1. Trang chủ >
  2. Giáo Dục - Đào Tạo >
  3. Cao đẳng - Đại học >

2 Tổng quát về cây dưa hấu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.47 MB, 65 trang )


dây chính, sự phát triển của chồi nách chịu sự ức chế của ngọn thân chính nên những

chồi gần gốc phát triển mạnh hơn những chồi gần ngọn. Do đặc tính này nên khi chăm

sóc phải bấm ngọn và tỉa chồi nách tạo điều kiện cho sự phát triển của trái sau này

(Trần Thị Ba, 1999).

* Lá: Theo Phạm Hồng Cúc (2000), dưa hấu có lá mầm lớn, hình trứng, có ý

nghĩa lớn trong việc quang hợp tạo vật chất ni cây và lá thật đầu tiên, do đó cần bảo

vệ lá mầm khỏi sự thiệt hại của côn trùng và bệnh. Lá thật là lá đơn, mọc xen, hình

trứng, xẻ thùy nhiều ít hay sâu cạn tùy giống. Trong điều kiện tăng trưởng tốt, các lá

dưa hấu kể cả lá mầm vẫn giữ xanh trên cây cho đến khi trái chín (Trần Thị Ba, 1999).

* Hoa: Hoa đơn tính đồng chu, hoa nhỏ, có kích thước 2,5-3cm, nằm đơn độc ở

nách lá, 5 lá đài nhỏ màu xanh và 5 cánh dính màu vàng (Trần Thị Ba và ctv., 1999).

Hoa đực thường xuất hiện sớm, sau đó cách vài hoa đực mới có một hoa cái (Phạm

Hồng Cúc, 2000). Hoa cái ở phần gốc thường nhỏ do đó cho trái chín sớm, hoa cái ở

xa gốc ra sau nên cho trái chín muộn, chỉ có hoa cái ở vị trí lá 12-20 dễ đậu trái và cho

trái tốt (Trần Thị Ba, 1999).

* Trái: Dưa hấu rất đa dạng về màu sắc, hình dáng kích thước tùy theo giống

(Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996). Trái to và chứa nhiều nước, trái có hình dạng

thay đổi từ hình cầu, hình trứng đến bầu dục, nặng 1,5-30kg. Vỏ trái cứng, láng có

nhiều gân và hoa văn, màu sắc thay đổi từ đen, xanh đậm, xanh nhạt hay có sọc. Khi

trái chín, gân nổi rõ trên mặt vỏ. Thịt trái có màu đỏ đậm đến vàng, chứa nhiều hạt

nằm lẫn trong thịt quả (Phạm Hồng Cúc, 2000).

* Hạt: Hình dáng, màu sắc hạt dưa khác nhau tùy theo giống, trọng lượng 1.000

hạt từ 100-140g. Hạt có màu nâu nhạt, nâu đậm đến đen, trọng lượng hạt trung bình từ

25-30 hạt/g (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Hạt có nhiều chất béo từ 20-40% nên dùng

làm nguyên liệu chế biến có giá trị dinh dưỡng cao. Hạt thường rất dễ mất sức nẩy

mầm, tùy vào từng giống dưa khác nhau mà có số lượng hạt nhiều ít khác nhau, trung

bình 200-900 hạt (Phạm Hồng Cúc, 2000).

1.2.5 Điều kiện ngoại cảnh

Dưa hấu trồng mùa nắng tốt hơn mùa mưa, Xuân hè thường bị bù lạch gây hại

nặng, mùa mưa các giống dưa hấu lai (F1) cao sản mới trồng được, nhưng khó nhất là vụ

Thu Đông (tháng 9-10âl) mưa dầm dễ bị ngập úng và bệnh hại (Trần Thị Ba, 2010).

* Nhiệt độ: Hạt dưa nảy mầm tốt ở 35-40oC do đó phải ủ trước khi gieo, dưới

17oC hoặc trên 40oC hạt khó nảy mầm (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Theo Phạm Hồng

Cúc (2002) thì nhiệt độ thích hợp cho sự tăng trưởng của dưa hấu là 25-30 oC. Nhiệt độ

dưới 20oC hoặc trên 35oC cây sinh trưởng bất bình thường, ảnh hưởng xấu đến sự ra

hoa đậu trái và năng suất của dưa hấu (Trần Khắc Thi, 1996). Dưa hấu chịu được nhiệt

độ cao do đặc điểm sinh lý của cây và cấu tạo bộ lá xẻ thùy lớn có tác dụng hạ nhiệt độ

thân cây (Trần Khắc Thi, 2000).

