1. Trang chủ >
  2. Giáo Dục - Đào Tạo >
  3. Cao đẳng - Đại học >

Các thông tin điều tra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.47 MB, 65 trang )


thức trong việc nhận diện sâu bệnh gây hại và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong

phòng trừ dịch hại.

- Thuận lợi và khó khăn trong canh tác:

+ Thuận lợi: Kết quả ở Bảng 3.2 cho thấy đa số hộ cho rằng đất canh tác trong vùng

điều tra được tốt (70% hộ), điều này chứng tỏ vùng đất này thích hợp cho việc canh tác

dưa hấu. Tuy gặp khó khăn đáng kể về giá cả thị trường không ổn định, gây ảnh hưởng

lớn đến việc canh tác dưa hấu, nhưng bù lại ở đây nơng dân tích lũy nhiều kinh nghiệm

qua từng mùa vụ canh tác, thích tiềm tồi học hỏi áp dụng khoa học kỹ thuật vào để áp

dụng bên cạnh đó được tập huấn kỹ thuật thường xuyên nên có kỹ thuật canh tác tốt và

thu được lợi nhuận cao (có 78% hộ đạt được lợi nhuận cao).

+ Khó khăn: Kết quả ở Bảng 3.2 cũng cho thấy đa số hộ ở vùng điều tra cho rằng sâu

bệnh là vấn đề đáng lo ngại (60% hộ). Ngoài ra, 70% hộ ở Vị Thủy cho rằng giá cả thị

trường và 20% hộ canh tác theo tập quán cũ không áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến

nên gặp nhiều khó khăn.

Qua kết quả trên ta thấy rằng khó khăn lớn nhất mà nông dân gặp phải trong sản xuất

dưa hấu là vấn đề sâu bệnh. Đây có thể xem là yếu tố quyết định đến việc mở rộng sản

xuất của nơng hộ cũng như của vùng. Có thể nói sự hạn chế về độ tuổi như đã trình

bày ở trên, cũng đã hạn chế sự tiếp thu và khả năng nắm bắt các tiến bộ khoa học kỹ

thuật của bà con. Ngoài ra, một số hộ chưa thực hiện tốt khâu vệ sinh đồng ruộng (sẽ

được trình bày trong phần kỹ thuật canh tác dưới đây) cũng là các nguyên nhân dẫn

đến nhiều sâu bệnh.

Bảng 3.2 Những thuận lợi và khó khăn trong việc canh tác dưa hấu.

Thuận lợi và khó khăn

Tỷ lệ (%) hộ

Thuận lợi

Đất tốt

70

Lợi nhuận cao

78

Hỗ trợ kỹ thuật

20

Khó khăn

Sâu bệnh

60

Giá cả thị trường

70

Thiếu kỹ thuật

20

Thời tiết

10

Tiêu thụ sản phẩm

80



3.1.1.2. Một số thông tin về điều kiện và kỹ thuật canh tác của nông dân trồng

dưa hấu tại vùng điều tra



24



- Diện tích canh tác: Đa số nông hộ trồng dưa hấu từ 1.000 - 5.000 m 2 (48,8%), chỉ có

khoảng 9,8% hộ có diện tích > 15.000 m2. Còn lại các hộ có diện tích từ 5.100 –

15.000 là 41,5%

- Đất canh tác: Có hơn 91% hộ trồng dưa hấu trên đất ruộng.

Bảng 3.3 Diện tích canh tác dưa hấu tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang

Diện tích (m2)

Số hộ

Tỷ lệ (%) hộ

1.000- 5.000

40

48,8

5.100-10.000

24

29,3

10.100-15.000

10

12,2

>15.000

8

9,7

Tổng

82

100

- Nguồn nước tưới và cách tưới: Nguồn nước tưới hoàn tồn từ sơng, kênh, rạch

(98,8% hộ), tưới chủ yếu bằng phương pháp tưới thấm, chỉ có 1,2% hộ có chăn thả gia

súc trong ruộng trồng dưa hấu .

