó là những giây phút hai người hò hẹn, cùng ở bên nhau. Thời xưa, do quan
niệm lễ giáo phong kiến, đối với trai gái yêu nhau, hạnh phúc lớn lao nhất đơn giản
là được cầm tay người yêu, hoặc ngồi dựa lưng người yêu cùng chuyện trò tâm sự :
Cầm tay em như ăn bì nem gỏi cuốn,
Dựa lưng nàng như uống chén rượu ngon.
Người Việt đã rất tinh tế khi lấy ăn uống làm cái cớ để diễn tả tâm trạng
phức tạp của tình yêu. Khi yêu thì người yêu chính là sự sống, là tất cả, gắn với
từng nhịp sống, từng hơi thở của con người. Người Việt dường như đã thể hiện
được mức độ cao của tình yêu khi ví niềm hạnh phúc trong tình yêu với việc ăn bì
nem gỏi cuốn, uống chén rượu ngon – những điều vô cùng thiết thực, gắn bó chặt
chẽ với sự sống của con người. Đó là những thức ăn, đồ uống không có gì xa hoa,
nhưng lại là sản phẩm của đời sống lao động một nắng hai sương. Cũng giống như
tình yêu phải dựa trên sự chân thành, tôn trọng lẫn nhau, vượt qua những trở ngại
của cuộc sống. Thế mới biết tình yêu của người Việt tuy đơn giản, nhưng cũng
không kém phần đằm thắm, tế nhị và đáng trân trọng.
Tình cảm có khi được nảy sinh từ những chi tiết nhỏ trong cuộc sống. Và lẽ
tự nhiên, thức ăn đồ uống – những thứ hay xuất hiện nhất trong sinh hoạt hàng ngày
– đã là duyên cớ của bao nhiêu cuộc tình. Có lẽ vì thế mà người Việt thường có câu
nói vui “con đường đến tình yêu của người đàn ông là phải thông qua dạ dày”:
Thương em vì cá trích ve / Vì rau muống luộc, vì mè trộn măng.
Người con trai thầm yêu trộm nhớ người con gái chỉ vì đã được thưởng thức
thức ăn mà người con gái nấu cho mình. Mặc dù đó chỉ là những thức ăn hết sức
bình dân như: rau muống luộc, mè trộn măng…, nhưng đối với chàng trai đó là
những thức ăn thể hiện được tình cảm và đạo lí của người Việt. Một khi đã yêu
thương nhau thì không cần phải cao lương mĩ vị, chỉ cần thức ăn hết sức dân dã
cũng là dấu ấn cho tình yêu sâu đậm. Càng trong hoàn cảnh thiếu thốn, việc dành
cho nhau cái ăn cái mặc càng chứng tỏ lòng vị tha, đức hy sinh và tình yêu thương
bình dị mà sâu nặng. Hơn nữa, những thức ăn này còn thể hiện sự đảm đang của
người con gái Việt trong việc tề gia nội trợ. Ngày nay, người con trai Việt vẫn cho
116
rằng, gái đảm trước tiên là người biết nấu những thức ăn ngon cho chồng, cho con.
Sự khéo léo về nữ công gia chánh luôn khiến không ít người con trai say đắm, ngất
ngây, và cũng là cách để tạo dựng hạnh phúc gia đình trong xã hội Việt Nam ngày
nay. Điều này cũng khẳng định vai trò của phụ nữ trong gia đình người Việt.
Tình yêu được nâng lên mức độ cao hơn khi ngay cả những thức ăn ngon
cũng không thể sánh nổi với tình cảm của người đang yêu :
Bữa ăn có cá có canh / Anh chưa mát dạ bằng anh thấy nàng
Trong bữa ăn của người dân Việt Nam, thức ăn chủ đạo là món rau, cà muối,
cơm với cá là bữa cơm thuộc hạng “sang” mà không phải gia đình nào cũng có.
Được ăn bữa cơm có cá là một niềm hạnh phúc trong đời sống còn vô cùng khó
khăn của Việt Nam thời trước. Tuy nhiên, niềm hạnh phúc này vẫn không lớn lao
bằng việc được nhìn thấy người yêu. Điều này chứng tỏ tình yêu của chàng trai
dành cho cô gái mạnh mẽ biết dường nào.