11



* Ánh sáng: Theo Purseglove (1974) dưa hấu phát triển tốt ở vùng khơ nóng với

sự dồi dào về ánh sáng. Điều kiện ngày ngắn và cường độ ánh sáng mạnh thúc đẩy dưa

tăng trưởng tốt, trái chín sớm, to và năng suất cao (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996).

Số giờ chiếu sáng trong ngày từ 8-10 giờ sẽ làm cây ra hoa sớm và số lượng hoa cái

cũng nhiều hơn (Trần Thị Ba và ctv., 1999).

* Đất: Theo Trần Thị Ba và ctv., (1999), dưa hấu yêu cầu đất không nghiêm khắc

lắm, thích đất thịt nhẹ hoặc cát pha (trên đất nặng dưa hấu dễ bị nứt trái). Dưa hấu

trồng trên đất ruộng, mực nước trong mương tưới phải thấp hơn mặt liếp ít nhất 15cm

(Trần Văn Hòa và ctv., 2000 và Tạ Thu Cúc, 2005). Đất trồng dưa liên tục trên 3 năm

thường bị sâu bệnh nhiều, vì vậy cần luân canh với các cây khác họ bầu bí, tốt nhất là

luân canh với lúa nước, ngô hoặc đậu (Nguyễn Mạnh Chinh và ctv., 2006).

* Nước: Theo Đường Hồng Dật (2002), dưa hấu thuộc nhóm rau thích nghi với

ẩm độ thấp và chịu hạn. Khí hậu khơ ráo là điều kiện tốt để trồng dưa hấu, tuy nhiên

giữ ẩm đất cho cây thường xuyên vẫn cần thiết, nhất là giai đoạn đầu (Mai Thị Phương

Anh và ctv., 1996). Nếu thiếu nước trong thời gian này thì trái thường nhỏ, sau đó tưới

nhiều hoặc mưa đột ngột sẽ dễ gây nứt trái ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất

(Trần Thị Ba và ctv., 1999).

* Ẩm độ: Ẩm độ thích hợp cho dưa hấu phát triển là 70-80% (Tạ Thu Cúc,

2005). Song, theo Phạm Hồng Cúc (2000) và Trần Thị Ba (1999), nếu ẩm độ khơng

khí cao (trên 65%) lá và trái dễ bị bệnh thán thư, thân cũng dễ nứt đồng thời dễ bị bệnh

đốm phấn trên lá.

1.2.6. Một số yếu tố kỹ thuật chính ảnh hưởng đến năng suất dưa hấu

* Dinh dưỡng: Phân bón có ý nghĩa trong việc tăng năng suất và phẩm chất dưa

hấu, phần lớn chất dinh dưỡng được dưa hấu thu hút khi cây ra hoa, kết trái, do đó bón

thúc là biện pháp kỹ thuật cần thiết (Phạm Hồng Cúc, 2000). Vị trí hàng đầu phải là

đạm, lân và kali, nếu lượng đạm tăng quá nhu cầu sẽ làm tăng số hoa đực trên cây,

ngồi ra kali còn có tác dụng tăng khả năng chín sớm của dưa hấu (Mai Thị Phương

Anh và ctv., 1996).

* Sâu bệnh hại chính:

- Bù lạch (bọ trĩ, rầy lửa: Thrip palmi Karny): Bù lạch có màu hơi vàng nâu, cơ

thể rất nhỏ nhưng lại gây hại rất nặng từ các loại rau cho đến các loại cây ăn trái, trầm

trọng nhất là dưa hấu. Ấu trùng và thành trùng thường chích hút nhựa cây làm lá non

quăn queo, biến dạng và bị cong xuống phía dưới (Nguyễn Văn Huỳnh và ctv., 2004).

