1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Tiến sĩ >

(2) Từ ngữ chỉ thức ăn và cách thức kết hợp nguyên liệu thể hiện trạng thái tâm lí con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 239 trang )


chúng biểu thị mức độ cao của trạng thái tâm lí. Chẳng hạn: 白糖拌蜜糖—烤上加

烤 bạch đường bạn mật đường – điềm thượng gia điềm (đường trắng trộn đường

mật – ngọt lại càng ngọt), 苦烤拌烤烤—苦上加苦 khổ đản bạn hoàng liên – khổ

thượng gia khổ (mật đắng trộn hoàng liên – đã khổ lại càng khổ)...

Ngoài ra, trạng thái tâm lí còn thể hiện thông qua các kết cấu chỉ hoạt động

thưởng thức thức ăn, đồ uống. Cảm nhận khi ăn uống những món này được liên hệ

với thời điểm thưởng thức và đặc tính của thức ăn đồ uống. Chẳng hạn, 三九天喝姜

烤—烤心烤 tam cửu thiên hát khương thang – nhiệt tâm trường (ngày tam cửu (tức

giữa mùa đông) uống canh gừng, ví với sự nhiệt tình), 三九天吃烤棍—寒了心 tam

cửu thiên ngật băng côn – hàn liễu tâm (ngày tam cửu ăn kem – lòng lạnh giá)…

Khi lấy chuẩn so sánh là mùi vị thì tên các loại gia vị được sử dụng nhiều

hơn hẳn so với tên thức ăn và các loại nguyên liệu khác, như: mẻ, dấm, đường,

tương, mắm, mật... Trong đó, một sự vật có thể gợi ra một hoặc nhiều hơn một

thuộc tính và ngược lại.

Hình ảnh các loại nguyên liệu, thức ăn trong các phát ngôn tiếng Việt rất

phong phú và có khả năng biểu nghĩa đa dạng, có những hình ảnh được sử dụng

trực tiếp, nhưng hầu hết mang ý nghĩa biểu trưng. Do vậy, không thể đồng nhất hình

ảnh với ý nghĩa của phát ngôn, bởi chúng chỉ là phương tiện để biểu đạt ý nghĩa.

Chẳng hạn, chua như mẻ chỉ tính chất của loại gia vị làm từ cơm nguội để lên men.

Mẻ có thể gợi ra nhiều liên tưởng, nhưng trong mối quan hệ với chua thì đặc trưng

của sản phẩm không chỉ dừng lại ở tính chất của nó mà còn mang ý nghĩa thẩm mĩ

mới được thể hiện, do đó, mẻ không chỉ được hiểu theo nghĩa đen, mà còn được ví

với cách nói năng không gây thiện cảm (giọng chua như mẻ).

3.1.5. Từ ngữ ẩm thực thể hiện thân phận, địa vị, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống

của con người

3.1.5.1. Từ ngữ chỉ thức ăn thể hiện hoàn cảnh sống của con người

Đất nước Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, con người Việt Nam

lam lũ, một nắng hai sương, vừa đấu tranh chống giặc ngoại xâm, vừa chống giặc

đói, giặc dốt. Đến nay, chứng tích của lịch sử vẫn còn hằn sâu trong tiềm thức của

người Việt, thể hiện ngay trong bữa ăn hàng ngày với những thức ăn mang thông



126



điệp khác nhau. Trong thực tế đời sống ẩm thực, người ta có thể căn cứ vào chất

lượng, chủng loại thức ăn để phán đoán về hoàn cảnh sống cụ thể của mỗi cá nhân,

mỗi gia đình. Người Việt có câu “nhà giàu bồ cơm, bồ cá, nhà khó rau má khoai

lang”. Chẳng hạn bữa ăn của gia đình chị Dậu (Tắt đèn, Ngô Tất Tố) chỉ có cái rổ

rách đựng mấy củ khoai, hay bữa cơm nhà anh cu Tràng (Vợ Nhặt, Kim Lân) chỉ có

nồi cháo loãng, thậm chí là cháo cám. Mảnh đất miền Trung Việt Nam với bao khó

khăn về vật chất, đến nỗi chó ăn đá gà ăn sỏi, vậy mà chỉ với những bữa rau cỏ qua

ngày, dây khoai rễ má cũng thành thức ăn mà con người nơi đây có ý chí vươn lên

vô cùng mạnh mẽ.