- Vị trí ruộng dưa: Đa số các ruộng dưa hấu (70% ở Vị Thủy) cách xa nguồn nước tưới

(bờ sông, kênh, rạch) khoảng >100 -500 m.

- Bờ bao: Có 82% ở ruộng dưa hấu có bờ bao. Tuy nhiên, đa số bờ bao khơng cao (1050 cm) nên có 30 - 32% ruộng bị nước tràn bờ.

- Mơ hình canh tác: Chủ yếu là luân canh với lúa (51,2% hộ) và chuyên canh rau màu

(48,8% hộ).

- Giống: Tất cả các hộ không tự để giống mà mua giống từ các công ty giống, có 20,7%

hộ xử lý giống trước khi gieo trồng.

- Phủ liếp: Có 96,3% hộ trồng dưa hấu ở vùng điều tra đều phủ liếp bằng màng phủ

nông nghiệp.

- Vệ sinh đồng ruộng: Đa số các hộ có vệ sinh đồng ruộng trước khi trồng, bằng cách

dọn cỏ, bón vơi, rãi thuốc phòng ngừa sâu bệnh gây hại, đặc biệt trong giai đoạn cây

con.

3.1.1.3. Hiện trạng sử dụng phân bón trong canh tác dưa hấu tại vùng điều tra

Theo khuyến cáo của Bà Trần Thị Ba (2010) thì cơng thức phân sử dụng cho dưa là

160-160-80 NPK, kết quả ở Bảng 3.4 cho thấy:

+ Phân đạm (N): chỉ có khoảng 23-25% hộ sử dụng trong mức khuyến cáo (160

kg/ha). 55% hộ sử dụng cao hơn mức khuyến cáo gấp 2 lần. Với mức phân N được sử

dụng cao như vậy làm cây phát triển thân lá mạnh, xum xuê, chống chịu kém với sâu

bệnh, khó đậu trái, trái chậm chín và tích nhiều nước (Phạm Hồng Cúc, 2002).

+ Phân Lân (P): Phân này giúp cây cứng cáp, tăng sức đề kháng cho cây. Tuy nhiên,

chỉ có 23-30% hộ sử dụng trong mức khuyến cáo (160 kg/ha). Có 8-10% hộ sử dụng

dưới mức khuyến cáo và 28-35% hộ sử dụng cao hơn mức khuyến cáo gấp 2 lần. Qua

25



đó cho thấy trình độ sản xuất của các hộ rất khác nhau. Bón lân dư thừa làm giảm khả

năng hấp thu các khoáng vi lượng khác, điều này dẫn đến giảm năng suất (Willam,

1993) và bón thiếu phân lân sẽ làm giảm tốc độ sinh trưởng của cây, cây ít đâm nhánh,

lá mỏng, màu xanh tối và giảm năng suất (Phạm Hồng Cúc, 2002).

Bảng 3.4 Mức phân bón sử dụng Đạm và Lân cho dưa hấu tại huyện Vị Thủy, tỉnh

Hậu Giang

Mức sử dụng phân bón

(kg/ha)



Tỉ lệ (%) hộ sử dụng

Đạm (N)



Lân (P)



< 140



23



11



140 - 180



22



23



> 180 - 300



25



38



> 300



30



28



+ Phân Kali (K): Có được 40% hộ sử dụng trong mức khuyến cáo (80 kg/ha). Có

25% hộ sử dụng dưới mức khuyến cáo trong khi 35% hộ đã sử dụng cao hơn mức

khuyến cáo gấp 2 lần. Việc không sử dụng hoặc sử dụng kali ở mức thấp cho dưa là

không tốt, vì theo Trần Thị Ba (2010), khi bón thiếu phân kali, cây tăng trưởng chậm,

trái phát triển khơng bình thường, đồng thời làm tăng sự phát triển của một số bệnh.

