Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (836.13 KB, 91 trang )
Hình 5.1: Sơ đồ lấy mẫu phân tích
Các định nghĩa
1. Lô sản phẩm
Là một số lượng nào đó của cùng một loại sản phẩm, với cùng một loại bao gói
được giao nhận cùng một lúc.
2. Đơn vị bao gói
Là dạng bao gói trực tiếp lặp lại trong lô (thùng, bao, hộp, lọ,…)
3. Mẫu ban đầu
Là một phần của lô sản phẩm được lấy đồng thời ở cùng một chỗ của sản phẩm
không bao gói hay từ một chỗ của một đơn vị bao gói.
4. Mẫu riêng
Là một phần của lô sản phẩm bao gồm tất cả các mẫu ban đầu của cùng một
đơn vị bao gói.
5. Mẫu chung
Là một phần của lô sản phẩm gộp từ tất cả các mẫu ban đầu chọn từ một lô.
6. Mẫu trung bình thí nghiệm
Là mẫu được chuẩn bị từ mẫu chung nhằm tiến hành các nghiên cứu thí
nghiệm. Mẫu phải được bao gói và bảo quản trong những điều kiện cần thiết để
đảm bảo mẫu không bị thay đổi những tính chất cần xác định.
7. Nhóm đơn vị bao gói
Tùy theo độ lớn của một đơn vị bao gói, chia các đơn vị bao gói thành 3 nhóm :
•
•
•
Nhóm thứ nhất : là nhóm mà hàm lượng của mỗi bao gói không vượt quá
độ lớn của một mẫu trung bình thí nghiệm.
Nhóm thứ hai : là nhóm mà hàm lượng của mỗi bao gói lớn hơn độ lớn
của một mẫu trung bình thí nghiệm nhưng không vượt quá 3 lần độ lớn
của mẫu trung bình thí nghiệm.
Nhóm thứ ba : là nhóm mà hàm lượng của mỗi bao gói lớn hơn 3 lần độ
lớn của mẫu trung bình thí nghiệm.
Cách lấy mẫu
1. Trường hợp sản phẩm được bao gói
•
•
•
•
•
Từ lô hàng được nghiên cứu lấy ra những bao gói một cách ngẫu nhiên.
Từ những bao gói đã được lấy ra, lấy ra những mẫu ban đầu.
Từ những mẫu ban đầu gộp thành mẫu riêng.
Từ mẫu riêng gộp thành mẫu chung.
Từ mẫu chung lấy ra một mẫu trung bình thí nghiệm.
2. Trường hợp sản phẩm không được bao gói
•
•
•
Từ lô hàng được nghiên cứu lấy ra những mẫu ban đầu.
Từ những mẫu ban đầu gộp thành mẫu chung.
Từ mẫu chung lấy ra một mẫu trung bình thí nghiệm.
Độ lớn mẫu
1. Nguyên tắc chung
Mẫu ban đầu, mẫu riêng, mẫu chung phải càng lớn khi thành phần của sản
phẩm càng kém đồng nhất.
2. Độ lớn của mẫu ban đầu
Độ lớn tối thiểu của mẫu ban đầu được qui định như sau :
Bảng 5.1: Độ lớn của mẫu
Dạng sản phẩm
Sản phẩm lỏng và sệt
Sản phẩm không
đồng nhất; sản
phẩm không đồng
nhất không bao gói
Tất cả sản phẩm
nhóm 1 và 2; sản
phẩm đồng nhất
nhóm 3; sản phẩm
đồng nhất không
bao gói
500ml
100ml
100g
100g
200g
1.000g
2.500g
500g
500g
1.000g
4.000g
10.000g
Sản phẩm mỡ và bột
nhão
Cỡ hạt < 1mm
Cỡ hạt < 10mm
Cỡ cục 10 ÷ 50mm
Cỡ cục > 500mm (*)
(*) - mẫu ban đầu không được ít hơn 5 cục sản phẩm.
3. Độ lớn mẫu chung
Độ lớn mẫu chung bằng tổng số mẫu ban đầu và đủ để chuẩn bị mẫu trung bình
thí nghiệm.
4. Độ lớn mẫu trung bình thí nghiệm
Độ lớn mẫu trung bình thí nghiệm bao gồm một lượng đủ để tiến hành tất cả
các nghiên cứu, với mỗi nghiên cứu riêng biệt được tiến hành ba lần.