Như vậy, nỗi nhớ thương là những cung bậc cảm xúc thường trực trong tình
yêu. Đó là thứ tình cảm gắn bó tha thiết giữa hai con người trong quá trình gần gũi,
quan tâm lẫn nhau từng bát cơm manh áo. Nhưng tình yêu không dừng lại ở đó, bởi
yêu còn là “chết ở trong lòng một ít”. Yêu còn là giận hờn, trách cứ. Khi người con
gái thờ ơ trước tình cảm của mình, người con trai chợt buông lời trách móc:
Người ta buôn tây bán đông / Sao cô chỉ thích ngồi không ở nhà?
Người ta ăn cháo đỗ với cà / Sao cô em chỉ thích cháo gà, cháo lươn?
(2) Khi đôi trai gái đã nên vợ nên chồng thì tình cảm được vun đắp qua
những ngày tháng ăn ở cùng nhau, và nó càng cao quý hơn khi đó là những tháng
ngày vất vả nhọc nhằn, với những sinh hoạt ăn uống đạm bạc của đời sống lao
động. Có thể nói rằng, mối quan hệ vợ - chồng là mối quan hệ ràng buộc, cùng chịu
trách nhiệm. Khi đã quyết định gắn bó với nhau thì họ sẵn sàng đồng cam cộng khổ,
chia sẻ ngọt bùi: Đôi ta là nghĩa tao khang / Xuống khe bắt ốc, lên ngàn hái rau.
Những bữa cơm gia đình luôn là lúc vợ chồng sum họp, vừa ăn vừa trò
chuyện để tình cảm thêm gắn bó. Vì lẽ đó, thức ăn, đồ uống quen thuộc trên mâm
cơm như cơm và canh từ hương vị đến vai trò đều thể hiện tình cảm vợ chồng gắn
bó keo sơn. Ở bất cứ nơi nào trên đất nước Việt Nam, bữa cơm gia đình dù có đạm
bạc cũng luôn khiến người ăn có cảm giác ngọt ngào và đầm ấm. Sự hòa thuận giữa
vợ chồng cũng thể hiện ngay trong cảnh sinh hoạt ăn uống với những thức ăn chứa
117
chan tình nghĩa: Râu tôm nấu với ruột bầu / Chồng chan, vợ húp, gật đầu khen
ngon.
Râu tôm với ruột bầu tuy là những thứ bỏ đi, không đáng để chế biến món
ăn. Nhưng chính tình cảm vợ chồng gắn bó đã khiến món ăn đó không kém gì các
loại cao lương mĩ vị khác. Đó quả là hình ảnh điển hình cơm lành, canh ngọt tượng
trưng cho hạnh phúc gia đình người Việt.
(3) Cùng với thức ăn, đôi đũa thường dùng trong bữa ăn cũng được liên
tưởng đến đạo nghĩa vợ chồng. Đôi đũa là vật dụng hết sức thân quen trên mâm
cơm của người Việt, hầu như không bữa ăn nào có thể thiếu. Vượt qua ý nghĩa là đồ
vật thông thường, gắn liền với đôi đũa còn là những nét văn hóa vô cùng thú vị.
Trong tiếng Việt, khi nhắc đến đũa, người ta luôn nói như đũa có đôi. Một
đôi đũa luôn luôn bao gồm hai chiếc đi kèm với nhau, không thể tách rời. Từ đôi
trong tiếng Việt được dùng để thể hiện những mối quan hệ gắn bó không rời, đặc
biệt là quan hệ khác giới, như: đôi lứa, đẹp đôi, đôi trai gái, đôi nhân tình, vừa đôi
phải lứa… Vì vậy, khi trai gái đã yêu nhau, hứa hẹn lấy nhau thì được gọi là đũa đã
thành đôi. Trong câu chuyện cổ tích “Cây tre trăm đốt”, người Việt xưa đã sử dụng
cây tre để vót đũa dùng trong lễ cưới. Đoạn kết của câu chuyện gợi ra cảnh đám
cưới anh Khoai – nhân vật chính trong câu chuyện, với những đôi đũa vót từ cây tre
trăm đốt được đặt trang trọng trên mỗi mâm cơm, là minh chứng cho hạnh phúc của
chàng trai nghèo khó. Có thể nói, đôi đũa đã được biểu trưng hóa thành đạo vợ
chồng như là sự hài hòa của âm dương với các hàm ý: vợ chồng là hai cá thể gắn
kết không thể tách rời ; vợ chồng phải tương xứng và hài hòa; vợ chồng kết hợp
có sức mạnh to lớn.