Còn theo Phạm Hồng Cúc (2002), chất kali giúp cho thân lá cứng, tăng khả năng

chống chịu của cây, giúp thúc đẩy q trình chuyển hóa đường trong trái khi chín nên

trái ngọt. Vì vậy, cần hướng dẫn cho nơng dân cách bón phân hợp lý hơn để đạt được

hiệu quả cao trong sản xuất.

Bảng 3.5 Mức phân bón sử dụng Kali cho dưa hấu tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang

Mức sử dụng phân bón (kg/ha)



Tỉ lệ (%) hộ sử dụng



< 60



25



60 - 100



40



>100 - 160



30



>160



5



Việc sử dụng chủ yếu là phân hóa học mà khơng chú ý đến phân hữu cơ sẽ làm

cho phẩm chất trái ngày càng giảm và đất sẽ giảm độ màu mỡ (Nguyễn Bảo Vệ và Lê

Thanh Phong, 2003). Còn theo Trần Thị Ba và ctv. (1999), tùy loại đất mà sử dụng

lượng phân bón khác nhau, nhưng lượng phân chuồng cần bón là 10-20 tấn/ha. Cũng

theo Trần Thị Ba và ctv. (1999), nhu cầu phân bón cho dưa hấu thay đổi theo từng loại

đất (đất phù sa ven sông, đất cát, đất bạc màu); lượng phân bón NPK tốt nhất dao động

từ (120-160 N kg/ha)- (120-160 P 2O5 kg/ha)-(60-80 K2O kg/ha) kết hợp với 10-20 tấn

phân chuồng.



26



Bảng 3.6 Loại và lượng phân bón (kg/1000 m2) cho dưa hấu tại Vị Thủy, tỉnh Hậu

Giang.

Tỷ lệ (%) hộ

Loại phân

Lượng phân

sử dụng

Urê

40

88

Super lân

50

45

DAP

45

60

Kali

7

40

NPK(16-16-8)

98

52

NPK(20-20-15)

77

40

3.1.1.4. Kỹ thuật canh tác

- Giống: Có 4 giống dưa hấu được trồng trong vùng điều tra là: Thành Long, Mặt trời

đỏ (hạt lép), Tiểu Long và Hắc Mỹ Nhân. Trong đó, giống dưa hấu Thành Long

(63,4% hộ) được nhiều hộ trồng nhất, kế đến là nông dân trồng 2 giống thay đổi

Thành Long, Mặt trời đỏ (22% hộ). Tiểu Long hoặc Hắc Mỹ nhân là giống đã được

trồng khá lâu ở đây, nông dân cho rằng đây là giống dễ trồng và phù hợp với điều kiện

đất đai (13,4%). Giống dưa hấu mới F1 Thành Long TN522 (Công ty giống cây trồng

Trang Nông phân phối), dạng hình oval sọc lem trồng đẹp mắt, ruột đỏ đậm chắc thịt,

năng suất cao (25-30 tấn/ha) và giống dưa hấu Mặt trời đỏ-hạt lép chất lượng rất ngon

đang được thị trường các tỉnh, thành phố lớn và Hà Nội rất ưa chuộng đang được nông

dân rất quan tâm.

Bảng 3.7 Tình hình sử dụng giống dưa hấu tại vùng điều tra do nông dân trả lời phỏng

vấn.

Giống dưa hấu

Thành Long



Số hộ



Mặt trời đỏ

Thành Long và Mặt trời đỏ

Tiểu Long hoặc Hắc Mỹ

nhân

Tổng



Tỷ lệ (%)



52



63,4



1



1,2



18



22,0



11



13,4



82



100.0



- Phòng trừ sâu bệnh: xử lý giống trước khi trồng, đa số hộ (80% hộ) có xử lý giống

bằng cách ngâm trong nước 3 sơi + 2 lạnh. Việc phòng trừ sâu bệnh chủ yếu là dùng

thuốc hoá học. Đây là cách làm chưa tốt, vì theo thời gian sẽ xuất hiện nhiều dòng dịch

hại mới sẽ khó trị hơn do kháng thuốc (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2003). Tất

cả nông dân (100%) trong vùng điều tra sử dụng thuốc trừ sâu bệnh hóa học và kết hợp

nhiều loại để phòng trị sâu bệnh hại trên dưa hấu.



