Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.72 KB, 122 trang )
GV
Hoạt động 4: củng cố - Hướng dẫn về nhà
- GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 1,2,3 để củng cố bài học.
- Trả bài thực hành 14
- Công việc về nhà: Đọc nội dung bài thực hành 16 – SGK chuẩn bị các dụng cụ:
Giấy, bút chì, thước, tẩy để thực hành
***********************
Ngày soạn:
TIẾT 14:
BÀI TẬP THỰC HÀNH
ĐỌC BẢN VẼ NHÀ ĐƠN GIẢN
I. Mục tiêu:
- HS đọc được bản vẽ nhà đơn giản.
- Hình thành kỹ năng đọc bản vẽ nhà đơn giản
- Tác phong làm việc theo quy trình
- Ham thích tìm hiểu bản vẽ xây dựng
II. Phương pháp: Thực hành trên giất A4
III. Chuẩn bị:
- Nội dung của bài thực hành
- Dụng cụ: Giấy A4, bút chì, tẩy, thước, SGK…
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định.
2. Bì cũ.
3. Bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài học
Như chúng ta đã biết, bản vẽ nhà là 1 Bản vẽ xây dựng gồm các hình biểu diễn và
các số liệu xác định hình dạng, kích thước, kết cấu của ngôi nhà. Để đọc và hiểu được
bản vẽ nhà ở chúng ta cùng làm bài tập thực hành "Đọc bản vẽ nhà đơn giản".
Hoạt động 2: Giới thiệu nội dung và trình tự tiến hành
- GV gọi 1 HS lên đọc rõ nội dung của bài tập thực hành "Đọc bản vẽ nhà ở"
(H16.1 – SGK) và trả lời các câu hỏi theo mẫu bảng 15.2 (bài 15. SGK)
- 33 -
- HS nhắc lại trình tự tiến hành khi đọc bản vẽ nhà
B1: Khung tên
B2: Hình biểu diễn
B3: Kích thước
B4: Các bộ phận
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách trình bày bài làm
- GV hướng dẫn HS
+ Kẻ bảng theo mẫu 15.2 – SGK
+ Ghi phần trả lời vào cột 3
+ Bài làm trên giấy A4
Hoạt động 4: Tổ chức thực hành.
- HS đọc bản vẽ nhà ở theo hướng dẫn của GV
- Bài làm hoàn chỉnh ngay tại lớp
- GV hướng dẫn: + Học sinh chú ý khi xác định kích thước phòng sinh hoạt chung
+ Bếp + nhà tắm + nhà vệ sinh => khu phụ
Hoạt động 5: Tổng kết đánh giá bài thực hành
- GV Nhận xét giờ làm bài tập thực hành
- GV hướng dẫn HS tự đánh giá bài làm của mình dựa theo mục tiêu bài học
- GV thu bài vào cuối giờ, giờ học tới trả bài, nhận xét và đánh giá kết quả.
* Hướng dẫn về nhà:
- Khuyến khích học sinh tự vẽ phác các hình chiếu ngôi nhà mình ở, phòng học…
- Trả lời câu hỏi và làm bài tập ở phần tổng kết và ôn tập.
************************
Ngày soạn:
TIẾT 15:
TỔNG KẾT VÀ ÔN TẬP
PHẦN I- VẼ KỸ THUẬT
I. Mục tiêu:
- 34 -
- Hệ thống hóa và hiểu được 1 số kiến thức cơ bản vễ bản vẽ hình chiếu các khối
hình học.
- Hiểu được cách đọc bản vẽ chit iết, bản vẽ lắp và bản vẽ nhà.
- Chuẩn bị kiểm tra phần vẽ kỹ thuật.
II. Phương pháp: hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ
III Chuẩn bị:
- Một số sơ đồ hóa để vẽ sẵn ở bảng phụ
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định
2. Bài cũ:
3. Bài mới
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức phần I
- GV dùng các sơ đồ tóm tắt nội dung phần vẽ kỹ thuật đã chuẩn bị sẵn.
- Nêu các nội dung chính xác của từng chương, các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng
học sinh cần đạt được.