Theo quan niệm truyền thống của Việt Nam, những người khổ dùng những

thức ăn đạm bạc, những người giàu có thì cao lương mĩ vị với đầy đủ các loại thịt,

cá, nem công chả phượng, sơn hào hải vị. Tuy nhiên, đối với một đất nước trải qua

bao gian khó và sự khắc nghiệt của thời tiết như Việt Nam, thì sự đối lập giàu nghèo

không hẳn đã rạch ròi như vậy. Trong kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam, những

thức ăn như: xôi, chè, cơm tám, cháo gà, cháo lươn, cơm với cá, mắm mực… đã

được dùng để nói đến đời sống của những người có cuộc sống khá giả. Có những

lúc, giá trị của nắm xôi còn vượt lên trên cả những tài sản quý báu khác như trong

bài ca dao “Thằng Bờm” (có nhắc đến các tài sản như ba bò chín trâu, ao sâu cá

mè, gỗ lim, chim đồi mồi). Nắm xôi thể hiện ước mong hết sức giản dị của người

Việt về sự no đủ, thỏa mãn về mặt vật chất, chứ không màng đến những thứ cao

sang hơn. Đối với nhiều người dân Việt xưa kia, “có cái ăn” cũng là một mơ ước

lớn lao. Vì thế mà cơm tấm vốn là món của con nhà nghèo, trong sự đối ngược với

cơm tám, nhưng no cơm tấm, ấm ổ rơm lại thể hiện ước mong khiêm tốn về cuộc

sống thanh bình, đạm bạc một thời của người dân Việt. Cái nghèo khó đã khiến cho

ước mơ của người dân Việt vô cùng bình dị và gần gũi như chính cuộc sống của họ.

Theo thống kê, các thức ăn Việt Nam được dùng để biểu trưng cho sự nghèo

khó, khổ sở thường gặp là những thức ăn rất quen thuộc với người dân bình thường,

được cho là không ngon hoặc đã để lâu, không còn tươi mới, nhưng người ta vẫn

phải ăn để sống qua ngày. Trong đó, số lượng sử dụng nhiều nhất là các món cơm,

chẳng hạn cơm hẩm cà meo là thức ăn kham khổ của người nghèo, cơm thừa canh

cặn là miếng ăn của kẻ tôi tớ, khổ sở, nhục nhã, cơm vàng mắm mặn là thức ăn rẻ

tiền của người bình dân, cơm sung cháo dền là cảnh thiếu đói, ăn rau quả dại trừ



127



bữa, cơm tấm ổ rơm là cảnh ăn ở của người nghèo khổ… Sở dĩ cơm được sử dụng

với số lượng nhiều như vậy để nói về hoàn cảnh con người là vì vai trò và tính chất

của cơm trong bữa ăn người Việt. Cơm là thứ đại diện cho nền nông nghiệp lúa

nước của người Việt, là thức ăn chính trong các bữa ăn gia đình. Trước kia, cùng

với cơm thừa, cơm thiu, những nhà nghèo khó còn phải ăn với những thức ăn rẻ

tiền, kém ngon, như cà, rau, muối. Trong đó, món rau muống và cà muối là món

điển hình cho cuộc sống nghèo khổ ngày xưa. Những thức ăn đạm bạc nhưng chan

chứa tình cảm về quê hương, gia đình này đã luôn luôn theo bước những người đi

xa :



Anh đi anh nhớ quê nhà /Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.

Rau muống là sản phẩm đặc trưng cho vùng chiêm trũng Việt Nam. Cùng



với rau muống, ở nông thôn Việt Nam trước đây, hầu hết các gia đình đều có sẵn

một vại cà muối nén với chiếc cối đá thật to và nặng, để cho cà giữ được lâu, và

dùng được quanh năm. Hình ảnh mâm cơm với bát cà muối, nhà nào khá hơn có

thêm đĩa rau muống luộc, bát nước rau để chan ăn với cơm là hình ảnh đã đi sâu vào

trong tiềm thức của bao người Việt Nam. Đó là dấu tích của lịch sử, của một thời

đầy khó khăn gian khổ của người dân Việt Nam.