Nguyên tắc sử dụng các chất chỉ thị màu
•
•
•
Trung hòa bazơ yếu bằng acid mạnh dùng chỉ thị màu chuyển màu trong
vùng pH < 7,0
Trung hòa acid yếu bằng bazơ mạnh dùng chỉ thị màu chuyển màu trong
vùng pH > 7,0
Trung hòa acid mạnh bằng bazơ mạnh dùng chỉ thị màu chuyển màu
trong vùng pH = 4 ¸ 10.
Bảng 5.2 : Bảng các khoảng pH và vùng chuyển màu của các chất chỉ thị màu
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Tên
Metyl tím
Thymol xanh
Tropeolin 00
Metyl tím
Dimetyl vàng
Metyl da cam
Bromophenol
xanh
Congo đỏ
Bromoeresol lục
Alizarin đỏ
Metyl đỏ
Lacmoil
Bromoeresol đỏ
Dung môi
Nồng
độ
pH đổi
màu
Vùng đổi màu
nước
nước + kiềm
nước
nước
cồn 90o
nước
cồn + nước
cồn + nước
cồn 20o
nước
cồn 90o
cồn 90o
cồn + nước
cồn 20o
0,10
0,05
0,10
0,10
0,10
0,10
0,10
0,10
0,02
0,10
0,1÷0,2
0,10
0,10
0,10
0,1 ÷ 1,5
1,2 ÷ 2,8
1,3 ÷ 3,2
1,5 ÷ 3,2
2,9 ÷ 4,0
3,0 ÷ 4,4
3,0 ÷ 4,6
3,0 ÷ 5,2
3,8 ÷ 5,4
3,7 ÷ 5,2
4,2 ÷ 6,3
4,0 ÷ 6,4
5,2 ÷ 6,8
6,0 ÷ 7,6
vàng - lục
đỏ - vàng
đỏ - vàng
lục - tím
đỏ da cam - vàng
đỏ - vàng
vàng - xanh
tím xanh - tím đỏ
vàng - xanh
vàng - tím
đỏ - vàng
đỏ - xanh
vàng nhạt -tím đỏ
vàng - xanh
tía
Bromothymol
xanh
Đỏ trung tính
Phenol đỏ
Crezol đỏ a naphtolftalein
Thymol xanh
Phenolftalein
Thymolftalein
Alizarin vàng
Da cam G
15
16
17
18
19
20
21
22
23
nước+
a.acetic
nước + kiềm
nước + kiềm
cồn 50o
nước + kiềm
cồn 90o
cồn 90o
nước
nước
0,10
0,04
0,04
0,10
0,05
1,00
0,10
0,10
0,10
6,8 ÷ 8,0
6,8 ÷ 8,4
7,2 ÷ 8,8
7,3 ÷ 8,7
8,0 ÷ 9,6
8,2 ÷ 9,6
9,3 ÷ 10,5
10,1 ÷ 12,1
11,5÷ 14,0
đỏ - vàng
vàng - đỏ
vàng - đỏ nâu
hồng nhạt -xanh
lục
vàng - xanh
không màu - đỏ
không màu - xanh
vàng - tím hồng
vàng - đỏ tím
hồng
Chương 6: Kiểm Nghiệm Một Số Thực Phẩm Động Vật Và Dầu
Mỡ
Kiểm nghiệm thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt
1. Kiểm nghiệm thịt tươi
♦ Yêu cầu kiểm nghiệm
•
•
•
•
pH thịt và nước thịt
Định tính NH3
Định lượng NH3
Định tính H2S
♦ Phương pháp kiểm nghiệm
1.1. Phản ứng giấy quỳ
Dùng dao không rỉ cắt một nhát trong miếng thịt, đặt vào vết cắt 2 miếng giấy
quỳ (1 xanh, 1 đỏ), gập vết cắt lại, để yên trong 20 phút. Mở vết cắt ra, đọc kết
quả trên 2 miếng giấy quỳ :
•
•
•
Nếu cả 2 miếng giấy quỳ đều đỏ : thịt có phản ứng acid (thịt tươi).
Nếu cả 2 miếng giấy quỳ đều xanh : thịt có phản ứng kiềm (thịt kém tươi).
Nếu màu của 2 miếng giấy quỳ không đổi : thịt có phản ứng trung tính.
1.2. pH nước thịt
Thịt sau khi loại bỏ các tổ chức liên kết và mỡ, được băm nhỏ và cân lấy 10
gam thịt, ngâm với 100ml nước cất trung tính trong khoảng thời gian 10 phút.
Thỉnh thoảng lắc đều. Lọc qua giấy lọc và tiến hành xác định pH dịch lọc bằng
pH mét hoặc thang so màu .
1.3. Định tính NH3 ( phản ứng EBE)