Vai trò của bản
vẽ kỹ thuật trong
sản xuất và đời
sống
Vẽ
Bản vẽ các khối
hình học
Bản vẽ kỹ thuật đời đối với sản xuất
Bản vẽ kỹ thuật đối với đời sống
Hình chiếu
Bản vẽ các khối đa diện
kỹ
Bản vẽ các khối xoay
thuật
Khái niệm về bản vẽ kỹ thuật
Bản vẽ chi tiết
Bản vẽ kỹ thuật
Bd ren
Bản vẽ lắp
- 35 -
Bản vẽ nhà
-> GV nêu nội dung chính của từng chương, yêu cầu về kích thước, kỹ năng HS
cần đạt được:
Chương I. Bản vẽ các khối hình học
* Về kiến thức:
1. Diễn tả chính xác hình dạng và kích thước của vật thể, Bản vẽ kỹ thuật dùng
phép chiếu vuông góc biểu diễn vật thể lên 3 mặt phẳng chiếu vuông góc với nhau.
Phương pháp đó gọi là phương pháp các hình chiếu vuông góc.
2. Vật thể được tạo thành bởi các khối hình học như khối đa diện và khối tròn
xoay… hình chiếu và kích thước của vật thể là tổ hợp các hình chiếu và kích thước của
vật thể là tổ hợp các kích thước của vật thể là tổ hợp các hình chiếu và kích thước của
các khối hình học tạo thành vật thể. Vì vậy phải biết được đặc trưng hình chiếu của các
khối hình học đó.
* Kỹ năng:
1. Nhận dạng được các khối hình học thường gặp
2. Nhận biết vị trí của các hình chiếu của các khối hình học trên bản vẽ
3. Đọc được bản vẽ hình chiếu của vật thể có dạng các khối hình học
Chương II: Bản vẽ kỹ thuật
* Kiến thức
1. Bản vẽ kỹ thuật: Dùng rộng rải trong các lĩnh vực kinh tế và trong các giai đoạn
khác nhau như thiết kế, chế tạo… của quá trình sản xuất.
(bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp ->Thuộc bản vẽ cơ khí, bản vẽ nhà ->Thuộc bản vẽ XD
2. Biết được các khái niệm, các nội dung của bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẻ nhà
3. Biết được khái niệm nội dung của bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ nhà.
4. Biết được khái niệm hình cắt, hình biểu diễn ren theo quy ước.
* Về kỹ năng.
- Nhận dạng đựơc các hình biểu diễn như hình chiếu, hình cắt của bản vẽ chi tiết,
bản vẽ lắp và các hình biểu diễn của bản vẽ nhà.
- Nhận dạng được ren, biểu diễn theo quy ước
- 36 -
- Đọc được các bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ nhà đơn giản.
Hoạt động 2: Hướng dẫn trả lời các câu hỏi và bài tập
TG
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
- GV hướng dẫn học sinh thảo luận trả lời * Trả lời câu hỏi và bài tập
các câu hỏi và bài tập
1. Trả lời câu hỏi: 1-10
-> Gọi HS trả lời nhanh các câu hỏi 1 –
10
- HS thảo luận làm các bài tập 1,2,3,4
2. Bài tập .
Bài tập 1
A
B
C
1
X
2
X
3
X
4
X
5
Bài tập 3: Bảng 3
Hình dạng khối
Hình trụ
Hình hộp
Hình chóp cụt
A
B
C
Bài tập 3: bảng 4
Hình dạng khối
Hình trụ
Hình chóp cụt
Hình chỏm cầu
A
D
X
B
C
- Yêu cầu HS về nhà thực hiện bài tập 5
Hoạt động 3: củng cố - dặn dò
- Ôn tập kỹ các kiến thức trọng tâm trong phần vẽ kỹ thuật
- Làm lại tất cả các bài tập
- Tập vẽ, xác định các hình chiếu của vật thể có dạng khối hình học
- Chuẩn bị tốt để tiết sau kiểm tra 1 tiết, lưu ý mang đày đủ dụng cụ: bút, tẩy,
thước.
*****************
Ngày soạn:
TIẾT 16:
KIỂM TRA
I. Mục tiêu:
- Đánh giá mức độ tiếp thu của học sinh đối với kiến thức phần "Vẽ kỹ thuật", kỹ
năng nhận biết, tư duy, vẽ hình chiếu.