Thiệt hại này kết hợp với triệu chứng do rệp dưa làm cho đọt non bị sượng, không phát

triển dài ra được mà chùn lại và cất cao, thường gọi là hiện tượng “đầu lân” hay “bắn

máy bay” (Trần Thị Ba, 2010). Ngồi ra bù lạch còn là tác nhân truyền bệnh khảm do

virus làm vàng và xoăn lá. Phòng trừ bằng cách đốt tàn dư, dùng bẫy, phun thuốc luân



12



phiên tránh hiện tượng quen thuốc như Confidor 100SL, Actara 25WG, Regent

800WG, Vertimec 1,8EC (Nguyễn Văn Huỳnh và ctv., 2004).

- Bệnh khảm (Cucumber mosaic): do virus Cumcumber mosaic (C. M. V),

thường làm chồi ngọn hơi bị chùn, lá đọt nhỏ, hơi biến dạng, bị khảm màu xanh đen

đậm xen xanh nhạt hay khảm xanh vàng, cây không phát triển được, không cho trái

hay trái bị nhỏ, vàng, có sọc xanh đậm. Phòng trừ bằng cách loại bỏ ngay các cây bệnh

để tránh lây lan, phun thuốc sát trùng để ngăn ngừa rầy mềm truyền bệnh (Võ Thanh

Hoàng, 1996).

- Bệnh thán thư (Anthracnose): thường xuất hiện ở lá già bên dưới, đốm bệnh là

những vết đen hay nâu đen, nhỏ, các lá bệnh nặng thì lá có nhiều đốm và nhăn, nếu

bệnh nặng làm lá cháy khơ. Phòng trừ tiêu hủy tàn dư sau mỗi mùa vụ, phun thuốc

phòng khi bệnh vừa mới chớm như Kasuran 47WP, Topsin-M 70WP, Copper-Zinc

85WP (Trần Văn Hai và ctv., 2005).

- Bệnh bả trầu, nứt thân chảy nhựa: do nấm Mycosphaerella melonis gây ra,

nơng dân còn gọi là đốm lá gốc hay bả trầu. Vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu

nâu thành từng đám như bị phun cổ trầu lên lá, bìa lá bị cháy nâu sau đó héo khơ.

Nhựa cây ứa ra thành từng giọt, sau đổi thành màu nâu đen và khô cứng lại, vỏ thân

nứt ra, dây và nhánh bị héo. Sau thu hoạch, tiêu hủy cây bệnh. Tránh bón nhiều phân

đạm, bệnh dễ phát triển và lây lan nhanh. Phòng trị phun Metaxyl 25WP, Aliette

80WP, Nustar 40EC. Khi phun thuốc trừ bệnh trong mùa mưa nên kết hợp với chất

bám dính để tăng hiệu quả sử dụng thuốc (Trần Thị Ba, 2010).

* Ngắt đọt, tỉa nhánh

Theo Đồng Thanh Liêm (2001) thì tỉa nhánh rất quan trọng, ảnh hưởng đến

năng suất dưa hấu. Vì kỹ thuật này giúp dưa phát triển cân đối, cây không mọc đan

xen vào nhau nên dễ chăm sóc, dễ tuyển trái và việc thụ phấn được dễ dàng hơn

(Nguyễn Hữu Toàn, 2003). Kết quả nghiên cứu của Ngụy Cẩm Vinh (2010) thì biện

pháp ngắt đọt không làm ảnh hưởng đến năng suất của dưa hấu nhưng có ưu điểm là

tạo độ thơng thống, giảm sâu bệnh và giúp cây quang hợp tốt hơn.

1.2.7. Giống dưa hấu

* Vai trò của giống: Giống giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nơng nghiệp.

Giống tốt được coi như một trong những trợ thủ đắc lực nhất giúp nông dân tăng

nhanh hơn năng suất cũng như chất lượng nông sản. Việc chọn được các giống tốt đã

giúp được người sản xuất thu được năng suất cao và ổn định với phẩm chất tốt và mức

chi phí sản xuất trên đơn vị sản phẩm thấp, cải thiện kinh tế và làm giàu cho đất nước.