Ngay từ khi đôi đũa ra đời, hai chiếc đũa đã luôn phải đi liền với nhau, có
chiếc này thì không thể thiếu chiếc kia. Trong bữa ăn, người ta sẽ không thể lấy
được bất kì thức ăn nào với 1 chiếc đũa. Một khi sử dụng cả đôi thì đũa mang lại
hiệu quả tuyệt vời. Trong gia đình cũng vậy, đã có chồng thì phải có vợ, người này
hỗ trợ người kia, mỗi người đảm nhiệm một vai trò khác nhau trong cuộc sống.
Trước đây, người vợ thường lo tề gia nội trợ, còn chồng thì lo việc xã hội. Chí Phèo
cũng biết ước ao đến ngày “chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải”. Đó là sự phân
công lao động, tạo nên sự bền chặt, gắn bó giữa vợ và chồng. Ngày nay, tuy vai trò
của vợ và chồng trong cả việc nhà và việc xã hội là như nhau, nhưng vẫn luôn có sự
118
tương trợ, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau giữa hai cá thể. Và vợ chồng như đũa có đôi
vẫn luôn là một triết lí bất di bất dịch trong cuộc sống hiện đại. Còn khi tình cảm vợ
chồng bị rạn nứt thì được ví như bẻ gãy đôi đũa vậy. Cảnh đời éo le như góa vợ,
góa chồng thì được ví như đũa gắp một chiếc. Người Trung Quốc cũng sử dụng
hình ảnh một chiếc đũa để ví với người đàn ông độc thân hoặc sự lẻ loi, cô quạnh,
như : 烤子烤骨烤—三烤光棍 khoái tử giáp cốt đầu – tam điều quang côn (đũa gắp
xương – ba người độc thân).
Để có thể sử dụng đôi đũa một cách tiện lợi và hài hòa nhất, người Việt Nam
luôn có quy tắc về độ dài, độ lớn, độ chắc, độ thẳng, chất liệu, màu sắc… đối với
đôi đũa. Một đôi đũa theo đúng nghĩa phải là hai chiếc dài, chắc, thẳng như nhau,
đồng thời cùng làm bằng một chất liệu và cùng một màu. Hai chiếc đũa nếu lệch
một chút thì còn có thể dùng tạm được, nhưng nếu một chiếc quá dài, một chiếc quá
ngắn, một chiếc thẳng, một chiếc cong thì không thể gắp được thức ăn hay và được
cơm. Bởi thế mà dân gian Việt Nam đã đánh giá vai trò quan trọng của đôi đũa
rằng: Vợ dại không hại bằng đũa vênh. Vợ chồng cũng phải tương xứng với nhau về
cả diện mạo lẫn phẩm chất. Vợ chồng được gọi là “đẹp đôi” trước hết là phải tương
xứng về hình thức, nhất là chiều cao. Do đó, ca dao Việt có câu:
Bây giờ chồng thấp vợ cao / Như đôi đũa lệch so sao cho bằng.
Một đôi đũa đạt tiêu chuẩn trong bữa ăn sẽ làm được không biết bao nhiêu
việc có ích, thay cho cả ba thứ dao, dĩa, thìa, từ việc gắp thức ăn, và cơm, xắt miếng
thịt… Giống như vợ chồng khi đã sống hòa hợp với nhau thì sẽ tạo thành sức mạnh
lớn lao và làm được những điều kì diệu, từ việc sinh con đẻ cái, xây dựng kinh tế
gia đình, đến những đóng góp cho sự phát triển của xã hội, chẳng thế mà cha ông ta
đã có câu Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn.