- Rèn luyện ý thức, thái độ đọc lập, tự giác trong kiểm tra, thi cử.
- 37 -
II. Phương pháp:
Đề trắc nghiệm khách quan, tự luận, nhận biết và vẽ hình chiếu của vật thể
III. Chuẩn bị: Đề ra và biểu điểm
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định
2. Bài cũ: Không
3. Bài mới:
A. Đề ra: (Đã in sẵn đề chẵn, đề lẻ kèm theo)
Câu 1:
1d
Câu 4:
1đ
Câu 5:
1đ
Câu 2:
1đ
Câu 6:
0.5đ
Câu 7:
1đ
Câu 3:
1đ
Câu 8:
2đ
Câu 9:
1.5đ
Cộng : 10 đ
4. Dặn dò:
- Nghiên cứu trước bài "Vai trò cơ khí trong sản xuất"
- Chuẩn bị 1 sản phẩm cơ khí được tạo thành từ 2 chi tiết và được ghép với nhau
(kìm, kéo…)
*********************
Ngày soạn:
PHẦN II: CƠ KHÍ
CHƯƠNG III: GIA CÔNG CƠ KHÍ
TIẾT 17:
VẬT LIỆU CƠ KHÍ
I. Mục tiêu: Sau bài này phải làm cho HS
- Biết cách phân loại các cơ khí phổ biến
- Biết được tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí
- Biết lựa chọn, sử dụng vật liệu hợp lý
II. Phương pháp: - Vấn đáp, thảo luận
III. Chuẩn bị:
- Các vật mẫu Vật liệu cơ khí
- 38 -
- Một số sản phẩm được chế tạo từ Vật liệu cơ khí
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định
2. Bài cũ
- Vai trò quan trọng của cơ khí trong sản xuất và đời sống như thế nào?
- Sản phẩm cơ khí được hình thành như thế nào? Gia công cơ khí nhằm mục đích gì
3. Bài mới:
TG
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài học
GV: Vật liệu cơ khí đóng vai trò quan trọng trong gia công cơ khí, là cơ sở vật chất
ban đầu để tạo ra sản phẩm cơ khí. Để biết cách lựa chọn và sử dụng vật liệu cơ khí 1
cách hợp lý -> Nghiên cứu bài "Vật liệu cơ khí"
Hoạt động 2: Tìm hiểu vật liệu cơ khí phổ biến
GV treo sơ đồ phân loại cho HS quan sát
? Vật liệu cơ khí được phân làm mấy
nhóm.
?Vật liệu kim loại được phân loại như thế 1. Vật liệu kim loại: gồm
nào?
a. Kim loại đen:
GV giới thiệu về kim loại đen, gang,
+ Thép: tỷ lệ C<=2.14%
thép…
+ Gang: tỷ lệ C>2.14%
GV Yêu cầu HS đọc TT ở SGK tìm hiểu
- Tính chất của kim loại màu?
b. Kim loại màu:
- Được dùng SX, chế tạo những sản phẩm - Thường sử dụng dưới dạng hợp kim:
gì?
KL nhôm, KL đồng.
- Tính chất: dễ kéo dài, dát mỏng, có tính
chống mài mòn, chống ăn mòn cao, dẫn
điện, dẫn nhiệt tốt ít bị ôxi hóa…
GV Yêu cầu HS thảo luận hoàn thành
bảng ở trang 61
? Tính chất của vật liệu phi kim loại?
2. Vật liệu phi kim loại
- Khả năng dẫn điện , dãn nhiệt kém
- Dễ gia công không bị ô xi hóa, ít mài
mòn…
GV giới thiệu vật liệu phi kim loại được
dùng phổ biến là cao su và chất dẻo
GV yêu cầu học sinh đọc SGK tìm hiểu a. Chất dẻo:
tính chất, công dụng của chất dẻo + Chất dẻo nhiệt
nhiệt và chất dẻo nhiệt rắn…
- Nhiệt độ nung chảy thấp, nhẹ dẻo,
- 39 -
không dẫn điện, không bị ô xi hóa…
- Sản xuất: Làn, rổ rá, can, cố, dép…
+ Chất dẻo nhiệt rắn.