Các nhà khoa học đã ước tính khoảng 30-50% mức tăng năng suất hạt cây lương thực

trên thế giới là nhờ việc đưa vào sản xuất những giống mới (Trần Thượng Tuấn, 1992).

Giống tốt được coi như một trong những trợ thủ đắc lực nhất giúp nông dân tăng

nhanh hơn hàm lượng chất xám trong nông sản (Nguyễn Văn Luật, 2007). Riêng về

cây dưa hấu trong những năm về trước người dân chỉ trồng được một vụ Tết, ngày nay

13



với sự xuất hiện những giống mới có thể trồng quanh năm. Hầu như sự gia tăng năng

suất ở mỗi cây trồng đều có vai trò quan trọng của những yếu tố giống (Trần Thị Thiên

Thư, 2003).

* Thuận lợi và khó khăn của việc sử dụng giống lai

+ Khái niệm lai giống:

Lai giống là sự giao phối giữa hai hay nhiều dạng bố mẹ có tính di truyền khác

nhau để tạo ra biến dị tổ hợp (Nguyễn Văn Hiển, 2000). Theo Phạm Văn Duệ (2006)

thì lai giống là sự giao phối (giao phấn, thụ tinh) giữa các dạng bố mẹ khác nhau nhằm

tạo ra con lai có nhiều đặc tính tốt.

Lai được dùng chủ yếu để lợi dụng ưu thế lai. Khi đem lai trong lồi hai dòng

bố mẹ có kiểu gen tương đối khác nhau và nguồn gốc địa lý tương đối xa nhau, trong

nhiều trường hợp người ta thấy con lai thế hệ đầu tiên (F 1) có sức sống cao hơn cả bố

mẹ (Nguyễn Phước Đằng, 2010). Theo Trần Thượng Tuấn (1992) thì A. Gustafesson

phân hiện tượng ưu thế lai ra làm ba dạng đó là dạng sinh sản, dạng sinh trưởng và

dạng sức sống.

+ Thuận lợi

Ưu thế lai có ý nghĩa trong việc tạo ra giống cây trồng mới có ưu thế lai tốt hơn

bố mẹ đặc biệt là năng suất cao.

Hiện tượng ưu thế lai là hiện tượng cây lai biểu hiện tốt hơn bố hoặc mẹ hoặc

tốt hơn cả bố lẫn mẹ về các mặt : sinh trưởng tốt hơn, khả năng chống chịu cao hơn,

năng suất và phẩm chất cao hơn v.v… đặc biệt ưu thế lai biểu hiện mạnh mẽ có kiểu

gen và kiểu hình đồng đều nhất ở F1 (Phạm Văn Duệ, 2006).

Việc ứng dụng ưu thế lai của hạt giống lai F1 ngày càng được mở rộng trong sản

xuất, vì hiệu quả kinh tế cao (Nguyễn Phước Đằng, 2010).

+ Khó khăn

Người sử dụng giống lai khơng thể tự lấy giống, vì qua các thế hệ sau (F 2, F3,

F4,..) các cá thể dị hợp tử giảm xuống và số cá thể đồng hợp tử xuất hiện tăng dần,

năng suất giống lai giảm đi rõ rệt (Phạm Văn Duệ, 2006). Vì vậy, khi sử dụng ưu thế

lai, hằng năm người sử dụng bắt buộc phải mua hạt lại (Phan Hồ Hải Uyên (2005).

Trong khi đó, các Cơng ty có tổ chức mới sản xuất được hạt lai có chất lượng cao, vì

việc khảo sát tìm ra các dòng bố mẹ có tính tương hợp cao và có ưu thế lai cao, việc tổ

chức duy trì bảo quản các dòng bố, mẹ, việc tổ chức sản xuất hạt lai đòi hỏi đầu tư lớn

về cơ sở vật chất. Do chi phí sản xuất hạt giống lớn và phải làm mới lại hằng năm, nên

khó khăn cho người sử dụng hạt giống lai F1 là giá hạt giống quá cao (Nguyễn Phước

Đằng, 2010).