Ngày nay, cùng với công cuộc cải cách mở cửa và sự phát triển của nền kinh

tế, hoàn cảnh sống của người dân Việt Nam đã được cải thiện rất nhiều. Các bữa

cơm của gia đình bình thường không chỉ là các món ăn đạm bạc như dưa, cà, rau…

nữa, mà còn có thêm nhiều món ăn từ thịt lợn, thịt bò, thịt gà… Điều này một phần

liên quan đến kĩ thuật chăn nuôi trong nông nghiệp đã đạt được những bước phát

triển vượt bậc. Tuy nhiên, do tình trạng sử dụng tràn lan các loại hóa chất kích thích

tăng trưởng dẫn đến vấn đề an toàn và chất lượng của thực phẩm không được bảo

đảm. Hơn nữa, quan điểm cho rằng ăn rau, củ, quả tốt cho sức khỏe hơn các loại

thịt, cá. Vì vậy, hiện nay nhiều người không thực sự mặn mà với các món ăn từ

động vật, nhiều món ăn của người bình dân như ngô, khoai, sắn, cà, ốc, châu

chấu… lại trở thành những món ăn đặc sản, do tính ngon, lành, bổ của chúng. Đó có

lẽ là một xu hướng ẩm thực trong thời buổi hiện đại. Nhưng đến nay, tên gọi thức

ăn của những người bình dân xưa có được coi là biểu trưng cho cuộc sống sung túc,

giàu có ngày nay không thì chưa thể hiện rõ ràng trong ngôn ngữ. Vì vậy, luận án

không đi vào hướng phân tích này.



128



Thức ăn, đồ uống vừa là sản phẩm của lao động, lại là biểu trưng cho ước

mơ “cơm no áo ấm” của con người. Vì vậy, bất kì lúc nào, thức ăn, đồ uống cũng

được coi là những thứ có giá trị, cần phải nâng niu, trân trọng. Từng hạt cơm, hạt

gạo bình thường cũng được coi như món đồ quý, như trong thơ Trần Đăng Khoa:

Hạt gạo làng ta, Gửi ra tiền tuyến, Gửi về phương xa, Em vui em hát, Hạt vàng

làng ta. Ngay cả những thức ăn thừa sau mỗi bữa cơm cũng phải được cất giữ cẩn

thận, không được phung phí. Đồng thời, biết dành dụm, lo trước nghĩ sau đã trở

thành đức tính, cũng là lời răn của các thế hệ người Việt Nam:

Được mùa chớ phụ ngô khoai / Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng.

3.1.5.2. Từ ngữ chỉ dụng cụ ẩm thực thể hiện thân phận, địa vị, hoàn cảnh của

con người

Đôi đũa, cái mâm, cái bát… gắn liền với hoạt động ăn uống hàng ngày. Nhìn

vào chiếc đũa, chiếc bát, chiếc mâm, chiếc chén… mà chủ nhân của nó sử dụng,

chúng ta có thể đoán biết được gia cảnh cũng như địa vị của họ. Chính vì vậy, các

từ ngữ chỉ dụng cụ ẩm thực đã được sử dụng để biểu trưng cho hoàn cảnh và địa vị

của con người. Chẳng hạn chén ngọc đũa ngà, đũa bạc mâm vàng, bát ngọc đũa

ngà, mâm son đũa ngà…. Sự quý hiếm từ chất liệu làm nên dụng cụ ẩm thực đã

được người Việt liên tưởng đến sự giàu có, xa hoa và sang trọng.

Ngược lại, những loại dụng cụ sử dụng trong các gia đình có hoàn cảnh

nghèo hèn thường chỉ làm bằng những vật liệu rẻ tiền, quen thuộc từ tre, nứa, gỗ,

sứ…, dễ dàng bị mốc, bị mục trong quá trình sử dụng. Vì lẽ đó, đũa mốc chòi mâm

son là sự đối lập giữa đũa mốc – thân phận hèn kém với mâm son – địa vị cao sang,

hay có bát sứ, tình phụ bát đàn, trong đó bát sứ là loại bát đẹp được ví với người

đẹp, người sang, còn bát đàn là loại bát nông lòng, làm bằng đất nung thô, ví với

người tình cũ, giản dị, mộc mạc. Nếu hoàn cảnh sống đầy đủ thì có nghĩa là có bát

ăn bát để, có bát mát mặt... Nếu hoàn cảnh sống thiếu thốn, dựa vào người khác lại

được miêu tả thành bát mẻ chiếu manh, bát lưng bát vực...