Học sinh thảo luận hình thành bảng Trang - Chịu được nhiệt độ cao, có độ bền…
62
- Làm bánh răng, ổ đỡ, võ bút máy.
? Cao su có tính chát gì?
b. Cao su
? Được dùng làm gì?
- Dẻo, đàn hồi, khả năng giảm chấn động
tốt, cách điện, cách âm tốt.
? Hãy kể một số sản phẩm cách điện làm
-> Làm săm, lốp, ống dẫn, đai truyền,
bằng cao su
vòng đệm, sản phẩm cách điện.
Hoạt động 3: Tính chất cơ bản của Vật liệu cơ khí
GV giới thiệu 4 tính chất của vật liệu cơ 1. Tính chất cơ học
khí
- Khả năng chịu tác dụng của lực bên
? Tính chất cơ học biểu thị khã năng gì
ngoài gồm: Tính cứng, dẻo, bền
của vật liệu?
2. Tính chất vật lý
? Em có nhận xét gì về tính dẫn điện dẫn
- Nhiệt độ nung chảy, tính dẫn điện, dẫn
nhiệt của thép, đồng, nhôm?
nhiệt khối lượng riêng.
3. Tính chất hóa học
- Tính chịu a xít, tính chống ăn mòn
4. Tính chất công nghệ
- Khả năng gia công dễ hay khó của vật
liệu như: Tính đúc, hàn, rèn…
? Hãy so sánh tính rèn của thép và nhôm?
? Hãy kể một số tính chất công nghệ và
tính chất cơ học của một số kim loại
thường dùng
HS thảo luận và trả lời.
- Thép: Cứng, dễ gia công ở nhiệt độ cao
- Nhôm: Mềm, dễ gia công ở nhiệt dộ
thường
- Đồng: Dẻo - >khó đúc
GVKL: Dựa vào tính công nghệ để lựa
chọn phương pháp gia công hợp lý.
Hoạt động 4: Tổng kết - Hướng dẫn về nhà
- 40 -
- Muốn chọn vật liệu để gia công 1 sản phẩm phải dựa vào những yếu tố nào?
- Quan sát chiếc xe đạp, hãy phân loại các chi tiết, bộ phận được làm từ: thép, chất
dẻo, chất cao su, các vật liệu khác…?
- Có thể phân biệt nhận biết các vật liệu cơ khí nói trên dựa vào những dấu hiệu nào?
* Yêu cầu học sinh đọc trước nội dung bài 19. chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, vật liệu
để tiết sau thực hành.
* Trả lời các câu hỏi sau bài học
* Rút ra kinh nghiệm
Ngày soạn:
TIẾT 18:
THỰC HÀNH
VẬT LIỆU CƠ KHÍ
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết, phân biệt được các vật liệu cơ khí phổ biến
- Biết phương pháp đơn giản để thử các cơ tính của vật liệu cơ khí
- Có tác phong làm việc theo quy trình
II. Phương pháp:
Thực hành theo nhóm 2 – 3 em
III. Chuẩn bị
- Đối với mỗi nhóm học sinh
+ 1 đoạn dây đồng, dây nhôm, dây thép, 1 thanh nhựa có φ 4mm
+ 1 bộ tiêu bản vật liệu: gang, thép, hợp kim đồng, nhôm, cao su, chất dẻo
+ 1 chiếc búa nguội nhỏ
+ 1 chiếc đo nhỏ
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định
2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài học
Muốn có sản phẩm cơ khí tốt cần có vật liệu phù hợp. Mỗi vật liệu có nhiều tính
chất khác nhau, tùy theo mục đích sử dụng mà người ta quan tâm đến tính chất này hay
tính chất khác hoặc có thể thay đổi một vài tính chất để nâng cao hiệu quả sử dụng vật
- 41 -
liệu cơ khí phổ biến và biết phương pháp đơn giản để thử cơ tính của vật liệu cơ khí,
chúng ta cùng thực hành bài "Vật liệu cơ khí"
Hoạt động 2: hướng dẫn ban đầu
* GV nêu rõ mục đích, yêu cầu của bài thực hành giao nhiệm vụ:
- Nhận biết được các vật liệu cơ khí phổ biến trong cùng 1 nhóm hoặc khác nhóm
bằng phương pháp: quan sát màu sắc, mặt gãy, ước lượng khối lượng riêng…
- So sánh được tính chất cơ học chủ yếu của vật liệu: tính cứng, giẻo giòn..