14



1.3. Thực hành nông nghiệp tốt (GAP)

Các dự án ở Đông Nam Á đã thu được kết quả rất có ý nghĩa về việc cải thiện

năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và an toàn thực

phẩm. Những cải thiện về an tồn thực phẩm đã đạt được thơng qua việc giảm bớt sự

nhiễm khuẩn trong thực phẩm cũng như qua việc đo đếm dư lượng thuốc bảo vệ thực

vật trong rau quả (Kawakami, Khai et al., 1999; Dobermann, Witt et al., 2002).

(Ledger và Premier., 2006), sản xuất theo một sổ tay thực hành nông nghiệp tốt đối với

sản phẩm tươi ở khu vực ASEAN sẽ là khn mẫu bổ ích cho sự phát triển một sổ tay

thực hành nông nghiệp tốt đối với các cây rau họ cải và rau họ bầu bí dưa ở Việt Nam.

Ở Hà Nội có đến 9% các mẫu rau kiểm tra vượt quá dư lượng thuốc bảo vệ thực

vật cho phép và 7% có dư lượng của danh mục thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng

(Moustier, Bridger et al., 2002; Ali et al., 2004). Ngồi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

thì hàm lượng nitơrat trong sản phẩm rau quả nhìn chung cao hơn giới hạn cho phép

(Thach 1999), điều này là do nông dân sử dụng quá nhiều lượng phân đạm (Trần Khắc

Thi, 2000; Ha and Ali, 2005).

Cho dù sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật, nhưng phần lớn năng suất cây

trồng đã bị giảm do sâu bệnh, cụ thể với rau ăn lá giảm 25%, rau họ bầu bí dưa giảm

23%, rau cải là 32% (Anh, Ali et al. 2004). Một yếu tố phức tạp nữa phải kể đến ngoài

vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đó là ẩm độ tương đối khơng khí ln cao

(trên75%) ở nhiều vùng trồng rau đã dẫn đến việc xịt thuốc trừ bệnh trên lá và thuốc

diệt nấm tăng cao (Anh, Ali et al. 2004).

Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng có tới 22% rau được tiêu dùng ở Việt

Nam hiện nay có thể chưa an tồn do dư lượng của thuốc bảo vệ thực vật, nhiễm kim

loại nặng và Nitrosamin còn ở mức cao (Theo báo Sức khoẻ và đời sống, số 204, tháng

12 năm 2002). Tại Nghệ An có trên 30% mẫu rau kiểm tra có dư lượng thuốc sâu, vượt

ngưỡng cho phép là trên 15% (P.H. Cương. 2008).

Thực trạng sản xuất rau ở Việt Nam (theo số liệu thống kê của Tổng Cục Thống

kê năm 2006), diện tích 643.970ha (tăng 5,03% so với 2001). Diện tích trồng rau an

tồn khoảng 22.000ha, chiếm 5% diện tích trồng rau. Diện tích trồng rau áp dụng GAP

của cả nước mới chỉ đạt khoảng 0,2%. (Hội thảo phổ biến ASEAN-GAP tháng 4-2008.

Bộ NN & PTNT). Trong khi đó Việt Nam có diện tích đất sản xuất dưa hấu trải dài từ

Bắc – Trung – Nam, nhưng theo báo cáo của Bộ Nông nhiệp và Phát triển nông thôn,

dưa hấu được các thương lái thu mua ở hầu hết các "vựa" dưa tại Quảng Trị, Quảng

Ngãi, Bình Định,... kể cả việc thu gom từ các tỉnh phía Nam, để bán sang TQ tại cửa

khẩu Tân Thanh hiện giá đang rất thấp, chỉ từ 700 - 800 đồng/1kg. Thời điểm cuối

tháng 2 đầu tháng 3/2010, giá xuống chỉ còn 400 - 500 đồng/1kg, do chất lượng không

được đảm bảo và không có hợp đồng mua bán trước (Theo Báo Nơng nghiệp, ngày

17/3/2010; và Báo Sài Gòn Giải Phóng, ngày 06/4/2010). Trước tình hình đó, để tránh

tình trạng xuất hàng ồ ạt, bị ép giá thậm chí lỗ nặng, đòi hỏi hàng hoá Việt Nam cần

