Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.72 KB, 122 trang )
Ngày soạn:
TIẾT: 29 THỰC HÀNH
TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG BIẾN ĐỔI
I. Mục tiêu:
- HS hiểu được cấu tạo và nguyên lý hoạt động 1 số bộ truyền và biến đổi chuyển
động.
- Biết cách tháo lắp và kiểm tra tỷ số truyền của các bộ truyền chuyển động.
- Có tác phong làm việc đúng quy định
- Biết cách bảo dưỡng và có ý thức bảo dưỡng các bộ truyền động thường dùng
trong gia đình
II. PHương pháp: Thực hành theo nhóm
III. Chuẩn bị:
- Đọc kỹ nội dung để xác định các bước thực hành
- Thiết bi và dụng cụ: Thước lá, thước cặp, kìm, tua vít, mỏ lết, bộ thí nghiệm
truyền chuyển động cơ khí gồm:
+ Bộ truyền động đai
+ Bộ truyền động bánh răng
+ Bộ truyền động xích
- Mô hình cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền trong động cơ 4 kỳ.
- Mẫu báo cáo thực hành ở SGK
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định
2. Bài cũ: ? Nhiệm vụ cơ cấu biến đổi chuyển động? Ứng dụng?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Trong cơ cấu chuyển động được truyền từ vật này sang vạt khác. Tùy theo yêu
cầu kỹ thuật, chuyển động của vật bị dẫn có thể giống hoặc khác với chuyển động của
vật dẫn. Nếu chuyển động của chúng thuộc cùng 1 dạng (quay hoặc tịnh tiến) ta nói đó
là cơ cấu truyền động, nếu không cùng 1 dạng sẽ gọi là cơ cấu biến đổi chuyển động.
- 69 -
Để hiểu được cấu tạo và nguyên lý của một số bộ truyền và biến đổi chuyển động,
biết được cách tháo lắp và kiểm tra tỷ lệ số truyền của các bộ truyền động, chúng ta
cùng làm bài thực hành "truyền chuyển động"
Hoạt động 2: Giới thiệu nội dung và trình tự tiến hành.
- GV gọi HS đọc rõ nội dung quy trình tự tiến hành của bài thực hành
+ Đo đường kính của bánh đai, đếm số răng của bánh răng, đĩa xích
+ Lắp rắp các bộ truyền động và kiểm tra tỷ số truyền động ->ghi vào báo cáo
Hoạt động 3: Tìm hiểu cáu tạo của các bộ truyền chuyển động.
- GV giới thiệu các bộ truyền động, tháo từng bộ truyền động cho HS quan sát cấu
tạo của các bộ truyền. Hướng dẫn HS quy trình tháo và quy trình lắp.
- GV hướng dẫn HS đo đường kính các bánh đai bằng thước lá hoặc thước cặp,
cách đếm số răng của đĩa xích cặp bánh răng
- Hướng dẫn cách điều chỉnh các bộ truyền động sao cho chúng hoạt động bình
thường.
- Quay thử các bánh dẫn cho HS quan sát và nhắc các em chú ý đảm bảo an toàn
khi vận hành
Hoạt động 3: Tổ chức cho HS thực hành
- Phân các nhóm về vị trí làm việc. Bố trí dụng cụ và thiết bị theo nhóm.
- Các nhóm thực hiện thao tác theo mô hình
- Đo kích thước các bánh đai, đếm số răng của đĩa xích cặp bánh răng - kết quả đo
đếm ghi vào báo cáo.
- GV quan sát tác phong làm việc của từng nhóm. Sau khi đo và đếm xong, HS
thực hiện thao tác lắp và điều chỉnh các bộ truyền động như hướng dẫn của giáo viên.
- Hướng dẫn HS cách tính toán tỷ số truyền lý thuyết và thực tế rồi ghi kết quả
tính được vào báo cáo thực hành
Hoạt động 4: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý làm việc của mô hình động cơ 4 kỳ.
- GV cho HS quan sát mô hình động cơ 4 kỳ -> tìm hiểu cấu tạo nguyên lý hoạt
động của cơ cấu tay quay để HS qaun sát nguyên lý hoạt động.Của cơ cấu tay quay –
thanh trượt và cam cầntịnh tiến GV chỉ rõ từng chi tiết trên 2 cơ cáu quay để HS qaun
sát nguyên lý hoạt động - Hướng dẫn HS thực hiện các nội dung trong mục 3 phần II của
bài.