27



Bảng 3.8 cho thấy chỉ có 18,3% hộ nơng dân có sử dụng bảo hộ lao động trong lúc

phun thuốc bảo vệ thực vật, 7,3% nơng dân trong vùng điều tra có tập huấn về cách sử

dụng thuốc bảo vệ thực vật, ghi chép sổ sách về kỹ thuật canh tác dưa hấu chỉ đạt

13,4%, nhưng tới 56,1% hộ nông dân biết rõ thời gian cách ly thuốc BVTV trước khi

thu hoạch. Nông dân kiến nghị với cán bộ kỹ thuật trong cuộc phỏng vấn là muốn

trồng sản phẩm an toàn, lợi nhuận cao và kỹ thuật canh tác nhất là phòng trị sâu bệnh

hại 81,7%

Bảng 3.8 Thơng tin về phòng trừ sâu bệnh hại dưa hấu tại vùng điều tra do nông dân

trả lời phỏng vấn.

Các thông tin

Bảo hộ lao động



Tỷ lệ (%) hộ

18,3



Tập huấn BVTV



7,3



Thời gian cách ly



56,1



Ghi chép sổ sách



13,4



Sách báo, nghe đài



19,5



3.1.2 Thu thập phân tích mẫu đất và nước

Để tiến hành triển khai các hoạt động sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, bước

đầu tiên phải điều tra khảo sát hiện trạng sản xuất. Lấy mẫu đất, nước phân tích đánh

giá nguy cơ nhiễm bẩn sản phẩm. Nếu một số chỉ tiêu không đạt yêu cầu cần phải đánh

giá nguy cơ ô nhiễm đó có thể khắc phục được không, nguyên nhân gây ra ơ nhiễm từ

đó có biện pháp khắc phục. Kết quả phân tích đất, nước của các hộ thực hiện mơ hình

đều đạt tiêu chuẩn của VietGAP.

Dựa theo kết quả phân tích Bảng 3.9 cho thấy hàm lượng As trong đất lần lượt

là 4,1 mg/kg và 3,4 mg/kg đều thấp hơn so với mức giới hạn tối đa cho phép của As

trong đất tối đa là 12 (Ban hành theo Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN của Bộ trưởng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 15 tháng 10 năm 2008) TCVN

6649:2000; ISO 20280:2007. Tất cả các kim loại nặng còn lại như Pb, Cd đều thấp hơn

so với mức giới hạn tối đa theo Quyết định 99 của Bộ Nơng nghiệp. nên đất nơi triển

khai mơ hình phù hợp cho việc canh tác dưa hấu an toàn.



Bảng 3.9 Kết quả phân tích đất trồng trên ruộng dưa hấu tại ấp 1, xã Vị Thuận Tây,

huyện Vị Thủy, Hậu Giang

Chỉ tiêu hàm

lượng (mg/kg)



Mẫu đất 1



Mẫu đất 2



28



Mức giới hạn

(mg/kg)



Đánh giá



4,1



3,4



12



Đạt



Chì (Pb)



24,86



24,6



70



Đạt



Cadimi (Cd)



0,071



0,072



2



Đạt



Asen (As)



Nguồn nước tưới cho tất cả các hộ thực hiện mơ hình đều lấy từ nguồn nước

kênh Trà Sắt. Chúng tôi đã lấy mẫu nước để phân tích đánh giá mức độ nguy cơ ơ

nhiễm. Kết quả phân tích của Cục Quản lý chất lượng Nơng lâm sản và Thủy sản

-Trung tâm Vùng 6 cho thấy hàm lượng As, Pb, Cd, Hg trong nước đều đạt so với mức

giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong nước tưới (Ban hành theo

Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn ngày 15 tháng 10 năm 2008) TCVN 5941: 1995, TCVN 665:2000 (Bảng 3.10).