Dụng cụ ẩm thực đồng thời cũng được liên tưởng đến những gì thiết yếu cho

cuộc sống như bát cơm manh áo, hay sự phân chia, đánh giá về giá trị của sự vật,

như đều mâm đều bát, tham bát bỏ mâm, mâm cao cỗ đầy…

Trong tiếng Hán, cụm 喝西北烤 ngật Tây Bắc phong (uống gió Tây Bắc)

điển hình cho việc liên tưởng đến hoàn cảnh sống của con người. Nó liên quan mật



129



thiết đến đặc điểm về địa lí và văn hóa của Trung Quốc. Miền Tây Bắc của Trung

Quốc là nơi khí hậu khắc nghiệt, địa hình cao, đời sống vô cùng khó khăn, do vậy

西北烤 Tây Bắc phong (gió tây bắc) được ví với sự nghèo khó, không có gì để ăn.

Với ý nghĩa này, người Việt Nam lại liên tưởng đến việc ăn không khí. Mối quan hệ

giữa từ ngữ ẩm thực và hoàn cảnh sống của con người đã giúp ta giải mã cách tư

duy của người Trung Quốc, đồng thời phản ánh sự khác biệt nhất định về đặc trưng

văn hóa của người Trung Quốc và người Việt Nam.

3.1.5.3. 莲 碗 phạn oản (bát cơm) thể hiện công việc, nghề nghiệp của người

Trung Quốc

Nếu như đôi đũa được sử dụng với nhiều nghĩa biểu trưng nhất trong tiếng

Việt thì 碗 oản (bát) lại là một từ chỉ dụng cụ ẩm thực có cách dùng linh hoạt nhất

so với các từ ngữ chỉ dụng cụ ẩm thực khác trong tiếng Hán. Chiếc bát với vai trò

trung tâm là vật đựng cơm trong bữa ăn được dùng để liên tưởng đến điều kiện vật

chất để duy trì sự sống của con người. Bởi để có được bát cơm ăn hàng ngày, người

ta đã phải lao động cực nhọc. Với đặc trưng như vậy, người Trung Quốc đã sử dụng

碗 oản (bát) để ví với công việc, nghề nghiệp, hoặc cái ăn để duy trì sự sống.

Dựa trên sự khác nhau về vật liệu làm nên chiếc bát, người Trung Quốc cũng

liên hệ đến những công việc với giá trị và tính chất khác nhau. Bát ăn cơm được

làm bằng chất liệu khác nhau biểu trưng cho các công việc với mức độ lí tưởng

khác nhau. Trong đó có ba loại chất liệu được nhắc đến khi sử dụng làm biểu trưng

liên quan đến 碗 oản (bát) là 泥 nê (đất bùn), 烤 thiết (sắt), 金 kim (vàng). Trước hết

là 泥烤碗 nê phạn oản (bát làm bằng đất bùn) là loại bát với chất liệu kém chất

lượng, dễ bị vỡ, thậm chí chỉ một va chạm nhỏ cũng khiến bát biến dạng. Chính vì

vậy, nó được ví với công việc không có bảo đảm, lúc nào cũng có nguy cơ thất

nghiệp. 烤烤碗 thiết phạn oản (bát sắt) lại là loại bát sử dụng chất liệu kim loại

cứng, chịu được va đập mạnh, thậm chí có đánh rơi cũng không vỡ, do đó, được ví

với công việc có bảo đảm, sẽ không thất nghiệp. Cũng làm bằng kim loại, nhưng

chiếc bát làm bằng vàng, so với chiếc bát làm bằng sắt rõ ràng thể hiện sự quý hiếm



130



về chất liệu, do đó, 金 烤 碗 kim phạn oản (bát vàng) chỉ công việc lí tưởng mà

nhiều người mong muốn...

Ngoài chất liệu ra, khi sử dụng bát có đặc trưng riêng so với chiếc đĩa của

phương Tây bởi độ lớn vừa cầm tay, có thể di chuyển theo vị trí bàn tay người sử

dụng một cách linh hoạt. Chiếc bát trong tay được ví như miếng cơm trong miệng,

được coi là sở hữu của một người, ít nhất là trong bữa ăn. Bởi một khi cơm hay thức