15



được đảm bảo bởi chất lượng cao, giá cả hợp lý và hợp đồng mua bán ổn định. Hiện

tại ngành hàng rau của Việt Nam thường không đáp ứng những yêu cầu của các hệ

thống bảo đảm chất lượng QA (QA - gọi tắt là hệ thống giám sát chất lượng) như

ASEAN GAP hay EUREP GAP (European Retail Products GAP). Những quy trình

canh tác đã áp dụng với sản xuất dưa hấu tại Nghệ An là bước khởi đầu cho những

nông dân trong việc tập làm theo những gì được yêu cầu để đáp ứng các tiêu chuẩn

ASEAN GAP hay VietGAP, Dự án bước đầu đã thành cơng trong q trình sản xuất

dưa hấu chất lượng cao áp dụng GAP tại xã Quỳnh Lương và Thành phố Vinh, Nghệ

An và sự sốt sắng của siêu thị Metro Cash and Carry về việc nhận bán những sản

phẩm này tại kho hàng ở Hà Nội. Đây là một bước rất tích cực để phát triển một dây

chuyền tiêu thụ rau quả mới cho nông dân thay thế hệ thống cũ, hệ thống mới đáng tin

cậy và mang lại nhiều lợi ích hơn so với hệ thống cũ. Việc sử dụng IPM và có sổ ghi

chép q trình thực tế canh tác trên đồng ruộng cũng là một bước đầu tiên quan trọng

để đón nhận một hệ thống bảo đảm chất lượng QA đối với những người trồng rau (Hội

thảo GAP tại Bình Thuận, 21 - 22/7/2008).

Ở miền Nam, đặc biệt là khu vực ĐBSCL, diện tích dưa hấu được trồng nhiều

nhất ở các tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long,... đây là các tỉnh có nhiều điều kiện

thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh dưa hấu: về giao thông, thuận tiện cho thương

lái đến tận ruộng thu gom và vận chuyển hàng hoá, đồng thời tiết kiệm thời gian vận

chuyển; nông dân được huấn luyện, được đào tạo căn bản, có trình độ hiểu biết, ham

học hỏi những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới; có nhiều khu công nghiệp, Công ty chế

biến để hợp đồng bao tiêu sản phẩm - tiêu thụ tại chỗ ... nhưng do có nhiều khu cơng

nghiệp, nhiều khu chế biến, nơng dân sản xuất dưa hấu quanh năm nên đất đai bị bạc

màu, các chỉ số về kim loại nặng, chất thải cơng nghiệp, VSV gây bệnh,... khơng đảm

bảo an tồn cho sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, đòi hỏi phải có địa điểm

canh tác mới để đáp ứng nhu cầu sản xuất dưa hấu "sạch".



16



CHƯƠNG II



NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1 Nội dung thực hiện

* Căn cứ vào:

- Ứng dụng các khoa học công nghệ sản xuất dưa hấu như: giống dưa hấu hạt

lép chất lượng cao, màng phủ nông nghiệp, tưới thấm, bẩy màu vàng để bắt bù lạch,

rầy phấn trắng và một số côn trùng khác, phân vi sinh, thuốc sinh học.

- Xây dựng lịch canh tác, ghi chép sổ sách: hướng dẫn nông dân sản xuất theo

lịch canh tác cụ thể, ghi chép chi tiết các cơng việc sản xuất, chi phí sản xuất, giá thành

sản phẩm.

* Các nội dung nghiên cứu của đề tài:

- Điều tra, thu thập thông tin về hiện trạng canh tác, sử dụng thuốc bảo vệ thực

vật và kênh phân phối dưa hấu ở vùng đề tài; thu thập phân tích 2 mẫu đất.

- Xây dựng mơ hình trồng dưa hấu an toàn, chất lượng cao và phương pháp xử

lý sản phẩm sau thu hoạch theo tiêu chuẩn VietGAP, trên cơ sở ứng dụng công nghệ

tiên tiến.

- Xây dựng được dây chuyền cung ứng dưa hấu trên cơ sở truy nguyên được

nguồn gốc có sự liên kết 4 nhà.

- Tăng cường năng lực sản xuất dưa hấu chất lượng và an toàn theo tiêu chuẩn

VietGAP cho cán bộ kỹ thuật và nông dân.