Vì vậy, chất lượng nguồn nước được bảo đảm chất lượng an toàn cung cấp cho ruộng

dưa hấu

Bảng 3.10 Kết quả phân tích nước trồng trên ruộng dưa hấu tại ấp 1, xã Vĩnh Thuận

Tây, huyện Vị Thủy

Chỉ tiêu hàm

lượng (mg/lít)

Asen (As)

Chì (Pb)

Cadimi (Cd)

Thủy ngân (Hg)



Mức giới hạn cho

phép (mg/lít)

0,1



Mẫu nước 1



Mẫu nước 2



ND



ND



0,002



0,1



Đạt



ND



0,017

ND



0,01



Đạt



ND



ND



0,001



Đạt



Đánh giá

Đạt



ND: Khơng phát hiện/Not Detected

3.2. Xây dựng mơ hình trồng dưa hấu chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP

3.2.1 Xây dựng quy trình sản xuất dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP

Đã soạn thảo sổ tay hướng dẫn quy trình sản xuất dưa hấu theo quy trình

VietGAP với đầy đủ các nội dung cô đọng, rõ rang bao gồm các nội dung quy định

trong VietGAP được biên soạn cụ thể phù hợp điều kiện sản xuất thực tế dưa hấu ở

huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Tài liệu có hình ảnh minh họa phong phú và cập nhật

những thông tin cần thiết. (phụ lục 3)



3.2.2 Xây dựng mơ hình sản xuất dưa hấu theo tiêu chuẩnVietGAP tại huyện Vị

Thủy, tỉnh Hậu Giang

3.2.2.1. Kết quả chọn mơ hình

Việc chọn điểm mơ hình được phối hợp chặc chẽ giữa cán bộ kỹ thuật huyện Vị

Thủy, nơng dân và chính quyền địa phương (Bảng 3.11).

Bảng 3.11 Danh sách các hộ nơng dân tham gia mơ hình sản xuất dưa hấu VietGAP

29



TT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15



Tên chủ hộ

Võ Văn Năng

Võ Văn Lịnh

Nguyễn Thị Mỹ Dung

Huỳnh Văn Bảy

Võ Hoàng Lâm

Nguyễn Văn Hoằng

Võ Minh Dũng

Võ Hoàng Khởi

Nguyễn Văn Sinh

Trang Văn Đà

Nguyễn Văn Triều

Nguyễn Thành Đỉnh

Bạch Văn Hào

Nguyễn Văn Thơ

Huỳnh Văn Công

Cộng



Địa chỉ

ấp 1, Vĩnh Thuận Tây, Vị Thủy

ấp 1, Vĩnh Thuận Tây, Vị Thủy

ấp 1, Vĩnh Thuận Tây, Vị Thủy

ấp 1, Vĩnh Thuận Tây, Vị Thủy

ấp 1, Vĩnh Thuận Tây, Vị Thủy

ấp 1, Vĩnh Thuận Tây, Vị Thủy

ấp 1, Vĩnh Thuận Tây, Vị Thủy

ấp 1, Vĩnh Thuận Tây, Vị Thủy

ấp 1, Vĩnh Thuận Tây, Vị Thủy

ấp 1, Vĩnh Thuận Tây, Vị Thủy

ấp 1, Vĩnh Thuận Tây, Vị Thủy

ấp 1, Vĩnh Thuận Tây, Vị Thủy

ấp 1, Vĩnh Thuận Tây, Vị Thủy

ấp 1, Vĩnh Thuận Tây, Vị Thủy

ấp 1, Vĩnh Thuận Tây, Vị Thủy



Diện tích (m2)