ăn đã được xới hay gắp vào bát cho một người thì mặc nhiên người khác không bao

giờ sử dụng, dù người đó có không ăn hoặc ăn thừa. Đó là văn hóa trong ăn uống

của người Trung Quốc. Những tác động khác nhau đến chiếc bát như cầm, ném,

đập… cũng gợi ra những liên tưởng đặc thù về công việc, nghề nghiệp – thứ tạo ra

miếng ăn cho họ. Chẳng hạn 烤烤碗 đu phạn oản (mất bát cơm – mất việc),烤烤

碗 táp phạn oản (đập bát cơm – bỏ việc),烤烤碗 thương phạn oản (cướp bát cơm

- cướp việc) …

Như vậy, sự liên hệ giữa thuộc tính của chiếc bát, cách sử dụng bát với công

việc, nghề nghiệp của người Trung Quốc thể hiện cách nhìn nhận của họ về cuộc

sống, con người. Trong đó, phải khẳng định vai trò quan trọng của chiếc bát trong

đời sống của người Trung Quốc. Nó quan trọng không khác gì công việc, nghề

nghiệp để có thể tồn tại và phát triển trong xã hội.

3.1.6. Từ ngữ ẩm thực thể hiện ước vọng cao đẹp của con người

3.1.6.1. Tên gọi thức ăn, đồ uống thể hiện quan niệm thẩm mĩ của người Trung

Quốc

Rất nhiều tên gọi thức ăn được định danh gián tiếp bằng những con chữ tốt

đẹp, hài hước trong tiếng Hán thể hiện quan niệm thẩm mĩ của người Trung Quốc.

Đó là những tên gọi khiến người nghe có cảm giác hài lòng vì thưởng thức thức ăn

cũng chính là thưởng thức cái đẹp. Từ góc độ mĩ học, “mĩ cảm thị giác thường được

xây dựng trên cơ sở liên tưởng và lí giải, đối tượng thẩm mĩ đã được đánh bóng bởi

sự liên tưởng và lí giải của chủ thể trong quá trình chuyển hóa từ thị giác sang mĩ

cảm” [160]. Các tên gọi loại này trong tiếng Hán có tính nghệ thuật cao, chúng

không hoàn toàn nói rõ nguyên liệu hay cách chế biến thức ăn, mà được liên hệ đến

một sự vật có tính thẩm mĩ như vũ trụ, bốn mùa, phong hoa tuyết nguyệt, động thực



131



vật dựa trên đặc trưng về sắc, hương, vị, hình của thức ăn, để tạo ra một tên gọi vui

tai, thể hiện quan điểm thẩm mĩ của người Trung Quốc.

Trước hết, các thức ăn Trung Quốc thường được định danh bằng tên các loài

cây đẹp, điển hình là 芙蓉 phù dung. Phù dung là tên gọi khác của hoa sen, người

Việt cũng như người Trung Quốc đều cho rằng sen là loại hoa đẹp tinh khiết, tao

nhã. Trong các thức ăn, phù dung chỉ lòng trắng trứng. Vẻ trắng sáng của những

thức ăn này gợi liên tưởng về những thức ăn lành, ngon. Ngoài ra 芙蓉 phù dung ra,

còn có các loài thực vật khác như 海棠 hải đường, 烤花 liên hoa, 梅花 mai hoa, 桂

花 quế hoa…

Thứ hai, các thức ăn của Trung Quốc còn có thể được định danh bằng tên gọi

đồ vật đẹp, điển hình là các loại ngọc ngà châu báu, như 珍珠 trân châu, 翡翠 phỉ

thúy, 水 晶 thủy tinh ,琉 璃 lưu li… Thông qua những tên gọi này, có thể thấy,

người Trung Quốc cho rằng cái đẹp là sự tròn trịa, trong sáng, lung linh, không tì

vết. Chẳng hạn, thủy tinh là thứ trong suốt, lưu li, phỉ thúy đều là những loại ngọc

có màu xanh biếc rất đẹp mắt...

Thứ ba là các thức ăn còn có thể được định danh bằng tên mĩ nhân, và

thường là những người đẹp thời xưa của Trung Quốc, như Tây Thi, Điêu Thuyền...

Mặc dù hiện nay, quan niệm về cái đẹp ở người con gái Trung Quốc có thay đổi

nhất định, song vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của các mĩ nhân thời cổ vẫn là

những vẻ đẹp kinh điển và là sự ngưỡng mộ của nhiều người.

