Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.72 KB, 122 trang )
3.Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Nội dung phần cơ khí gồm 15 bài, gồm 3 phần kiến thức cơ bản là: Gia công cơ
khí, chi tiết máy và lắp ghép và truyền và biến đổi chuyển động.
- Phân nhóm, giao nội dung câu hỏi thảo luận cho các nhóm.
Hoạt động 2: Ôn tập từng phần nội dung kiến thức cơ bản
- GV treo sơ đồ tóm tắt nội dung phần cơ khí ở trang 109 lên bảng
- GV nêu nội dung chính của từng chương, những yêu cầu về kiến thức và kỹ
năng mà HS cần đạt được.
+ Chương " Gia công cơ khí, vật liệu cơ khí" bao gồm khái niệm và phân loại vật
liệu, tính chất, công dụng của một số vật liệu phổ biến như vật liệu kim loại, vật liệu phi
kim loại cuối cùng là bài thực hành nhận biết vật liệu nhờ quan sát và so sánh các tính
chất của chúng.
- Phương pháp gia công vật liệu gồm: Công cụ gia công, những thao tác cơ bản
bằng những dụng cụ thông thường cầm tay (cưa, dũa…) nhằm giúp HS biết được tư thế,
kỹ thuật của một số phương pháp gia công.
- Chương "Chi tiết máy và lắp ghép": Gồm các phương pháp gia công ghép nối
chi tiết, ghép cố định và ghép động. Cuối cùng là bài thực hành tháo lắp các mối ghép
thông qua việc tháo lắp ổ trục xe đạp.
- Chương "truyền và biến đổi chuyển động" Truyền chuyển động quay giữa 2 trục
song song (bằng ma sát, bằng ăn khớp), biến đổi chuyển động quay thành tịnh tiến và
chuyển động con lắc. Đây là những cơ cấu truyền động rất phổ biến trong kỹ thuật.
Hoạt động 3: GV hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi:
- GV giao câu hỏi cho các nhóm, phân HS về từng nhóm (theo tổ để thảo luận).
- Cuối giờ GV tập trung toàn lớp, đề nghị các nhóm trình bày đáp án trả lời. GV
nhận xét, uốn nắn và bổ sung
Hoạt động 4: Củng cố hướng dẫn về nhà
- GV nhận xét tiết ôn tập
- Nhắc nhỡ HS ôn tập ở nhà (cả phần lý thuyết và câu hỏi) để chuẩn bị thi hết học
kỳ
***********************
- 72 -
Ngày soạn:
TIẾT: 31 KIỂM TRA THỰC HÀNH
I. Mục tiêu:
- Giúp HS hình thành kỷ năng đo, kiểm tra sản phẩm và biết cách lấy dấu trên phế
liệu để gia công.
- Ghép nối các bộ truyền động và tính tỷ số truyền
II. Phương pháp: Thực hành nhóm nhỏ: 4 – 5 HS/nhóm
III. Chuẩn bị
- Các dụng cụ để thực hiện hai nội dung trên
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
- GV: các nhóm bốc xăm thực hiện 1 trong 2 nội dung:
a. Thực hành đo, vạch dấu trên phôi liệu bản lễ cửa (kích thước đã cho ở SGK) ->
nộp sản phẩm.
b. Ghép nối các bộ truyền động, tính tỷ số truyền -> so sánh kết quả tính theo lý
thuyết và thực tế.
4. Các nhóm bốc thăm thực hiện nội dung yêu cầu và nộp sản phẩm -> Báo cáo thực
hành GV thu sản phẩm + Báo cáo thực hành về chấm
**************************
Ngày soạn:
PHẦN BA: KỸ THUẬT ĐIỆN
TIẾT 32: VAI TRÒ CỦA ĐIỆN NĂNG TRONG SẢN XUẤT ĐỜI SỐNG
- 73 -
I. Mục tiêu
- HS biết được quá trình sản xuất và truyền tải điện năng
- Hiểu được vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống
II. Phương pháp:
III. Chuẩn bị
- Mô hình về nhà máy nhiệt điện, thủy điện
- Tranh vẽ các nhà máy điện, đường dây truyền tải cao áp, hạ áp, tải tiêu thụ, điện
năng.
- Mẫu vật về máy phát điện (đi na mô, xe đạp…)
- Mẫu vật về các dây dẫn….
- Mẫu vật về phụ tải tiêu thụ điện năng (bóng đèn, quạt điện, bếp điện…)
IV. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định
2. Bài cũ: Giới thiệu chương trình
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài học
Như chúng ta đã biết điện năng có vai trò rất qaun trọng. Nhờ có điện năng, các
thiết bị điện, điện tử dân dụng như tủ lạnh, máy giặt, các thiết bị điện tử nghe nhìn…
mới hoạt động được
Nhờ điện năng -> nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống, góp phần thúc
đẩy cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển.