12.000

5.000

6.000

7.000

6.000

14.000

5.000

4.000

3.000

7.000

6.000

10.000

3.000

6.000

6.000

100.000



Các hộ tham gia mơ hình đã có nhiều năm kinh nghiêm trong việc trồng dưa hấu,

các khu đất liền kề nhau dễ dàng trong việc chăm sóc quản lý. Đây cũng là cánh đồng

mẫu triển khai cây màu xuống ruộng của xã Vĩnh Thuận Tây. (phụ lục 4)

3.2.2.2. Lựa chọn nhân sự, bố trí các vị trí chủ chốt cho hệ thống quản lý chất

lượng theo tiêu chuẩn VietGAP

Xây dựng bộ máy quản lý sản xuất và kinh doanh theo tiêu chuẩn VietGAP bao

gồm: lựa chọn nhân sự, bố trí cơng việc, trang bị kiến thức chun mơn

- Áp dụng hệ thống tài liệu, biểu mẫu, lưu trữ hồ sơ trong sản xuất, thu hoạch,

sản phẩm dưa hấu

- An toàn lao động, sơ cấp cứu, sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật

- Quy trình và qui định về vệ sinh tại nông trại, điểm tập kết.

Đào tạo chuyên môn cho các nhân sự chủ chốt (Chủ nhiệm HTX, kỹ thuật viên, thanh

tra viên nội bộ, đánh giá viên nội bộ) của hệ thống quản lý chất lượng

CHỦ NHIỆM HTX

ĐÁNH GIÁ VIÊN

NỘI BỘ



KỸ THUẬT VIÊN



TRƯỞNG NHÓM



THANH TRA VIÊN

NỘI BỘ



VĂN PHỊNG HTX



CÁC NƠNG HỘ



30



NHÀ TẬP KẾT SP



Sơ đồ cấu trúc bộ máy nhân sự cho một hệ thống quản lý chất lượng

3.2.2.3. Tập huấn chuyển giao kỹ thuật

Các xã viên trong Hợp tác xã khi tham gia thực hiện mơ hình VietGAP đã được

* Chun gia trường Đại học Cần Thơ tập huấn 4 lớp cho hơn 100 nông

dân, và đào tạo được 3 kỹ thuật viên cho cán bộ phòng Nơng nghiệp & PTNT.

- Xây dựng và áp dụng hệ thống thực hành Nông nghiệp tốt VietGAP (phân tích

mối nguy an tồn vệ sinh thực phẩm, sức khỏe người lao động, môi trường cho nông

hộ, Lựa chọn vùng sản xuất giống và gốc ghép: Quản lý đất; Thuốc Bảo vệ thực vật và

hóa chất; Phân bón, chất bón bổ sung và nguồn nước; Thu hoạch, sơ chế, đóng gói rau

quả tươi; Ghi chép hồ sơ và truy nguyên nguồn gốc; Nhận thức về quản lý nhóm nơng

hộ sản xuất theo VietGAP; Nhận thức về tuân thủ các quy trình về sản xuất, thu hoạch,

sơ chế, đóng gói sản phẩm; Nhận thức về thanh tra nội bộ- Đánh giá nội bộ).

- Tập huấn quy trình kỹ thuật sản xuất dưa hấu (bao gồm kỹ thuật trồng và

chăm sóc, giống trồng, bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại, tưới nước, thu hoạch)

- Tập huấn phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM

Qua tập huấn, đa số bà con nông dân đều nhận thấy kỹ thuật trồng dưa hấu đặc

biệt dưa hấu hạt lép là một kỹ thuật mới khác nhiều so với việc trồng dưa hấu trước

đây. Ngoài ra, bà con nơng dân biết sản xuất theo hướng an tồn sử dụng phân hữu cơ,

thuốc sinh học, thuốc hóa học khơng có trong danh mục cấm.