Thứ bốn là các thức ăn được định danh bằng tên phong cảnh đẹp. Người

Trung Quốc đã sử dụng thủ pháp tượng trưng, kết hợp với ẩn dụ để định danh các

thức ăn làm nên bức tranh phong cảnh vô cùng đẹp mắt. Đó là những cảnh sơn thủy

hữu tình, thể hiện cuộc sống bình yên, thơ mộng. Ví dụ: 群烤望月 quần hà vọng

nguyệt (đàn tôm vọng nguyệt), gợi cảnh tượng một đàn tôm đang vây quanh vầng

trăng (được ví với lòng trắng trứng) vô cùng thi vị. Hay món 蝴蝶烤河 hồ điệp quá

hà (bướm qua sông) là món cá thái lát nhúng lẩu, 金烤烤烤 kim ngư hí liên (cá

vàng đùa với hoa sen) chỉ một loại thức ăn từ cá mực... Những thức ăn này thường



132



có nguồn nguyên liệu từ động vật, đó là những con vật đang vẫy vùng, đùa vui,

sống động. Trong tên gọi các loại trà cũng xuất hiện không ít các từ ngữ liên quan

đến hiện tượng tự nhiên, như 云 vân (mây) , 烤 vụ (sương) , 雪 tuyết , 雨 vũ

(mưa), hoặc những nơi phong cảnh hùng vĩ, như 云海 vân hải,花果山 hoa quả

sơn,西湖 tây hồ,南岳 nam nhạc... Điều này một mặt thể hiện yêu cầu về chất

lượng sản phẩm trà, nhưng mặt khác cũng phần nào chứng tỏ tình yêu thiên nhiên

của người Trung Quốc. Uống trà như là sự hòa nhập với thiên nhiên đầy lãng mạn

và nhiều màu sắc, với mong muốn thiên, địa, nhân hợp nhất của người Trung Quốc.

Thứ năm là thức ăn được định danh bằng cảnh tượng những sự vật nhỏ

hướng về sự vật lớn hơn, giống như cảnh thiết triều trong hoàng cung thời xưa ở

Trung Quốc. Chẳng hạn món 群 烤 望 月 quần hà vọng nguyệt (đàn tôm vọng

nguyệt), 百 烤 朝 烤 bách điểu triều phượng (trăm loài chim hướng về phượng

hoàng)... Điều này thể hiện quan điểm về cái đẹp hoành tráng và oai nghiêm.

3.1.6.2. Tên gọi thức ăn, đồ uống thể hiện ước mong về sự may mắn, tốt lành của

người Trung Quốc

Sự may mắn, tốt lành trong quan niệm của người Trung Quốc có thể tổng kết

thành các từ: quyền lực, phú quý, tiền tài, đoàn tụ, trường thọ, hạnh phúc. Điều này

thể hiện ngay trong cách định danh các thức ăn, các loại rượu, trà của Trung Quốc.

Đó là việc sử dụng các con chữ hoặc những con vật, cảnh tượng có hàm ý văn hóa

rõ nét, thể hiện như sau :

Thứ nhất, người Trung Quốc thích định danh thức ăn, đồ uống bằng từ chỉ

rồng hoặc phượng - hai linh vật tượng trưng cho sự cát tường, lại là biểu tượng của

quyền uy và sự cao quý. “Rồng là động vật thiêng liêng trong truyền thuyết Trung

Quốc, có mình dài, có vây, có sừng, có chân, có thể đi, bay, bơi, có thể hô mưa gọi

gió”. [191] Đối với người Trung Quốc, rồng còn được coi là con vật đứng đầu trong

bách trùng (trăm loại côn trùng), rồng có bản lĩnh phi phàm và sức mạnh thần kì.

Chính vì vậy, những bậc vua chúa, người tài ba trong xã hội đều có thể được gọi là

rồng. Chẳng hạn, người Trung Quốc gọi Tần Thủy Hoàng là “tổ long”, dân gian

truyền miệng nhau việc Lưu Tỉ sinh ra Lưu Bang bởi có giao long gửi gắm. Các đời

vua ở Trung Quốc đều được gọi là “chân long thiên tử”. Vì thế, chỉ nhà vua mới



133



được sử dụng những thứ liên quan đến rồng. Rồng đã trở thành biểu tượng cho

quyền lực của hoàng gia. Cùng với rồng, phượng hoàng cũng là loài chim tượng

trưng cho sự may mắn, bình an, hạnh phúc. Phượng hoàng là vua của muôn loài

chim thú, và cũng tượng trưng cho quyền uy và sự cao quý. Thông thường, người

Trung Quốc liên hệ hình dáng của hai con vật này với những loại nguyên liệu chế

biến thức ăn, ví dụ gà (chim) được gọi là phượng, rắn (lươn) và tôm cá được gọi là

rồng, ví dụ món 烤虎烤烤 long hổ phượng hội (nguyên liệu chính gồm rắn, mèo và

gà), 烤烤配 long phượng phối có nguyên liệu chính là lươn và gà… Điều này thể

hiện sự sùng bái linh vật cũng như tâm lí mong muốn cuộc sống may mắn cát tường

của người Trung Quốc.