2.2 Phương pháp thực hiện

2.2.1 Điều tra, thu thập thông tin về hiện trạng canh tác, sử dụng thuốc bảo vệ

thực vật ở vùng đề tài và thu thập phân tích 2 mẫu đất

* Phương tiện:

- Địa điểm: xã Vĩnh Thuận Tây nổi tiếng về sản xuất dưa hấu và một số xã khác

thuộc huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.

- Thời gian: 2 tháng (từ tháng 7-8/2010)

- Vật liệu: phiếu điều tra, sổ ghi chép, viết, máy ảnh kỹ thuật số, dụng cụ thu

thập mẫu đất, nước

* Phương pháp:

- Cán bộ kỹ thuật của Phòng Nơng nghiệp và PTNT huyện Vị Thủy phối hợp

với cộng tác viên ở xã trực tiếp phỏng vấn 82 người trồng dưa hấu theo nội dung trong

phiếu điều tra. Phiếu điều tra có nội dung liên quan đến các kỹ thuật canh tác (sử dụng

giống, làm đất, sử dụng màng phủ nơng nghiệp, bón phân, cát tỉa nhánh) và tình hình

17



sâu bệnh hại (sâu bệnh hại chính ở từng mùa vụ), kinh nghiệm trong sản xuất, phòng

trừ sâu bệnh; các thuận lợi, khó khăn và nguyện vọng trong canh tác dưa hấu (Phụ lục

1).

- Thu thập mẫu đất và nước: thu thập 5 mẫu đất và 5 mẫu nước ba lần lặp lại.

Theo phương pháp lấy mẫu đất TCVN 5297-1995, và mẫu nước TCVN 5994-1995.

Các chỉ tiêu phân tích: mẫu đất gồm Asen, Cadimi, chì; mẫu nước gồm Asen, Cadimi,

chì, thủy ngân, mẫu được gởi đến Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM chi nhánh Cần

Thơ – Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm TP.HCM.

2.2.2 Xây dựng quy trình và mơ hình trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP,

trên cơ sở ứng dụng cơng nghệ tiên tiến

* Xây dựng quy trình sản xuất dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP

- Phương tiện: Tài liệu về cây dưa hấu trong, ngoài nước, những kết quả nghiên

cứu về dưa hấu, kiến thức giảng dạy môn GAP và kinh nghiệm thực tế về sản xuất,

phòng trừ sâu bệnh dưa hấu nông dân huyện Vị Thủy và chuyên gia kỹ thuật trên cây

dưa hấu của Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Ba - Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng

dụng, trường Đại học Cần Thơ.

- Phương pháp: Dựa trên những thành tựu của sản xuất dưa hấu trên thế giới,

kết qủa nghiên cứu dưa hấu ở đồng bằng sông Cửu Long (Trần Thị Ba, 2010) và kế

thừa những thử nghiệm ở tại huyện Vị Thủy mà nông dân đang áp dụng (giống dưa

hấu, màng phủ nông nghiệp, bẩy dính màu vàng thu hút bù lạch, thuốc trừ sâu sinh

học, phân hữu cơ vi sinh…).

* Xây dựng mô hình sản xuất dưa hấu theo tiêu chuẩnVietGAP

 Phương tiện:

- Địa điểm: trong vùng đề tài thuộc ấp 1, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy

- Thời gian: từ tháng 12/2010-4/2011

- Vật liệu: Hạt giống, màng phủ, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật

 Phương pháp:

- Chọn điểm xây dựng :

Ban đầu đề tài xây dựng là 25 mơ hình với 10ha, sau khi triển khai thực hiện

xuống địa bàn đã thực hiện giảm lại còn 15 mơ hình trên 15 hộ với tổng diện tích 10ha

vì các hộ dân có diện tích đất tương đối lớn, nằm liền kề nhau thích hợp để thực hiện,

đồng thời dễ quản lý, dễ theo dõi trong thời gian thực hiện đề tài.

Thực hiện dựa trên những tiêu chuẩn:

. Điểm phải đại diện cho vùng đất của huyện Vị Thủy để kết quả có thể được áp

dụng rộng rãi.



18



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

×