- 70 -
Hoạt động 5: Tổ chức cho HS thực hành
- HS thực hiện theo hướng dẫn ở mục 3 trả lời câu, trả lời các cau hỏi 1, 2 ở báo
cáo
1. Khi pít tông ở điểm cao nhất và thấp nhất, vị trí của thanh truyền và tay quay
như thế nào?
2. Tại sao khi quay tay quay thì van nạp và van xã lại đóng, mở được? Để van nạp
và van thải đóng mở 1 lần thì trục khuỷu phải quay mấy vòng?
Hoạt động 6: Tổng kết và đánh giá bài thực hành
- GV hướng dẫn HS tự đánh giá bài thực hành dựa theo mục tiêu bài học (cuối giờ
HS nộp mô hình (báo cáo thực hành) thu dọn dụng cụ.
- GV nhận xét về sự chuẩn bị, thao tác, kết quả, tinh thần thái độ học tập.
- HS nộp báo cáo thực hành, thu dọn dụng cụ, ổn định lớp
- GV nhận xét, giải đáp các thắc mắc
- Dặn dò HS đọc trước bài tổng kết và ôn tập phần cơ khí.
**********************
Ngày soạn:
TIẾT: 30 TỔNG KẾT VÀ ÔN TẬP PHẦN 2 CƠ KHÍ
I. Mục tiêu:
- Hệ thống được các kiến thức đã học ở phần cơ khí
- Biết tòm tắt kiến thức đã học dưới dạng sơ đồ khối
- Vận dụng được các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi tổng hợp chuẩn bị cho
thi hết học kỳ I.
II. Phương pháp: Đàm thoại, sơ đồ hóa, hệ thống nhóm
III. Chuẩn bị:
- Các sơ đồ kẻ sẵn ở bảng phụ
- Hệ thống câu hỏi
IV. Tiến trình lê lớp
1. Ổn định
2. Bài cũ
- 71 -
3.Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Nội dung phần cơ khí gồm 15 bài, gồm 3 phần kiến thức cơ bản là: Gia công cơ
khí, chi tiết máy và lắp ghép và truyền và biến đổi chuyển động.
- Phân nhóm, giao nội dung câu hỏi thảo luận cho các nhóm.
Hoạt động 2: Ôn tập từng phần nội dung kiến thức cơ bản
- GV treo sơ đồ tóm tắt nội dung phần cơ khí ở trang 109 lên bảng
- GV nêu nội dung chính của từng chương, những yêu cầu về kiến thức và kỹ
năng mà HS cần đạt được.
+ Chương " Gia công cơ khí, vật liệu cơ khí" bao gồm khái niệm và phân loại vật
liệu, tính chất, công dụng của một số vật liệu phổ biến như vật liệu kim loại, vật liệu phi
kim loại cuối cùng là bài thực hành nhận biết vật liệu nhờ quan sát và so sánh các tính
chất của chúng.
- Phương pháp gia công vật liệu gồm: Công cụ gia công, những thao tác cơ bản
bằng những dụng cụ thông thường cầm tay (cưa, dũa…) nhằm giúp HS biết được tư thế,
kỹ thuật của một số phương pháp gia công.
- Chương "Chi tiết máy và lắp ghép": Gồm các phương pháp gia công ghép nối
chi tiết, ghép cố định và ghép động. Cuối cùng là bài thực hành tháo lắp các mối ghép
thông qua việc tháo lắp ổ trục xe đạp.
- Chương "truyền và biến đổi chuyển động" Truyền chuyển động quay giữa 2 trục
song song (bằng ma sát, bằng ăn khớp), biến đổi chuyển động quay thành tịnh tiến và
chuyển động con lắc. Đây là những cơ cấu truyền động rất phổ biến trong kỹ thuật.
Hoạt động 3: GV hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi:
- GV giao câu hỏi cho các nhóm, phân HS về từng nhóm (theo tổ để thảo luận).
- Cuối giờ GV tập trung toàn lớp, đề nghị các nhóm trình bày đáp án trả lời. GV
nhận xét, uốn nắn và bổ sung
Hoạt động 4: Củng cố hướng dẫn về nhà
- GV nhận xét tiết ôn tập
- Nhắc nhỡ HS ôn tập ở nhà (cả phần lý thuyết và câu hỏi) để chuẩn bị thi hết học
kỳ
***********************
- 72 -