Ngoài rồng và phượng ra, sư tử và hổ cũng được coi là chúa sơn lâm, tượng

trưng cho sự dũng mãnh và quyền uy. Tên gọi hai loài vật này cũng được sử dụng

để thay thế cho các loại nguyên liệu từ thịt mèo.

Hai là, người Trung Quốc thích gọi tên thức ăn, đồ uống bằng các số từ

mang hàm ý may mắn như 3,5,8. Họ cho rằng, có những con số đẹp mang lại hạnh

phúc và tiền tài, có những con số bị coi là dấu hiệu của tai họa và bất hạnh. Chẳng

hạn, số từ 3 và 5 là số dương, số của trời, vừa thần bí vừa mang lại may mắn luôn

xuất hiện trong nhiều thức ăn chỉ số lượng nguyên liệu như 三烤烤烤烤蛋 tam tiên

thiết qua khảo đản (trứng nướng nồi sắt ba loại nguyên liệu tươi), 凉拌三烤 (nộm

ba loại nguyên liệu thái sợi), 五香大烤 ngũ hương đại hà (tôm sú ngũ hương), 五彩

炒蛇烤 ngũ thái sao xà ti (tôm thái sợi xào ngũ sắc)… Số 8 là số chẵn, là bội số của

2 và 4, tượng trưng cho sự may mắn. Đặc biệt, số 8 có cách phát âm gần giống với

烤 phát nên đã được sử dụng để định danh rất nhiều thức ăn như :八烤海烤 bát bảo

hải sâm (hải sâm bát bảo), 散烤八烤 tản hội bát bảo (bát bảo nấu tổng hợp)...

Ba là, định danh thức ăn bằng tên gọi các loại vàng bạc châu báu ngọc ngà,

thể hiện ước mong về sự giàu có, cao quý sang trọng của người Trung Quốc. Dựa

trên sự giống nhau về hình dáng, màu sắc, người Trung Quốc đã dùng tên các loại

ngọc ngà, châu báu để thay cho tên gọi hàng loạt nguyên liệu và thức ăn, chẳng hạn



134



rau cải xanh, đậu xanh, đậu đũa đều được gọi là 翡翠 phỉ thúy, thịt đông lạnh được

gọi là 水晶 thủy tinh, đậu phụ được gọi là 白玉 bạch ngọc, cá viên được gọi là 珍珠

trân châu, giá đỗ được gọi là 金烤 sợi bạc, 烤烤 kim bạc…, hàng loạt các thức ăn

bằng “vàng ngọc” như 烤金肉 (thịt hoàng kim), 金玉羹 (canh kim ngọc), 翡翠烤

仁 (tôm nõn phỉ thúy), 水晶烤仁 (tôm nõn thủy tinh), 金烤烤 (cơm kim ngân)...

Bốn là, có một số lượng không nhỏ các thức ăn được định danh dựa vào hiện

tượng hài âm đặc thù của tiếng Hán, thể hiện tâm lí mong muốn tài lộc của người

Trung Quốc. Chẳng hạn người Trung Quốc có tục lệ ăn cá trong ngày tết, và món cá

cũng được đặt cái tên rất giàu ý nghĩa văn hóa, là 年年有余 niên niên hữu dư, bởi

烤 ngư (cá) và 余 dư (dư thừa) đồng âm với nhau, 余 dư thể hiện mong ước về cuộc

sống giàu sang dư dật của người Trung Quốc. Món 烤烤好市 phát tài hảo thị của

Quảng Đông được định danh dựa vào sự hài âm giữa 烤菜 phát thái (rong biển) và

烤烤 phát tài, 烤烤 hào thị (hàu và đậu) và 好市 hảo thị (thị trường tốt). Đất nước

Trung Quốc trải qua bao nhiêu năm cải cách mở cửa, trào lưu kinh doanh phát triển

rầm rộ, tâm lí chung của người Trung Quốc là mong muốn kiếm thật nhiều tiền, trở

nên giàu sang, phú quý. Do vậy, các từ ngữ đồng âm với những ý nghĩa may mắn về

tài lộc được người Trung Quốc rất ưa chuộng và dùng làm tên thức ăn.