Vậy điện năng có phải là nguồn nguyên liệu thiết yếu đối với đời sống và sản xuất
muốn trả lời được câu hỏi này, hôm nay chúng ta nghe bài "Vai trò…"
- 74 -
TG
Hoạt động của Thầy – trò
Nội dung
GV yêu cầu HS đọc TT tìm hiểu khái
niệm điện năng là gì?
GV đưa ra các dạng nguyên liệu như:
Thủy năng, nhiệt năng, năng lượng
nguyên tử, gió….
? Con người đã sử dụng các loại nguyên
liệu cho các hoạt động của mình như thế
nào?
(gợi ý Nhà máy thủy điện Hòa Bình đã
biến nguyên liệu của dòng nước chảy
->nguyên liệu gì để sử dụng?)
-> Gv bổ sung: Các loại nguyên liệu kể
trên được biến đổi thành điện năng để sử
dụng
- GV Nhấn mạnh điện năng được sử dụng
từ thế kỷ XVIII-> thúc đẩy sự phát trỉên
của các ngành khác trong nền kinh tế quốc
dân
- Qua tranh vẽ giáo viên hỏi
? Chức năng của các thiết bị chính của nhà
máy điện là gì?
-> Hướng dẫn và yêu cầu HS hình thành
quy trình sản xuất điện năng ở nhà máy
thủy điện và nhiệt điện
I. Điện năng
1. Điện năng là gì?
- Năng lượng của điện năng (công của d đ)
được gọi là điện năng
2.Sản xuất điện năng
a. Nhà máy nhiệt điện
- Nhiệt năng của than, khí đốt _. Đun nóng
->hơi nước -> làm quay-> tua bin hơi ->
làm quay -> máy phát điện -> phát ra ->
? Năng lượng đầu vào và đầu ra của trạm điện năng
phát điện dùng nguyên liệu gió, mặt b. Nhà máy thủy điện:
Thủy năng của dòng nước -> làm quay ->
trời là gì?
Tua bin ->máy phát điện -> phát - điện
năng
c. Nhà máy điện nguyên tử.
- Năng lượng nguyên tử của các chất
- 75 -
- Yêu cầu HS đọc TT ->tóm tắt bằng sơ đồ Phóng xạ
- Dun nóng nước ->hơi nước ->quay ->tua
bin hơi ->chạy máy phát điện -> điện năng
Hoạt động 3: Tìm hiểu truyền tải điện năng.
-GV giới thiệu đặc điểm của một số nhà
máy điện và khu công nghiệp ở nước
ta
? Các nàh máy điện thường được xây
dựng ở đâu
? Điện năng được truyền tải từ nhà máy
điện đến nơi sử dụng điện như thế nào?
? Cấu tạo của đường dây truyền tải gồm
những phần từ gì?
-> GVkết luận về chức năng của đường
dây truyền tải cao áp và hạ áp
3. Truyền tải điện năng
- Điện năng từ nhà máy được truyền đến
nơi tiêu thụ bằng đường dây dẫn điện
+ Đường dây cao áp: 500KV, 220KV
+ Đường dây hạ áp: 220 – 380 V
Hoạt động 4: Tìm hiểu vai trò của điện năng
GV gợi ý và yêu cầu HS cho ví dụ về sử II. Vai trò của điện năng
dụng điện năng trong các lĩnh vực
Cơ năng: động cơ điện, quạt
của nền kinh tế quốc dân, trong đời Điện năng
Nhiệt năng
sống xã hội và gia đình.
Quang năng
- Hướng dẫn đi đến kết luận
-> Điện năng là nguồn động lực, nguồn
năng lượng cho các máy, thiết bị trong sản
xuất và đời sống xã hội
- Nhắc HS tiết kiệm điện
-> Quá trình sản xuất được tự động hóa
Hoạt động 4: Củng cố - Hướng dẫn về nhà
- Cho HS trả lời các câu hỏi 1,2,3 sau bài học
- Đọc trước chuẩn bị bài 33 SGK
**********************
Ngày soạn:
TIẾT 33: AN TOÀN ĐIỆN
I. Mục tiêu:
- HS hiểu được nguyên nhân gây ra tai nạn điện, sự nguy hiểm của dòng điện đối
với cơ thể người
- Biết được một số biện pháp an toàn điện trong sản xuất và đời sống
- 76 -