* Phòng Nơng nghiệp và PTNT huyện Vị thủy và Chi cục Quản lý chất lượng

Nông lâm sản và Thủy sản -Trung tâm Vùng 6 hướng dẫn về việc xây dựng hệ thống

quản lý sản xuất tại mỗi nông hộ

- Tập huấn về sơ cấp cứu khi bị ngộ độc thuốc BVTV, và an toàn lao động (phụ

lục 5).



Cán bộ kỹ thuật xuống tận nơi hướng dẫn bà con về cách xây dựng kho chứa

phân bón, thuốc BVTV. Nhà vệ sinh, nơi xử lý chất thải mõi hộ có một nơi riêng.

Ngồi những lớp tập huấn cho các hộ nơng dân, còn cử cán bộ kỹ thuật tư vấn

thường xuyên giám sát, hướng dẫn các xã viên thực hiện tốt quy trình VietGAP.

3.2.2.4. Hướng dẫn các biểu mẫu để đạt tiêu chuẩn VietGAP

* Nông dân ghi chép nhật ký đồng ruộng:

Cán bộ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn nông dân cách ghi chép hồ

sơ và kiểm tra hồ sơ ghi chép hàng ngày và cách khắc phục (phụ lục 6)

Kết quả đạt được là nơng dân đã ghi được nhật ký đồng ruộng, có thể theo dõi

được quy trình canh tác của hộ, hoạch toán được giá trị kinh tế sau mỗi vụ sản xuất

31



nâng cao nhận thức về việc bảo vệ môi trường thông qua việc thu gom rác thải nông

nghiệp.

Hồ sơ sổ nhật ký ghi chép bao gồm:

- Nhật ký đồng ruộng: ghi chép lại các hoạt động diễn ra trong ruộng dưa hấu

hằng ngày

- Nhật ký mua phân bón, sử dụng và dự trữ phân bón, những khuyến cáo sử

dụng phân bón

- Nhật ký mua thuốc, sử dụng và dự trữ thuốc BVTV, kế hoạch phun thuốc.

- Nhật ký thu hoạch

- Hồ sơ về lịch đất đai, nguồn gốc hạt giống

- Hợp đồng của thương lái/doanh nghiệp

- Hồ sơ về an toàn sức khỏe cho người lao động

Cử cán bộ tham gia dự án theo sát quản lý 2-3 hộ trong mơ hình, thường xun

theo dõi, hướng dẫn nơng dân ghi chép sổ sách, nhật ký sản xuất để kịp thời giúp đỡ

nông dân những vấn đề mà các hộ chưa nắm được.

* Chủ nhiệm HTX áp dụng hệ thống tài liệu, lưu trữ tài liệu tại văn phòng HTX

- Các loại dánh sách: danh sách các lớp tập huấn, danh sách xã viên trong HTX,



- Hồ sơ đào tạo: các tài liệu tập huấn, …

- Hồ sơ các hợp đồng: hợp đồng bao tiêu giữa HTX với công ty bao tiêu.

- Hồ sơ kiểm nghiệm mẫu: các kết quả phân tích mẫu đất, nước và trái của xã

viên HTX.

- Hồ sơ kiểm tra, thanh tra và đánh giá nội bộ…

* Soạn thảo tài liệu và hồ sơ

- Xây dựng các thủ tục và biểu mẫu dành cho hệ thống quản lý chất lượng

- Xây dựng các tài liệu dành cho nơng hộ sản xuất dưa hấu VietGAP



3.2.2.5. Phân tích mẫu đất, nước và trái dưa hấu

Trong thời gian triển khai, trên cơ sở các nông dân đã áp dụng đúng qui trình kỹ

thuật theo hướng dẫn của cán bộ tư vấn. Nhóm làm dự án tiến hành lấy mẫu đất, nước

và trái phân tích các mối nguy ơ nhiễm.

Kết quả Bảng 3.11 cho thấy mẫu đất trên ruộng dưa hấu VietGAP có các chỉ

tiêu hàm lượng kim loại nặng đạt theo mức yêu cầu của Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia

32



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

×