Năm là, rất nhiều loại thức ăn, đồ uống dùng những từ ngữ mang ý nghĩa tốt

lành liên quan đến 福 phúc,烤 lộc,烤 thọ,喜 hỉ,吉 cát,富 phú,烤 quý để

định danh, như: 金六福酒 kim lộc phúc tửu, 万年福酒 vạn niên phúc tửu,烤烤喜

酒 hồng song hỉ tửu,福烤烤喜酒 phúc lộc thọ hỉ tửu, 烤烤前程酒 cẩm tú tiền

trình tửu... Những tên gọi này đã gửi gắm mong muốn phú quý vui vẻ, thể hiện ước

mong về sự bình an, khát vọng thành công của người Trung Quốc.

Sáu là, định danh bằng từ chỉ màu sắc rực rỡ được cho là những gam màu

mang lại may mắn. Nếu như người phương Tây cho rằng, màu đỏ là màu máu, màu

tội lỗi, thì ngược lại, ở Trung Quốc màu đỏ tượng trưng cho vạn vật sinh sôi nảy nở,

lại vừa là màu của sự cát tường, thành đạt. Trong những ngày vui như ngày cưới,



135



ngày tết, người Trung Quốc thường sính dùng màu đỏ. Đó là một trong những lí do

vì sao các thức ăn của Trung Quốc được chế biến với các gam màu tươi sáng, màu

cơ bản như:烤 hồng (đỏ),紫 tử (tím),烤 hoàng (vàng),金 kim (vàng kim). Ví

dụ, từ chỉ màu trong các món: 烤熬烤子 hồng ngao cưu tử (chim bồ câu om, thành

phẩm có màu đỏ sẫm)), 三色烤烤粉 tam sắc đoàn viên phấn (miến ba màu),十色

花花糖 thập sắc hoa hoa đường (bánh bột đường hoa mười màu)... Ngược lại, các

màu 白 bạch (trắng), 黑 hắc (đen), 烤 lục (xanh lục) thì được sử dụng ít hơn, chủ

yếu để phân biệt các loại nguyên liệu, ví dụ, 大白豆 đại bạch đậu (đậu trắng),大

黑豆 đại hắc đậu (đậu đen),大烤豆 đại thanh đậu (đậu xanh)... Điều này không

chỉ thể hiện kĩ thuật chế biến cầu kì của đầu bếp, mà còn là một sự thưởng thức cái

đẹp, thể hiện tâm lí hướng tới sự hoàn mĩ của người dân Trung Quốc.

Nhìn chung, ăn uống là cả một nghệ thuật, nó thể hiện trình độ giáo dục, tình

cảm của con người, cao hơn là thể hiện nét đẹp văn hóa. Thông qua các nghĩa mở

rộng của từ ngữ ẩm thực, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự đề cao giá trị tinh thần

trong ăn uống, nó là một trong những nhân tố quan trọng nhất để nâng giá trị của

bữa ăn ngày thường lên tầm cao mới, thể hiện giá trị nhân văn vô cùng sâu sắc trong

đời sống xã hội.

3.1.7. Ẩm thực trong mối liên hệ với các hoạt động khác của con người

3.1.7.1. Ăn uống trong mối liên hệ với các hành vi đối nhân xử thế của con

người

Thông qua các hoạt động ăn uống, người Việt Nam đã liên tưởng đến các

hoạt động khác của con người. Điều này thể hiện một cách sinh động qua hàng loạt

các câu thành ngữ. Chúng tôi đã khảo sát 199 thành ngữ, tục ngữ có yếu tố ăn trong

tiếng Việt, kết quả cho thấy, động từ ăn thường được sử dụng với các động từ khác

thành từng cặp. Trong đó, các động từ đi cùng với ăn có tần số xuất hiện nhiều nhất

là : các động từ liên quan đến nói năng (nói, bạch, kháo) với tổng số 31/199 câu, ví

dụ : ăn bớt bát, nói bớt lời…; các động từ liên quan đến việc báo đáp ân tình (trả,

nhớ…),với tổng số 30/199 câu, ví dụ : ăn mận trả đào...; các động từ liên quan đến

hoạt động sinh hoạt hàng ngày khác (như ở, nằm, làm, ngủ, ngồi, mặc), ví dụ : ăn



136



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (239 trang)

×