+ GV thao tác mẫu về cách thử cơ tính của một vài loại vật liệu, hướng dẫn HS
ghi kết quả vào báo cáo thực hành.
-> Kết luận: Để xác định (ở mức độ định tính) tính cứng, tính dẻo, giòn của vật
liệu ta dùng lực của tay để bẻ thanh vật liệu đó.
- Nhắc nhỡ HS về kỹ thuật, an toàn trong giờ học, phân bố thời gian tiến hành các
công việc sẽ tiến hành trong bài như: phân biệt kim loại, phi kim loại; phân biệt kim loại
đen, kim loại màu, gang và thép…
* GV phân chia học sinh thành các nhóm với các dụng cụ, mẫu vật, phương tiện
đã chuẩn bị trước.
Hoạt động 3: Tổ chức cho HS thực hành
1. Nhận biết và phân biệt vật liệu cơ khí và vật liệu phi kim loại:
- HS chuẩn bị các vật mẫu: gang, thép, đồng, nhôm và hợp kim của chúng; nhựa
cứng, cao su, chất dẻo…
+ Phân biệt giữa kim loại và phi kim loại qua màu sắc, khối lượng riêng, mặt gãy..
+ So sánh tính cứng và tính dẻo bằng cách bẻ và uốn các mẫu vật liệu để ước
lượng 1 cách định tính.
- HS điền kết quả vào mục 1 báo cáo thực hành.
2. So sánh kim loại màu và kim loại đen:
- HS chuẩn bị vật mẫu: các đoạn dây đồng, nhôm, thép, gang và các dụng cụ cần thiết.
+ Quan sát màu sắc, mặt gãy -> phân biệt gang (màu xám), đồng (đỏ, vàng), thép
(trắng), nhôm (trắng bạc)
+ Thử tính dẻo: bẻ công, uốn …
+ Thử tính cứng: Bẻ công, dũa vào các vật mẫu
- 42 -
+ Thử khả năng biến dạng: dùng búa đập vào các mẫu vật liệu.
- HS điền kết quả vào mục 2 báo cáo thực hành.
3. So sánh vật liệu gang, thép:
- HS chuẩn bị mẫu vật liệu, gang, thép
+ Quan sát màu sắc, mặt gãy - >phân biệt
* Gang xám: màu xám (như màu chì), mặt gãy thô, hạt to.
* Thép: màu sáng trắng, mặt gãy mịn, hạt nhỏ.
+ Dùng lực bẻ ra và dũa -> thử tính cứng
+Dùng búa đạp vào mẫu gang, thép ->thử tính giòn
Gang: võ vụn ra; thép không bị vỡ - > gang giòn hơn thép
- HS điền kết quả vào mục 3 báo cáo thực hành.
- GV theo dõi thường xuyên quá trình thực hành, phát hiện những sai sót uốn nắn
học sinh.
Hoạt động 4: Tổng kết, đánh giá bài thực hành - Hướng dẫn về nhà.
- GV hướng dẫn HS tự đánh giá bài thực hành của mình dựa theo mục tiêu bài học
- Yêu cầu HS nộp báo cáo thực hành. GV nêu những vấn đề cho HS trao đổi về
nội dung, kết quả nhận được so với lý thuyết.
GV nhấn mạnh: Phương pháp thực hành ở trên chỉ là phương pháp thủ công,
mang tính kiểm nghiệm định tính. Để xác định chính xác các tính chất của vật liệu cơ
khí - > phải tiến hành trong phòng thí nghiệm với đầy đủ thiết bị cần thiết.
+ Đọc trước bài 20 SGK, sưu tầm những vật dụng cần thiết như trong bài học.
* Rút ra kinh nghiệm
******************
Ngày soạn:
TIẾT 19: DỤNG CỤ CƠ KHÍ
I. Mục tiêu: Phải làm cho học sinh
- Biết được hình dáng, cấu tạo, vật liệu chế tạo các dụng cụ cầm tay đơn giản
được sử dụng trong ngành cơ khí.
- Biết được công dụng và cách sử dụng các loại dụng cụ cơ khí phổ biến.
- 43 -