Chính bởi đũa, bát là những vật sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày của đời
sống vợ chồng, nên nó lại được dùng để ví với những va chạm trong cuộc sống gia
đình, chẳng hạn như: Đụng bát đụng đũa, Xô bát xô đũa, Va đũa chạm bát...
(4) Trong sinh hoạt ăn uống của người Việt, có những loại thức ăn thường
xuyên sử dụng, có những món do phụ thuộc điều kiện kinh tế nên chỉ xuất hiện
trong các dịp đặc biệt. Theo lệ thường, những món thường xuyên xuất hiện như
cơm bữa thì dễ gây cảm giác chán ngán, còn những món ít thưởng thức thì thường
119
mang lại cảm giác lạ, ngon miệng và được đón nhận hào hứng hơn. Vì thế, người
nội trợ giỏi là người biết đổi món thường xuyên cho gia đình. Nguyên lí này cũng
được áp dụng ngay cả với tình yêu. Hai người yêu nhau một thời gian dài sẽ dễ gây
cảm giác nhàm chán, tình yêu của họ dễ rơi vào trạng thái nhạt nhẽo, dẫn đến nhu
cầu thay đổi bạn tình, để tạo cảm giác mới mẻ trong tình yêu. Người Việt Nam liên
tưởng việc ngoại tình với thay đổi thức ăn: ông ăn chả, bà ăn nem, chán cơm thèm
phở… Trong đó phải kể đến sự đối lập giữa cơm và phở giống như sự đối lập giữa
vợ và người tình. Cơm là thành phần chính trong các bữa ăn hàng ngày của người
Việt. Cơm quen thuộc đến mức trong tiếng Việt có hàng loạt cách nói dùng từ cơm
bữa để ví với những gì diễn ra thường xuyên, liên tục, không có gì mới mẻ, như:
đánh nhau như cơm bữa, ăn đòn như cơm bữa... Ngược lại, phở là một thứ quà có
sức hấp dẫn đặc biệt, nó được coi như một thức ăn chơi mà nhiều người yêu thích.
Một đặc tính vô cùng quan trọng của phở là phải ăn nóng, khó có thể cưỡng lại một
bát phở nóng dậy mùi thơm của thịt bò, hành, rau sống, nước dùng... Đối với cơm
cũng vậy, cơm chín tới là ngon nhất. Một khi đã trở thành cơm nguội và phở nguội
thì chẳng ai muốn động đũa cả. Ngoài ra, nói đến cơm người ta thường nghĩ đến
bữa cơm gia đình, còn nói đến phở người ta thường nghĩ đến quán xá, nhà hàng.
Với các đặc tính đó thì cơm được ví như người vợ quen thuộc trong gia đình, gắn bó
suốt đời với người chồng, còn phở là nhân tình mới lạ, chỉ gắn bó nhất thời trong
hành trình sống của người đàn ông.
Với thuần phong mỹ tục, người Việt Nam truyền thống luôn coi trọng gia
đình, trọng tình trọng nghĩa, ca ngợi sự thủy chung, do vậy việc “có mới nới cũ”,
“chán cơm thèm phở” thường bị phê bình, chê trách.
(5) Việc gìn giữ hạnh phúc gia đình cũng được coi là một nghệ thuật sống.
Trong đó phải kể đến xu hướng mềm mỏng trong cách xử lí mâu thuẫn gia đình của
người Việt : Chồng giận thì vợ bớt lời / Cơm sôi nhỏ lửa, mười đời không khê.
Nấu cơm là việc vừa dễ lại vừa khó, quan trọng nhất là người ta phải biết
điều chỉnh mức lửa sao cho phù hợp để nồi cơm không bị cháy, bị khê. Một khi
cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt là do cách chế biến của người đầu bếp. Vợ chồng
cũng vậy, những mâu thuẫn nảy sinh trong cuộc đời là do cách hành xử của hai bên.
Một nhân tố gây nên mâu thuẫn đó là sự nóng giận - được ví như “lửa” khi nấu
cơm, nếu lửa càng mạnh thì cơm sẽ càng dễ hỏng. Bởi thế mà người ta có câu cơm
120